Đình làng Đình Bảng, tên Nôm là làng Báng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Ảnh Internet.
Bây giờ đã là giữa tháng Chạp, còn khoảng một nửa tháng nữa đến Tết. Tôi đọc lại những quyển sách viết về lễ hội xưa nay, thấy đa số lễ hội đều xảy ra vào mùa xuân, trong khoảng thời gian Tết nguyên đán cổ truyền. Năm nay nhà nước thông báo Tết cán bộ công nhân viên chức được nghỉ đến 9 ngày, chẳng bù cho thời bao cấp cách nay vài chục năm, Tết chỉ được nghỉ khoảng bốn, hoặc năm ngày, khoảng từ trưa ngày hăm chín hoặc ba mươi, cho đến hết 3 ngày Tết.
Xã hội ta xưa kia là xã hội nông nghiệp, dịp Tết là dịp nông nhàn, cày cấy thu hoạch đã xong, nhà nhà đa số đã có chút của ăn của để, cho nên ngày Tết là ngày lễ hội, vui chơi, cho bõ những ngày tháng vất vả, nhọc nhằn, cũng là dịp để người đi làm ăn xa trở về nhà, anh em, họ hàng, chòm xóm thân thích thăm hỏi gặp mặt. Có những nơi tổ chức lễ hội kéo dài đến cả nửa tháng, với đủ thứ cổ tục, hết làng này đến làng khác. Ông bà ta đã nói:
Hoặc:
Ngày Tết xưa kia ngoài việc "Tháng Giêng ăn tết ở nhà", còn là những dịp để các nơi mở lễ hội, Ngôi làng Việt Nam, nhất là những ngôi làng ở miền Bắc ngày xưa có tính chất khép kín, với lũy tre xanh bao bọc, có những người cả đời không có được mấy dịp bước ra khỏi lũy tre làng. Làng ở vùng Nam bộ có những đặc điểm khác biệt, là vùng đất tương đối mới, ngày trước đất rộng người thưa, dân cư thường ở rải rác, không mấy tập trung trừ một số nơi thị tứ. Làng Việt Nam, tượng trưng bằng ngôi đình làng, là địa điểm chính diễn ra những lễ hội của làng. Ngôi đình xưa kia có một điểm đặc biệt, vừa là nơi thờ Thần linh, thường là Thành Hoàng, là vị Thần che chở cho dân làng trước mọi tai ương, mang phúc đức, thịnh vượng đến cho dân làng, vừa là nơi làm việc và cũng là nơi hội họp của bô lão, kỳ mục, là nơi thờ phụng, tổ chức lễ hội, vui chơi của toàn thể người dân trong làng.
A- Thần linh:
Nếu chùa là nơi thờ Phật, thì Đình là nơi thờ Thần, mà người dân gọi là Thành Hoàng. Thần được chia ra Thiên thần và Nhân thần, thường gọi là phúc thần. Thần thờ ở đình làng gồm có:
- Thượng Đẳng Thần: là những Thiên thần như Bà chúa Liễu Hạnh, Phù Đổng Thiên Vương... linh ứng qua nhiều huyền thoại. Những Nhân thần như Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Ngô Quyền... với công lao, thành tích dựng nước, giữ nước. Chẳng hạn ở miền Nam có Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh được sắc phong của nhà Nguyễn là Thượng Đẳng Thần. Những sắc phong của triều đình đối với những vị thần làng thường là vào thời nhà Nguyễn, mà nhiều nhất là vào thời vua Tự Đức.
- Trung Đẳng Thần: do dân làng thờ từ lâu đời, biết rõ tên tuổi, nhưng chưa biết rõ chức tước, công trạng. Hoặc là những vị thần từng linh ứng qua việc cầu đảo (cầu mưa thuận gió hòa), chấm dứt dịch bệnh.
