Một dãy phố cổ ở quận 5 (nhà cổ nhưng "vôi ve" thì tươi rói). TP. HCM. Ảnh Internet.
Bây giờ ở đâu cũng là phố, thậm chí đâu đâu cũng là thành phố. Ta thường hiểu phố như một con đường, như khi nói "một con phố", hoặc là một con đường ở thành thị có nhiều cửa tiệm buôn bán, Từ điển Tiếng Việt hiện nay (Hoàng Phê chủ biên), giải thích:
- phố d. Đường ở thành phố, thị trấn, dọc hai bên có nhà cửa.
Hà Nội ngày trước có nhiều phố như thế, như phố hàng Đào, phố hàng Bồ, phố hàng Buồm, phố hàng Than, phố hàng Khay, phố hàng Đàn, phố hàng Giầy, phố hàng Cót... Hoặc ở Saigon miệt Chợ Lớn có nhiều phố buôn bán của người Hoa.
Ngày xưa có hồi tôi ở Pleiku, trên một ngọn đồi, cách trung tâm thị xã chừng hai, ba cây số, mỗi lần đi đâu đến khu trung tâm thị xã, người ta hay nói "đi xuống phố", đúng là "xuống" phố, ở trên cao đi xuống nơi thấp hơn. Ai đã ở Pleiku trước năm 1975 hẳn biết lời trong một bài hát của nhạc sĩ Phạm Duy, được phổ từ thơ của nhà thơ Vũ Hữu Định nói về phố núi Pleiku, "Phố xá không xa, nên phố tình thân, đi dăm phút đã về chốn cũ, một buổi chiều nao lòng bỗng bâng khuâng..."
Nhưng mới hôm trước đây, lật sách vở tra vài từ, mới hay từ "phố" ban đầu không có nghĩa là con đường (con phố), mà thoạt tiên phố có nghĩa là... ngôi nhà ta đang ở, hoặc làm cửa tiệm buôn bán, như khi ta thấy trong từ ngữ "dãy phố", có nghĩa là "một dãy những ngôi nhà liền kề nhau". Hai quyển từ điển xưa của ta là Đại Nam Quấc âm Tự vị và Việt Nam Tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức nêu rõ:
Đại Nam Quấc âm Tự vị (Huình Tịnh Paulus Của):
- Phố. Nhà buôn bán thường cất dọc chợ; nhà bán hàng xén.
Việt Nam Tự điển (Hội Khai Trí Tiến Đức:
- Phố. Nhà ở thành thị. Thuê phố ở. Dùng ra nghĩa rộng để gọi cả con đường hai bên có phố. Phố hàng Đào, phố hàng Bạc.
Biết được ngôn ngữ của từng thời kỳ, nhiều khi cho ta hiểu đúng được suy nghĩ của xã hội trong những thời kỳ đó.
cái thông tin này hôm nay bác "truy" ra cũng hay lắm! Con đọc sách cụ Vương Hồng Sển thấy nói "dãy phố lầu" thì con cũng nghi nghi là cụ Vương hay dùng từ cổ. Và hôm nay bác viết ra cái này thì con chẳng còn thắc mắc nữa, hì hì. cám ơn bác nhiều. chúc bác buổi tối vui vẻ.
Trả lờiXóaHình ảnh tôi post bên trên là "dãy phố lầu" đấy.
XóaCũng chúc bạn trẻ HT buổi tối chủ nhật vui, còn ghé "ông musique" không?
