Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

"rước kiệu là một hình thức văn hóa dân gian độc đáo chỉ có duy nhất ở Việt Nam"?

Theo PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, rước kiệu là một hình thức văn hóa dân gian độc đáo chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Các làng xã thường tổ chức rước kiệu trong hội làng vào dịp Tết, nhằm tôn vinh công trạng của Thành hoàng làng. 


Đoạn văn trên được copy trên trang mạng Vietnamnet ngày 28-2-2015. trong bài viết "Sự thật đoàn rước kiệu phá hoại tài sản của dân" của tác giả T,Lê. Điều làm tôi chú ý và khi đọc lần đầu tôi đã tưởng là mình đọc nhầm, đó là câu rước kiệu là một hình thức văn hóa dân gian độc đáo chỉ có duy nhất ở Việt Nam, (tôi tô đỏ hàng chữ này) đọc đi đọc lại mấy lần thì câu cú vẫn cứ y như vậy, và ngay từ đoạn văn trước đó bài báo cũng cho biết là "Theo PGS. TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển". Thật sự là tôi cứ phân vân về điều này, chẳng lẽ một điều chỉ là kiến thức phổ thông mà tôi nghĩ một học sinh cấp 3 nào cũng có thể biết, mà một vị PGS. TS, nguyên là  Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, nghĩa là một Viện nghiên cứu chuyên ngành về Văn hóa lại không biết?

Chúng ta chắc ai cũng biết rước kiệu là một nghi lễ tôn vinh được thực hiện trong nhiều tôn giáo (nghi lễ rước kiệu rất phổ biến trong tôn giáo, như Thần đạo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo...), chứ không phải chỉ là một hình thức văn hóa dân gian độc đáo (khi đã phổ biến thì không còn độc đáo nữa), và trong các lễ hội trên khắp thế giới. Chỉ cần mở Internet vào Google gõ mục từ rước kiệu, là sẽ tìm thấy việc rước kiệu là rất phổ biến xưa nay, từ châu Á đến châu Âu, sang châu Mỹ... đâu đâu cũng có, chứ không riêng gì Châu Á, lại càng không phải là chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Dưới đây là một số hình ảnh rước kiệu ở khắp nơi trên thế giới.


Rước kiệu trong lễ hội Thần đạo tại Nhật Bản. Ảnh Internet.

Rước kiệu trong lễ hội dân gian tại Bali - Indonesia. Ảnh Internet.

Rước kiệu trong lễ hội tại Lào. Ảnh Internet.

Rước kiệu tại Trung Quốc. Ảnh Internet.

Rước kiệu trong lễ hội tôn giáo (Thiên Chúa giáo) tại Philippines. Ảnh Internet.

Rước kiệu ở Tây Ban Nha trong lễ hội bò tót. Ảnh Internet.

Rước kiệu trong nghi thức Thiên Chúa giáo ở Ý. Ảnh Internet.

Các cô gái được rước trên kiệu trong lễ hội dân gian ở Ý. Ảnh Internet.

Rước kiệu trong nghi lễ Phật giáo tại Việt Nam. Ảnh Internet.

Rước kiệu trong nghi lễ thờ Tổ (ngành Sân khấu) ở Việt Nam. Ảnh Internet.

Các bạn nghĩ sao về điều này?





16 nhận xét :

  1. Bài viết hay quá ! Cảm ơn anh đã giới thiệu bài này để em có thể học hỏi thêm về nền văn hóa ở các nước khác nữa ....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì hì, văn hóa là cái rất đa dạng trên khắp thế giới, không có được nhiều dịp đi đây đó như NangTuyet, đành du lịch trên mạng vậy :-)

      Xóa
  2. mấy ông kia cứ tưởng mình giỏi nên muốn nói gì thì nói. Mấy ổng giỏi nhưng mấy ổng không biết là sẽ có người giỏi hơn mấy ổng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tự nhiên tôi lại nghĩ, hay đây chính là một hiện tượng xã hội hay nhắc đến "Học giả bằng thật" hay "Học giả bằng giả"?
      Cái "Bi kịch" của xã hội ngày nay. Huhu!

