Ảnh Internet.
Tổ Bồ Đề Đạt Ma diện bích. Sư đứng bên ngoài trời tuyết cầm dao đoạn cánh tay bạch: "Tâm con không an, xin thầy an tâm giúp". Tổ nói: "Đưa tâm đây ta an cho". Sư đáp: "Con không thấy tâm đâu". Tổ nói: "Ta đã an tâm cho ngươi rồi đó". (*)
Truyền thuyết trên đây giữa Tổ Bồ Đề Đạt Ma và Sư Huệ Khả, người về sau là Tổ thứ nhì của Thiền tông Trung Hoa, sau Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Hơn một ngàn năm trăm năm trước, Sư gặp Tổ để tìm cái tâm an.
Thời nào cũng thế, đi tìm cái tâm an thật khó!
Ghi chú:
(*) Vô môn quan, Tắc (Công án) thứ 41. Vô môn quan 無 門 關 là một tập Công án do Thiền sư Vô Môn Huệ Khai biên soạn, gồm 48 Công án.
- Bồ Đề Đạt Ma (470-543) 菩提達磨 ; S. Bodhidharma, có nghĩa là Đạo Pháp, là Tổ thứ 28 của Thiền tông Ấn Độ (Thích Ca Mâu Ni là Tổ thứ nhất), Sơ tổ của Thiền tông Trung Hoa.
- Huệ Khả (487-593) 慧可 ; C. Huikè; J. Eka. Tổ thứ hai của Thiền tông Trung Hoa, sau Bồ Đề Đạt Ma.
- Bồ Đề Đạt Ma (470-543) 菩提達磨 ; S. Bodhidharma, có nghĩa là Đạo Pháp, là Tổ thứ 28 của Thiền tông Ấn Độ (Thích Ca Mâu Ni là Tổ thứ nhất), Sơ tổ của Thiền tông Trung Hoa.
- Huệ Khả (487-593) 慧可 ; C. Huikè; J. Eka. Tổ thứ hai của Thiền tông Trung Hoa, sau Bồ Đề Đạt Ma.
Nhiều khi tối đến cầm điện thoại chấm chấm . miết miết nhắn tin riết cũng...không an tâm lắm bác Hiệp ạ! hehe
Trả lờiXóaThời buổi càng hiện đại càng... hại điện Lão Tân, haha!
XóaTÂM AN
Trả lờiXóaQuét hết vô minh của kiếp người
Nhặt gom sầu hận bụi trần rơi
Đem về rửa sạch bên sông mộng
Tô điểm tâm an tặng lại đời
( Hoa Mai )
An nhiên tự tại áng mây bay
Như khói như sương cõi sắc này
Như gọi hư vô thành kinh kệ
An tâm nhẹ gót nến vàng bay
( Phe Bách )
P / s.: Bác Hiệp thấy hôm nay Salam nho nhã chưa ? Hì hì hì
Hoan hô bác Salam, rất nho và rất nhã :-)))
Trả lờiXóa1- Những người mộ đạo Phật mà không theo Thiền tông thì không hiểu Công án thiền là gì. Cũng có người suốt ngày niệm nam mô A di đà Phật nhưng không biết trích ngan A di đà ra sao. Các vị này khó mà có tâm an.
Trả lờiXóa2- Phật Giáo và Nho giáo quan niệm Tâm an khác nhau lắm.
Phật giáo quan niệm khát ái gây đau khổ, do vậy tăng đoàn đầu tiên của Thích Ca không có phụ nữ. Sau này ông Ananda nói khó mãi Phật mới kết nạp bà dì ruột đã từng nuôi ông khi lọt lòng mẹ vào tăng đoàn. Phật tuyên bố đạo của ta sẽ giảm thọ mất một nữa thời gian. Trong kinh Trường bộ có đoạn:
Khi tôn giả Ananda hỏi đức Phật lúc ấy đã tám mươi tuổi về cách một tì kheo phải cư xử với nữ giới như thế nào, bậc đạo sư đáp:
“Này Anan da, không nên nhìn họ”
- Song nếu chúng con thấy họ thì phải làm thế nào?
- Này Ananda, đừng nói chuyện với họ
- Song họ nói chuyện với chúng con thì phải làm thế nào?
- Này Ananda, hãy tỉnh giác và phòng hộ”
3- Cách nay nót 4000 năm người Tàu quan niệm an trong bình an, yên ổn, thích nghi, phải có hình bóng người phụ nữ. Chữ an 安 trên là bộ miên 宀 dưới là chữ nữ 女. Dưới một mái nhà cần phải có người phụ nữ, như thế mới yên ổn và tâm an được.
Ấn Độ và Trung Hoa, hai nước lớn ở phương đông, nơi sản sinh ra những tư tưởng triết học và tôn giáo lớn của nhân loại. Trọng nam khinh nữ, là điềumà ngày xưa (có nơi cho đến tận ngày nay) phương đông quan niệm, ngay cả đến một bậc thánh nhân như Đức Phật.
