Ảnh Internet.
Ông bà ta nói "Tháng ba bà già chết rét", hoặc "Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân"... Thực ra tháng ba trong tục ngữ, ca dao xưa là tháng ba "ta" tức là tháng ba âm lịch, tính theo dương lịch (Tây lịch) đã là tháng 4, còn tháng 3 giờ ta hay nhắc là tháng dương lịch, thì âm lịch mới chỉ là tháng hai, nghĩa là mới qua tết được một tháng.
Buổi sáng coi tin thời tiết trên tivi thấy miền Bắc trời vẫn còn rét, trung bình mười mấy độ, cao lắm là hai mươi mấy độ, trong khi miền Nam chỉ còn mát mẻ vào ban đêm và chút sáng sớm, còn lại là nắng nóng. Đến tháng 4, tháng 5 cao điểm mùa khô, năm nay ảnh hưởng nặng nề của El Niño, sông hồ khô cạn, vùng đồng bằng sông Cửu Long sông nước mênh mông , nhưng thiếu cả đến nước uống vì bị nhiễm mặn. Thiên tai, hạn hán, giông bão bây giờ không phải là chuyện của trời nữa, mà là chuyện của người và có nguyên nhân từ chính con người...
Tôi có một tháng 3 "nóng" trong đời không thể nào quên, "nóng" theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, là tháng 3 năm 1975, khi Tây nguyên thất thủ trong cuộc chiến tương tàn mấy mươi năm, và tôi đã là một người trong đoàn người hỗn loạn bỏ chạy khỏi vùng súng đạn ấy... Tôi mất khoảng 20 ngày bằng đủ mọi cách (đến đầu tháng 4 mới về đến Saigon, qua biết bao nhiêu điều không muốn nhớ). Thôi, điều này để cho lịch sử nhớ, bản thân mình không nên nhớ làm gì.
Từ đó đến nay biết bao nhiêu tháng 3 đã đi qua? Biết bao nhiêu những thay đổi trong cuộc sống? Vài năm sau tháng 3 ấy, lúc ấy trở về Saigon đang làm công nhân tình cờ một bữa buổi chiều đạp xe đi làm về, gặp lại một người bạn hồi còn đi học lếch thếch ngoài đường, tay dắt theo một đứa nhỏ. Trước bạn học Trưng Vương (cùng với Gia Long là một trong hai trường nữ trung học công lập nổi tiếng ở Saigon). Bạn quen khi còn đi học, sinh hoạt trong phong trào thanh niên, học sinh. Hỏi thăm bạn nói giải phóng xong chồng đi học tập, nơi ở vận động đi kinh tế mới, bế con đi rồi sống không nổi đành trồi về lại nhà cha mẹ ruột, ngày ngày dắt con ra chợ ngồi buôn bán rau cỏ lặt vặt qua ngày. Hôm ấy tôi đã vét hết túi được còn vài đồng (tiền lúc bấy giờ) đưa cho bạn, bạn không nhận, tôi phải nói tôi đi làm công nhân nhà nước, sắp đến ngày lãnh lương rồi bạn mới chịu cầm.
Cũng nhớ một lần khác, lần này thời gian đã xa xa cái tháng 3 bi thảm ấy, cuộc sống không phải đã khá như sau này nhưng đã đỡ hơn. Một buổi chiều cũng đi làm về, rảnh đạp xe ghé ngang nhà sách Xuân Thu (quen gọi tên cũ Xuân Thu nhưng đã đổi thành Nhà sách ngoại văn) trên đường Tự Do xưa (lúc ấy là Đồng Khởi), kiếm mua một quyển sách, gặp lại một bạn cũ khác. Lần này tình hình có khá hơn, bạn đang ngồi tính tiền nơi "két" của nhà sách, cũng đã đến giờ về bạn nói chờ một chút để bạn thay ca rồi rủ đi uống cà phê. Cùng bạn ra quán Givral gần đó, lúc ấy Givral, Pagode... gì cũng đã trở thành quốc doanh, hình như do ngành Du lịch quản lý, cà phê đá nước "giảo" màu nhờ nhờ như nước màu kho cá, bánh ngọt vẫn còn nhưng đã bớt bơ, ít đường, bột pha chai nhách (hôm ấy trong quán tôi nhìn thấy cả... chuột nhắt chạy), nhưng được cái giá nhà nước rẻ rề, lương công nhân vài chục có thể vào ăn cái bánh uống cà phê mà không thấp thỏm thiếu tiền trả, chứ nơi này thời trước khi còn học sinh cũng ít dám héo lánh.
