Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

Lại chuyện chữ nghĩa.


Cảnh kẹt xe dưới chân cầu Bình Triệu. Ảnh Internet.

Mấy bữa rày chiều về nghe người trong nhà than thở nạn kẹt xe quá xá. Ngay trong khu vực thuộc trung tâm thành phố mà chiều nào cũng kẹt xe, có những đoạn đường chỉ một, hai cây số bây giờ đi cũng phải mất gần tiếng đồng hồ, chỉ hai nơi kẹt xe là đã mất đứt ít nhất 20, 30 phút. Mọi khi những hôm buổi chiều gần giờ tan tầm (quãng ngoài 4 giờ) mà mưa thì mọi người chờ tới khi tạnh mới về, mới thường bị kẹt, hoặc mưa lớn ngập đường sá mới kẹt, bây giờ trời nắng ráo nhưng cứ tới giờ cao điểm là kẹt xe. Có những địa điểm xưa nay hiếm khi nào ùn tắc (chẳng hạn giao lộ nơi cầu Lê Văn Sỹ, quận 3), thì nay cứ khoảng 5 giờ chiều trở đi là kẹt xe cả tiếng đồng hồ.

Mới đây có một ý kiến của vị đứng đầu ngành CTVT tại TP. HCM nghe thật ngộ nghĩnh, ngộ đến mức mà tôi cứ nghĩ đây chỉ là chuyện nói để đùa chơi, cho dù đây là họp báo của Sở này (vào chiều 29-9-2015) và báo chí đưa tin như thế, 

BÁOMỚI, com ngày 2-10-2015 viết: "Các vụ việc kẹt xe kéo dài ở TP. HCM chỉ là ùn ứ vì xe vẫn có thể nhúc nhích được" (Trích lời của người đứng đầu ngành CTVT TP. HCM).

VIETTIMES ngày 30-9-2015 viết: "Theo giải thích của Sở GTVT (TP. HCM), ùn tắc giao thông trên 30 phút được tính dựa trên tiêu chí là xe không di chuyển trong thời gian đó. Có thể hiểu rằng vụ việc kẹt xe kéo dài thời gian qua chỉ là ùn ứ giao thông, vì xe vẫn có thể di chuyển nhúc nhích được (?)".

Như vậy theo cách giải thích trên đây, tình trạng kẹt xe chỉ là "ùn ứ" chứ không phải "ùn tắc", miễn còn... nhúc nhích được. Hì hì, nói chung còn nhúc nhích được là ăn tiền. Tôi không rõ chữ "ứ" là tiếng người miền nào hay dùng? Nhưng ngày trước nghe nói "tức ứ hơi", có nghĩa là "tức đến nghẹn lời". Một tháng nay tá túc nơi nhà ông cụ thân sinh tôi không có quyển từ điển tiếng Việt nào để tra, nhưng tôi còn nhớ, chữ "ứ" miền Bắc còn có nghĩa khác nữa, chẳng hạn ngày xưa ở nông thôn, vào một buổi tối trăng sáng, chàng và nàng hẹn nhau ra cầu ao tâm sự, thừa lúc vắng người chàng... tranh thủ gợi ý "cho anh thơm một cái" (thơm là hành động "mi" vào má), nàng ỏn ẻn trả lời "em chịu đâu". ở đây có nghĩa là "không". Nhưng nếu chàng cứ thật thà nghĩ là "không" thì hỏng hết mọi chuyện...


Không có quyển từ điển tiếng Việt nào. Tôi đành phải tra từ điển tiếng Việt trên mạng (trang SOHAtratu): Tôi chỉ lấy nghĩa chính liên quan.

- Ùn: động từ, dồn lại, đọng lại.

- Ứ: động từ, dồn nhiều nơi lại một chỗ không lưu thông được.

- Tắc: động từ, ở tình trạng có cái gì đó mắc lại làm cho không lưu thông được.

