Ở bài viết trước tôi có nói về chữ "phố", phố tưởng chỉ có nghĩa là con phố, tức là con đường, thường có cửa hàng, cửa hiệu buôn bán ở nơi thị tứ. Không dè phố còn có nghĩa là căn nhà ở, hay cửa hàng buôn bán. Bạn dungNobita (tôi thường gọi cụ Nô) vào cho biết thêm phố còn để chỉ bến thuyền, kèm theo câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan "Gác mái ngư ông về viễn phố", như vậy chữ phố được hiểu với ba nghĩa khác nhau con đường, nhà ở, bến thuyền.
Hôm nay tình cờ tra trong Từ điển chữ Nôm (trên mạng), thì thấy có thêm một từ phố nữa để chỉ khu vườn. Vậy là trong chữ Nôm chữ phố được hiểu ít nhất với bốn nghĩa khác nhau. Tôi chép lại dưới đây những chữ phố ấy:
Phố (pu) | |||
Vườn: Thái phố (vườn rau); Miêu phố (vườn ương)
|
Phố (pù) |
- Tấm phản để nằm - Tiệm buôn: Phố diện (mặt trước cửa tiệm) - Xem Phô (pu) |
Phố * (Hv phố) |
- Đường có hai dẫy nhà hai bên: Dạo phố; Hà nội băm sáu phố phường - Thợ cùng nghề thích ở cùng một đường, tạo nên Phường: Phố hàng Bông |
Trong những chữ phố ghi trên, tôi chú ý đến ba chữ, thứ nhất phố là cửa sông; bờ sông (bến sông, bến thuyền). Thứ nhì phố là tiệm buôn (nhà ở), chữ thứ ba phố là con đường. Nếu theo tiếng Hán, thì chữ phố thứ nhất là cửa sông; bờ sông (bến sông, bến thuyền), thuộc bộ Thủy (nước). Chữ thứ nhì phố là tiệm buôn (nhà ở) thuộc bộ Kim (kim loại). Chữ thứ ba phố là con đường thuộc bộ Thiệt (cái lưỡi). Ba chữ này đọc theo tiếng Việt quốc ngữ đều là phố, nhưng chữ Hán, cũng như chữ Nôm đều viết khác nhau.
Khi viết chữ phố có nghĩa là bến thuyền, ông bạn dungNobita có ghi chú thêm câu thơ "Gác mái ngư ông về viễn phố" trong bài Cảnh chiều hôm của Bà Huyện Thanh Quan*. Như ta đã biết thơ của Bà Huyện Thanh Quan đa số làm bằng chữ Nôm, như những bài Thăng Long thành hoài cổ, Qua đèo Ngang, Cảnh chiều hôm... Về từ viễn phố trong bài thơ Cảnh chiều hôm, tôi thấy trong sách vở, và những bài viết trên mạng đều giải nghĩa là bến thuyền, bến sông xa. Học giả An Chi, một người tôi rất thích đọc, tôi đã đọc từ khi ông còn phụ trách trang Chuyện Đông chuyện Tây viết dưới bút danh Huệ Thiên trên tạp chí Kiến thức Ngày nay, trên kệ sách cũng có mấy tập sách này của ông. Trong mục giải đáp thắc mắc trên trang mạng Bách Khoa Trí Thức, một độc giả hỏi: Gác mái ngư ông về viễn phố (thơ Bà Huyện Thanh Quan). Xin cho biết gác mái lúc nào? Học giả An Chi, đã trả lời dưới đây (chép lại nguyên văn):
"Cứ theo quan hệ cú pháp thấy được trong câu thơ đó thì việc gác mái tất nhiên chỉ có thể xảy ra trước hoặc đồng thời với việc về viễn phố chứ không thể sau. Xin so sánh với câu tiếp theo của bài thơ:
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
Quan hệ cú pháp trong câu này đồng nhất với quan hệ cú pháp của câu trước trong một thế đối chặt chẽ và ở đây rõ ràng là việc gõ sừng xảy ra trong tiến trình của việc lại cô thôn. Nhưng nếu hiểu việc gác mái xảy ra trong tiến trình của việc về viễn phố thì sẽ phản thực tế. Việc về viễn phố cũng như việc lại cô thôn, là một quá trình chưa hoàn thành, với cấu trúc ngữ pháp đã thấy trong hai câu thơ hữu quan thì trẻ chăn trâu gõ sừng trên đường về xóm vắng mà chưa về đến còn lão đánh cá gác mái trên đường về bến xa mà cũng chưa về đến nơi. Nhưng nếu chưa về đến bến xa mà đã vội gác mái thì tất nhiên là sẽ lênh đênh ở ngoài khơi hoặc trên dòng sông chứ làm sao tấp vào bờ mà về. vậy trong thực tế, chẳng làm gì có chuyện "gác mái ngư ông về viễn phố". Nhưng Bà Huyện Thanh Quan đã viết như thế thì biết làm thế nào? Đành phải làm phép kết luận rằng tuy bà viết như thế nhưng chắc là bà cũng muốn chúng ta hiểu rằng thực ra ngư ông về đến bến xa rồi thì mới gác mái chèo bên mạn thuyền mà đi về (hoặc vào) nhà. Chỉ có hiểu như thế thì mới hợp luận lý vì chẳng có lẽ Bà Huyện lại chơi khăm ông lão đánh cá mà bắt ông ta cứ lênh đênh mãi ở ngoài sông ngoài biển".
