Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

Vua Hùng hạ bút.

Bãi biển Thiên Cầm ngày nay. Ảnh của trang Wikipedia.

Hôm trước. xem trong một chương trình game show trên tivi, thấy có một câu hỏi liên quan đến tên một bãi biển thuộc huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Người dẫn chương trình nói, (đại ý) đó là bãi biển Thiên Cầm, vua Hùng thứ 13 khi qua đây đã hạ bút viết Thiên Cầm, Thiên là Trời. Dĩ nhiên đây là đáp án của chương trình, không phải là ý kiến của người dẫn chương trình. Nghe qua cảm thấy ngờ ngợ.

Thử hỏi "lão Gu Gồ" thấy trang Wikipedia viết: 

Truyền thuyết:

Vào thời Vua Hùng thứ 13, qua đây nghe gió, sóng biển và tiếng lá thông reo cùng dội vào vách núi tạo nên một bản nhạc du dương, ngỡ như tiên gẩy đàn. Nhà Vua lệnh cho quần thần leo lên núi thấy giống chiếc đàn tỳ bà, liền hạ bút phê ba chữ Thiên Cầm Sơn. "Thiên cầm" có nghĩa là "đàn trời".
Truyền thuyết khác Hồ Quý Ly khi bị quân Minh đuổi đến đây thì bị bắt nên gọi là Thiên Cầm (trời giữ)

Ngờ ngợ ở đây là chỗ, sách sử chép, thời xã hội Lạc Việt của các vua Hùng thì "trong truyền thuyết cũng như trong di vật còn lại không có dấu vết gì tỏ rằng người Lạc Việt đã có văn tự" (Lịch sử cổ đại Việt Nam, Đào Duy Anh, NXB Văn Hóa Thông Tin-2010). Cũng theo sách sử, thì chữ Hán được truyền vào nước ta từ thời Bắc thuộc lần thứ nhất (111 trước CN đến năm 39 CN), thời các vua Hùng thì nước ta chưa có chữ Hán, nói rộng ra là chưa có văn tự.

Đọc đoạn trên của trang Wikipedia ta thấy, chữ "Thiên Cầm" của vua Hùng thứ 13 hạ bút rõ là chữ Hán, và như ta thấy có hai truyền thuyết về chữ "Thiên Cầm", một "Thiên Cầm" là "Đàn Trời" (Cầm là cây đàn). Hai là khi Hồ Quý Ly chạy đến đây thì bị bắt nên gọi là "Thiên Cầm" (Cầm là giữ, cầm giữ). Trong tiếng Việt phát âm là "Cầm" nhưng trong chữ Hán "Cầm" () là "đàn" (nhạc khí), viết khác với "Cầm" () là "cầm giữ". Nếu vua Hùng biết chữ Hán đã hạ bút phê Thiên Cầm () khi nghe sóng biển, thông reo dội vào vách núi tạo nên bản nhạc du dương, ngỡ như tiên gẩy đàn, thì chắc chắn đã viết chữ "Cầm" ()  là "đàn" rồi, vậy thì không thể có truyền thuyết sau này khi Hồ Quý Ly bị quân Minh bắt tại đây mới gọi "Thiên Cầm" () là "trời giữ".

Cũng may là chưa thấy có thêm truyền thuyết nói gọi là Thiên Cầm () vì bãi biển này có nhiều loài chim trời tụ tập. Nhưng cũng biết đâu đây mới là đúng, vì ở bãi biển hoang sơ các loài chim trời như hải âu, mòng biển, nhạn biển... tụ tập về sinh sống đông đúc là chuyện bình thường, người xưa thấy vậy nên gọi là "Thiên Cầm, "cầm" () ở đây có thể là "loài chim".

Viết để tám chơi nhân thấy hồi này thiên hạ tranh luận về việc dạy chữ Hán, chứ không có ý gì khác.



