Bây giờ tôi ít khi nghe ai nói đến mấy từ "Tiểu thuyết ba xu", nhưng các bạn nào ở Saigon trước đây, chắc đã từng nghe nói đến những từ này. Đó là loại tiểu thuyết không có giá trị về văn học, được viết một cách dễ dãi,, về những câu chuyện éo le, giựt gân trong xã hội đề câu khách, thường lấy đề tài "4 T" làm chính (tình, tiền, tù, tội). Tiểu thuyết ba xu ngày xưa được coi như loại tiểu thuyết "rẻ tiền" dành cho giới bình dân. Có lẽ với nội dung và tên gọi đó, nên nhiều người nghĩ nó chỉ đáng giá có 3 xu), với 3 xu ngày xưa cách nay bảy, tám chục năm, vào cái thời sơ khai của sách báo, chắc chỉ mua được một cái bánh rán cho trẻ con. Vào khoảng thập niên 1960 cho đến năm 1975 ở Saigon người ta hay xếp Tiểu thuyết ba xu, cùng một "liên danh" với báo lá cải, và nhạc sến.
Nhưng thực sự tại sao lại có tên gọi là "Tiểu thuyết ba xu"? Có phải đó là loại tiểu thuyết không có giá trị, chỉ đáng giá có 3 xu không? Mới đây tôi đã đọc được một bai viết trên tạp chí Kiến Thức ngáy nay (số đã cũ), tiếc là tôi không nhớ tên tác giả. Đại khái nói tiểu thuyết ba xu ngày xưa là những tập sách mỏng, viết dưới dạng tiểu thuyết, về những đề tài xã hội dễ đọc, có tính chất câu khách. Những tiểu thuyết như thế được in trên giấy xấu, minh họa bằng những hình vẽ không mấy sắc sảo, với giá bán mỗi tập là ba (3) xu.
Ngày xưa ở vào cái thời sơ khai của xuất bản, xã hội còn dùng tiền xu, tiền hào, có lẽ chưa có những tiệm chuyên bán sách báo, nhà sách, vả lại sách báo cũng chưa có nhiều, cho nên sách in ra được bày bán ở tiệm tạp hóa. Chẳng hạn như học giả Nguyễn Hiến Lê đã viết (hình như trong tập bút ký Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười), ông đã mua được quyển Nho Giáo của Trần Trọng Kim nơi một tiệm tạp hóa chuyên bán nhang đèn, đồ thờ cúng ở một thị trấn miền Tây Nam bộ. Tôi cũng còn nhớ hồi còn nhỏ được dẫn đi chợ, hay đi đâu đó (như đến bến xe) thấy người ta bày bán hay xách đi bán dạo những tập sách mỏng, in ấn lem nhem, kiểu như Sấm Trạng Trình, hoặc những "tiểu thuyết ba xu" như thế. Bây giờ là những quyển "Tử vi trọn đời", "Văn khấn cúng bái", hay những quyển sách phá án với nhiều tình tiết, đọc giết thời giờ chờ đợi...
Ngày xưa ở vào cái thời sơ khai của xuất bản, xã hội còn dùng tiền xu, tiền hào, có lẽ chưa có những tiệm chuyên bán sách báo, nhà sách, vả lại sách báo cũng chưa có nhiều, cho nên sách in ra được bày bán ở tiệm tạp hóa. Chẳng hạn như học giả Nguyễn Hiến Lê đã viết (hình như trong tập bút ký Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười), ông đã mua được quyển Nho Giáo của Trần Trọng Kim nơi một tiệm tạp hóa chuyên bán nhang đèn, đồ thờ cúng ở một thị trấn miền Tây Nam bộ. Tôi cũng còn nhớ hồi còn nhỏ được dẫn đi chợ, hay đi đâu đó (như đến bến xe) thấy người ta bày bán hay xách đi bán dạo những tập sách mỏng, in ấn lem nhem, kiểu như Sấm Trạng Trình, hoặc những "tiểu thuyết ba xu" như thế. Bây giờ là những quyển "Tử vi trọn đời", "Văn khấn cúng bái", hay những quyển sách phá án với nhiều tình tiết, đọc giết thời giờ chờ đợi...