Thượng Đẳng Thần và Trung Đẳng Thần được triều đình ban sắc (sắc phong), được ghi vào Tự điển của triều đình, khi Tế lễ phải theo đúng quy chế.
- Hạ Đẳng Thần: là những vị Thần do dân thờ cúng đã lâu, lý lịch, tên tuổi chưa rõ, nhưng cũng thuộc Chính thần, nên được người dân đạo đạt lên và được triều đình ban sắc.
I- Thờ thần ở đình làng miền Bắc:
- Học giả, nhà sử học Đào Duy Anh (1904-1988), trong sách Việt Nam Văn hóa Sử cương được xuất bản lần đầu năm 1938 (lời tựa của sách do tác giả viết tại Huế ngày 14-8-1938). Trong sách có viết: "Vị thần ở đình có khi là thiên thần, như thần Tản Viên, Thần Phù Đổng, Thần Chử Đồng Tử, có khi là nhân thần hay phúc thần, như Trưng Trắc, Trưng Nhị, Lý Ông Trọng, Phạm Ngũ Lão. Những người sáng lập ra làng, hay những ông quan có ơn với làng khi chết thường cũng được thờ làm thần, như Nguyễn Cẩn lập ra làng Đông Lâm ở Hải Dương, Hoàng Cao Khải lập ra ấp Thái Hà ở Hà Đông, Nguyễn Công Trứ lập ra các làng ở hai huyện Kim Sơn và Tiền Hải ở Ninh Bình và Thái Bình. Lại còn một thứ thần là người thường mà chết bất đắc kỳ tử được giờ thiêng thì cũng được người ta thờ làm thần, vì thế mà có những thần Ăn trộm (Lộng Khê, huyện Phù Dực, tỉnh Thái Bình), thần Trẻ con (làng Đông Thôn, huyện Hoàng Long, tỉnh Hà Đông) thần Chết nghẹn, thần Tà dâm v.v...
Tác giả viết tiếp: "Ở làng thờ thần Cụt đầu (làng Khắc Niệm thượng, huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh thì đến ngày vào đám, người ta lấy một con lợn sống, một người cầm gươm chém đứt đầu lợn lấy bỏ vào nồi nước mắm đương sôi, rồi đặt lên hương án để cúng".
- Như sách đã viết, ngoài những phúc thần kể trên, ở miền Bắc xưa kia trong nhiều ngôi làng còn có tục thờ tà thần, dâm thần, thần ăn cướp, ăn trộm, ăn xin..., bị chết gặp giờ linh được dân gian thờ. Phan Kế Bính (1875-1921) trong sách Việt Nam phong tục, xuất bản từ năm 1915, có chép: "Ngoài ra bậc thần ấy (ba bậc thần nêu trên) còn nhiều nơi thờ bậy thờ bạ, nơi thì thờ thần bán lợn, nơi thì thờ thần trẻ con, và thần ăn xin, thần chết nghẹn, thần tà dâm, thần rắn, thần rết, v.v... Các hạng ấy gọi là tà thần, yêu thần, đê tiện thần vì dân ngu xuẩn tin bậy mà thờ chớ không được vào tự điển, không có phong tặng gì".
- Tương tự như các học giả Đào Duy Anh, Phan Kế Bính, trong sách Hội hè đình đám Việt Nam, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Toan Ánh (1916-2009) có viết về những ngôi đình, những tục lệ xưa nơi miền Bắc cũng có nói như thế. Ngoài những phúc thần, nhà văn Toan Ánh còn chỉ rõ có những làng thờ ở đình những tà thần như thần ăn cướp, thần ăn trộm, thần tà dâm, thần gắp phân... như làng Tích Sơn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Yên (Vĩnh Phú), và làng Niệm Thượng, tổng Khắc Niệm, huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh, thờ Thành Hoàng lúc sinh thời là tên ăn cướp. Ở làng Đồng Vệ, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên, thờ một vị thần lúc sinh tiền làm nghề gắp phân. Làng Cổ Nhuế tục gọi là Kẻ Noi, tỉnh Hà Đông (Hà Nội) cũng thờ một ông thần lúc sống đi gắp phân. Làng La Khê Nam tục gọi làng La, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, thờ Thành Hoàng lúc sinh thời làm nghề đạo chính lại dâm bôn, , chết nhằm giờ thiêng được dân làng thờ phụng. Những thần này chỉ nói chung chung như thế khi chết gặp giờ linh được người dân thờ.
- Nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Sơn Nam (1926-2008), mà người miền Nam thường gọi ông là Nhà Nam bộ học, Ông già Nam bộ, trong sách Đình miếu & Lễ hội dân gian miền Nam, cũng có viết qua về vùng đồng bằng sông Hồng miền Bắc, ông viết: "Ngoài ra (phúc thần với Thượng, Trung và Hạ Đẳng Thần), với dấu ấn mê tín cổ sơ, vài làng thờ tà thần, thần tà dâm, thần đi trộm rồi bị giết, cúng tế thì dân làng lo liệu nhưng triều đình không công nhận.
Những quyển sách ghi trên, hai quyển của học giả Phan Kế Bính và Đào Duy Anh, được xuất bản tại miền Bắc đã rất lâu, trước năm 1945. Hai quyển sách của Toan Ánh và Sơn Nam được xuất bản tại miền Nam trước năm 1975, sau này những quyển sách này đã được in lại.
II- Thờ thần ở đình làng miền Nam:
- Đình làng nơi miền Nam cũng là nơi thờ Thần, với tên gọi là Bổn Cảnh Thành Hoàng. Theo nhà Nam bộ học Sơn Nam trong sách biên khảo Đình miếu & Lễ hội dân gian miền Nam, có ghi đình làng miền Nam thường thờ những phúc thần có công dựng nước, giữ nước, như Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh được thờ tại thị xã Châu Đốc với sắc phong là Thượng Đẳng Thần. Thoại Ngọc Hầu người đào kinh Vĩnh Tế và kinh Long Xuyên được thờ với sắc phong của vua Khải Định (1924) và vua Bảo Đại (1943). Đình thần thị xã Rạch Giá và xã Vĩnh Hòa Hiệp, tỉnh Kiên Giang tương truyền thờ Nguyễn Trung Trực. Ở đình xã đình xã Định Yên (Cái Dầu), huyện Thạnh Hưng, tỉnh Đồng Tháp thờ ông "Tam Thần Tứ", xưa kia dày công đánh cọp, khẩn hoang, trong sắc phong ghi là Bổn Cảnh Thành Hoàng. Thái Tổ Cao hoàng đế (Lê Thái Tổ), Thái Tông Nghiêm Chánh Văn hoàng đế (Lê Thái Tông), Thánh Tông Nghiêm Thuần Võ Hoàng Đế (Lê Thánh Tông) thờ ở làng Bình Phú (Cai Lậy).
- Sách Một số cơ sở tín ngưỡng dân gian (nhiều tác giả). Ở Saigon, nơi có đến 300 ngôi đình, đình Bình Hòa nơi quận Bình Thạnh thờ Bổn Cảnh Thành Hoàng với sắc phong đời Tự Đức ngũ niên. Đình Chí Hòa nơi quận 10 cũng thế. Đình Phú Nhuận thờ Thành Hoàng Ma La Cẩn với sắc phong Tự Đức ngũ niên là thần đã có công giúp nước cứu dân. Đình Thông Tây Hội ở quận Gò Vấp thờ Bổn Cảnh Thành Hoàng là Đông Chính Vương và Dực Thánh Vương là hai ông hoàng con vua Lý Thái Tổ.
Ngoài những phúc thần như trên, nơi miền Nam trong những ngôi đình, miếu còn có tục thờ cá voi, mà người dân kính cẩn gọi là cá Ông ở nơi những ngôi làng chài ven biển, thờ thần Nông, thần Hổ, Ngũ Hành nương nương, Bà chúa xứ...