(Hết chép).
Trong cách lý giải trên, học giả An Chi giải thích "gác mái ngư ông về viễn phố", tức là lão đánh cá gác mái (hiểu là không chèo nữa) trước khi về đến bến xa, và "gõ sừng mục tử lại cô thôn", có nghĩa là trẻ chăn trâu gõ sừng trên đường về xóm vắng. Đây là cú pháp đồng nhất trong một thế đối chặt chẽ. Nhưng việc trẻ chăn trâu gõ sừng trên đường về xóm vắng là một việc bình thường, hợp lý luận, thì chuyện lão đánh cá gác mái (không chèo nữa) trên đường về (trong tiến trình) về bến xa là không hợp luận lý, như vậy lão đánh cá cứ mãi phải lênh đênh ngoài sông ngoài biển. Ông đã kết luận "Đành phải làm phép kết luận rằng tuy bà viết như thế nhưng chắc là bà cũng muốn chúng ta hiểu rằng thực ra ngư ông về đến bến xa rồi thì mới gác mái chèo bên mạn thuyền mà đi về (hoặc vào) nhà". Như vậy xem ra câu "gác mái ngư ông về viễn phố" (ngư ông gác mái không chèo nữa khi đang trên đường về bến xa) Bà Huyện Thanh Quan đã viết khá ngược đời.
Để không có cái cảm giác "lênh đênh mãi ở ngoài sông ngoài biển". Ta có thể hiểu câu "gác mái ngư ông về viễn phố" như thế này được chăng? Câu chữ Hán chữ Nôm không có dấu chấm, phẩy. Nếu ngắt câu theo cách viết trong tiếng Việt hiện đại "gác mái, ngư ông về viễn phố", ta có thể hiểu "gác mái chèo, khi ông lão đánh cá về đến bến xa", cũng như nói "cất xe, khi tôi về đến nhà", thay vì "Tôi về đến nhà và cất xe". Tuy câu trước nghe có "gượng" hơn câu sau.
Để không có cái cảm giác "lênh đênh mãi ở ngoài sông ngoài biển". Ta có thể hiểu câu "gác mái ngư ông về viễn phố" như thế này được chăng? Câu chữ Hán chữ Nôm không có dấu chấm, phẩy. Nếu ngắt câu theo cách viết trong tiếng Việt hiện đại "gác mái, ngư ông về viễn phố", ta có thể hiểu "gác mái chèo, khi ông lão đánh cá về đến bến xa", cũng như nói "cất xe, khi tôi về đến nhà", thay vì "Tôi về đến nhà và cất xe". Tuy câu trước nghe có "gượng" hơn câu sau.
Nếu Truyện Kiều của Nguyễn Du ta còn tìm thấy nhiều dị bản viết bằng chữ Nôm tuy không phải là bản gốc của tác giả, và cũng đã nổ ra nhiều cuộc tranh luận về dị bản, hoặc viết cùng một chữ Nôm mà mỗi nơi đọc khác nhau, dẫn đến nghĩa khác. Trong khi thơ của Bà Huyện Thanh Quan từ trước đến nay trên sách vở, hoặc trên các trang mạng tôi chưa từng được thấy bài nào bằng chữ Nôm của Bà. Chỉ thấy đa số sách vở đều hiểu viễn phố () có nghĩa là bến xa, phố ở đây là bến thuyền, bến sông. Không rõ "thực sự" Bà Huyện Thanh Quan viết chữ phố (chữ Nôm) trong viễn phố là chữ phố nào (như trong ít nhất ba chữ phố là bến thuyền (bến sông), tiệm buôn (nhà ở), hay con đường, như Từ điển chữ Nôm hiện đại ghi trên), hoặc ở vào thời của Bà thì chữ Nôm có bao nhiêu chữ phố? với những nghĩa là gì?
Ta có thể thay chữ phố với nghĩa là bến (bến thuyền, bến sông), bằng chữ phố với nghĩa là nhà ở được không? Như vậy câu "gác mái ngư ông về viễn phố" sẽ được hiểu: gác mái chèo khi về đến bến sông, ngư ông về nhà nơi xa (nhà xa hơn bến sông). Nếu dùng chữ phố là nhà ở xem chừng lại hợp hơn với câu tiếp theo "gõ sừng mục tử lại cô thôn", gõ sừng mục tử về lại thôn vắng, "nhà xa" và "thôn vắng", là cùng để chỉ nơi ở của ngư ông và mục tử, thay chữ phố bằng nhà ở cho phố bến sông, ta không bị "cảm giác" như học giả An Chi đã viết: "chẳng có lẽ Bà Huyện lại chơi khăm ông lão đánh cá mà bắt ông ta cứ lênh đênh mãi ở ngoài sông ngoài biển".