Vì giá cả rẻ chỉ có 3 xu một tập, in ấn nhanh, cốt truyện thích hợp với giới bình dân, cho nên độc giả của tiểu thuyết 3 xu ngày trước là giới bình dân. Từ tên gọi đó, với giới độc giả như thế, sau này tên gọi "Tiểu thuyết ba xu" là để ám chỉ những loại tiểu thuyết không có giá trị văn học, thích hợp với giới bình dân dễ dãi, đọc một lần rồi bỏ. Như vậy là từ cái giá bán ngày xưa là 3 xu mỗi tập truyện mà hình thành tên gọi là "Tiểu thuyết ba xu".
Chú thích ảnh:
Ảnh bên trên được lấy từ trang của bạn NangTuyet, được cắt cúp lại và đặt tên, dĩ nhiên ảnh chỉ có tích chất trang trí cho bài viết.
Chú thích ảnh:
Ảnh bên trên được lấy từ trang của bạn NangTuyet, được cắt cúp lại và đặt tên, dĩ nhiên ảnh chỉ có tích chất trang trí cho bài viết.
Bây giờ người ta mới nhắc đến " Kinh tế thị trường " mà không biết rằng ở Miền Nam KTTT đã có từ rất lâu rồi . Người Nam rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị trường , tâm lý của từng khách hàng , chia thị trường ra nhiều phân khúc . Tiểu thuyết 3 xu cũng đi theo xu hướng đó để phục vụ giớ bình dân , cũng như nhạc sến vậy . Chẳng lẽ bắt những bà bán rau ở chợ hay những ông đạp xích lô nghe nhạc giao hưởng , Opera hay đọc những cuốn sách dày cộp mang tính hàn lâm ?
Trả lờiXóaHồi mới vào Nam ( 1980 ) vẫn còn những cuốn tiểu thuyết 3 xu này trong nhiều gia đình , nội dung thì như bác Hiệp đã phân tích rồi . Dù muốn dù không đó cũng là một mảng văn học trong văn học nước nhà nói chung . Tiểu thuyết 3 xu hay nhạc sến đánh đúng vào tâm lý của số đông bình dân , vẫn còn sức sống đến tận bây giờ
Hồi trước có nghe nói các cuốn chuyện còn được ký gửi ở các nhà thuốc nữa , còn những nhật báo còn được vận chuyển tới những vùng sâu vùng xa nếu có người đặt . Kinh tế thị trường đã hình thành ở Miền Nam từ những điều đơn giản như vậy . Có một lần Salam đọc được một câu chuyện ( hồi năm 1935) có một ông ở tít tận rừng U Minh có đặt nhật báo và tiểu thuyết . Bẵng đi một thời gian không thấy ông đặt nữa , đích thân ông chủ nhà xuất bản tìm đến tận nhà , khi biết vì vụ mùa thất bát nên không có tiền , ông chủ nhà xuất bản đã biếu không cho ông . Điều đó nói lên vừa là tình người vừa là sự tôn trọng độc giả của những người hành nghề chữ nghĩa thời xưa
Hì hì, ở miền Nam trước năm 1975 theo tư bản nên dĩ nhiên là nền kinh tế phải theo quy luật thị trường rồi, mọi ngành nghề nói chung phải thế thôi. Tiểu thuyết ba xu ngày xưa người ta cho là không có giá trị văn học mấy (nếu so sánh với những tiểu thuyết khác như của Tô Hoài, hay nhóm Tự lực văn đoàn), hoặc là loại "nhạc sến" được viết dễ dãi (nếu so với nhạc của Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Phạm Duy...). Nhưng tất cả các loại tiểu thuyết, nhạc... nói chung, đều có lượng người đọc, người nghe, người hát của nó, và tất cả hình thành nên một nền Văn học, Văn hóa của VN.