Qua tra từ như trên, ta có thể thấy, "ứ""tắc" là hai từ đồng nghĩa (Tây nó gọi là "synonyme"), như thế "ùn ứ" cũng có nghĩa là "ùn tắc". Một khi Sở GTVT TP. HCM giải thích là khác nghĩa thì đúng là rất lạ, mà đây là một cuộc họp báo chuyên ngành để nói về một trách nhiệm của ngành mình là chuyện "kẹt xe", chứ không phải một cuộc họp báo của... Viện Ngôn ngữ.

Hichic!





29 nhận xét :

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. vì lỗi chính tả , lão bỏ còm này , xuất bản lại cái còm dưới. nhờ bác xóa vĩnh viễn cho khỏi rối blog.

      Xóa
  2. Phát biểu trên của vị cán bộ nọ theo lão là có phần đúng trong dụng từ Tiếng Việt. Nó có cơ sở của từ toàn dân .Tiếng Việt cũng có Ton sur ton trong từ ngữ của nó. Trong hội họa , ton sur ton chỉ SẮC ĐỘ của màu thì trong từ " Ứ" và "Tắc" chỉ MỨC ĐỘ của động từ " ÙN".
    - TẮC , được hiểu như là một sự chặn lại hoàn toàn . Mức độ cao.
    - Ứ , được hiểu như là một sự dồn lại trong lưu thông . Có mức độ.
    Còn nhúc nhích được , hiển nhiên là dùng từ " Ứ" . Không nhúc nhích gì được chắc dùng từ " TẮC" là hợp lý. ( Ở đây không bàn đến chuyện đạo đức , tính vô cảm và trách nhiệm của câu nói). Như vậy , cùng tính chất nhưng mức độ cao thấp khác nhau của động từ " ÙN"
    Đây chỉ là cảm quan nhận thấy "Từ" trong Tiếng Việt của lão , mang tính cá nhân . Cách giải thích của Từ điển là đúng , duy chưa có...ton sur ton trong từ mà thôi.
    - Một màu xanh da trời, ta cho thêm vào đó màu trắng để có sự đậm lợt tạo nên sắc độ - tức là ton sur ton - của màu xanh ấy , thì " Ứ" và "TẮC" cũng là sắc độ của bức tranh " ÙN" vậy.
    Lão liều mình uống mật gấu nói chuyện chữ nghĩa một bữa coi nó ra răng !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không sao đâu Lão Tân, cứ để mấy cái còm kia.

      Hì hì! " Ứ" và "TẮC" cũng là sắc độ của bức tranh " ÙN" vậy. Lão Tân so sánh chuyện này với hội họa rất hay, và sắc độ ấy dẫn đến chuyện gì trong "bức tranh giao thông"? Đó chính là "kẹt xe". Hãy xem ngành GT phát biểu:

      "Có thể hiểu rằng vụ việc kẹt xe kéo dài thời gian qua chỉ là ùn ứ giao thông, vì xe vẫn có thể di chuyển nhúc nhích được (?)"..
      "
      Kẹt xe kéo dài" mới là cái chính họ phải giải quyết, chứ không phải là chuyện cố gắng chống chế bằng cách... giải thích từ ngữ. Cái này dân gian gọi là... cãi chày cãi cối. Hí hí!

      Xóa
  3. Hạ tầng giao thông chỉ có vậy không theo kịp tốc độ phát triển của dân số và các phương tiện giao thông ngày các tăng nhanh thì chuyện kẹt xe là dĩ nhiên . Hồi trước đã bỏ ra hàng chục ngàn tỷ để chống ngập nước nhưng càng ngày lại thêm nhiều điểm ngập mới
    Mỗi lần tan tầm mà gặp mưa thì thật là khốn khổ , có nhiều xe ô tô chạy nhanh tạt hết nước vào người ướt sũng rất là bực mình . Cũng do ý thức của người tham gia giao thông kém , ai cũng cố chen để đi trước nên dễ bị kẹt xe
    Ở Sài Gòn thì phải chấp nhận kẹt xe và lội nước thôi , lâu dần thành quen thấy cũng bình thường . Vừa rồi mưa to nhà Bác ở Quận 3 thì không sao chứ nhà Salam ở Bình Thạnh thì ngập hết trơn báo hại cả khu mất nguyên một đêm tát nước mệt bã người nên có mấy câu thơ như vầy

