Ảnh Internet.
Giáo sư Trần Văn Khê (24-7-1921 - 24-6-2015) mất đến nay đã được gần hai tháng, cũng vừa qua 49 ngày, một mất mát lớn cho nền âm nhạc dân tộc nước nhà, và cả thế giới. Năm 2006, cách nay gần 10 năm GS. đã từ Pháp về sống tại Saigon, thỉnh thoảng tôi cũng có đi nghe GS. nói chuyện về âm nhạc dân tộc. GS. Trần Văn Khê thực sự là một người trí thức, có tri thức và kiến thức rất rộng. Trong những buổi nói chuyện về âm nhạc ông thường xen vào những câu chuyện về các món ăn, về việc ông rất thích sưu tầm những vật nho nhỏ trong cuộc sống, chẳng hạn như khi đi ăn tiệm, GS. thường sưu tầm một vài vật của tiệm ăn, như cái bao giấy bọc đôi đũa có in tên của tiệm, hoặc đi đây đó nhiều, trên các chuyến bay, GS. xin tiếp viên một vật dụng nho nhỏ có in logo của hãng máy bay... Đôi khi GS. cũng xen vào một vài câu "đối nhân xử thế" trong cuộc sống. Tôi còn nhớ có lần đi nghe GS. nói đại ý, trong cuộc sống ta cứ đối xử hết lòng với người, còn người đối xử với ta ra sao thì tùy nơi họ...
Viết đến đây có khi bạn đang đọc sốt ruột hỏi, ấy là ông đang nói về GS. Trần Văn Khê, có liên quan gì đến cái tựa của bài "Chuối sau cau trước"? Chả là thời gian sau khi về nước, nhà nước đã giao cho GS. một căn nhà ở quận Bình Thạnh mà ông đã ở cho đến lúc mất, đây là một căn nhà rộng vừa phải, xây cất theo lối biệt thự trệt, chung quanh có sân vườn. Lúc đó tôi còn làm việc tại cơ quan giao nhà cho GS. Trước khi căn nhà được giao cơ quan của tôi làm lúc bấy giờ cũng đã cho sửa chữa lại ngôi nhà, việc sửa chữa nhà như thế nào đã được thực hiện theo yêu cầu của GS, kể cả việc trồng cây trong sân nhà. Tôi còn nhớ GS. nói về việc trồng cây: "Chuối sau cau trước", và có giải thích việc đề nghị "Chuối sau cau trước" này.
Thử giở mấy quyển sách hiện có, trong 4 quyển từ điển thành ngữ, tục ngữ tôi có trên kệ sách, trong 4 quyển chỉ có 2 quyển là có giải thích tại sao dân gian lại nói "Trước cau sau chuối".
Từ điển Thành ngữ Tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân giải thích:
- chuối đằng sau, cau đằng trước. Tả một cảnh nhà nông dân làm ăn khấm khá.
Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam của Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào:
- Chuối sau cau trước. (Chuối đằng sau, cau đằng trước) Một kinh nghiệm trồng trọt: chuối trồng sau nhà để tận dụng đất thừa, cau trồng trước nhà để làm cảnh và ít bị che nắng ở sân phơi.
Còn hồi đó nghe GS. Trần Văn Khê giải thích, đại ý:
- Người ta thường chỉ trồng cây chuối ở sau nhà, vì "chuối" nói theo giọng Nam bộ là "chúi", trước nhà mà trồng chuối (chúi) sợ xui xẻo. Còn "cau" nói theo giọng Nam bộ là "cao", cao đẹp, cái gì cao đẹp thì người Việt bày ra phía trước, cho nên trước nhà thường trồng cau.
GS. Trần Văn Khê là người Nam bộ (quê ở Tiền Giang - Mỹ Tho). Cách giải thích của Gs. Trần Văn Khê "rặc Nam bộ", cũng tựa như khi người dân Nam bộ bày mâm trái cây trên bàn thờ ngày tết, với những thứ trái cây như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, với ý nghĩa: "Cầu (mãng cầu) vừa (dừa) đủ (đu đủ) xài (xoài)".