XóaCâu chuyện bác Salam kể về ông chủ nhà xuất bản chắc chắn là có thật đấy, người xưa làm gì đều tận tình và có cái tâm như vậy.
Hồi trước em cũng nghe nói đến tiểu thuyết ba xu và hiểu là nó chẳng có giá trị gì về nghệ thuật, vậy thôi. Bọn em ở miền Bắc, tư tưởng đặc Mác xít Lê nin nít nên không dám đọc những tiểu thuyết sến sẩm tình ái. Nghĩ cũng thiệt thòi.
Trả lờiXóaChữ quốc ngữ, và nền báo chí, văn học phổ biến ở miền Nam trước tiên so với cả nước, ngày xưa xưa đó thực ra tiểu thuyết sáng tác cũng chưa nhiều, chưa có nhiều người viết như sau này. Xưa người miền Nam rất thích đọc những loại truyện dịch từ sách Tàu, chẳng hạn Phong thần, Tam quốc, Thủy hử, Nhị thập tứ hiếu... Mà ngày xưa có lẽ ai muốn viết thì viết, muốn dịch thì dịch, muốn in thì in, miễn là đừng có tư tưởng chống chính phủ (nguòi Phá) là được. Cho nên qua hhũng loại sách ba xu rẻ tiền này, tuy in ấn lúc bấy giờ chưa tốt, nhưng đã đáp ứng được cái nhu cầu về tinh thần cho một đại bộ phận dân chúng bình dân. Dân Nam bộ xưa rất rành chuyện Tàu cũng là vì thế. Hình thành nên cả một mảng văn học của miền Nam một thời.
XóaÔi ! Em thì không biết về thể loại của loại sách báo này vì vào thập niên đó em còn bé tí . Giờ nghe anh giới thiệu nên em cũng được mở mang kiến thức của mình thêm . Cái tên nghe hay hay mà vừa ngộ ngộ : đúng là loại sách dành cho giới lao động và người bình dân đó cơ , thế nhưng ít nhất nó cũng góp phần trong trào lưu của nền văn học nước nhà theo phong cách riêng của nó lúc bấy giờ anh Hiệp hén ? Nó cũng giống như tấm hình ở trên vì nó cũng đã nêu bật lên giá trị của một ngày đã hết vì đã giúp những người trong giới bình dân đã có được những giây phút thật thư giãn trong một ngày lao động vất vả đó cơ ....
Trả lờiXóaEm phục anh Hiệp nhiều lắm đó . Bức ảnh được anh cắt xén lại nhìn rất nổi bật và có hồn quá chừng luôn .
Tiểu thuyết ba xu đích thực (giá bán 3 xu mỗi tập), của cái thời sơ khai viết sách báo, và xuất bản ở miền Nam nó có cái giá trị riêng đó NangTuyet. Riêng về bức hình bên trên, và nhiều tấm hình khác NangTuyet đã chụp và post bên nhà NangTuyet, thường thường ở dạng nguyên thủy, có những chi tiết rườm rà. Khi cắt cúp lại thì tấm hình cô đọng hơn, nói lên được cái ý của người chụp nó.
XóaHihi ...nói thật em đã học hỏi ở anh Hiệp nhiều cái hay lắm đó . Cảm ơn anh nhiều nè !