      Xóa
  3. 1- Những tấm hình PNH đưa lên chứng mình ông PGS TS Quý Đức nói tào lao rồi
    2 Có hai định nghĩa kiệu
    a) Kiệu là phương tiện thời trước dùng để khiêng người đi đường, gồm một ghế ngồi có mui
    che,
    b) Đồ dùng để rước thấn thánh, giống như cái kiệu, được sơn son thếp vàng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Bu đưa ra 2 định nghĩa rất chính xác, và 2 định nghĩa trên cũng xác định nội dung:

      a) Khiêng kiệu, để chỉ một phương tiện thời trước để khiêng người đi đường (thường là quan lại, vua chúa sử dụng).
      b) Rước kiệu, để chỉ việc "rước" thần thánh trong lễ hội.

      Một PGS. TS nói như thế trên một trang mạng chính thống có số truy cập thuộc loại cao nhất bây giờ. Thử hỏi nếu một sinh viên ta đọc rồi cứ theo thế mà giảng giải cho một người bạn ngoại quốc chẳng hạn, thì bạn nghĩ gì? Chán quá bác Bu.

      Xóa
  4. Hehe ...Xã hội phát triển là do đấu tranh gai cấp người ta còn nói được ra rã cả thế kỉ nay thì việc tiến sĩ kia nói tào lao về vụ rước kiệu chỉ là chuyện nhỏ chăng ???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc bác Bu cũng đã từng nghe cái câu đại khái "VN là cái nôi của văn minh nhân loại", điều ông PGS. TS kia nói về rước kiệu cũng giống như thế chăng bác Bu?

      Xóa
  5. Chắc ông PGS kia nói rước củ kiệu rồi, chữ người bình thường cũng biết khắp thế giới có rước kiệu chứ bác Hiệp. Nói đùa vậy thôi, ông ta lú lẫn quá rồi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Haha! rước... củ kiệu thì chắc đúng là chỉ có duy nhất tại VN.
      Tôi nghĩ chắc tay này là PGS. TS... thuần chủng (Socialisme), cái kiểu nghĩ "trăng TQ tròn hơn trăng Mỹ", hoặc kiểu Nguyễn Huệ ắt là anh hùng áo vải, còn Gia Long chắc chắn là kẻ bán nước cõng rắn cắn gà nhà. Nghĩa là nghĩ và nói, nhưng thực ra chẳng hề nghĩ và nói gì cả.

      Xóa
    2. Hihihi , Toro nói "rước củ kiệu" có khi đúng đó . Marg đi chơi thấy người mình ở nước ngoài thèm món củ kiệu tôm khô lắm , món đó ở nước ngoài thuộc hàng hiếm , hihihi

      Xóa
    3. Bạn Marg. có dịp đi nước ngoài nhiều, nên có dịp quan sát, chắc chắn đây là một ý kiến chính xác, hì hì!

      Xóa
  6. Ông bạn Quý Đức này tinh thần dân tộc cao ngất trời. Cái gì Việt Nam cũng...NHẤT QUẢ ĐẤT. Có điều là trước khi nói một câu XANH RỜN như thế, cũng cần vào Google xem thế nào đã chứ. Hay là ông ta cũng mù tịt về...mạng nốt? Bó tay chấm com!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là Bó tay chấm cơm bác Vũ Nho, sao bác này không biết rước kiệu là hành vi xưa nay phổ biến trong tôn giáo trên khắp thế giới nhỉ?
      Còn thời buổi nay mù mạng cũng giống như mù chữ vậy.

      Xóa
  7. Nghe xôn xao huỳnh tôi cúng mún góp phàn...khà ! Cái ông ấy viết ....nhuận bút ấy mà hoặc sợ người ta quên ổng là gì gì đó hàhà ! Riêng rước kiệu ngoài nội dungí nghĩa như các bác nói bên trên huỳnh tôi còn nghĩ rằng đó cũng là cách để người đời sau nhớ ơn người mở lối ! chẳng biết có trúng chăng ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất đúng bạn Mai Trang Huỳnh. Tấm ảnh cuối cùng là Rước kiệu trong nghi lễ nhớ ơn Tổ của ngành sân khấu. Bìa cùng bên tay phải ta thấy có Hoài Linh, phía sau Hoài Linh là Thành Lộc.

      Xóa

:) :( :)) :(( =))