Và với hai cách hiểu tôi thử đưa ra bên trên, xem ra lại có vẻ hợp luôn với cả bài Cảnh chiều hôm của Bà Huyện Thanh Quan, tả tâm trạng của một lữ khách đang bước đi trên đường chiều, nhìn thấy cảnh ông lão đánh cá gác mái chèo khi (đã) về đến bến xa (để trở về nhà), hoặc gác mái chèo (khi đã về đến bến) để trở về nhà xa hơn bến, và mục đồng gõ sừng trâu về lại xóm vắng, chứ ông lão đánh cá còn lênh đênh đâu tận ngoài sông ngoài biển, chưa về đến bến thì làm sao lữ khách đi trên đường bộ nhìn thấy được?
Ghi chú:
* Bà Huyện Thanh Quan, tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người làng Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, nay thuộc Hà Nội, về năm sinh, năm mất của Bà thông tin ghi không thống nhất, trên trang Wikipedia ghi năm sinh, năm mất của Bà là 1805-1948, và chồng Bà tên Lưu Nghi. Nhưng đa số các từ điển Văn học, Tác gia, Nhân vật lịch sử VN... chỉ ghi Bà sống ở đầu thế kỷ XIX, không rõ năm sinh, năm mất, chồng Bà tên là Lưu Nguyên Ôn, từng làm Tri huyện Thanh Quan, nên người đời mới gọi Bà là Bà Huyện Thanh Quan. Bà học rộng, từng được vua Minh Mệnh triệu vào cung làm Cung trung giáo tập, dạy học cho các cung phi và công chúa. Bà sáng tác không nhiều, hiện còn lại gần mười bài thơ, hầu hết bằng chữ Nôm theo thể Đường Luật. bài Cảnh chiều hôm dưới đây là một trong những sáng tác ấy:
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
Kẻ chốn Chương Đài (1) người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?
(1) Chương Đài: tên một con đường ở Tràng An (kinh đô Trung Quốc đời Đường). Hán Hoành Hủ đời Đường đi làm quan xa lấy một người kỹ nữ họ Liễu để ở đó. Nghĩa bóng để tả nỗi xa cách.
Trong bài Qua đèo ngang, hai câu "Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ (hay rợ) mấy nhà", có sách viết là chợ, cũng có sách viết là rợ. Dĩ nhiên trong tiếng Việt hiện đại thì chợ và rợ sẽ hiểu khác nhau, cho nên cũng nổ ra tranh luận chữ chợ đúng hay chữ rợ đúng, ai cũng có lý lẽ, theo "cảm quan" của mình, nhưng hình như ít người quan tâm thơ của Bà được làm bằng chữ Nôm, vậy khi viết Bà đã dùng chữ Nôm nào, chợ hay rợ? Cái quan trọng là chính Bà Huyện Thanh Quan đã viết chữ Nôm là chữ gì? bởi chữ Nôm chợ và rợ sẽ viết khác nhau. Ta cũng đã biết chữ Nôm có thể viết cùng một mặt chữ, nhưng lại đọc âm khác nhau, và hiểu nghĩa khác nhau. Chẳng hạn ngay trong từ chợ và rợ dưới đây:
-
Xem hai chữ Nôm Chợ và Rợ ghi trên, ta thấy đa số chữ viết khác nhau, chỉ có chữ ở âm đọc là Chợ (chợ búa) cũng có dùng, và âm đọc là Rợ (mọi rợ) cũng có dùng. Giả thử thời Bà Huyện Thanh Quan chữ Nôm cũng giống như bây giờ viết trên từ điển, Bà có dùng chữ trong câu "lác đác bên sông (chợ, rợ) mấy nhà", thì bây giờ ta cũng khó có thể biết "ý" của Bà chữ phải đọc là chợ hay rợ?
Ta có thể thay chữ phố với nghĩa là bến (bến thuyền, bến sông), bằng chữ phố với nghĩa là nhà ở được không? Như vậy câu "gác mái ngư ông về viễn phố" sẽ được hiểu: gác mái chèo khi về đến bến sông, ngư ông về nhà nơi xa (nhà xa hơn bến sông). Nếu dùng chữ phố là nhà ở xem chừng lại hợp hơn với câu tiếp theo "gõ sừng mục tử lại cô thôn", gõ sừng mục tử về lại thôn vắng, "nhà xa" và "thôn vắng", là cùng để chỉ nơi ở của ngư ông và mục tử, thay chữ phố bằng nhà ở cho phố bến sông, ta không bị "cảm giác" như học giả An Chi đã viết: "chẳng có lẽ Bà Huyện lại chơi khăm ông lão đánh cá mà bắt ông ta cứ lênh đênh mãi ở ngoài sông ngoài biển".