Lâu quá không nhớ rõ, nhưng hình như hồi đó vào quán quốc doanh ăn uống, phải mua vé trước gọi là "tích kê", xong ra quày đưa vé rồi ra bàn ngồi chờ, cũng có nơi ta phải bưng bê tự phục vụ, nhưng không phải kiểu tự phục vụ "self service" như bây giờ. Nhiều khi gặp lời nói, cử chỉ thiếu lịch sự nơi người mậu dịch, bỏ tiền ăn mà như đi xin của bố thí, nhưng không hề gì, lúc ấy miễn là ta có được một chỗ ngồi, có được cái ăn cái uống. Cái khó đôi khi làm con người ta hèn và cam chịu như thế.
Từ ngày ấy đến nay không gặp lại hai người bạn này nữa. Bạn sau gặp ở nhà sách có nghe nói đã định cư cùng gia đình bên Huê Kỳ. Cũng mừng cho bạn.
Thời gian trôi qua, rồi mọi chuyện cũng thay đổi, những gì thuộc vật chất khá dần lên, cái thời ăn độn khoai sắn, bobo, bột mì... uống thuốc "Xuyên tâm liên", chữa cảm cúm bằng cách nhỏ thuốc tỏi vào mũi như gà, đạp xe đến... chai mông rồi cũng qua đi, xe đạp quốc doanh hiệu Chiến Thắng thay bằng xe gắn máy Nhật... nghĩa địa hiệu Honda (xe nghĩa địa nhưng giá tính bằng cây vàng, không biết sao hồi đó vẫn thu xếp sắm được). Trong nhà khá hơn có thêm tủ lạnh nhỏ nhỏ, cái tivi màu 14 "inh" hiệu Vietronic vỏ nhựa đỏ đến kỳ coi trực tiếp bóng đá World Cup đỡ buồn, và tối tối hàng xóm tụ lại xem phim Tây du ký của Tàu có yêu nữ đánh phép mê ly. May hơn con cái đã có sữa sùng, cái ăn cái uống khá hơn, ở thành phố được học hành trường lớp tương đối...
Cuộc sống văn minh kỹ thuật tiến nhanh, quá nhanh... không thể ngờ được xã hội vật chất thay đổi nhanh đến thế. Ở vào thập niên 80 của thế kỷ trước có ai ngờ được ngày nay? Từ lúc đạp chiếc xe đạp quốc doanh cà tàng (phải cạy cục nhờ quen biết mới xin duyệt mua được giá chính thức), nay xe tay ga mới hiện đại đề nhẹ một cái máy nổ êm ru, nhiều người tầm tầm cũng đã sắm xế hộp đi cho bảnh. Công nghệ thông tin tiến vượt bực, điện thoại thông minh... thế giới như thu nhỏ. Tôi có ông chú ruột xưa vì lý tưởng, trốn nhà đi đánh Pháp hồi chưa đủ tuổi thanh niên. Năm 1954 chiến thắng trở về Hà Nội, cần mẫn làm cán bộ công đoàn mấy mươi năm liền tại một công ty chế tạo máy móc (nghe nói do xét lý lịch gốc tích của ông nội tôi nên không được lên chức, trong khi bạn bè cùng trang lứa của chú về làm việc sau đều làm lớn). Đến khoảng thập niên 80 thiếu sức khỏe về hưu sớm, chú được cơ quan cho đi tham quan một nước XHCN ở Đông Âu. Gọi đi tham quan học hỏi kinh nghiệm sản xuất, nhưng chủ yếu gom tiền sang mua hàng hóa đóng thùng mang về... Đi về chú vào Saigon chơi ghé nhà ông cụ tôi nói "Anh ơi nhà nước thưởng cho một chuyến đi buôn kiếm tiền dưỡng già ".