Viết đến đây tôi lại sực nhớ, trong một bài viết đã khá lâu bạn Marguerite có hỏi tôi có biết cái "diệm" không? Tôi đã thử tra tất cả các từ điển tiếng Việt mình có mà không thấy có một đồ vật nào gọi là "diệm" cả. Hỏi lại thì bạn Marg. nói hồi nhỏ nghe người lớn gọi một loại vật dụng dùng trong bếp tựa như cái tô lớn bằng đất nung như thế. Tình cờ đọc cụ Vương Hồng Sển tôi mới biết đây chính là cái "vịm", người dân Nam bộ hay dùng để quậy bột làm các loại bánh. Tra trong Đại Nam Quấc âm Tự vị, thấy ghi:
- Vịm. Đồ đựng bằng đất mà lớn miệng, ít dùng nắp.
Nhưng tại sao bạn Marg. lại nói nghe người lớn trong nhà gọi là "diệm", cũng chính là cách phát âm của người Nam bộ. "Vịm" phát âm thành "dịm" (chữ v phát âm như chữ d), mà từ "diệm" người Nam bộ cũng phát âm như "dịm". Bởi thế hồi những năm 50 của thế kỷ trước, ở miền Nam mới có câu: "Hũ bể dịm tan" (hũ là cái hũ, dịm là vịm). Câu này lấy hai món đồ vật để ám chỉ cái thời kỳ rối ren tại miền Nam lúc ấy. "Hũ" ở đây là "Hữu" (Trần Văn Hữu, người đã được Pháp dựng lên làm Thủ tướng hai lần tại miền Nam vào những năm 1950, 1951, mỗi lần trong một thời gian ngắn). Còn "dịm" ở đây là "Diệm" (ông Ngô Đình Diệm, cũng đã được Pháp đưa lên làm Thủ tướng tại miền Nam một thời gian ngắn vào năm 1954). "Hũ bể dịm tan" (hũ bể vịm tan) là để nói về những lần hai ông Trần Văn Hữu, Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng chỉ sau một thời gian ngắn. Câu "Hũ bể dịm (vịm) tan" hẳn là đã ra đời trong thời gian này. Sau đó ông Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống thời Đệ nhất Công Hòa.
Lan man kiểu "con cà con kê", hoặc "Con cà ra con kê", (nhưng tại sao con cà(?) lại ra con kê?), hay nói theo kiểu như một tờ báo xưa ở Nam bộ "Nông cổ mín (mính) đàm", đại khái (thoát ý) là uống trà bàn chuyện phiếm, mà sau này người ta nói là "tán dóc"...
Hì...tán dóc là gì? Sao bác Hiệp không giải nghĩa luôn nhỉ? Đây mới là từ NT quan tâm.
Trả lờiXóa- Tớ chỉ tán dóc thôi.
- Đồ tán dóc.
- Hắn tán dóc đấy, đừng tin.
- Ngồi thong thả tán dóc cho vui.
Vậy thì trong những câu trên, chắc chắn không cùng một nghĩa là "chuyện phiếm"
"Tán dóc" là một câu nói ai ở miền Nam ngày trước hẳn biết, đại khái như "nói chuyện phiếm" vậy, bây giờ gọi là "tám". Tuy chữ "dóc" ý nghĩa của nó là "ba xạo", như người ta nói "hắn ta là thằng dóc tổ", có nghĩa là nói xạo tổ sư. Nói chung tiếng Việt của ta thường được hiểu theo "ngữ cảnh" chứ không phải cứ "thẳng băng" cái nghĩa sách vở mà hiểu.
XóaCho nên khi nói "tụi tôi tán dóc với nhau", được hiểu là "nói chuyện phiếm, chẳng ra đầu ra đũa", còn nói "thằng đó là chúa nói dóc", được hiểu là "thằng đó là vua nói xạo, nói không đúng sự thật, dối trá".