          

13 nhận xét :

  1. Các truyền thuyết thường có cốt lõi lịch sử. Tôi thấy bác Hiệp biện giải khá chính xác. Các Vua Hùng không viết chữ Hán ( vì khi ấy chữ Hán chưa vào nước ta), nên cụ Hùng Vương thứ 13 chắc không viết. Và cái thuyết cụ viết không đáng tin lắm. Mặt khác nếu cụ đã viết Thiên Cầm là đàn trời thì sẽ chẳng còn ai lại vẽ sự, nói ngược cụ. Khả năng liên quan đến Hồ Quý Ly đáng tin cậy hơn. Vì có chữ Hán rồi, và cũng mới cách 5, 6 trăm năm thôi. Cũng không loại trừ bãi biển CHIM TRỜI, và còn nữa bãi biển có cỏ làm thuốc ( cây thiên cầm). Nhưng như bác Hiệp viết, chưa thấy có truyền thuyết!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng bác Vũ Nho, bàn chơi, ngày xưa có lẽ nhân dân gọi là Thiên Cầm không ngoài mấy lý do rất dân dã (ở đấy có cái gì đặc biệt thì đặt tên thế), chẳng hạn như bãi biển có nhiều cỏ làm thuốc (cây thiên cầm), nhiều chim chóc tụ về ở. Ở Đà Nẵng thì có Ngũ Hành Sơn là hồi đó vua Minh Mạng tuần du ngang qua thấy cảnh đẹp ban cho tên đó, nhưng mới gần đây, sách sử còn ghi chép

      Xóa
  2. Ý kiến của 2 bác về Thiên Cầm là theo chính sử. Nhưng theo Gỉa sử thì cũng có thể địa danh này.." không ngoài mấy lý do rất dân dã (ở đấy có cái gì đặc biệt thì đặt tên thế)" như lời Bác Hiệp nói .
    *Thiên : có thể không phải là Trời mà là " LỆCH" trong Hán tự.(Thiên vị , Thiên hướng...)
    *Cầm : dĩ nhiên là...." CHIM"
    Cứ theo phép ghép nối từ trong Hán tự thì dĩ nhiên là..." LỆCH CON CHIM" RỒI - Hehe , nghe có lý hết sức! Biết đâu 600 năm trước , cha con Hồ Qúy Ly chạy trối chết đến đây thì vua vừa thở vừa dòm quân Minh , vừa dòm mình thì thở dài ...nhận ra "Thiên cầm " !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. haha Lão Tân, chạy đến "lệch con chim" thì thật là bán sống bán chết.

      Xóa
    2. Blog Spost ta dạo này thường bị lỗi do đổi Miền Vùng gì đó bác Hiệp ạ. ( Từ HTTP sang HTTPS).Do bị lỗi nên một số chức năng mất tác dụng. Điều này gây bức xúc bực bội cho những người yêu mến vẫn sử dụng blog . Cụ thể trên trang bác , lão nhận thấy chức năng cập nhật comment như mọi dạo biến đi đâu mất rùi . Blog lão cũng thế.
      Để blog lại trở về trang thái như xưa , cái này phải rước thầy về...cúng bác ạ. Cúng trục xuất con ma ra khỏi nhà thì cơ may ổn định các chức năng trong nhà mới được. Hôm qua lão vừa cúng xong , hôm nay con ma bị trục đi rùi blog lão lại trở về như cũ...
      Bác mua con gà bự bự một chút , rồi khăn gói chỉnh tề qua ngay nhà Ma Xó Cận ( Cần Thơ) rước thầy về cúng cho. Thấy này mò...giỏi lắm . Thầy vừa mò nhanh mà chính xác con bệnh , trục xuất được con ma làm rối loạn triều đình - ý quên - tiền đình. Tất nhiên thầy này mò một tay thôi - vì chuyện nhỏ con thỏ - còn một tay thầy...quơ con gà!)

      Xóa
    3. Nơi này bây giờ chỉ còn là... cõi tạm thôi Lão Tân, mọi người di cư qua... Mỹ hết trơn rồi :-)

      Xóa
    4. Trời đất ơi, Lão Tân tả "thầy" "mò một tay... còn một tay... quơ con gà". Cười muốn tắt thở luôn. "Thầy" bá đạo quá vậy! Hihi

      * Chú Hiệp: nếu chú không ngại thì cháu và bạn Đầu To sẽ sửa lại code trong HTML giúp chú. Chỉ là phải cần đến địa chỉ và mật khẩu nên cháu không dám hỏi thẳng chú. Hoặc chú cài trình duyệt Cốc Cốc để đăng nhập blog xem nó có ổn hơn không. Nếu chú tin tưởng thì cho cháu hay nha.
      * Còn một câu hỏi nữa nhờ chú cắt nghĩa giúp cháu THĂNG LONG và PHI LONG có gì khác nhau thưa chú?