Và với hai cách hiểu tôi thử đưa ra bên trên, xem ra lại có vẻ hợp luôn với cả bài Cảnh chiều hôm của Bà Huyện Thanh Quan, tả tâm trạng của một lữ khách đang bước đi trên đường chiều, nhìn thấy cảnh ông lão đánh cá gác mái chèo khi (đã) về đến bến xa (để trở về nhà), hoặc gác mái chèo (khi đã về đến bến) để trở về nhà xa hơn bến, và mục đồng gõ sừng trâu về lại xóm vắng, chứ ông lão đánh cá còn lênh đênh đâu tận ngoài sông ngoài biển, chưa về đến bến thì làm sao lữ khách đi trên đường bộ nhìn thấy được?
Ghi chú:
* Bà Huyện Thanh Quan, tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người làng Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, nay thuộc Hà Nội, về năm sinh, năm mất của Bà thông tin ghi không thống nhất, trên trang Wikipedia ghi năm sinh, năm mất của Bà là 1805-1948, và chồng Bà tên Lưu Nghi. Nhưng đa số các từ điển Văn học, Tác gia, Nhân vật lịch sử VN... chỉ ghi Bà sống ở đầu thế kỷ XIX, không rõ năm sinh, năm mất, chồng Bà tên là Lưu Nguyên Ôn, từng làm Tri huyện Thanh Quan, nên người đời mới gọi Bà là Bà Huyện Thanh Quan. Bà học rộng, từng được vua Minh Mệnh triệu vào cung làm Cung trung giáo tập, dạy học cho các cung phi và công chúa. Bà sáng tác không nhiều, hiện còn lại gần mười bài thơ, hầu hết bằng chữ Nôm theo thể Đường Luật. bài Cảnh chiều hôm dưới đây là một trong những sáng tác ấy:
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
Kẻ chốn Chương Đài (1) người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?
(1) Chương Đài: tên một con đường ở Tràng An (kinh đô Trung Quốc đời Đường). Hán Hoành Hủ đời Đường đi làm quan xa lấy một người kỹ nữ họ Liễu để ở đó. Nghĩa bóng để tả nỗi xa cách.
Trong bài Qua đèo ngang, hai câu "Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ (hay rợ) mấy nhà", có sách viết là chợ, cũng có sách viết là rợ. Dĩ nhiên trong tiếng Việt hiện đại thì chợ và rợ sẽ hiểu khác nhau, cho nên cũng nổ ra tranh luận chữ chợ đúng hay chữ rợ đúng, ai cũng có lý lẽ, theo "cảm quan" của mình, nhưng hình như ít người quan tâm thơ của Bà được làm bằng chữ Nôm, vậy khi viết Bà đã dùng chữ Nôm nào, chợ hay rợ? Cái quan trọng là chính Bà Huyện Thanh Quan đã viết chữ Nôm là chữ gì? bởi chữ Nôm chợ và rợ sẽ viết khác nhau. Ta cũng đã biết chữ Nôm có thể viết cùng một mặt chữ, nhưng lại đọc âm khác nhau, và hiểu nghĩa khác nhau. Chẳng hạn ngay trong từ chợ và rợ dưới đây:
-
Chợ (Hv trợ; trợ thị) | ||
- Nơi họp để mua bán trong thời gian không lâu: Phiên chợ - Mấy cụm từ: Chợ chiều (* chợ họp buổi chiều; * vào lúc chợ sắp tan) Chợ trời (* chợ lộ thiên; * chợ bán tạp vật thường là đồ cũ); Chợ đen (buôn bán trái luật) - Nơi có nhiều nhà: Kẻ Chợ (kinh đô) - Địa danh: Chợ lớn (TH Đê ngạn) -
|
Xem hai chữ Nôm Chợ và Rợ ghi trên, ta thấy đa số chữ viết khác nhau, chỉ có chữ ở âm đọc là Chợ (chợ búa) cũng có dùng, và âm đọc là Rợ (mọi rợ) cũng có dùng. Giả thử thời Bà Huyện Thanh Quan chữ Nôm cũng giống như bây giờ viết trên từ điển, Bà có dùng chữ trong câu "lác đác bên sông (chợ, rợ) mấy nhà", thì bây giờ ta cũng khó có thể biết "ý" của Bà chữ phải đọc là chợ hay rợ?
Bài của Bà Huyện còn có một nghi vấn nữa , xin đem nốt ra cho...Phạm Tiên sinh soi luôn nhé.
Trả lờiXóa" Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác ven sông chợ mấy nhà"
* Có một số người nghi vấn ở chữ "tiều" ( Tiều phu). Có thể tác giả đã dùng chữ " triều" thay cho chữ" tiều "cũng nên. " Triều" - Tiếng Nghệ có nghĩa là buổi chiều , chiều muộn.Khung cảnh vào buổi chiều muộn khi mặt trời đã gác núi mà tác giả sinh tình làm bài thơ này. Cũng có nghĩa là câu thơ nói về buổi chiều muộn , có mấy bác tiều phu ở phía dưới núi. Ngày xưa rừng hoang sơ rậm rạp , nó không đồi trọc như bây giờ mà nhìn rõ như thế mà có thể từ trên cao ngoằn ngoèo có những khoảng trống , nhìn xuống ra xa xa nhận thấy vậy, tức là có thể có vài chú tiều mà cũng có thể là hình ảnh ước lệ .