XóaỒ, cám ơn NangTuyet, được một người từng dạy Trung học ở Saigon, dạy cả ở bên Tây mà nói như thế, thì... sướng quá :-)))
XóaHồi nhỏ ở vói Cha Mẹ thì được hướng dẫn đọc những tác phẩm kinh điển của nước ngoài mang tính chất hàn lâm ( nhà nhiều lắm ) . Nên khi tiếp xúc với thể loại tiểu thuyết 3 xu thấy rất thích thú , số là trước giải phóng cơ , gần chỗ sơ tán có một trại an dưỡng thương binh đi B về , các chú bộ đội cầm theo nhiều cuốn chuyện được xuất bản ở Miền Nam cho Salam đọc nhưng cũng phải giấu kín , rất là thích vì văn phong giản dị , câu chuyện rất đời thường . Nhờ siêng năng làm những việc mà các chú sai nhất là đi chuyển thư tình của các chú gửi mấy chị trong xóm ( Hay đọc trộm lắm .. he he ) sau đó có một chú tên Sáng cưới đuọc một chị thì chú cho Salam một cái Radio nhỏ " Đài tâm lý chiến mà hồi xưa người Mỹ hay thả vào các cánh rừng ) . Nói các Bác đừng cười lúc đó là cả một sự diệu kỳ , đêm đêm trùm chăn nghe những bài hát ở Sài Gòn thiệt là mê ly , cũng từ đó mới biết Thái Thanh , Lệ Thu , Thanh Thuý , Chế Linh , Duy Khánh vvv
Trả lờiXóaMột thời đã xa , cuộc sống vận động không ngừng , có quy luật đào thải cũng giống như trong tự nhiên , nhạc Sến thì vẫn còn tồn tại nhưng tiểu thuyết 3 xu mất đi thiệt là đáng tiếc . Nếu như bi giờ cho xuất bản tư nhân thì Salam tin chắc rằng dạng tiểu thuyết 3 xu này sẽ tái xuất giang hồ liền hà
Hà hà, có những nhà văn ở miền Bắc sau 1975 vào miền Nam đọc những tác phẩm xuất bản trong này... mê tít, kể cả vào đây được nghe nhạc vàng. Dẫu sao thì nền văn hóa ở miền Nam đa dạng hơn, sách vở, âm nhạc được viết về nhiều đề tài (tuy đã bị bọn Mỹ ngụy kềm kẹp).
XóaTiểu thuyết ba xu, báo lá cải, nhạc sến (cái từ nhạc sến bây giờ chừng như đã hiểu khác ý nghĩa đối với ngày trước) luôn tồn tại, ngay cả với những đất nước có dân trí cao, bởi nó là một mặt của đời sống.
Hồi đó mỗi lần mở tờ nhật trình ra , chỗ mục tiểu thuyết '' feuilleton'' cứ như vùng cấm , không dám để mắt tới, vì mẹ dặn đừng có xem . Lớn lên chút , giải phóng . Còn bây giờ , không còn can đảm để đọc tiểu thuyết , hihi .
Trả lờiXóaTấm hình Serenata của NT đẹp há
Xưa báo chí có những mục "feuilleton'', thường là tiểu thuyết lâm ly bi đát câu khách, hoặc truyện kiếm hiệp của Kim Dung, đối với nhiều bậc cha mẹ thì đó là vùng cấm, con cái không được đọc.
XóaTôi cũng thế, không còn hứng thú để đọc tiểu thuyết. NT chụp có nhiều tấm hình đẹp.
