Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

Chữ nghĩa ngày xưa.


Hôm trước đi trong xóm, tình cờ tôi nghe lại được mấy từ "ôn gwoàng dzịt lộn" mà mấy chục năm nay không còn nghe. Thuở nhỏ ở Saigon đám nhóc tì rắn mắt thường bị mấy bà già trầu Nam bộ "rủa" như thế, chẳng hạn như bấm chuông nhà người ta rồi cắm đầu cắm cổ chạy, bà chủ nhà đang nấu cơm ra không thấy ai biết là bị tụi nhóc phá buông câu rủa "đồ ôn gwoàng dzịt lộn" cho bõ tức rồi quay trở vô, vì được nói theo giọng Nam bộ cho nên tôi chỉ hiểu mấy từ đó đại khái là "ôn hoàng vịt lộn", biết là nói thế nhưng nghĩa của nó là gì thì mù tịt.

Lớn lên đọc sách vở rồi mới biết, "ôn" (), có nghĩa là dịch, bệnh truyền nhiễm. "dịch" (), cũng có nghĩa là bệnh truyền nhiễm, và những từ trên là nói trại từ chữ "ôn hoàng dịch lệ" chứ không phải là "ôn hoàng vịt lộn". 

Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của giải thích:

- Ôn (): Dịch khí hay truyền nhiễm cũng hay làm cho người ta phải chết.
- Dịch (): Khí độc hay truyền nhiễm.
- Ôn dịch: như "ôn".
- Ôn hoàng dịch lệ: Quỉ làm ôn dịch, tiếng rủa tiếng trù; tiếng lấy làm lạ lẫm.

Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức giải thích như sau:

- Ôn (): Bệnh thời khí hay truyền nhiễm.
- Dịch (): Thứ bệnh thời chứng hay truyền nhiễm.
- Ôn dịch (): Cũng có nghĩa như "ôn".
- Ôn quan (): Thần coi về bệnh thời khí.
- Lệ (): Dữ, độc: Ôn hoàng dịch lệ.

Từ điển Hán-Việt trích dẫn giải thích chữ "lệ" () là bệnh tật, dịch chướng.

Trong bốn từ "ôn hoàng dịch lệ", có ba từ "ôn, dịch, lệ" có nhiều nghĩa, nhưng nghĩa ở đây là "bệnh thời khí truyền nhiễm , dữ, độc, bệnh tật, dịch chướng". Duy chữ "hoàng" tra trong nhiều sách vở cũng thấy rất nhiều nghĩa, nhưng không thấy có nghĩa nào liên quan tới bệnh tật, dịch chướng. Tìm trong nhiều sách chỉ thấy Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, Huình Tịnh Của giải thích "ôn hoàng dịch lệ" là "Quỉ làm ôn dịch, tiếng rủa tiếng trù; tiếng lấy làm lạ lẫm.". Nếu Việt Nam Tự Điển giải thích "ôn quan" là "Thần coi về bệnh thời khí", thì "ôn hoàng" như Đại Nam Quấc Âm Tự Vị giải thích là "Quỉ làm ôn dịch" chăng?

Con nít ngày xưa phá phách chút đỉnh đã bị rủa là "ôn hoàng dịch lệ", không biết bây giờ phá hại cỡ Formosa thì phải rủa là gì?



10 nhận xét :

  1. Hihi ...anh Hiệp ơi , như vậy cái câu " Đồ quỷ sứ " cũng có nghĩa giống như " " Ôn hoàng vịt lộn" để rủa con nít quậy phá hay không anh hén ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng đó NangTuyet, "Đồ quỷ sứ" nghe nó dễ hiểu hơn :-)

      Xóa
  2. Tui dân gốc Nam bộ , hồi đó chỉ nghe mấy bà già trầu rủa " ôn hoàng dịch lệ " chứ không nghe " dzịt lộn " . Bây giờ bác giải thích thì mới hiểu mấy tiếng đó là Hán Việt

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nam bộ trong xóm bình dân xưa mới nói câu này, cũng có khi nói "Đồ ôn hoàng dịch vật".

      Xóa
  3. Quê Giáo ngày xưa họ rủa chuẩn là Ôn hoàng dịch lệ đó bác Phạm à! :)

    Trả lờiXóa
  4. Cái câu hỏi bác Hiệp nêu ra thật khó trả lời. Có lẽ phải dùng một lời nguyền rủa độc địa gấp mười, hai mươi lần có khi cũng còn chưa đích đáng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chưa bao giờ cái tham vọng bá quyền của người TQ nó ghê gớm như bây giờ, đến cả giới văn nghệ sỹ của họ cũng ủng hộ cái lập trường phi lý của chính phủ họ. Phải để cho mấy bà già trầu này rủa mới được đó bác Vũ Nho.

      Xóa
  5. Nếu "nếu ôn hoàng dịch lệ" dùng để rủa mấy đứa con nít quỷ sứ thì tôi nghĩ chữ "hoàng" ở đây chính là chữ 黃 này, vì cũng có nghĩa là trẻ con, nhi đồng.

    Trả lờiXóa

:) :( :)) :(( =))