Dạ, tuần này con bận làm cả Chủ Nhật nên chưa ghé bác à! Chắc tuần sau con qua chơi, còn hứa "tặng" một cuốn sách mà con chua qua được. Tuần trước thì về Bắc nên không qua được, hì hì,
XóaPhố xá
Trả lờiXóaxá cũng là nơi ở như phố vậy
"Tệ xá", tiếng nói khiêm nhường về nhà ở :-)
XóaPhố nhỏ , ngõ nhỏ nhà tôi ở đó ... hay Em ơi Hà Nội phố , ta còn Em mùi Hoàng lan , ta còn Em mùi Hoa sữa , con đường vắng rì rào bao kỷ niệm , ai đó chờ ai tóc xoã vai mềm
Trả lờiXóaNói đến Phố thì ta nghĩ ngay một thị tứ có nhiều con đường và nhiều nhà cửa san sát nhau , là trung tâm giao thương buôn bán của địa phương đó . Muốn tìm hiểu về tình hình kinh tế thì vào chợ trung tâm , muốn hiểu thêm về lịch sử , nghệ thuật thì vào những viện bảo tàng và các trung tám nghệ thuật chỉ ở Phố mới có
P / s. : Hì hì hì. Hôm nọ bác hỏi Huy Trường về quê có ghé thăm cô bạn gái không ? Bảo đảm Bác cho kẹo thì HT cũng không dám " Lói " vì ông Nhạc luôn túc trực ở nhà Bác .. ". Nỡ lói ra thì biết nàm thao " .. .. có phỏng
Ko. Thiệt chứ bố. Quanh nhà con các cô "em" hàng xóm thì cũng cất cánh hết rồi. Giờ còn các cô bà thôi. Các cô "em" ngày trc thì chuyên đánh lộn với con sao con dám sớ rớ chứ. Hì hì
XóaPhố, đã được các nhạc sĩ đưa vào rất nhiều bản nhạc.
XóaHì hì, bố con nhà này tếu thiệt :-))
Hồi đó hay nghe nói phố Tàu , phố Ấn là phố có nhiều người Tàu hoặc người Ấn Độ ở
Trả lờiXóaBây giờ để ý mới thấy từ "phố" là "nhà" có khá nhiều trong ngôn ngữ. Căn phố, chính là căn nhà, như bạn Marg. nói, hồi đó ta hay nghe "Phố Tàu", "phố Ấn" (bây giờ nghe "phố Tây" (Phạm Ngũ Lão), "phố" trong "phố Tàu, phố Ấn" ngày xưa ta nghe thường để chỉ một dãy, một khu nhà người Tàu, người Ấn ở, thường có buon bán. Bây giờ ở gần chợ Phạm Văn Hai (Tân Bình) hình như có "phố Hàn Quốc".
XóaPhố Tàu thường ở quận 5 , còn phố Ấn ngày trước thường ở các phố bán vải ngoài quân 1 như ở đường Tạ Thu Thâu , Thủ Khoa Huân
XóaNgày trước mà vào mấy tiệm vải ở phố Án Tạ Thu Thâu, nghe sực nức mùi... cà ri nị.
XóaPhố là nhà hay phố là con đường ở thành phố, hai bên có nhà cửa. Vậy có lẽ dây là một từ được chuyển nghĩa?
Trả lờiXóaThế khi ta ghép: phố phường thì nghĩa của nó chính xác là thế nào bác Hiệp?
"Phố phường chật hẹp, người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non"
(Năm mới chúc nhau - Trấn Tú Xương)
Phố, ban đầu có nghĩa là căn nhà, sau mới được chuyển sang nghĩa là con đường, như vậy phố là con đường, người ta gọi là "nghĩa phái sinh".
XóaPhường cũng là một từ cổ, bây giờ để chỉ một khu vực hành chính ở thành phố, có thể tương đương với "xã' ở vùng quê. Ngày xưa "phường" dùng để chỉ những người có cùng một nghề trong sản xuất, buôn bán liên kết với nhau, như "phường đúc", hay "phường vạn chài" (một nhóm người cùng đánh cá trên một khúc sông). Ta còn thấy trong câu nói: "Buôn có bạn, bán có phường". "Hà Nội ba mươi sáu phố phường" là một cách nói không chính xác lắm (vì phố và phường là hai phạm trù khác nhau), :Hà Nội ba mươi sáu phố" thì đúng hơn, có lẽ nói thế cho có vần. Chữ "phường" ở đây là được hiểu theo nghĩa "phường buôn bán", chứ không phải là địa danh hành chính.