Trong miền Nam không thấy sách vở ghi chép người dân ngày trước thờ những tà thần, dâm thần. thần ăn trộm, ăn cướp...
(Còn tiếp phần 2: B- Phong tục ngày Tết xưa)
Sách tham khảo:
- Việt Nam phong tục, Phan Kế Bính, NXB Văn hóa Thông tin - 2005.
- Việt Nam Văn hóa sử cương, Đào Duy Anh, NXB Văn hóa Thông tin - 2003.
- Hội hè đình đám Việt Nam, Toan Ánh, NXB TP. HCM - 1999.
- Đình miếu & Lễ hội Dân gian miền Nam, Sơn Nam, NXB Trẻ - 2004.
- Một số cơ sở Tín ngưỡng dân gian - Di tích lịch sử văn hóa TP. HCM, nhiều tác giả, Sở Văn hóa và Thông tin - Ban Quản lý Di tích Lịch sử văn hóa và Danh lam thắng cảnh ấn hành năm 2001.
Xã hội ta xưa kia là xã hội nông nghiệp, dịp Tết là dịp nông nhàn, cày cấy thu hoạch đã xong, nhà nhà đa số đã có chút của ăn của để, cho nên ngày Tết là ngày lễ hội, vui chơi, cho bõ những ngày tháng vất vả, nhọc nhằn, cũng là dịp để người đi làm ăn xa trở về nhà, anh em, họ hàng, chòm xóm thân thích thăm hỏi gặp mặt. Có những nơi tổ chức lễ hội kéo dài đến cả nửa tháng, với đủ thứ cổ tục, hết làng này đến làng khác. Ông bà ta đã nói:
Tháng Giêng ăn Tết ở nhà,
Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè.
Tháng Giêng giỗ thánh Sóc Sơn,
Tháng Ba giỗ tổ Hùng Vương nhớ về.
Ngày Tết xưa kia ngoài việc "Tháng Giêng ăn tết ở nhà", còn là những dịp để các nơi mở lễ hội, Ngôi làng Việt Nam, nhất là những ngôi làng ở miền Bắc ngày xưa có tính chất khép kín, với lũy tre xanh bao bọc, có những người cả đời không có được mấy dịp bước ra khỏi lũy tre làng. Làng ở vùng Nam bộ có những đặc điểm khác biệt, là vùng đất tương đối mới, ngày trước đất rộng người thưa, dân cư thường ở rải rác, không mấy tập trung trừ một số nơi thị tứ. Làng Việt Nam, tượng trưng bằng ngôi đình làng, là địa điểm chính diễn ra những lễ hội của làng. Ngôi đình xưa kia có một điểm đặc biệt, vừa là nơi thờ Thần linh, thường là Thành Hoàng, là vị Thần che chở cho dân làng trước mọi tai ương, mang phúc đức, thịnh vượng đến cho dân làng, vừa là nơi làm việc và cũng là nơi hội họp của bô lão, kỳ mục, là nơi thờ phụng, tổ chức lễ hội, vui chơi của toàn thể người dân trong làng.
A- Thần linh:
Nếu chùa là nơi thờ Phật, thì Đình là nơi thờ Thần, mà người dân gọi là Thành Hoàng. Thần được chia ra Thiên thần và Nhân thần, thường gọi là phúc thần. Thần thờ ở đình làng gồm có:
- Thượng Đẳng Thần: là những Thiên thần như Bà chúa Liễu Hạnh, Phù Đổng Thiên Vương... linh ứng qua nhiều huyền thoại. Những Nhân thần như Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Ngô Quyền... với công lao, thành tích dựng nước, giữ nước. Chẳng hạn ở miền Nam có Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh được sắc phong của nhà Nguyễn là Thượng Đẳng Thần. Những sắc phong của triều đình đối với những vị thần làng thường là vào thời nhà Nguyễn, mà nhiều nhất là vào thời vua Tự Đức.