    Sài Gòn góc phố nhỏ
    Tôi lặng nhìn mưa rơi
    Ngoài kia gió tơi bòi
    Sóng tràn lên hè phố

    Sài Gòn con đường nhỏ
    Hoá dòng sông bất ngờ
    Người , xe trôi thẫn thờ
    Hoà ánh đèn thấp thoáng

    Sài Gòn tôi quán vắng
    Lặng nhìn nước triều dâng
    Trong lòng thấy bâng khuâng
    Chờ mùa thu qua ngõ

    Sài Gòn đây xóm nhỏ
    Rộn ràng bao lời hát
    Hàng xóm thi nhau tát
    Vui quá ... nhờ trời mưa

    ( Thơ con cóc .. he he he )

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi giở lại những tạp chí cách nay 10 năm, những tạp chí này có những bài viết về chuyện ngập và kẹt xe ở Saigon. Hồi đó các quan chức nói cần bao nhiêu tỉ, bao nhiêu thời gian đến năm mấy mấy sẽ giải quyết được, bây giờ tỉ tỉ đã mất, thời gian đã qua, mà ngập nước kẹt xe càng trầm trọng.

      Bài thơ con cóc của Salam hay lắm đấy.

      Xóa
    2. bác Salam ở Bình Thạnh hả, chổ nào vậy bác???
      cháu ở cẩu Điện Biên Phủ nè :)

      Xóa
    3. Ủa Bố Su Su ở gần cầu ĐBP à , hồi trước hay chở mấy sắp nhỏ học ở trường Lê Quý Đôn gần dinh Độc Lập , ngày nào chẳng đi qua cây cầu này . Hồi trước cũng có mấy người bạn cùng công ty ở khu vực ấy , nay người ta cải tạo lại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè thì họ chuyển nhà đi đâu không rõ , cũng cho nhau số đt nhưng mỗi khi gọi toàn ò í e không hà . Không trách được họ vì bản năng sinh tồn hay về vấn đề tự ty mà họ không một lần gọi đt cho Salam . Nhiều lúc cũng rất buồn , bởi quỹ thời gian của đời người không còn nhiều , mà nhà Salam từ trước đến giờ vẫn cố định một chỗ , mà cũng chẳng thấy họ một lần quay lại .. chán chán là
      Bác Hiệp có số đt của SL đó , Bố SS gọi vào máy SL nghe ..SL chờ .... Thân !

      Xóa
  4. Ôi ...ôi ...đọc xong mà buồn cười gì đâu há anh Hiệp hén ? Làm cấp lãnh đạo mà chữ nghĩa cũng chưa thông thì làm sao mà làm tốt những chuyện to tác khác để dân nhờ ...

    Về việc cầu cống , đường xá bị ngập như thế em đi được 7 năm rồi vậy chứ khi trở về Sài Gòn cũng chẳng thấy khá hơn được bao nhiêu . Không biết bao giờ dân Sài Gòn mới hết khổ vì tình trạng ùn tắc giao thông do đường xa bị ngập nước như thế . Em nhớ lại khoảng thời gian còn ở VN . Chao ôi , khổ vô cùng vì mỗi lần có cơn mưa to mà em lại ở khu vực của quận Tân Bình . Em phải đi trên con đường CMTT ...không thể tưởng tượng nổi nước ngập và ùn tắc giao thông nên phải nhích từ từ ...đến khi thoát ra được đến trường để dạy cũng quá trễ rồi ...chán thật đó anh ...đó là chưa kể khi tan ca thì xe chết máy và phải lặn hụp để đẩy xe tìm nơi chùi buri ...giờ nghĩ lại mà em còn rùng mình luôn á ....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mà chữ nghĩa có thông đi nữa thì cũng không nên chống chế kiểu... bàn nhậu như thế này, chừng nào các cấp có thẩm quyền, trách nhiệm ở VN thôi cái kiểu lòng vòng, chuyện chính của mình thì không tìm cách giải quyết, lại... thì, là, mà, và... tại, bởi... thì dân mình còn khổ dài dài đó NangTuyet.