Bây giờ thì ta thấy, dân ta đi học, đi chơi, du hí khắp các nước trên thế giới, như các cụ nhà quê xưa đi chợ làng...
Văn minh vật chất tiến quá nhanh, nhưng văn minh tinh thần, cái nôm na gọi là văn hóa lại tỏ ra tiến quá chậm, không hề tương xứng. Đường tầng, cao tốc, xe hơi, con cái học trường quốc tế... đủ thứ hiện đại. Qua thời bỉ cực đến hồi thới lai, từ cái thiếu, cái khó nay bung ra. Nếu thời chiến người ta tìm chiến thắng bằng đủ cách, thì nay thời bình cũng thế. Con người từ cái cam chịu chuyển sang chủ động trong mọi vấn đề. Người ta tìm mọi cách để vươn lên. Làm sao để có nhiều tiền, làm sao để có nhiều quyền, nhiều chức, làm sao để có đủ thứ bằng cấp, học vị... Những điều này thực ra là ước vọng của con người ở mọi nơi, là điều tốt không có gì xấu. Nhưng cái hại là người ta đã cố đạt cho kỳ được cái vật chất này bằng mọi giá (nhiều khi bằng mọi thủ đoạn) mà không cần biết hậu quả ra sao, chẳng hạn chức quyền đấy, nhưng bản thân có thực lực để nắm giữ chức quyền, giúp ích được gì cho đời hay không?
Cũng như cái tín ngưỡng tâm linh bị xóa bỏ một thời nay khôi phục lại, nhưng tín ngưỡng xưa, cho dù đạo gì, thờ ai, Chúa, Phật, Mẫu, Thần, Thánh, Thành Hoàng... thì tín ngưỡng ấy ít ra cũng là cái thắng, dạy cho người ta bớt làm điều xấu, làm tâm hồn con người nhẹ nhàng thanh tịnh khi đến chiêm bái. Người ta đến chùa chiền, đền điện chỉ dám nhỏ nhẹ cầu xin cho đủ ăn đủ mặc, bớt đi cái đói, cái khổ, cho con cái ngoan ngoãn, học hành giỏi giang, gia đình yên ấm, thiên hạ thái bình...
Hết thời cấm đoán thì nay bung ra. Nay mấy người đến đền chùa để mong cầu cái thanh thản tâm hồn? Cầu mong quốc thái dân an? Hay người ta đến đền điện từ nửa đêm giá lạnh để giành giật một cái ấn vô tri, mong mau thăng quan tấn chức. Đè đầu cưỡi cổ nhau, ném tiền lẻ vào thánh thần, đánh đấm nhau đến vỡ đầu trong bạo lực để giành bằng được chút lộc cầu may mắn trong lễ hội thần thánh đầu năm... Cho nên cơ khổ, nhiều người có tiền tỉ, chức tước, nhà lầu xe hơi, ở thành phố lớn... thậm chí bằng cấp cao ngất, nhưng hình như trong suy nghĩ, ứng xử thì vẫn cứ loanh quanh luẩn quẩn, như cái thời còn uống nước giếng làng... Thay vì cần phải tự trọng, thì người ta lại quay sang tự ái, tự ái ngất ngưởng, tự ái đùng đùng, ta thế này mà thua ai? Thế là con người trở nên hung tợn. Chưa nói đến chuyện lớn, nhiều khi chỉ một câu nói trên không gian ảo, một cái nhìn được cho là đểu ngoài đời là người ta xông vào thóa mạ, thậm chí đâm chém nhau không thương tiếc...