- Trung Đẳng Thần: do dân làng thờ từ lâu đời, biết rõ tên tuổi, nhưng chưa biết rõ chức tước, công trạng. Hoặc là những vị thần từng linh ứng qua việc cầu đảo (cầu mưa thuận gió hòa), chấm dứt dịch bệnh.
Thượng Đẳng Thần và Trung Đẳng Thần được triều đình ban sắc (sắc phong), được ghi vào Tự điển của triều đình, khi Tế lễ phải theo đúng quy chế.
- Hạ Đẳng Thần: là những vị Thần do dân thờ cúng đã lâu, lý lịch, tên tuổi chưa rõ, nhưng cũng thuộc Chính thần, nên được người dân đạo đạt lên và được triều đình ban sắc.
I- Thờ thần ở đình làng miền Bắc:
- Học giả, nhà sử học Đào Duy Anh (1904-1988), trong sách Việt Nam Văn hóa Sử cương được xuất bản lần đầu năm 1938 (lời tựa của sách do tác giả viết tại Huế ngày 14-8-1938). Trong sách có viết: "Vị thần ở đình có khi là thiên thần, như thần Tản Viên, Thần Phù Đổng, Thần Chử Đồng Tử, có khi là nhân thần hay phúc thần, như Trưng Trắc, Trưng Nhị, Lý Ông Trọng, Phạm Ngũ Lão. Những người sáng lập ra làng, hay những ông quan có ơn với làng khi chết thường cũng được thờ làm thần, như Nguyễn Cẩn lập ra làng Đông Lâm ở Hải Dương, Hoàng Cao Khải lập ra ấp Thái Hà ở Hà Đông, Nguyễn Công Trứ lập ra các làng ở hai huyện Kim Sơn và Tiền Hải ở Ninh Bình và Thái Bình. Lại còn một thứ thần là người thường mà chết bất đắc kỳ tử được giờ thiêng thì cũng được người ta thờ làm thần, vì thế mà có những thần Ăn trộm (Lộng Khê, huyện Phù Dực, tỉnh Thái Bình), thần Trẻ con (làng Đông Thôn, huyện Hoàng Long, tỉnh Hà Đông) thần Chết nghẹn, thần Tà dâm v.v...
Tác giả viết tiếp: "Ở làng thờ thần Cụt đầu (làng Khắc Niệm thượng, huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh thì đến ngày vào đám, người ta lấy một con lợn sống, một người cầm gươm chém đứt đầu lợn lấy bỏ vào nồi nước mắm đương sôi, rồi đặt lên hương án để cúng".
- Như sách đã viết, ngoài những phúc thần kể trên, ở miền Bắc xưa kia trong nhiều ngôi làng còn có tục thờ tà thần, dâm thần, thần ăn cướp, ăn trộm, ăn xin..., bị chết gặp giờ linh được dân gian thờ. Phan Kế Bính (1875-1921) trong sách Việt Nam phong tục, xuất bản từ năm 1915, có chép: "Ngoài ra bậc thần ấy (ba bậc thần nêu trên) còn nhiều nơi thờ bậy thờ bạ, nơi thì thờ thần bán lợn, nơi thì thờ thần trẻ con, và thần ăn xin, thần chết nghẹn, thần tà dâm, thần rắn, thần rết, v.v... Các hạng ấy gọi là tà thần, yêu thần, đê tiện thần vì dân ngu xuẩn tin bậy mà thờ chớ không được vào tự điển, không có phong tặng gì".