      7 năm trước khi NangTuyet còn ở Saigon so với nay có khi tình hình còn tệ hơn, bởi đường xá, giao thông, không đáp ứng nổi tốc độ phát triển, có những con đường mà mấy hôm mưa to ở Saigon nước ngập tới yên xe gắn máy, thử hỏi có con nhỏ đi học là khủng hoảng luôn.

      Có nhiều cái bây giờ mỗi ngày trôi qua chỉ mong được như xưa, hì hì!

      Xóa
    2. Nghe mà buồn quá .....Cứ nghĩ đến bọn trẻ đến trường trong cơn mưa rồi lội lũn bủn dưới nước ...thấy thương quá anh Hiệp ơi ! Cuộc sống càng văn minh thì con người càng khổ ...hình như đúng vậy đó ! Ở bên em cũng giông bão , lụt lội rồi chết người , hư hao tài sản , nhà cửa ...ôi ...thiên tai nạn lụt ...chỉ mong sao con người được sống trong hòa bình , an lạc ...nhưng khó quá đi thôi ...

      Xóa
    3. Ở Saigon "đổ tội" cho tốc độ phát triển chỉ là một phần của vấn đề, phần còn lại là do "tầm nhìn" của cấp lãnh đạo, và cái thói "ăn xổi ở thì", được chăng hay chớ, sống chết mặc bay của người dân. Nói về vấn đề ngập nước, cách nay vài chục năm nhà cửa ít, dân ít, trong nội ô Saigon có nhiều kênh rạch thông thoáng, vùng ngoại ô như bên Thủ Thiêm, Nhà Bè (quận 7), Phú Lâm... có nhiều sông rạch thiên nhiên để điều tiết nước, nay tất cả đã bị lấn chiếm, Cái gọi là quy hoạch chỉ cho có mà bất chấp hiệu quả và thực tế... Nói chung Saigon, và cả xã hội này đang phải chịu những hậu quả do chính họ gây ra.

      Những xã hội văn minh tầm nhìn, con người có khá hơn, nhưng rồi nhiều khi lại có những chuyện khác (chẳng hạn nạn bạo lực, lâu lâu có thằng tâm thần cầm súng vào trường học bắn lung tung, hoặc khủng bố kinh hoàng như vụ 11-9).

      Đúng, đời là bể khổ thật NangTuyet, hì hì!

      Xóa
  5. Phải công nhận bác Hiệp rất tinh khi phát hiện chữ nghĩa của các vị trên phương tiện thông tin đại chúng. Ùn, ứ, tắc, kẹt...nghe mà bí bách quá chừng!
    Chẳng biết Sài Gòn có gì thú vị mà mọi người đổ xô đến ở cho ùn ứ vậy nhỉ? Nào là ứ nước, nào là ứ người, ứ đủ thứ. Em thì em ứ ở đó đâu! Quỳ Hợp này: đường thông thoáng, chạy xe cả tiếng không gặp người (nếu là trưa hè), mưa cả tháng không đọng nước ( đường dốc ngược thế đọng vào đâu?), cây xanh thì tự mọc tự lớn, không phải chăm; có xanh thì cả đồi mênh mông không phải tưới tắm cắt xén; chim chóc thì từng đàn ríu rít suốt ngày, sà xuống cả mâm mà nhặt cơm rơi...Đất lành thế, chim đậu mà người không đậu, toàn bay đi thành phố là sao nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thực ra chuyện ở đây không phải là giải thích từ ngữ sai hay đúng. Nó khôi hài ở chỗ Sở GTVT họp báo về kẹt xe, lại ra sức "giải thích từ ngữ", vấn đề ở chỗ bây giờ nạn kẹt xe đã trở thành thường xuyên, là nỗi ám ảnh của người dân, thì họp báo lại đi quanh co về chuyện giải thích từ ngữ.