Bàn thêm một chút về nhạc sến
Trả lờiXóaHồi chiến tranh và mãi một thời gian sau này vẫn dùng từ Sến để có vẻ miệt thị , nhung không hiểu rằng bản thân nhạc sến ( Bolero) có xuất xứ là nhạc cung đình dành cho giới quý tộc ở Tây Ban Nha , mãi sau năm 1780 thì mới thịnh hành đại chúng . Nhạc Bolero theo chân các đoàn quân viễn chinh du nhập sang Nam Mỹ , rồi cũng từ đó du nhập vào Miền Nam đầu những năm 1950
Vì nhạc sến uỷ mị ướt át không có tính đấu tranh giai cấp nên sau năm 1975 thì bị cấm . Nhưng nhạc sến cũng là một phần của nền âm nhạc nước nhà nên không thể cấm bằng áp đặt một mệnh lệnh . Vì thế bây giờ hết cấm rồi , vì đó cũng là quy luật của cuộc sống , không thể bắt mọi người cứ nghe mãi những bài hát gọi là " Nhạc đỏ " mà khi hát lên nghe như những bản " Hịch tướng sĩ "
Bác Salam bàn về nhạc sến "hàn lâm" quá. Sau này người ta cũng bàn nhiều về nhạc sến, cố gắng ỉai thích từ "nhạc sến". Nhưng có lẽ chỉ những ai sống ở Saigon vào khoảng hập niên 1960, cho đến 1975 mói hiểu rõ từ nhạc sến. Nhạc sén của trước năm 1975 ở Saigon đúng là thường đuọc sáng tác theo điệu bolero, vì dễ hát, dễ nghe, nhưng không phải xuất xứ và liên quan gì đến "nhạc cung đình dành cho giới quý tộc ở Tây Ban Nha", và điệu nhạc bolero nói chung cũng chẳng phải đợi đến đầu nhũng năm 60 mới du nhập vào miền Nam.
XóaTrước năm 1975, ở miền Nam về tân nhạc có "một dòng nhạc" đa số theo điệu bolero, thường do những ca sĩ như Chế Linh, Giang Tử, Duy Khánh... (nam), hoặc Giao Linh, Hương Lan, Phương Dungg... (nữ) hát... nội dung bài nhạc ủy mị, cái cách hát, cách phát âm của cá ca sĩ hát nghe rất "nức nở", có khi kéo dài hơi "rên" nghe thấy thương luôn. Chẳng hạn bài gì có nhẫn cưới, nhẫn cỏ... áo (cưới) em chưa mặc một lần... Vườn tao ngộ... rồi bài gì có câu... ước gì nhà mình chung vách... đại khái là những bài hát như thế.
Nhũng bài hát này được giới bình dân ưa thích (cũng như tiểu thuyết 3 xu). Trong giói bình dân ngày trước, có một bộ phận các cô gái giúp việc nhà (bây giờ gọi là ô sin), mà ngày truóc gọi là "Mari sến" (tên này có nhiều tranh cãi về xuất xứ), cũng còn gọi là "Mari phông tên", phông tên là để gọi cái vòi nước, vì xưa các cô giúp việc, hoặc gánh nước mướn hay phải ra vòi nước công cộng gánh về nhà xài vì chưa có nước máy đến từng nhà như bây giờ. Các cô "mari sến" này rất thích loại nhạc bolero tôi kể bên trên, nên tên gọi nhạc sến ừ đó mà ra. Ngày xưa giới bình dân mièn Nam cũng rất thích cải lương (nghe và hát), cho nên người ta cũng hay nói "ăn mặc cải lương" "ăn nói cải lương", để chỉ những người "bình dan" ăn mặc lòe loẹt, hay ăn nói quê mùa..
Nói chung tất cả những gì con người thể hiện, thích thú... trong cuộc sống đều có giá trị của nó.
"Ăn nói cải lương" đúng ra không phải là "quê mùa", mà là ăn nói theo kiểu bình dân nhưng cố làm ra "văn vẻ, kiểu cách".
Xóa1- Sau 75 bu tui vào định cư ở Huế mới biết thế nào là “văn hóa độc hại của Mỹ Ngụy”. Vào quán ăn, được đon đả mời chào, khách chưa kịp gọi món gì thì người ta đã đặt trước mặt khách một cốc trà đá với nụ cười tươi tắn. Đến SG hỏi đường một chú bé 11-12 tuổi, chú vung tay bảo quẹo phải… quẹo trái, quẹo…quẹo…Thấy cha lái xe ngẩn tò te, chú nói ngay , cho cháu lên xe cháu chỉ cho luôn. Đến khi chở chú trở lại chỗ cũ thì chú từ chối, cháu đi tắt đường chút xíu thôi mà.