Chuối sau cau trước
Trả lờiXóaĐây là câu thành ngữ , cây cau vừa đẹp vừa sống thọ nên người ta trồng trước nhà hay hai bên lối đi dẫn vào nhà . Ngoài ra còn ẩn chứa câu chuyện sự tích tràu cau , về lòng chung thuỷ , về tình nghĩa anh em đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt . Trồng cau không tốn nhiều diện tích , không phải vun xới mà cây lại cao vút , mỗi khi trong nhà bước ra thì ngẩng mặt nhìn những buồng cau , tượng trưng cho khát vọng ấm no
Còn cây chuối tốn nhiều diện tích hơn và phải vun trồng và đặc biệt vòng đời của cây chuối ngắn mau tàn , vì thế người ta kiêng . Hồi ở ngoài Bắc thì tết đến hay cúng chuối , nhưng khi vào Nam thì không cúng nữa vì người ta bảo cúng chuối thì lụi . Theo Salam không phải mê tín như vậy bởi vì ngày tết ở Bắc lạnh nên chuối hay bánh chưng để được lâu mà không việc gì , còn trong Nam nóng nực nên chuối để 3 ngày thì bị thối trông không đẹp bàn thờ , bánh chưng cũng vậy 5 ngày là bị mốc rồi
Chuối sau cau trước như đã dẫn giải , hồi nhỏ còn nghe Má Salam nói thêm một nghĩa bóng nữa là " Chuối ăn sau , cau ăn trước " tại vì quả chuối hay quả cau ở phái trước đón ánh mặt trời nhiều nên tổng hợp được nhiều chất Tananh " chất chát " , những quả sau vì thế ít hơn . Mà ăn cau thì người ta cần chất chát nhiều hơn ăn chuối. , nên " chuối ăn sau cau ăn trước " có lẽ vì thế mà ó chăng ?
Con cà ra cn kê hay cà kê dê ngỗng là nói đến những người bàn luận với nhau về những câu chuyện chẳng có đàu có đuôi , tám những chuyện tầm phào ... giống như Salam đang tám nè. he he he
Bác Salam lý giải hay ra phết, hì hì! ít ra bây giờ cũng đúng vấn đề, đâu đến nỗi tầm phào như trước. Nói chung tiếng Việt nhà mình nó phong phú thế, có lẽ như tính cách của người Việt, sao cũng nói được. Chẳng hạn câu trên ta cũng có thể lý giải, trong xã giao, như khách đến nhà chơi, xưa bày đĩa cau, trầu ra mời khách trước, rồi sau có ăn uống gì mới mang chuối ra mời tráng miệng sau.
XóaCó câu chuyện ông Tây học tiếng Việt, đến bài học "chó treo mèo đậy", nghĩ mãi chẳng hiểu ra sao, hôm đó đi ngang khu Ông Tạ ở quận Tân Bình, thấy người ta bán thịt chó, có con chó thui nhe răng, treo lủng lẳng chờ bán cho dân nhậu, vỗ đùi đánh đét nói, a, chó treo là đây, ít ra ta cũng hiểu được nửa câu này.
Cứ thấy ông sui là muốn cãi! He he...
XóaỞ trên, bác Hiệp rất cẩn thận khi lí giải:
Từ điển Thành ngữ Tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân giải thích:
- chuối đằng sau, cau đằng trước. Tả một cảnh nhà nông dân làm ăn khấm khá.
Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam của Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào:
- Chuối sau cau trước. (Chuối đằng sau, cau đằng trước) Một kinh nghiệm trồng trọt: chuối trồng sau nhà để tận dụng đất thừa, cau trồng trước nhà để làm cảnh và ít bị che nắng ở sân phơi.
Như vậy, khi là cách diễn đạt, nó là thành ngữ, khi truyền đạt kinh nghiệm, nó là tục ngữ. Còn ông sui cho đó là kinh nghiệm mà bảo đó là thành ngữ?