XóaTrước năm 1975 (khoảng 1969, 1970), tôi có học chữ Nho với GS. Đào Mộng Nam ở Saigon (ông đã dạy ở Đại học Huế, mất năm 2006 tại Hoa Kỳ). Tôi còn nhớ chữ an 安 ông dạy, trên là bộ Miên 宀 (nghĩa là trùm, lợp), tượng trưng cho cái mái nhà, bên trong là chữ nữ 女, tượng trưng cho người phụ nữ. Người phụ nữ ở dưới mái nhà (ý nói ở trong nhà) thì cảm thấy bình an.
Bác Bu viết bên trên là có nhiều người mộ đạo Phật mà không theo Thiền tông thì không hiểu Công án là gì? Nhân tiện đây tôi xin giới thiệu sơ về Công án, theo Từ điển Phật học của Ban Biên dịch Đạo Uyển - Chân Nguyên, Nguyễn Tường Bách, Thích Nhuận Châu, để các bạn tiện nắm.
Xóa- Công án 公 案 . Nguyên nghĩa của danh từ này là một án công khai, quyết định phải trái trong quan phủ.
Công án là một thuật ngữ quan trọng của Thiền tông, chỉ một phương pháp tu tập đặc biệt. Công án có thể là một bài kệ, một đoạn kinh, một cuộc đàm thoại, một kinh nghiệm giác ngộ, một vấn đáp, hay thậm chí là một cuộc Pháp chiến. Chúng có chung một điều là mói về thể tính của vạn vật.
Đặc trưng của Công án thường nghịch lý, nằm ngoài lý luận. Công án cũng không phải là câu đố, vì không hề được giải đáp bằng lý luận. Muốn hiểu Công án phải qua nhận thức.
"chúng có chung một điều là mói về thể tính của vạn vật". Xin sửa là "nói về thể tính"
XóaDạ, nếu bây giờ NT muốn bác Hiệp giữ tâm (tim) của NT cho nó an (đứng yên) có được không ạ? Và liệu tâm của bác Hiệp có an không khi mà lão Tan lão ấy bảo GH...chính là bác Hiệp trong việc " Tin nhắn gửi nhầm sang em" không ạ?
Trả lờiXóaHì...chạy thôi nha, kẻo tim rơi mất!
Hà hà, ở câu hỏi thứ nhất tôi có cả tưởng tâm (tim) của NT giống như chiếc đồng hồ quả lắc ở nhà tôi, nó luôn đưa qua đưa lại và cứ 15 phút đánh kính coong, kính coong... Như thế không nên để nó đứng yên, vì đứng yên là nó đã "hết giây thiều".
XóaCòn câu thứ hai thì cũng dựa theo câu một để trả lời, hí hí!
Hehe... ở trên là bu nói người mộ đạo Phật mà không theo Thiền tông thì không hiểu Công án. Bu tui không mộ đạo Phật, càng không theo thiền tông, mà chỉ mộ sự tò mò thôi.
Trả lờiXóaBu đọc Công án từ ba quyển từ điển giấy
+ Từ điển của Đoàn Trung Còn.
+ Phật quang Đại từ điển , bộ 6 quyển (Thầy Quảng Độ dịch của Đài Loan)
+Từ điển Phật học của Chân Nguyên và Nguyễn Tường Bách (nxb Thuận Hóa)
Ngoài ra còn một vài từ điển mạng.
Mới hay mê sự tò mò cũng mệt mỏi và tốn kém lắm
Huhu ...qua thăm anh Bu , rồi sang nhà thăm anh Hiệp ...đọc xong bài viết ngắn gọn của anh Hiệp vậy chứ đau cái đầu vì ...hỏng hiểu gì hết ! Cái đầu vốn đã dốt rùi nên ....cần phải suy nghĩ nhiều mới hiểu nổi !
Trả lờiXóaĐấy là một Công án Thiền, tôi cũng có hiểu gì đâu NangTuyet, hì hì!
XóaTò mò, mệt mỏi và tốn kém, hì hì, tôi cũng có thêm quyển Danh từ Phật học thực dụng của Tâm Tuệ Hỷ, NXB Tôn giáo, cái tò mò nó tốn kém thế, biết một lại muốn biết hai... Trong sách giấy hay trên mạng giải thích khá dài, tôi thấy đoạn đầu trong từ điển của Ban biên dịch Đạo Uyển khá đầy đủ.
Trả lờiXóa888 cho vui nhà
Trả lờiXóaĐọc các danh từ phiên âm hay dịch từ tiếng Pali - Sanskit , Tạng văn qua chữ Hán rồi từ Hán qua chữ Việt thấy rất phức tạp . Chữ Công án ( gòng - àn . Koan ) trong chữ Hán chữ Công này viết giống chữ Công trong Công Giáo và theo nguyên nghĩa thì : Là án công khai quyết định phải trá trong quan phủ . Nhưng theo Thiền tông của Phật giáo thì Thuật ngữ này chỉ một phương pháp tu tập thiền định đặc biệt
Đấy là những thuật ngữ trong tôn giáo, nhiều khi ta thấy khó hiểu bác Salam.
Xóa