Trả lờiXóa2- Ngày nay thay văn hóa độc hại bằng văn hóa lành mạnh XHCN thì ngày nào trên báo chí, phát thanh, truyền hình của lề phải cũng ra rã đăng ba chuyện giết người, không phải giết khơi khơi một người mà giết một lúc 4 người, rồi buôn hê rô in, rồi chân dài ngàn đô, rồi làm thất thoát hàng ngàn tỷ của nhà nước, rồi công an đánh dân chết ngắc, rồi thủ đô ngàn năm văn vật sinh ra nạn phở mắng cháo chửi. Thì bây giờ cũng là 4T, đúng ra là 5T, thêm một T (tham nhũng) mật độ T dày dặc hơn, nghiêm trọng hơn. Tiểu thuyết chế độ Mỹ Ngụy chỉ ba xu thì tờ báo lề phải 5T ngày nay giá 5 ngàn, vị chi là 500.000 xu, phải như ngày xưa ta mua báo đọc chết bỏ.
3- Tiểu thuyết là tác phẩm Tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Nếu tình, tiền, tù, tội mà viết hay, nói lên được nỗi khát khao sống, khát khao yêu, khát khao được phục thiện khi ngồi trong tù của con người thì ba xu rẻ quá. Văn chương ngoài bắc một thời phải hội đủ các tính: Tính đảng, tính giai cấp, tính nhân dân, tính nghệ thuật. Tất cả các loại tính đó được nhét vào khuôn Hiện thực xã hội chủ nghĩa. Hiện thực là cái đích tốt đẹp mà xã hội phải hướng tới. Cho nên các nhà tuyên huấn bảo miền bắc không có bi kịch. Anh nào nhầm hiện thực với nói thực là chết mất ngáp. Hà Minh Tuân chết với tiểu thuyết Vào Đời Phù Thăng chết với Phá vây Nguyễn Văn Linh suýt toi bởi Mùa Hoa dẻ…
4- Tiểu thuyết ba xu có lẽ “đồng dạng” với Mỳ ăn liền. Cuộc sống cấp bách, dồn dập thở không ra hơi, mà không có Mỳ ăn liền thì cũng chết liền chớ chẳng chơi hihi
Hì hì, một người như bác Bu lớn lên trong XHCN, và đọc nhiều, ắt biết rất rõ mọi chuyện. Trong xã hội tư bản mọi chuyện nó diễn ra theo quy luật, quy luật của thiên nhiên, quy luật của xã hội... Chính quyền có nhiệm vụ nắm rõ, hiểu thấu đáo những quy luật ấy mà hướng dẫn người dân đi đúng đường, đúng lối.
XóaBây giờ nói "kinh tế thị truòng", làm gì mà có cái nền kinh tế nào gọi là "kinh tế thị trường"? Nền kinh tế của một nuóc dù muốn dù không cũng phải đi theo "quy luật cung - cầu của thị trường". Kinh tế thị truòng chưa đủ, phải gắn thêm cái đuôi "định hướng XHCN". Đã là "kinh tế thị trường" rồi (tức là nền kinh tế theo quy luật thị trường), thì gắn thêm đuôi "định hướng XHCN" nó trỏ thành vô nghĩa.
Trong tất cả các vấn đề khác của xã hội cũng thế, người ta nói bây giờ các nước Bắc Âu hiện tại người dân được hưởng những điều kiện r6át gần với lý tưởng XHCN, Xin nhắc lại là "lý tưởng XHCN" chứ không phải "hiện thực XHHCN".
Đúng như bác Bu nói, anh nào viết sách mà nhầm "hiện thực" với "nói thực" là chết mất ngáp... Còn tiểu thuyết ba xu thì đúng là một dạng mì ăn liền, có nó nhièu khi cũng đỡ đói lòng :-)))
Hồi nhỏ được chú bộ đội cho một cái Radio nhỏ nên biết nhiều bài hát nhạc Sến . Có một lần tụi bạn mét cô giáo là bạn Salam hay hát bài hát phản động , thế là năm đó không được là cháu ngoan Ông Cụ ... he he . Mãi sau này chuyển đi nơi khác thì mới được cháu ngoan .