Có thể có người nói, đấy chỉ là một vết đen trong toàn thể bức tranh xã hội, đâu phải ai cũng thế? Thời nào mà chẳng có những chuyện như vậy? Và, tại cái mạng xã hội bây giờ phổ biến quá, cái gì cũng đưa lên? Nhưng nói không ngoa, cuộc sống vật chất khá hơn, nhưng cuộc sống tâm linh, tinh thần nhiều khi còn chông chênh hơn cái thời còn khốn khó... Và đôi khi người ta lầm tưởng cái văn minh vật chất kiếm được khá dễ dàng (tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, chức vụ, thậm chí bằng cấp...) bây giờ đã có vẻ dư thừa, có thể thay thế được cái văn minh tinh thần (tri thức, và từ tri thức người ta mới có thể có được trí thức, văn hóa...). Hôm nọ tôi đọc được trên mạng, một nhà văn viết đại ý, văn hóa, văn minh, là những gì người ta suy nghĩ, ứng xử trong cuộc sống, chứ không phải là những tiện nghi người ta biểu hiện bên ngoài.
Cho nên chắc vì thế mà hồi này ít đi đâu, tối ngày ở nhà, sáng pha ly cà phê ngồi xem tivi chương trình buổi sáng của đài truyền hình quốc gia, thấy nhà đài luôn đưa vào chương trình nội dung giáo dục "kỹ năng sống", "kỹ năng giao tiếp", "kỹ năng ứng xử" trong xã hội. Nhà đài mời những nhà giáo dục, tâm lý, những trí thức, nhà báo, nghệ sĩ... có nhiều kinh nghiệm sống... để nói về những nội dung này, và hoàn toàn dành cho người lớn chứ không phải cho trẻ con, như cách ứng xử ở những nơi công cộng, biết xin lỗi, cám ơn, biết nở một nụ cười... trong giao thông biết chờ đèn đỏ vài giây, khi đi thang máy không giành người đến trước, xếp hàng chờ tính tiền siêu thị, thậm chí các kỹ năng giao tiếp khi sử dụng điện thoại, đừng xả rác, ngắt hoa ở chỗ đông người, những kỹ năng giao tiếp khi tham gia những trang mạng xã hội... Những điều tưởng đơn giản vậy mà không phải ai cũng biết, hoặc biết đó, nhưng không dễ gì xử sự cho phải...
Điều này lẽ ra đã phải làm từ lâu, bắt đầu từ ghế nhà trường mọi cấp, nhưng mà thôi giờ thấy trên tivi, một phương tiện thông tin đại chúng, thế cũng được. Truyền hình cũng nên làm phong phú và duy trì nội dung này. Biết đâu mưa lâu sẽ thấm đất.
Saigon, những ngày tháng 3/2016.
Tôi có một tháng 3 "nóng" trong đời không thể nào quên, "nóng" theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, là tháng 3 năm 1975, khi Tây nguyên thất thủ trong cuộc chiến tương tàn mấy mươi năm, và tôi đã là một người trong đoàn người hỗn loạn bỏ chạy khỏi vùng súng đạn ấy... Tôi mất khoảng 20 ngày bằng đủ mọi cách (đến đầu tháng 4 mới về đến Saigon, qua biết bao nhiêu điều không muốn nhớ). Thôi, điều này để cho lịch sử nhớ, bản thân mình không nên nhớ làm gì.
Từ đó đến nay biết bao nhiêu tháng 3 đã đi qua? Biết bao nhiêu những thay đổi trong cuộc sống? Vài năm sau tháng 3 ấy, lúc ấy trở về Saigon đang làm công nhân tình cờ một bữa buổi chiều đạp xe đi làm về, gặp lại một người bạn hồi còn đi học lếch thếch ngoài đường, tay dắt theo một đứa nhỏ. Trước bạn học Trưng Vương (cùng với Gia Long là một trong hai trường nữ trung học công lập nổi tiếng ở Saigon). Bạn quen khi còn đi học, sinh hoạt trong phong trào thanh niên, học sinh. Hỏi thăm bạn nói giải phóng xong chồng đi học tập, nơi ở vận động đi kinh tế mới, bế con đi rồi sống không nổi đành trồi về lại nhà cha mẹ ruột, ngày ngày dắt con ra chợ ngồi buôn bán rau cỏ lặt vặt qua ngày. Hôm ấy tôi đã vét hết túi được còn vài đồng (tiền lúc bấy giờ) đưa cho bạn, bạn không nhận, tôi phải nói tôi đi làm công nhân nhà nước, sắp đến ngày lãnh lương rồi bạn mới chịu cầm.