      Cũng như lâu lâu lại thấy lãnh đạo của nước mình phát biểu, đại khái "Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi là của VN". Báo chí đăng chữ to lên trang nhất, ai mà không biết điều đó. Cái mà người dân quan tâm là với cương vị lãnh đạo thì họ sẽ phải làm gì để đòi lại chủ quyền đó, chẳng hạn như kiện ra tòa án quốc tế.

      Tại sao mà Saigon lại đã và đang thu hút những người ở các nơi khác đến, cho dù đúng như NT nói. Bởi nơi đây dễ sống, người ta dễ tiếp cận với những gì tốt nhất trong mọi lãnh vực, y tế, giáo dục, văn hóa, khoa học kỹ thuật... Cứ thử nghĩ coi, nếu vừa rồi tôi ở Bạc Liêu chẳng hạn, mà bị nạn như thế phải chở lên Saigon mổ, hồi phục rồi trở về... Trong khi tôi ở dây nhấc điện thoại gọi 15 phút sau có xe cấp cứu đến chở đi, ngày hôm sau mổ, 5 ngày sau đã có thể về nhà. Cũng như em Lão Tân bị tai nạn, chở ra Hà Nội, rồi về Vinh... chỉ nghĩ đến đoạn đường phải di chuyển người bệnh cũng thấy rùng mình...

      Với những tiện nghi đại loại như thế, người ta sẵn sàng quên đi chuyện cỏ xanh, hồ nước, chim chóc đó. Hì hì!

      Xóa
  6. Nhiều vị đứng đầu các cơ quan nhà nước ta từ to đến nhỏ rõ là u mê lú lẫn, cái anh chàng PNH dẫn ra là một đại diện. Đường phố người ta quy định tốc độ xe, chẳng hạn quy định V= 15 km/giờ nhưng không đi được như vậy mà chỉ nhúc nhích tức là V= 0 vậy thì không kẹt xe là gì. Cái anh này vừa ngu vừa ngoan cố muốn bảo rằng xe nhúc nhích được là chưa phải kẹt. Ử nhỉ, thành phố mang tên bác mà kẹt xe nghe sao tiện.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì hì, cái kiểu chống chế còn nhúc nhích được với ý nghĩa chưa phải là kẹt xe quả là thô thiển đó bác Bu, và nhiều vị, nhièu chuyện sa đà vào như thế rồi.

      Xóa
  7. Các Bác à , nói chung là cách phát ngôn của một số lãnh đạo bi giờ còn thiếu cẩn trọng . Tính cách xuề xoà bỗ bã chưa bỏ được , dân đen nói thì không sao nhưng các bị trước công luận mà phát biểu nhiều câu ngô nghê thì khó chấp nhận được , dân trí bây giờ trình độ rất cao họ sẽ soi rất kỹ
    Mà tụi nhà báo bây giờ cũng lếu láo lắm , nhiều khi vì chốn quen biết thân tình mà mấy Ông lãnh đạo phát biểu với tình cảm chú cháu nhưng câu nói nhiều khi bị cắt gọt chỉ lấy một vài ý để cho thiên hạ ném đá . Vì thế đọc báo chí ngày nay mọi người nên sàng lọc kỹ càng không hẳn tin hoàn toàn . Còn nhớ vụ thảm sát ở Bình Phước , chính quyền và gia đình yêu cầu báo chí nên hạn chế đưa tin để gia đình bớt đao khổ , đằng này đưa tin rầm rộ , khai thác búa xua nên vì thế hôm sau gia đình mới vác gậy phang cho mấy tay nhà báo một trận . Thời buổi nhiễu loạn thông tin như bây giờ độc giả nên cẩn trọng không thì dể bị " Tẩu hoả nhập ma "

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Haha, "Các Bác à , nói chung là cách phát ngôn của một số lãnh đạo bi giờ còn thiếu cẩn trọng . Tính cách xuề xoà bỗ bã chưa bỏ được , dân đen nói thì không sao nhưng các bị trước công luận mà phát biểu nhiều câu ngô nghê thì khó chấp nhận được".