Trả lờiXóaCó một lần trường tổ chức cho đi xem phim bãi bộ phim Em Phước , xong rồi bắt làm một bài văn tả lại câu chuyện phim . Đại khái bộ phim nói về em Phước tầm 12 tuổi ở trong ấp chiến lược , làm giao liên cho bộ đội , thi thoảng lại đi giết vài quân địch , ném lựu đạn rất giỏi . Salam cũng tả y xì nhưng câu kết thì như vầy " Xem xong phim Em Phước em rất cảm phục , em ước mơ được ra trận giết thật nhiều quân thù như bạn Phước " thế là bài văn được điểm mười ..he he . Thế là sau đó làm bài văn nào cũng khí thế cách mạng ngút trời nên toàn được điểm cao ... Salam tài tài là
Sống trong thời bao cấp , văn hoá xếp hàng đã thành thói quen , chịu sự xem thường của những Mậu dịch viên nên khi vào nhận công tác ở Vũng Tàu thấy cách cư xử của những người chủ quán rất ngạc nhiên , chu đáo và họ rất tôn trọng khách hàng .
Hai miền có hai nền văn hoá ứng xử khác nhau . Người Bắc thì sâu sắc lúc nào cũng muốn đúng theo chuẩn mực , còn người Nam thì sống phóng khoáng , mọi cái chỉ đơn giản thôi nên tiểu thuyết 3xu nhạc Sến mới tồn tại . Cũng đúng thôi con người ai cũng bận rộn vì cuộc mưu sinh thì lấy đâu ra thời gian . Chỉ cần câu chuyện dễ hiểu là OK , vì thế các sân khấu hài vẫn sống khoẻ bỏi người dân không muốn nặng đầu , đơn thuần là giải trí đúng nghĩa
Hà hà, vậy là ông bạn Salam tiếp cận với văn hóa phản động sớm nhỉ, lại còn dám hát ra nữa thì cô giáo không cho phiếu cháu ngoan là đúng rồi.
XóaSalam nói "Người Bắc thì sâu sắc lúc nào cũng muốn đúng theo chuẩn mực", ấy là Salam muốn nói đến người Bắc nào? Và những chuẩn mực nào? (người Bắc thời trước năm 1954, và chuẩn mực kiểu Nho giáo, hay người Bắc sau 1954 với chuẩn mực kiểu XHCN?). Tôi có mấy người em họ (nam có, nữ có) con mấy ông chú ruột xưa nay ở miền Bắc vào chơi, họ nói thật là chính họ cũng sợ người Bắc bây giờ, nghe họ nói nói thì xã hội nói chung có vẻ không sâu sắc, và theo chuẩn mực nào cả. Cô em họ con ông chú hiện đang là giáo viên tiếng Anh ở HN nói, chỉ muốn vào Saigon sinh sống.
Còn dân miền Nam đúng là sống phóng khoáng, dễ dãi, Nhưng nói về sân khấu hài bây giờ thì khá tệ, cái hài chủ yếu dùng từ ngữ thô thiển, hình thể uốn éo... cười không nổi.