- Tương tự như các học giả Đào Duy Anh, Phan Kế Bính, trong sách Hội hè đình đám Việt Nam, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Toan Ánh (1916-2009) có viết về những ngôi đình, những tục lệ xưa nơi miền Bắc cũng có nói như thế. Ngoài những phúc thần, nhà văn Toan Ánh còn chỉ rõ có những làng thờ ở đình những tà thần như thần ăn cướp, thần ăn trộm, thần tà dâm, thần gắp phân... như làng Tích Sơn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Yên (Vĩnh Phú), và làng Niệm Thượng, tổng Khắc Niệm, huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh, thờ Thành Hoàng lúc sinh thời là tên ăn cướp. Ở làng Đồng Vệ, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên, thờ một vị thần lúc sinh tiền làm nghề gắp phân. Làng Cổ Nhuế tục gọi là Kẻ Noi, tỉnh Hà Đông (Hà Nội) cũng thờ một ông thần lúc sống đi gắp phân. Làng La Khê Nam tục gọi làng La, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, thờ Thành Hoàng lúc sinh thời làm nghề đạo chính lại dâm bôn, , chết nhằm giờ thiêng được dân làng thờ phụng. Những thần này chỉ nói chung chung như thế khi chết gặp giờ linh được người dân thờ.
- Nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Sơn Nam (1926-2008), mà người miền Nam thường gọi ông là Nhà Nam bộ học, Ông già Nam bộ, trong sách Đình miếu & Lễ hội dân gian miền Nam, cũng có viết qua về vùng đồng bằng sông Hồng miền Bắc, ông viết: "Ngoài ra (phúc thần với Thượng, Trung và Hạ Đẳng Thần), với dấu ấn mê tín cổ sơ, vài làng thờ tà thần, thần tà dâm, thần đi trộm rồi bị giết, cúng tế thì dân làng lo liệu nhưng triều đình không công nhận.
Những quyển sách ghi trên, hai quyển của học giả Phan Kế Bính và Đào Duy Anh, được xuất bản tại miền Bắc đã rất lâu, trước năm 1945. Hai quyển sách của Toan Ánh và Sơn Nam được xuất bản tại miền Nam trước năm 1975, sau này những quyển sách này đã được in lại.
Đình Thông Tây Hội, quận Gò vấp, TP. HCM. Ảnh Internet.
II- Thờ thần ở đình làng miền Nam:
- Đình làng nơi miền Nam cũng là nơi thờ Thần, với tên gọi là Bổn Cảnh Thành Hoàng. Theo nhà Nam bộ học Sơn Nam trong sách biên khảo Đình miếu & Lễ hội dân gian miền Nam, có ghi đình làng miền Nam thường thờ những phúc thần có công dựng nước, giữ nước, như Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh được thờ tại thị xã Châu Đốc với sắc phong là Thượng Đẳng Thần. Thoại Ngọc Hầu người đào kinh Vĩnh Tế và kinh Long Xuyên được thờ với sắc phong của vua Khải Định (1924) và vua Bảo Đại (1943). Đình thần thị xã Rạch Giá và xã Vĩnh Hòa Hiệp, tỉnh Kiên Giang tương truyền thờ Nguyễn Trung Trực. Ở đình xã đình xã Định Yên (Cái Dầu), huyện Thạnh Hưng, tỉnh Đồng Tháp thờ ông "Tam Thần Tứ", xưa kia dày công đánh cọp, khẩn hoang, trong sắc phong ghi là Bổn Cảnh Thành Hoàng. Thái Tổ Cao hoàng đế (Lê Thái Tổ), Thái Tông Nghiêm Chánh Văn hoàng đế (Lê Thái Tông), Thánh Tông Nghiêm Thuần Võ Hoàng Đế (Lê Thánh Tông) thờ ở làng Bình Phú (Cai Lậy).
