Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

Đạo.

Ảnh Internet.

Tôi đi khám bệnh, thấy nơi phòng mạch có treo trên tường chữ "Đạo" viết theo lối chữ Nho () kiểu thư pháp. Thấy tôi đứng ngắm, vị bác sĩ nói, chữ Đạo này do cha của ông tặng đã lâu khi ông mở phòng mạch, cha của ông muốn ông làm gì cũng phải nghĩ tới cái "Đạo".

Vui chuyện tôi nói với ông chữ "Đạo" () này viết theo chữ Nho, chứ nếu viết theo quốc ngữ là "Đạo" thì lại có nhiều nghĩa, Cũng viết chữ "Đạo" ấy, nhưng khi đi cùng với một chữ khác thì nghĩa cũng khác, chẳng hạn "nhân đạo" thì "đạo" là "đạo lý", là "cái lý lẽ nhất định phải noi theo", "thiết đạo" (đường sắt) thì "đạo" lại có nghĩa là "đường", "đạo giáo, đạo Phật" thì "đạo có nghĩa là "tôn giáo" ... Nhưng "Đạo" cũng có nghĩa xấu là "kẻ trộm, kẻ cắp, kẻ cướp...", như trong "đạo chích, đạo tặc, cường đạo"... Trong chữ Nho, chữ "Đạo" có nghĩa tốt viết như trên, còn chữ "Đạo" có nghĩa xấu lại viết khác.

Vị bác sĩ nhỏ hơn tôi ít tuổi, đi khám bệnh vài lần cũng đã quen thường gọi tôi bằng bác, cười nói với tôi, ông cũng biết điều đó, cha ông ngày trước cũng nói thế, nên đã tặng cho ông chữ "Đạo" viết theo thư pháp chữ Nho chứ không tặng chữ "Đạo" viết theo thư pháp tiếng Việt.

Nhân đây xin nói thêm về chữ "Đạo". Cùng đọc theo âm Hán-Việt là "Đạo", nhưng chữ "Đạo" viết theo chữ Nho có khoảng 7 chữ viết khác nhau (theo Hán-Việt tự điển của Thiều Chửu), và có nhiều nghĩa. Tôi thử đưa ra một vài chữ, và  những nghĩa ta thường gặp:

- Đạo (): chữ "Đạo" này hay nghe, đọc hằng ngày, như "đạo đức, đạo lý, đạo giáo..." đã nói bên trên, chữ "Đạo" này mang ý nghĩa tốt.

- Đạo (): chữ "Đạo" này ta cũng hay nghe, như "trộm đạo", "đạo tặc", "đạo chích", "cường đạo"... Chữ "Đạo" này mang ý nghĩa xấu.

- Đạo (): chữ "Đạo" này có nghĩa là "dẫn, dắt, đưa đường", "chỉ bảo, khai mở"... như "tiền đạo" (đi trước dẫn đường), "huấn đạo" (dạy bảo), "khai đạo" (mở lối)...

- Đạo (): bộ "hòa" (), "hòa" là "cây lúa", có nghĩa là "lúa gié", một loại lúa một năm cấy 2 mùa, thỉnh thoảng ta có nghe như "bệnh đạo ôn" (một loại bệnh trên cây lúa)...





6 nhận xét :

  1. Thật thú vị khi tiếng Việt chúng ta đa nghĩa. Những từ đạo mà bác Hiệp dẫn ra là từ gốc Hán, ta quen gọi là Hán Việt. Nếu không biết chữ Hán thì chỉ thấy cùng âm đọc là ĐẠO mà nghĩa khác hẳn nhau. Chữ Hán tuy cùng âm nhưng viết khác và nghĩa cũng khác. Chữ đạo có nghĩa ăn trộm ( ăn cắp) ta hay gặp trong đạo văn, đạo thơ. Còn một chữ đạo không thấy bác Hiệp nhắc, có nghĩa là dậm, (bước) trong "Đạo vũ" có nghĩa chân nhảy, tay múa. Chữ "biên đạo" chỉ người sáng tác,đạo diễn múa là chữ đạo này.
    Sẵn cái rìu, múa qua mắt bác Hiệp thợ cả cho vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bác Vũ Nho đã bổ sung. Bác nói rất đúng, chữ "Đạo" khác (蹈) trong "vũ đạo", có nghĩa là "hoa chân múa tay" (thủ vũ túc đạo 手舞足蹈). Còn "đạo" trong "biên đạo", "đạo diễn" có nghĩa là "hướng dẫn" chữ Nho viết cùng một chữ với "Đạo" (道) (đạo đức, đạo lý). Như đã nói bên trên, chữ "Đạo" này tùy theo đi với chữ một chữ khác cho ta nghĩa khác.

      Xóa
  2. Trong từ " hướng đạo " thì đạo hẳn có nghĩa là hướng dẫn, dẫn đường . Còn " đàm đạo " thì sao hả bác?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Đàm đạo" là nói chuyện, trao đổi bằng lời. Chữ "đạo" trong "đàm đạo" là 道 (chữ "đạo" có ý nghĩa tốt đẹp) đó bạn Marg.

      Xóa
  3. Ôi chao ! Em vốn dốt đặc về chữ Nho nên nhìn thấy " mù tịt " hè anh Hiệp ui ...hihi ..

    Em mà học tiếng này , chắc em điên quóa !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiếng Việt mình nhiều chữ như thế lắm NangTuyet :-)

      Xóa

:) :( :)) :(( =))