      Chú có thể liên lạc với cháu qua email: jesicathu@gmail.com
      Chúc chú vui khỏe.

      Xóa
    5. Đọc ý kiến về Thăng Long và Phi Long , làm lão cười nhớ về chuyện xưa có thật. Xin chép ra để các Thầy phân giải.
      Hồi đó lão vừa chân ướt chân ráo vào Miền Nam , được phân về ở ngay trong nhà Chị Ba ( Blog lão có bài CHỊ BA viết về thời kỳ bắt đầu được làm cán bộ này). Năm ấy hình như cuối 1979 hay đầu 1980 gì đó , có cuộc Thống kê , kê khai người và nghề nghiệp do Tổng cục Thống kê chỉ đạo.
      Hôm đó có anh cán bộ ôm một mớ biểu mẫu đến nhà kê khai tên tuổi nghề nghiệp. Chú Tư chủ nhà ngồi trả lời để cán bộ ghi vào sổ sách . Trong đó có mục kê khai nghề nghiệp ghi : Nông nghiệp hay Phi nông nghiệp. Chú Tư cắc cớ hỏi anh cán bộ:
      - Phi nông nghiệp là sao?
      Chú Tư nông dân rặt , hỏi thật tình vì thấy chữ "Phi" mà hồi nào tới giờ ít nghe tới. Anh cán bộ gãi đầu tìm nghĩa để giải thích thì tôi ngồi gần đó mau miệng trả lời :
      - Phi là bay , tức là bay nông nghiệp.
      - Bay nông nghiệp là sao ?
      Anh cán bộ hồ hởi :
      - Đúng rồi Bác Tư. Mình không làm nông nghiệp nữa mà bay khỏi chuyện làm nông nghiệp. Coi như làm nghề khác.
      Chú Tư thủng thẳng đáp:
      - Nhà bác toàn làm nông , bay khỏi làm ruộng chết đói à. Ghi vô - Nông nghiệp.
      Đến đây thì lão không nhịn được cười và cười lên thành tiếng. Chính chị Ba nghe lão cười và sau khi anh cán bộ xong việc về , chị Ba bảo:
      - Tui biết anh Hai cười ngạo người ta nha .
      Lúc bấy giờ lão mới giải thích theo hiểu biết của mình về cái từ chết tiệt " Phi nông nghiệp" .
      Chú Tư thì bảo:
      - Cái thằng đó chắc xã trưng dụng đi kê khai chứ nó con ông Tám Sánh ngoái Vàm , chỉ mê đá gà và làm cựa gà cáp độ. Biết gì phi với bay!
      hehe

      Xóa
    6. Cám ơn bạn marya Thư và Lão tân, sẵn sàng nhờ Marya sửa lại giùm, tôi sẽ vào Email Marya đã cho để cung cấp thông tin.

      Chữ Thăng và chữ Phi khác nhau chứ, đại khái (nghĩa liên quan):

      - Thăng (升): lên cao, bay lên cao..

      - Phi (飛): bay, bay bổng.

      Thăng Long (升龍): Con rồng bay lên cao (từ dưới thấp lên cao), như Thăng Long (Hà Nội).

      Phi Long (飛龍): Con rồng bay (như phi hành đoàn, phi cơ: máy bay).

      Hy vọng trả lời ngắn nhưng bạn Marya hiểu ngay.

      Xóa
    7. Cám ơn Lão Tân cho đọc tiếu lâm Giao Chỉ :-)

      Xóa
    8. mấy dzụ http và https mấy ngày này cũng làm cháu nhức đầu luôn
      :(

      Xóa
  3. Hôm nay qua thăm anh , em lại được học hỏi thêm từ " Thiên Cầm " mà từ nào em chưa có nghe nói đến hoặc đã có nhưng chữ nghĩa văn học nước nhà nó bay hết rùi ...híc ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì hì, cám ơn NangTuyet, có chữ mới học hoài :)

      Xóa

:) :( :)) :(( =))