- Sách Một số cơ sở tín ngưỡng dân gian (nhiều tác giả). Ở Saigon, nơi có đến 300 ngôi đình, đình Bình Hòa nơi quận Bình Thạnh thờ Bổn Cảnh Thành Hoàng với sắc phong đời Tự Đức ngũ niên. Đình Chí Hòa nơi quận 10 cũng thế. Đình Phú Nhuận thờ Thành Hoàng Ma La Cẩn với sắc phong Tự Đức ngũ niên là thần đã có công giúp nước cứu dân. Đình Thông Tây Hội ở quận Gò Vấp thờ Bổn Cảnh Thành Hoàng là Đông Chính Vương và Dực Thánh Vương là hai ông hoàng con vua Lý Thái Tổ.
Ngoài những phúc thần như trên, nơi miền Nam trong những ngôi đình, miếu còn có tục thờ cá voi, mà người dân kính cẩn gọi là cá Ông ở nơi những ngôi làng chài ven biển, thờ thần Nông, thần Hổ, Ngũ Hành nương nương, Bà chúa xứ...
Trong miền Nam không thấy sách vở ghi chép người dân ngày trước thờ những tà thần, dâm thần. thần ăn trộm, ăn cướp...
(Còn tiếp phần 2: B- Phong tục ngày Tết xưa)
Sách tham khảo:
- Việt Nam phong tục, Phan Kế Bính, NXB Văn hóa Thông tin - 2005.
- Việt Nam Văn hóa sử cương, Đào Duy Anh, NXB Văn hóa Thông tin - 2003.
- Hội hè đình đám Việt Nam, Toan Ánh, NXB TP. HCM - 1999.
- Đình miếu & Lễ hội Dân gian miền Nam, Sơn Nam, NXB Trẻ - 2004.
- Một số cơ sở Tín ngưỡng dân gian - Di tích lịch sử văn hóa TP. HCM, nhiều tác giả, Sở Văn hóa và Thông tin - Ban Quản lý Di tích Lịch sử văn hóa và Danh lam thắng cảnh ấn hành năm 2001.
Cám ơn bác Hiệp về bài viết công phu, thú vị!
Trả lờiXóaHì hì, một góc nhìn khác từ ngày trước, so với những góc nhìn sau này về văn hóa, tín ngưỡng dân gian xưa, nhất là ở miền Bắc. Các tác giả sau này (từ khoảng năm 1980 trở về đây), đều không hề nhắc đến các tà thần trong những lễ hội phồn thực được phục chế. Tại sao phải "lờ" đi điều này bác Vũ Nho?
XóaĐọc bài viết của bác làm con nhớ đến hội làng con vào mùa Xuân. Con cũng sẽ viết một bài về hội làng, về kiệu ông Nghinh, về con đĩ đánh bồng trong đám rước. Hihi
Trả lờiXóaNhà văn Toan Ánh có viết ở làng Dị Nậu xưa thuộc tỉnh Phú Thọ thờ dâm thần,có tục cúng thấn sinh thực khí gồm đến 36 nõ nường, có liên quan gì đến hội làng của HT với tục Con đĩ đánh bồng trong đám rước không?
XóaXã Dị Nậu trong sách của cụ Toan Ánh thuộc huyện Tam Nôbg, Phú Thọ. Tên Dị Nậu là do dân quê con lên đó tránh bom đạn chiến tranh mà ra. Quê con ko thờ sinh thực khí hay nõ nường bác à.
XóaCon đĩ đánh bồng là những người trai giả gái thôi bác à. Hội làng con duy nhất có một hội, mà 4 năm mới tổ chức một lần. Con toàn phải đi xem hội các làng bên cạnh thôi ạ. :-)
Rồi, sách của GS. Hà Văn Tấn cũng có viết về tục nõ nường ở Dị Nậu, Tam Thanh - Phú Thọ.
Xóa"Con đĩ đánh bồng" là trai giả gái đánh trống cơm trong đám rước. Tết bạn HT có về quê xem lễ hội không?
Dạ. Tết này con ko về bác à. Trong năm con về nhiều rồi nên năm nay thử ăn Tết Sì Goòng. Hihi.