Câu tiếp theo là một hắc búa hơn về địa lý. Ai từng qua đèo Ngang đều thấy núi rừng trùng điệp, không hề có dòng sông nào ở đây.Phải đi thêm dăm bảy chục km nữa mới đến sông Gianh. Đây là ranh giới lâu đời của hai vùng Hà Tĩnh - Quảng Bình . Để tìm một khung cảnh " Lác đác ven sông ..." ở Đèo Ngang quả là phải mất nhiều thời gian vì sát đường lộ không có. Chẳng biết đường ngày xưa Bà Huyện đi vào Phú Xuyên theo ngã nào.
Nói như thế để biết rằng có thể những câu thơ trên có thể hình ảnh ước lệ chứ không nhất thiết phải tiều vài chú và chợ lác đác ven sông mấy nhà...
Hừm...thắc mắc cứ hỏi Phạm Tiên sinh xem sao ?
Câu hỏi này cũng xin được nghe sự giải thích của Bu Tiên sinh - vì Tiên sinh này sinh ra ở đây.
XóaHì hì! mấy bài thơ cổ là khó phán đoán lắm, vì chẳng rõ thực sự ý của chủ nhân bài thơ muốn nói gì? Nhưng hai điều Lão Tân nêu ra bên trên, xin lạm bàn về điều thứ nhất. Đó là 2 câu thơ của BHTQ:
Xóa" Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác ven sông chợ mấy nhà"
Lão viết: Có một số người nghi vấn ở chữ "tiều" ( Tiều phu). Có thể tác giả đã dùng chữ " triều" thay cho chữ" tiều "cũng nên. " Triều" - Tiếng Nghệ có nghĩa là buổi chiều , chiều muộn.Khung cảnh vào buổi chiều muộn khi mặt trời đã gác núi mà tác giả sinh tình làm bài thơ này. Cũng có nghĩa là câu thơ nói về buổi chiều muộn , có mấy bác tiều phu ở phía dưới núi.
Thứ nhất BHTQ là người Hà Nội, lúc đi qua đèo Ngang tức cảnh sinh tình mà làm bài thơ Qua đèo Ngang, chứ Bà đâu có phải người xứ Nghệ để sử dụng "tiếng Nghệ". Ngày nay với sách vở, Internet phổ biến thế này, mà tiếng Nghệ còn quá khó với người không phải xứ Nghệ, huống hồ xưa, không ở xứ ấy chắc "mụ" luôn.
Nếu tác giả dùng chữ "triều" (tiếng Nghệ là "buổi chiều"), thì cả câu nghĩa ra sao? Lom khom dưới núi "triều" vài chú = Lom khom dưới núi "chiều" vài chú. Chắc ý người muốn dùng chữ triều = chiều sẽ đọc ngắt câu thế này "Lom khom dưới núi chiều (triều) - vài chú", nghe có vẻ không thuận.
Còn câu tiếp vì không biết địa lý đèo Ngang nên không dám lạm bàn, có lẽ bác Bu ở Quảng Bình rành hơn chăng?
Cũng như ta đã biết, bài thơ này được BHTQ làm bằng chữ Nôm, chứ không phải chữ Quốc ngữ (Latin), trong chữ Nôm chẳng thể nào có được chữ triều = chiều, còn nếu dùng "đại" chữ "triều" (như triều đình, hoặc thủy triều...), thì ý nghĩa trong chữ Nôm đã khác rồi, làm sao hiểu được là "chiều" (buổi chiều)?
XóaGác mái ngư ông về viễn xứ
Trả lờiXóaCó thể tạm hiểu ông lão đánh cá này đi đánh bắt xa bờ , trên đường khi về đến nhà thì gác mái chèo lên . Hồi truóc vùng kẻ chợ ven sông Hồng người ta cũng xây dựng một thương cảng , vì thế phố ở đây là chỉ địa danh ấy chăng ?
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác trên sông chợ ( rợ ) mấy nhà
Ta có thể hiểu vùng đất đèo ngang thời đó hoang vu rậm rạp , chỉ có những người hành nghề đốn củi mới vào hành nghề , vì thế chữ Tiều ở đáy là đúng
Còn với nơi hoang vu như vậy , dân cư thưa thớt thì cũng không thế có chợ được . Ở vùng đất Quảng bình có một dân tộc Rục , chuyên sống du canh du cư trong rừng . Hễ lá lợp lều khô thì họ lại chuyển đi , vậy ( Rợ mấy nhà ) chắc là để chỉ những căn nhà của bộ tộc này ?
Hì hì! Bác Salam, Gác mái ngư ông về viễn xứ.