Nay mưa to bác Hiệp nên rảnh rỗi lan man mấy lời
Trả lờiXóaSalam chỉ nhận xét theo cảm nhận về nơi mình sinh ra và nơi mình lập nghiệp thôi . Cha Mẹ là người sinh trước 1954 vì thế dạy dỗ con cái sống theo chuẩn mực của các Cụ , hồi đó cũng phản kháng dữ lắm tuổi trẻ mà . Nơi Salam sinh sống ở quê là nhà nước cấp cho những người từ Truỏng phòng , Trưởng ty , Chủ nhiệm , Phó và Chủ Tịch thành phố , gọi là xóm " Nhà Quan " nên mọi người sống với nhau chan hoà lắm . Hồi đó ai cũng nghèo như nhau , con cái ở trong khu không có ai hư hỏng . Mỗi lần có ai cưới vợ / chồng thì huy động nhà ai có bàn ghế chăn màn , ly chén thì khuân tới dựng rạp đãi khách , đủ loại màu sắc , bàn ghế cao thấp , vuông tròn nhìn mắc cười lắm . Trước khi đám cưới thì mọi người trong khu góp tem phiếu lại để mua thực phẩm cá , thịt , hay giúp giấy giới thiệu để mua bánh kẹo và thuốc lá . Đám cưới đơn sơ nhưng rất vui vì mọi người đều rất tận tâm với nhau ... năm 1983 Salam cưới vợ như vậy đó , theo kiểu đời sống mới . Hồi đó cả xã hội đói rã họng lấy chi ra mà bày đặt nọ kia . Salam còn nhớ hồi năm 1986 làm ở công trình Hồ Dầu Tiếng - Tây Ninh có một em trai công nhân mới được tuyển dụng người miền trung , khi gặp mặt nhỏ nói một câu mà xót xa đến tận bây giờ " Anh Salam cứ cho em ăn thật no thì việc gì em cũng làm hết " . Mọi giá trị vẫn giữ được nguyên chân giá trị với những người như bác Hiệp , bác Bu , lão Tân , Quang Thứ vvv
Salam may mắn là nơi mình lập nghiệp và an cư toàn là những người có học thức , vì thế tụi nhỏ chúng nhìn nhau để ganh đua nhau về học hành về công việc , điều rất hay là tụi nhỏ ở trong khu Salam ở đứa nào cũng thành đạt , không có đứa nào hư hỏng ... đó là cũng là phúc phận của mình
Những gì bác Salam tâm sự bên trên, tuy sống ở miền Nam tôi cũng hiểu hết. Tôi còn nhớ một vài năm sau 1975 mấy ông chú em ông cụ tôi từ HN vào chơi, anh em ruột thịt nên họ nói hết. Có ông mười mấy tuổi theo kháng chiến từ trước 1954, đến khi về thành xét lý lịch con nhà địa chủ nên không được vào đảng, phải làm công nhân. Thời ấy ở miền Nam có phong trào "vận động" dân đi kinh tế mới, mấy ông chú nói với ông cụ tôi: "làm gì thì làm, anh phải ở thành phố này đừng đi đâu hết, về quê khổ lắm".
XóaỞ vào thời đó (kéo dài cho đến khoảng hết thập niên 1980), thì đâu cũng thế (cái khổ chung), cái từ XHCN (xếp hàng cả ngày) từ đó mà ra, trong nhà phải luôn có người sẵn sàng, tổ dân phố kêu một tiếng là lũ lượt đi mua gạo, khoai, dầu hôi... theo tiêu chuẩn. Khoảng đầu năm 1980 tôi đi làm nhà nước, có lương, tiêu chuẩn riêng cũng đỡ, lâu lâu phân phối mua được miếng thịt, con cá... mừng húm. Thời ấy cái ăn là chính, đúng là "dân coi cái ăn như trời".
Thời tôi lớn ở miền Nam, chiến tranh, cũng như miền Bắc, thanh niên học hành không nhiều, nhưng sau 1975 ở miền Nam thanh niên cũng khó lòng học lên đại học, vì "chủ nghĩa lý lịch", vì khó khăn kinh tế của gia đình... Nhưng sau này đổi mới (khoảng từ thập niên 1990) thì đám trẻ con cái thế hệ của tôi ở TP đỡ hơn, cũng như con cái gia đình Salam, hoặc người ở khu xóm, đứa nào cũng học hết đại học, thành người tốt cho xã hội.