      Cái này Salam cũng thấy thế, thế thì "gắng gượng bào chữa" câu sau để làm gì?: "Thời buổi nhiễu loạn thông tin như bây giờ độc giả nên cẩn trọng không thì dể bị " Tẩu hoả nhập ma ".

      Xóa
  8. Hì hì hì ! Bác Hiệp chưa đọc và hiểu kỹ comemnt của Salam nên bỏ mất khúc giữa chỉ lấy câu đầu và câu cuối thế thì Bác làm ... nhà báo được rùi
    Thường thường giới truyền thông và các xếp nhà mềnh có quan hệ mật thiết với nhau vói mục đích hai bên đều có lợi . Một bên thì được cung cấp thông tin , một bên thì được truyền thông PR , vì thế ngoài giờ làm việc ra sẽ có những mối giao lưu chân tình , cũng vì lý do đó mà các xếp nhiều lúc quên mất là tai mách vạch rừng ,
    Còn nhớ cách đây không lâu có một tay nhà báo đưa một bài viết về ông chánh văn phòng tỉnh Vĩnh Phúc nói về quy hoạch nhà thi đấu của tỉnh . Dư luận ném đá dữ lắm , nhưng sau khi nghe ông Chánh văn phòng giải trình thì dư luận lại quay sang ném đá tay nhà báo kia . Đại khái Ổng cũng nói thật tình là hai chú cháu đàm đạo trên tinh thần bác cháu như người trong nhà , thế mà tay nhà báo này dám viết là một cuộc phỏng vấn để nâng tầm quan trọng lên
    Đành rằng có một số người vì bất cẩn nên phát ngôn không thuận tai cho lắm , nhưng không phải là tất cả . Ở trong Nam có câu nói rất hay " dzậy mà không phải dzậy " ... hì hì hì

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy thì Bác Salam xưa nay vào trang tôi mà cũng chẳng "biết" gì mấy, tôi không phải là nhà báo (không đưa tin), thỉnh thoảng viết cái gì rất cẩn trọng, một từ, một chữ thường tra đến năm bảy quyển từ điển (lần này vì không ở nhà nên chỉ tra trên từ điển mạng) chẳng hạn về chuyện này tôi đã vào xem gần như tất cả các báo mạng, từ VNN, VNExpress, TT, Thanh Niên... Bên báo giấy Tuổi Trẻ, nhà báo Bút Bi còn viết một bài dí dỏm về "hội chứng nhúc nhích" hay lắm.

      Tôi phải nói có nhiều nhà báo bây giờ không có nghề nghiệp, chữ nghĩa viết còn chưa thông, thích "câu view", có khi còn đi ăn cắp bài của người khác, nói chung đấy là những kẻ vô đạo đức đội lốt nhà báo...

      Nói theo như Salam ở "cái khúc giữa" là "Vì thế đọc báo chí ngày nay mọi người nên sàng lọc kỹ càng không hẳn tin hoàn toàn". Theo Salam như thế nào là "sàng lọc kỹ càng", có giống như tôi đã nói ở trên một vấn đề nhỏ này, mà sau khi gần như đọc tất cả các báo (mạng) đều viết như thế, tôi mới dám viết. Tôi vẫn cố gắng hết mức có thể trong mọi cái gì đã viết, chứ không đến nỗi cẩu thả ba tuếch ba toác, bạ gì viết nấy... Hì hì!

      Xóa
    2. Tôi có thể thêm một chút xíu nữa:

      Đây nguyên là một cuộc họp báo của Sở GTVT TP. HCM về kẹt xe tại TP này trong thời gian gần đây. Cái chuyện cố gắng giải thích từ ngữ để chống chế việc kẹt xe của Sở này các báo đã đưa tin rất rõ ràng, không có gì phải khuất tất.