Xóa"viễn phố" đã đủ "điên đầu" rồi, bác còn cho "viễn xứ" nữa thì chết lão đánh cá (viễn xứ = xa xứ - xứ = xứ sở), lão đánh cá chèo thuyền bằng mái chèo đi đâu được xa mà phải "viễn xứ"?
Còn "Lác đác trên sông chợ ( rợ ) mấy nhà", "bên sông" chứ không phải "trên sông",nếu là nhà "trên sông" là... nhà bè rồi, "rợ" ở nhà sàn chứ đâu có ở nhà bè. Có nhiều người cho là chữ "rợ" cũng lý giải tương tự như bác, BHTQ đứng trên đèo Ngang nhìn xuống thấy dưới núi lom khom mấy chú tiều phu (hợp lý), còn bên sông thì có mấy ngôi nhà của "rợ", tức nhà của người thiểu số.
Những người nói là "chợ" có cách lý giải khác, một xóm nhà bên sông ở một nơi xa xôi hẻo lánh, thường được gọi là "xóm chợ", tuy thực tế ở đó chẳng có cái chợ nào. Tôi không biết người thiểu số ở vùng ngoài ấy cất nhà ở ra sao? Chứ hồi trước tôi ở vùng cao nguyên miền Trung (Tây nguyên) không thấy người thiểu số (rợ) cất nhà bên sông như người Việt, họ ở gần nguồn nước, suối, sông, nhưng cất nhà ở những thế đất cao trên sườn đồi, hay trên đồi. Chỉ có người Kinh mới cất nhà bên sông. Hồi trước trên cao nguyên tôi cũng thấy một xóm mươi lăm nóc nhà của người Kinh bên sông nơi xa, cách thị xã một hai chục cây số, chỉ có một nhà có điều kiện có cái xe gắn máy cà tàng thỉnh thoảng về thị xã mua lên ít gói mì, muối, đường, dầu ăn... bán lại cho dân trong xóm, đúng là chẳng có cái chợ nào, người ta vẫn gọi đó là xóm chợ...
Nhưng đó chỉ là những cách giải thích theo cảm quan, cảm tính, cái chính xác nhất là phải có được bản chữ Nôm của BHTQ xem viết là chữ gì?
Hì hì hì !
Trả lờiXóaSalam bận lắm sáng mở máy thấy bài của Bác không có thời gian còm , vì thế có chút thời gian rảnh như buổi tối này nè , vừa còm vừa bán hàng nên có nhiều sai sót .. Im sorry hè hè hè
Bác Hiệp chưa biết đấy thôi , Huy Trường biết mà , suốt ngày cửa hàng của Salam tấp nập người mua , vì thế mỗi khi vào một trang mình yêu thích mà có gì sai sót thì xin hai chữ .. . đại xá
Bác không tin khi nào gặp Huy Trường thử hỏi xem hôm ông nhạc gặp con rể thì ông nhạc đứng lên ngồi xuống mấy lần .. để bán hàng ( Nên nhớ ngày ấy là ngày vắng khách nhất trong tuần )
Trước hết là phải chúc mừng bác Salam trong công việc kinh doanh, buôn bán mà được bận rộn như bác là đáng mơ ước, chứ như "cô hàng bán sách lim dim ngủ" thì có mà sập tiệm sớm.
XóaChuyện sai sót nho nhỏ trên blog có sao đâu, có cái để nói ấy mà. Chúc bác một ngày mới phát tài, phát đạt.
A- Nhiều trang mạng khi nói về câu “Gác mái ngư ông về viễn phố” có xu hướng hiểu phố là bến sông, cửa sông (浦). Vậy thì ngư ông sau khi gác mái (chèo) rồi về phố (浦) bằng cách nào? Chỉ có hai cách:
Trả lờiXóa1- Ông ta đi nhờ thuyền người khác
2- Ông ta nằm trên thuyền của mình cho trôi theo dòng nước,
Cả hai cách ấy không ổn.
• Tại sao có thuyền lại không dùng mà phải tồn tiền quá giang?
• Nếu là phố (浦)xa thì trôi bao giờ cho đến. Với lại có khi nước chảy ngược. gió quẩn, sông quanh co gấp khúc…
Những người suy diễn cho là ngư ông trôi như vậy là ung tự tại, không bon chen giữa đời !!!!
Từ nhận xét trên, ta có thể nghỉ là ngư ông sau khi gác mái thì đi đường bộ, phố mà ông về là 鋪. Tức là một phố thị không ở trên bờ sông. Tại địa chỉ: http://chimviet.free.fr/vanhoc/nguyenvinhtrang/nvtrn050_deongang.htm
Tác giả Nguyễn Vinh Trang đã thống kê trong bài “Chiều hôm nhớ nhà” của bà HTQ có 16 chữ Hán:
Hoàng hôn 黃 昏 ;
ngư ông 漁 翁 ; viễn phố 遠 鋪 ;
mục tử 牧 子 ; cô thôn 孤 村 ;
chương đài 章 臺 ; lữ thứ 旅 次 ;
hàn ôn 寒 溫 .