XóaCái tục rước nõ nường này con đã được đi coi rồi. Một lần con về đây đúng lễ hội. Đọc trong sách thì mình thấy nó văn minh. Còn bây giờ nó "biến tướng" lắm. Từ già chí trẻ đều "lách luật" để ngoại tình, chim chuột nhau. Cứ sau mùa lễ hội ở đây là có nhiều đứa trẻ mà ko rõ cha là ai. Buồn lắm bác à.
Ăn tết xa gia đình thử coi vui hay buồn ha? Hay là có ai "giữ chân" ở lại đất Saigon rồi đấy? :-)
XóaỞ thành phố sau những dịp lễ tết cũng thế, còn nhiều hơn ấy chứ?
Dạ. Người "giữ chân" con thì không có bác ơi. Chỉ là con thích cái không khí xa nhà thôi. :+)
XóaĂn tết xa nhà nhiều khi rất thú vị, cu cậu con tôi cũng thường xách ba lô đi chơi ngày tết :-)
Xóa"đình Bình Hòa nơi quận Bình Thạnh"
Trả lờiXóaVậy mà bu có nhà ở quận Bình Thạnh vẫn chưa biết đến đình này
Phải sử sai trong tết này đây
Đình Bình Hòa gần Ngã ba Hàng Xanh đó bác Bu, ở số 15/77 Chu Văn An, P. 12, Q. Bình Thạnh, cũng gần Lăng Ông, đình này ngày trước hay có hầu đồng, không biết bây giờ còn không?
XóaCác vị Thành hoàng có xuất xứ, lai lịch không đẹp ( gọi chung là tà thần, dâm thần) đều được viết lại thần tích, điển hình là cụ Nguyễn Bính thời Lê, thé ký thứ XVI. Theo đó, các vị Thành hoàng đa số đều được biến thành tướng của Hai Bà Trưng, đều có công phò vua giúp nước...
Trả lờiXóaLàng Đồng Kỵ thờ thần gắp phân, nhưng bây giờ không ai dám nói thế, có mấy nhà khoa học suýt ăn đòn với dần làng đó bác Hiệp ạ.
Những làng ở miền Bắc có xuất xứ không đẹp đều được viết lại hết. Tôi cũng có một quyển sách viết về những lễ hội ở miền Bắc bây giờ, đọc thấy các nơi này đều có thần và thần tích "ngon lành". May còn có cụ Toan Ánh viết lại mới biết.
XóaTôi đang đọc kỹ lại mấy quyển sách viết về chuyện lễ hội này, thấy những chuyện ấy ngày xưa không có gì là xấu cả, nó có những nguyên nhân sâu xa, chẳng hạn như tục thờ thần gắp phân ở nhiều ngôi làng, chứ không riêng Đồng Kỵ, có lẽ bắt nguồn từ tục thờ "Tổ nghề". Chuyện rước nõ nường nơi nhiều ngôi làng làng khác, bắt nguồn từ tín ngưỡng phồn thực xua xưa, sau các nhà nho thấy thế "gán" cho thờ dâm thần. Tục thờ thần ăn cướp, ăn trộm (cướp, trộm có khi do dân làng đánh chết), là do sợ hãi (như sợ mà thờ sấm, chớp, mây, mưa vậy), . Người ta còn thờ thần cây, cục đá có hình thù kỳ dị... thờ thần hổ, cũng do sợ mà ra.
Tết Cổ Truyền của đất nước sắp đến rồi . Qua thăm anh , đọc và nhìn lại những hình ảnh của quê hương mà lòng em cảm thấy bùi ngùi và nhớ nhà da diết ....
Trả lờiXóaNgười Việt tết xa quê hương đúng là nhớ nhà thật đó NangTuyet.
XóaNhớ tết cổ truyền...
Trả lờiXóasửa đồ gỗ tại mỹ đình
sửa tủ gỗ tại Hà Nội
sửa đồ gỗ tại nhà
sửa đồ gỗ