      Bác Salam không nhìn vào vấn đề các báo đã nêu, và tôi đã viết trong bài (chống chế cho việc kẹt xe), nhưng lại lấy những chuyện khác hẳn tính chất (ở khúc giữa của một comment trên), như lãnh đạo gặp và phát biểu với giới báo chí như tình chú cháu, bị nhà báo cắt xén, rồi vụ báo chí viết lung tung thảm sát ở Bình Phước... Khi bác Salam mang ra để khuyến cáo "độc giả nên cẩn trọng", là bác đã mang vào những vấn đề hoàn toàn khác với tính chất bài viét trên.

      Xóa
    3. Cái vụ ùn ứ , nhúc nhích , kẹt xe thì Bác nói đúng rồi . Đây là muốn nói rộng ra hơn một chut , ủa Bác quên rồi à .... vì không kéo vấn đề đi xa thì không phải Salam .. hè hè hè

      Xóa
    4. Đúng, đúng, Salam rất chí lý, thế mới là Salam, hì hì. Chuyện quần đùi quần dài gì đó bên nhà NT hấp dẫn quá bác Salam :-)))

      Xóa
    5. Kể bác Hiệp nghe chuyện này thì mới hiểu tại sao Salam lại dị ứng với những nhà văn , nhà báo . Hồi trước vào làm trong công ty , học kết cấu ra thì phải nhận công trình để thi công ( Cái này liên quan đến nghề nghiệp Bác Bu à nghen ) đằng này Cty bắt phải kiêm nhiệm thêm Bí Thư Đoàn .
      Chuyện không có gì để nói , Công ty ăn nên làm ra , hàng tháng tiếp biết bao nhà báo nhà văn ( SL không muốn nêu tên ) đều tiếp đón nồng hậu , nhưng có một lần tiếp một nữ nhà báo ML , không biết Bả giận hay sao ý mà Bả quất luôn mấy bài chửi bới công ty ( Viết mấy dòng này nếu chị ML còn sống thì xin chị thể chất cho ... Em hận chị lắm ) . Các Bác không biết đó thôi cứ sáng sớm mấy ông xếp đọc báo xong thì .. tất cả bực dọc đều dồn cho Salam ... điên lắm , nhiều khi bực mình lên còn chửi " Đù moá ! Con nhà báo M L này ! có mày không có tao " .... chỉ mấy dòng vậy thôi để hiểu tụi " Lều Báo " hay bi giờ người ta hay gọi " Lũ Kền Kền "

      Xóa
    6. Thật sự tôi cũng không ưa gì cái nền báo chí nói chung hiện nay, khi người ta ví mấy trăm tờ báo chỉ có "một tổng biên tập", và số người làm báo giỏi, có tay nghề, có trách nhiệm, có lương tâm nghề nghiệp... không nhiều (số này nghe nói dần dần trở thành các... blogger). Nghề báo ở nước ngoài là nghề nguy hiểm, ở VN có lẽ cũng thế, nhưng ý nghĩa đã khác.

      Như Salam đã viết, ta cần phải "cẩn trọng" trước thông tin của báo chí, tôi hoàn toàn tán thành. Nhưng (lại nhưng), cẩn trọng không có nghĩa là xếp chung "tất cả vào một xuồng", mà phải nhìn xem cái gì ta có thể tin được, cái gì không tin, và nhất là khi đọc những bài viết trên báo, trên blog của bất kỳ ai đó, ta cũng nên đọc kỹ, phân biệt rõ ràng sự việc, đừng nên viết lan man trật đường rầy quá.

      Xóa
  9. Quan chức ta hay dùng từ lạ để gây lạc hướng dư luận vậy đó bác...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhà báo Toro rất có kinh nghiệm trong chuyện này :-)))

      Xóa
    2. nói chung cũng là cái bệnh thành tích thôi, chỉ có ùn chứ ko có kẹt :)

      Xóa
    3. Đúng đó Bố susu, kẹt xe là mất điểm thi đua :-)))

      Xóa

:) :( :)) :(( =))