Sáng coi trên tivi tiểu phẩm hoạt họa hài thấy có nói vui về hai chữ "thức ăn". Nhân vật này hỏi nhân vật kia "tại sao gọi là thức ăn chứ không gọi là cái ăn?". Người được hỏi trả lời là "vì cái là giống cái, mà món ăn thì làm từ cái đực gì cũng xơi được tuốt". Còn ý kiến của người hỏi là "người ta phải thức mới ăn được chứ ngủ làm sao ăn?".
Coi tiểu phẩm hài này mới sực nhớ và tự hỏi xem chữ "thức" trong "thức ăn" có nghĩa là gì? Hình như người miền Bắc gọi là "thức ăn, thức uống", còn người miền Nam gọi là "đồ ăn, đồ uống". Tôi nhớ hồi nhỏ ở Saigon khi có tiền tụi con nít thường rủ nhau đi "ăn đồ". Có lẽ miền Bắc kiêng chữ "đồ" khi gọi món ăn, bởi thấy ngày xưa vẫn gọi thày giáo dạy học là "thầy đồ", chẳng thấy kiêng cử gì?
Thử lục trong Đại Nam Quấc âm tự vị của cụ Huình Tịnh Paulus Của xuất bản ở Saigon năm 1895 ra xem, thì thấy đúng là không thấy chữ "thức" trong giải thích món ăn (chỉ giải thích những nghĩa thông thường). Còn trong Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức ấn hành tại miền Bắc từ năm 1931, chữ "thức" ngoài những nghĩa ta thường thấy như trong "thức, ngủ", "cách thức, thể thức, tri thức"... thì "thức" được giải thích là "thứ, món" (thức ăn, thức mặc). Trong Tự điển truyện Kiều, cụ Đào Duy Anh giải thích chữ "thức" như sau:
- Thức: Chỉ món hoa quả, món ăn. Thức hồng: cái hoa, chỉ sắc đẹp. Hoa hương càng tỏ thức hồng (câu 493). Thức thức: món này món khác. Thì trân thức thức sẵn bày (câu 377).
Như vậy chữ "thức" có nghĩa là món ăn là tiếng Việt cổ, đã hiện diện trong truyện Kiều.
Như vậy chữ "thức" có nghĩa là món ăn là tiếng Việt cổ, đã hiện diện trong truyện Kiều.
Trong chữ Nôm, chữ "thức" có nghĩa là "món ăn" được viết như sau 式, mượn âm và chữ 式 trong chữ Hán (âm Hán-Việt đọc là "thức", đây là phép giả tá, mượn một chữ Hán, âm Hán-Việt đồng âm nhưng không đồng nghĩa để thành một chữ Nôm). Chữ "thức" 式 trong chữ Hán có nghĩa là "phép tắc, khuôn mẫu, nghi lễ, quy cách, phương pháp..." (những nghĩa ta thường gặp, và tất cả các nghĩa trong chữ Hán, không có nghĩa nào liên quan đến món ăn).
Thật thú vị khi mấy nhân vật hài giải thích "Thức ăn" là có Thức ( không ngủ) thì mới ăn được!
Trả lờiXóaCàng thú hơn khi bác Hiệp tra cứu xem "THỨC" có nghĩa là gì. Thức ăn, thức uống; đồ ăn đồ uống; cái ăn cái uống ( cái ăn cái mặc); đồ ăn thức uống... Bác Hiệp đã đúng khi nói miền Bắc không kiêng chữ "đồ", chứng cớ trong "thầy đồ, ông đồ...". Nhưng đúng là miền Bắc dùng chữ "đồ" còn để chỉ cái khác : Miệng nhà quan có gang có thép/ Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm! Hoặc trong thơ Tú Xương : Cử Thăng, Huấn Mĩ, Tú Tây Hồ/ Ba bác chung nhau một cái đồ ( đề ảnh)... Miền Bắc vẫn gọi "đồ ăn" song song với thức ăn, món ăn, cái ăn... Thứ, món, thức dùng tương đương, nhưng vẫn có những sắc thái khác. Chả thế mà Thạch Lam khi viết về CỐM đã dùng "thức": Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của cánh đồng lúa bát ngát xanh...Nếu thay "thức" bằng "món" hay từ nào khác, chắc sẽ giảm ý nghĩa trang trọng!
Nghe, nói và dùng từ "thức ăn" hoài, nhưng đây là lần đầu tiên tôi mới để ý xem chữ "thức" có ý nghĩa là gì? Cũng không ngờ đứng một mình chữ "thức" có ý nghĩa riêng là "món, món ăn" như giải thích của VN tự điển và Từ điển truyện Kiều. Như bác Vũ Nho đã trích dẫn, ngày trước Thạch Lam khi nói về cốm, nhà văn đã dùng chữ "thức quà", "thức dâng của cánh đồng lúa bát ngát xanh...". Nếu không hiểu rõ nghĩa của chữ "thức" này, có khi mình còn cho là nhà văn ngày xưa viết sai chữ.
XóaVậy thức trong từ trí thức có nghĩa là gì và nó có cùng nghĩa với thức trong từ tri thức không vậy bác ?
Trả lờiXóaTừ "thức" trong "trí thức" của chữ Hán lại khác, viết là 識 thay vì 式, có nghĩa là "sự hiểu biết", cùng nghĩa với "thức" trong "tri thức, kiến thức".
XóaLại đươc đọc những bai viết bàn về chữ nghĩa rất thú vụ, bổ ích của bác Hiệp rồi!
Trả lờiXóaỎ xứ Nghệ thì vẫn nói « đồ ăn» bác à.
- Đi mua đò ăn
- Đồ ăn thức uống cần sạch sẽ.
Lại đươc đọc những bai viết bàn về chữ nghĩa rất thú vụ, bổ ích của bác Hiệp rồi!
Trả lờiXóaỎ xứ Nghệ thì vẫn nói « đồ ăn» bác à.
- Đi mua đò ăn
- Đồ ăn thức uống cần sạch sẽ.
Gọi là "đồ ăn", "thức ăn" chắc là tùy từng thói quen của vùng, miền.
XóaLâu lâu cũng phải quay lại đề tài này :-)
Hồi này con bận đi tỉnh, nay mới về thành. Đọc bài của bác dù chỉ là những vấn đề đơn giản, mắt thấy tai nghe hàng ngày, nhưng cũng biết thêm đựơc bao cái khác. ThẠt bổ ích. Cám ơn bác.
Trả lờiXóaCuối tuần bác cháu lại "hẹn hò" làm ly cafe "chầu" đường bác chứ bác nhỉ. Chúc bác khoẻ.
Đi tỉnh hoài không biết có kết được cô nào không?
XóaNếu HT rảnh thì cuối tuần ghé chơi :-)
Dạ. Cuối tuần con ghé nhà bác. Tuần này con rảnh. :).
XóaNgoài Bắc kiêng chữ "đồ" vì có câu: "Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm".
Trả lờiXóaChưa kể "đồ" ngoài nghĩa là Thầy Đồ còn lại là nghĩa xấu, tội đồ, đồ chó, đồ khốn nạn...ví dụ thế ạ.
Ngoài Bắc kiêng chữ "đồ" vì có câu: "Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm".
Trả lờiXóaChưa kể "đồ" ngoài nghĩa là Thầy Đồ còn lại là nghĩa xấu, tội đồ, đồ chó, đồ khốn nạn...ví dụ thế ạ.
Vậy là cũng có kiêng hả Toro, có lẽ tùy nơi chăng?
Xóa