Xem phim Chị Dậu cũng có chuối sau nhà và cau đằng trước nhà , thì hỏi bà Sui Cjij Dậu có khấm khá không ? Chị Dậu bán chó bán con cho vui chắc ? Phải không bà Sui ? Thời đại nào thì có từ ngữ ứng với thời đại đó cú " Cổ lỗ sĩ " như Bà thì còn cãi nhau dài dài ... hơ hơ hơ
XóaHừ! Nói chuyện với ông sui bao giờ cũng bị lệch nhịp là răng hề?
XóaÔng nói đây là thành ngữ, nhưng sau đó lại bảo là kinh nghiệm về vị trí trồng cây của ông cha. Bà sui bảo đã là thành ngữ thì nó chỉ là cách diến đạt, còn tục ngữ mới nói về kinh nghiệm. Nhiều câu trong dân gian có sự "lập lờ" giữa thành ngữ và tục ngữ chứ không phải chỉ câu này. Ví dụ "lá lành đùm lá rách" vốn gốc là tục ngữ vì nó nói về kinh nghiệm gói bánh: lá rách trong, lá lành ngoài. Nhưng hiện giờ nó được dùng như thành ngữ để chỉ sự đùm bọc, cưu mang giúp đỡ nhau.
Kiểu này thì khi hai ông bà ngồi bàn chuyện cưới xin của tụi trẻ chắc phải thâu đêm suốt ngày chưa thống nhất được đây! Hi...
Haha, "giang san dễ bỏ nhưng cố tật khó dời" mà NT, khổ, nhiều khi anh sui nhà NT nói mà không để ý mình đã nói gì, "tiền hậu bất nhứt".
XóaCó bàn chuyện cưới xin của sắp nhỏ NT phải để ý, thống nhất 50 bàn, đến chừng ra nhà hàng thấy nhà trai đặt 100 bàn, không có tiền trả nhà hàng đâu, híhí!
Bu tui không có đất trồng chuối, không có đất trồng cau nhưng vào nhà nào cũng thấy cau trước sân, chuối sau vườn.
Trả lờiXóaCũng từng nghe ăn quả chuối đằng sau ngon hơn vì nó tiếp xúc nhiều với nắng
Quả cau dằng trước cũng nhiều nắng nên hương vị ngon hơn.
Một thành ngữ, tục ngữ nhiều khi có nhiều cách hiểu và lý giải.
XóaTôi cũng thấy nơi nải chuối, thì quả chuối phía sau thường to tròn hơn quả phía trước. Ở buồng cau thì quả bên ngoài (phía trước) cũng thế. To tròn hơn thì chắc là ngon hơn rồi.
Cái vụ này thì bác Hiệp quan sát không chuẩn rồi! Quả chuối hàng sau của nải nó nhỏ hơn, hay có quả đèo (tức là nó teo nhỏ, không cân đối). Vậy nên, "chuối sau cau trước" không nói về chuối và cau trong nải hoặc buồng của nó mà nói về vị trí trồng trong vườn. Theo một quan niệm khác của dân gian, nếu phía trước nhà trồng chuối thì người phụ nữ trong nhà thường chịu phận long đong, vất vả (đó là mê tín).
XóaThực tế thì ít ai trồng chuối trước nhà vì nó đẻ nhanh, che kín hết ánh sáng và đặc biệt là nơi muỗi sinh sản.
Vậy hả, ăn chuối dòm dòm mà không phân biệt được, dở tệ :-)))
XóaHồi trước hay nghe cái tên Chung Vô Diệm thì nghĩ đó là một người phụ nữ xấu như vừa mới chun vô cái diệm muối dưa , mắm bước ra
Trả lờiXóaHì hì, chính xác luôn, phụ nữ mà chun vô cái diệm muối dưa mắm thì làm sao mà đẹp được :-)))
XóaĐã liên hệ với bác qua mail rồi ạ.
Trả lờiXóaCám ơn NT, tôi đã "re" lại.
Xóa