Câu:
Xóa"Phố phường chật hẹp, người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non"
(Năm mới chúc nhau - Trấn Tú Xương)
Theo tôi từ "phường" ở đây là để chỉ đơn vị hành chính (như phường, xã bây giờ) chứ không phải để chì "phường nghề". Ngay từ thời Lê nhà nước lúc bấy giờ đã chia nhỏ địa lý của kinh thành Thăng Long làm nhiều "phường", và Thăng Long gọi là "phủ" (phủ Phụng Thiên).
Câu "Phố phường chật hẹp, người đông đúc", "phố" để nói nhà cửa (hoặc "phố xá" nói chung), "phường", để chỉ một đơn vị hành chính.
Càng đọc bác , lão càng thấy bác có nhiều nét giống bác An Chi phụ trách " Chuyện đông chuyện tây " trên "Kiến thức ngày nay ". Có thể An chi là tên một người , nhưng cũng có thể An Chi là tên một nhóm người mà có khi bác là một thành viên trong nhóm phụ trách " Chuyện đông chuyện tây" của Tạp chí này. Có lý do để đặt nghi ngờ lắm chứ. Lão vẫn thần tượng lắm những chuyên đề trong tạp chí do những người uy tín đảm trách. Chuyện Pháp luật thời gian đầu có Ls Trương thị Hòa . Sức khỏe có bác sĩ Minh Hoàng và chuyện chữ nghĩa có bác An Chi...
Trả lờiXóaHì hì, lão Tân nói vậy ông An Chi mà đọc thấy ông ấy... cười. Bút danh An Chi là để chỉ một người thôi, Ông ấy có bút danh khác là Huệ Thiên. Có lần tôi đọc thấy ông ấy lý giải bút danh An Chi là "I Trang" (đọc lái chữ An Chi), có lẽ là khi viết trả lời trên báo chí "Chuyện đông chuyện tây", ông ấy hay căn cứ "i trang" theo sách vở. Còn tên Huệ Thiên cũng thế, đọc lái là "Thiện Huê", người miền Nam gọi "Hoa" là "Huê", tên thật của ông ấy là Thiện Hoa (Võ).
XóaThú thật kiến thức của tôi không bằng một phần trăm ông An Chi (thật sự), nếu được đứng chung "liên danh" với ông ấy như bác "nghi ngờ" thì thật vinh hạnh, nhưng phải giỏi lắm đó. Chẳng qua tôi có một cái "thú sách vở" nhang nhác như ông ấy thôi.
An Chi = Y chang.
Xóavậy mấy căn "nhà phố" mà dân BĐS hay gọi lại dư nghĩa rồi.
Trả lờiXóaÔi, tiếng Dziệt ơi....
"Nhà phố", nghe như có vẻ dư nghĩa nếu hiều "phố" là nhà. Nhưng cũng không hẳn thế Bố susu. "Nhà phố" cũng còn để chỉ "một loại nhà" hình ống, ở "phố", bề ngang thường hẹp, tường nhà này liền tường nhà kia, để phân biệt với các loại nhà khác, chẳng hạn như ta hay nghe nói, nhà phố, nhà chung cư, nhà biệt thự, nhà vườn...
XóaHì hì , chả hiểu sao ''dân BĐS'' lại phân biệt ''nhà phố' là nhà hình ống ở phố , trong khi ''nhà biệt thự'' cũng có ở phố vậy , hihi
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Xóa"nhà phố" là nhà ống, không có sân vườn ở phố, biệt thự là nhà có sân vườn, cũng ở phố, "nhà vườn" có sân vườn nhưng... ở vườn, hì hì! Tiếng ta cứ loạn cả lên, thảo nào tây nói học khó.
XóaThêm một phố nữa đây bác Phạm. "Gác mái ngư ông về viễn phố". Phố (浦) đây là bến thuyền.
Trả lờiXóaĐúng đó cụ Nô, Phố 鋪 bộ Kim là nhà, cửa hàng buôn bán. Phố 浦 bộ Thủy là bến thuyền, bến sông.
Xóa