Ta thấy chữ phố 鋪 trong viễn phố 遠 鋪 là chữ phố 鋪 bộ kim 金.
B- Cảm ơn Lão Tan có nhắc đến bu khi nói đến CHỢ và RỢ
Trong bài thơ “ Qua đèo Ngang tức cảnh” của bà HTQ. Đây là chuyện dài kì không thể nói vài dòng là được. Năm 2003 Tạp chí Nha Trang số 91 đăng bài “Hãy trả lại sự chính xác cho các tác phẩm văn chương nghệ thuật” của thạc sĩ Chữ Anh Đào. Ý ông này là trả lại chữ RỢ thay vì chữ CHỢ trong bài thơ của bà HTQ trên sách báo. Thế là báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn) trong hai năm 2003, 2004 cho đăng rất nhiều bài nói về vụ này. Thấy thiên hạ nhiệt liệt quá, bu tui cũng nhảy vào cuộc với bài THÊM ĐÔI ĐIỀU VỀ CHỢ HAY RỢ (đăng ở số 12 ngày 20.3.2004. kí tên cúng cơm của bu: Nguyễn Quốc Toàn. Sau bài này báo im lặng cho đến nay và không nói lời sơ kết hay tổng kết gì cả.
Nếu là theo lời Lão Tan, bu có thể post lại bài đó, nhưng để người đọc có khái niệm chung thì bu tui trước hết phải thống kê xem trong hai năm 2003 và 2004 có bao nhiêu bài, trong đó phe Rợ mấy bài phe Chợ mấy bài, lập luận của mỗi phe ra sao. Bu tui đã định làm thời Zà Hu còn sống thoi thóp. Nhưng do lười mà bỏ cuộc cho đến nay. Có lẽ khi nào đó bu phải thực hiện chăng. Nói thêm, bu tui là chiến sĩ quyết tử của phe CHỢ… hihi.
Tôi không được đọc những trang mạng nói về "viễn phố", ngoại trừ của ông An Chi, nhưng như đã viết trong bài, tôi cũng nghiêng về chữ phố bộ Kim, tức là nhà ở, hoặc phố thị, nơi có nhà ở của ngư ông, tương tự câu tiếp thep "cô thôn", tức là thôn vắng, nơi có nhà ở của mục đồng. Chứ hiểu theo cách gác mái chèo trước khi về bến thì không ổn.
XóaCòn về chữ "chợ", hay "rợ" trong bài Qua đèo Ngang, thì như tôi đã viết ở còm bên trên cho Salam, "chợ mấy nhà" (lưu ý "chợ mấy nhà" chứ không phải "ngôi chợ"), ở đây là để chỉ một xóm nhà ven sông. Tôi cũng hiểu theo cách này, tức là "chợ", còn "ven sông rợ mấy nhà", thì như cũng đã thấy trên Tây nguyên, người Thượng (rợ), tuy làm nhà gần nguồn nước, nhưng ở trên đồi cao, chứ không cất nhà ven sông như người Việt.
Bác Bu làm lại chuyện "chợ" đi. Có cái bàn cho vui.
XóaXin đồng ý kiến với bác Hiệp là bác Bu cho mọi người được xem cái quyết chiến của Bác về bài viết 10 năm trước. Đây là tuyệt tác của Thi sĩ trải qua bao đời , tranh luận mở mang kiến thức cho nhiều người lắm.
XóaQuảng Bình quê ta ơi...Ngày xưa nghe nói Ngô Đình Diệm ( Phong Thủy - Lệ Thủy) từng đánh nhau với Võ Nguyên Gíap ( Lộc Thủy - Lệ Thủy) thời chăn trâu. Nhưng chưa có ăn thua , vì đánh nhau hồi đó chỉ là vật nhau , đấm đá chút đỉnh , có bữa thắng bữa thua...Sau nay lớn lên vẫn đánh nhau...hehe. Nghe bác Bu dùng từ quyết tử, lão hình dung đến tính cách của dân Quảng Bình mà rõ nhất là chuyện 2 ông lớn này.
"Gác mái ngư ông về viễn phố
Trả lờiXóaGõ sừng mục tử lại cô thôn"
Nếu bắt đầu bằng phép đối trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật: gác mái - gõ sừng; ngư ông về viễn phố - mục tử lại cô thôn.
Hình ảnh phố xa và xóm vắng cũng chỉ là hình ảnh ước lệ, gợi cảnh buồn. Lữ khách đang mải miết, mục tử và ngư ông cũng đang mải miết đi và đi trong chiều hôm "chim bay mỏi". Khá nhiều đối tượng: Lữ khách, mục tử, ngư ông, chim trời nhưng tất cả đang hướng về phía trước xa vời xa...nên nhiều người mà vẫn cô đơn. Có điều, chỉ có lữ khách là chưa có chốn về rõ ràng, còn những đối tượng khác dù chốn về còn xa nhưng đã có.
Bây giờ đem ra mà cắt nghĩa cụ thể của từ ngữ chắc là như bác Hiệp nói, sẽ "đâu cái điền" mất thôi, vì không chỉ "phố" mà ngay cái hành động "gõ sừng" của mục tử thì lí giải sao đây? NT từng là trẻ chăn trâu, khi giục trâu về đâu có "gõ sừng?", phải quất roi vào mông nó chứ? Hì hì...
Còn "chợ" hay "rợ" cũng vậy, nếu "rợ" là nhà của dân tộc thiểu số, hay "mấy nhà chợ" để chỉ lều quán đều không ổn. Lác đác bên sông: nhà của dân không ở bên sông, còn chợ mà họp bên sông thì chắc chỉ trong vùng sông nước miền Nam mới có chứ ở Đèo Ngang heo hút ấy họp làm gì? Như vậy, theo ý lão Tan là hình ảnh chỉ mang tính ước lệ là đúng. Nó chỉ góp phần gợi nên cái đìu hiu, vắng vẻ của cuộc sống và con người nơi "đang nghèo" này thôi.
Hơn 10 năm (từ 2004 đến nay) như bác Bu nói là "im lặng" là vì càng khơi ra càng "đâu cái điền", phải thế không mọi người?
Đúng là quá khó để biết đích xác xem BHTQ muốn nói gì? Khi ta chỉ có trong tay những bài thơ đã được chuyển sang quốc ngữ. Bàn như thế này cũng như là thày bói gieo quẻ, hay mù sờ voi vậy. Nếu có được những bài thơ viết bằng chữ Nôm của BHTQ (và bản "chính chủ" nữa) may ra mới "giải" được phần nào. Nhiều khi tôi thấy như NT nói mọi người bàn đến "đâu cái điền" trên bản văn quốc ngữ, mà quên khuấy đi là thơ của BHTQ được viết bằng chữ Nôm, chữ Nôm viết sẽ khác xa chữ quốc ngữ, như chữ "phố" quốc ngữ là một chữ, nhưng chữ Nôm mỗi chữ viết khác nhau, chữ "chợ" và "rợ" cũng thế, âm na ná nhưng khi viết chữ Nôm, đa phần mặt chữ sẽ viết khác. Phải có được bản Nôm thơ của BHTQ mới mong rõ được.
XóaCòn không tất cả chỉ là ước đoán, trên cái ước lệ, không ai có thể phủ nhận ai. Cuối cùng là bàn đến "đâu cái điền" rồi vẫn rơi vào im lặng.
Tôi vẫn muốn nhấn mạnh, là nếu có được bản Nôm xưa thơ BHTQ như những bản Nôm truyện Kiều thì hay quá, và như thế mới chính xác, như chữ viễn phố mà thấy viết 遠 浦 (phố bộ thủy) thì chắc chắn BHTQ muốn nói bến sông, còn viễn phố mà viết 遠 鋪 (phố bộ kim) thì chắc chắn BHTQ muốn nói phố thị hay nhà ở. Chứ bàn trên bản chữ quốc ngữ là vô phương.
XóaCác Bác về miền tây coi , nhà phố người ta trở mặt sát bờ sông , dừng thuyền lại là bước ngay lên nhà đấy thôi
Trả lờiXóaTừ đèo Ngang đã được bác Salam đưa về miền tây rùi :-)))
XóaBác Salam, trong tiếng Chăm Salam có nghĩa là Chào.
XóaỦa trong tiếng chăm cũng có từ Salam à ? Mà cũng đúng thôi đạo Bà la môn có thể du nhập từ Ấn độ mà người Ấn theo đạo hồi nhiều . Alaykum Salam cũng là câu chào của người Hồi giáo trên khắp thế giới . Khi chào Alaykum Salam thì người trả lời lại là Salam Alaykum , khi đã quen thân hay vội quá người ta chỉ cần chào Salam là được . 2014 là năm du lịch của Mallaysia câu Sologan của họ là Salam Alayka cỉ khác hai từ cuối
Trả lờiXóaCách đây mấy năm có một nhóc người Indonisia quen nhỏ gái qua SG chơi , nhà nó cũng theo Đạo Hồi Salam cũng chào và nói tiếng Ả Rập với nó rất là vui
Tiếng Chăm hay nói rộng hơn là văn hóa của người Chăm, ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa Ấn Độ. Có học giả nêu giả thuyết tháp Chăm ở Việt Nam là do những thợ thủ công, nghệ nhân Ấn Độ sang Việt Nam theo con đường truyền giáo, thương mại từ nhiều thế kỷ trước xây dựng.
XóaVậy là bài thơ Qua đèo ngang của BHTQ nó quá thâm sâu đến như vậy mà BGD nước nhà cho học sinh học rồi bình và luận, nghĩ lại thấy thương thời học sinh ghê...
Trả lờiXóaThật ra thơ của bà đâu có gì thâm sâu, đa số là tả cảnh, tự sự... tại thiên hạ... nhiễu sự thôi. Chẳng hạn "cãi" nhau về những từ như trên, nếu biết được bản gốc chữ Nôm vấn đề se rõ ràng ngay thôi.
Xóa