Cũng nhớ một lần khác, lần này thời gian đã xa xa cái tháng 3 bi thảm ấy, cuộc sống không phải đã khá như sau này nhưng đã đỡ hơn. Một buổi chiều cũng đi làm về, rảnh đạp xe ghé ngang nhà sách Xuân Thu (quen gọi tên cũ Xuân Thu nhưng đã đổi thành Nhà sách ngoại văn) trên đường Tự Do xưa (lúc ấy là Đồng Khởi), kiếm mua một quyển sách, gặp lại một bạn cũ khác. Lần này tình hình có khá hơn, bạn đang ngồi tính tiền nơi "két" của nhà sách, cũng đã đến giờ về bạn nói chờ một chút để bạn thay ca rồi rủ đi uống cà phê. Cùng bạn ra quán Givral gần đó, lúc ấy Givral, Pagode... gì cũng đã trở thành quốc doanh, hình như do ngành Du lịch quản lý, cà phê đá nước "giảo" màu nhờ nhờ như nước màu kho cá, bánh ngọt vẫn còn nhưng đã bớt bơ, ít đường, bột pha chai nhách (hôm ấy trong quán tôi nhìn thấy cả... chuột nhắt chạy), nhưng được cái giá nhà nước rẻ rề, lương công nhân vài chục có thể vào ăn cái bánh uống cà phê mà không thấp thỏm thiếu tiền trả, chứ nơi này thời trước khi còn học sinh cũng ít dám héo lánh.
Lâu quá không nhớ rõ, nhưng hình như hồi đó vào quán quốc doanh ăn uống, phải mua vé trước gọi là "tích kê", xong ra quày đưa vé rồi ra bàn ngồi chờ, cũng có nơi ta phải bưng bê tự phục vụ, nhưng không phải kiểu tự phục vụ "self service" như bây giờ. Nhiều khi gặp lời nói, cử chỉ thiếu lịch sự nơi người mậu dịch, bỏ tiền ăn mà như đi xin của bố thí, nhưng không hề gì, lúc ấy miễn là ta có được một chỗ ngồi, có được cái ăn cái uống. Cái khó đôi khi làm con người ta hèn và cam chịu như thế.
Từ ngày ấy đến nay không gặp lại hai người bạn này nữa. Bạn sau gặp ở nhà sách có nghe nói đã định cư cùng gia đình bên Huê Kỳ. Cũng mừng cho bạn.
Thời gian trôi qua, rồi mọi chuyện cũng thay đổi, những gì thuộc vật chất khá dần lên, cái thời ăn độn khoai sắn, bobo, bột mì... uống thuốc "Xuyên tâm liên", chữa cảm cúm bằng cách nhỏ thuốc tỏi vào mũi như gà, đạp xe đến... chai mông rồi cũng qua đi, xe đạp quốc doanh hiệu Chiến Thắng thay bằng xe gắn máy Nhật... nghĩa địa hiệu Honda (xe nghĩa địa nhưng giá tính bằng cây vàng, không biết sao hồi đó vẫn thu xếp sắm được). Trong nhà khá hơn có thêm tủ lạnh nhỏ nhỏ, cái tivi màu 14 "inh" hiệu Vietronic vỏ nhựa đỏ đến kỳ coi trực tiếp bóng đá World Cup đỡ buồn, và tối tối hàng xóm tụ lại xem phim Tây du ký của Tàu có yêu nữ đánh phép mê ly. May hơn con cái đã có sữa sùng, cái ăn cái uống khá hơn, ở thành phố được học hành trường lớp tương đối...
Cuộc sống văn minh kỹ thuật tiến nhanh, quá nhanh... không thể ngờ được xã hội vật chất thay đổi nhanh đến thế. Ở vào thập niên 80 của thế kỷ trước có ai ngờ được ngày nay? Từ lúc đạp chiếc xe đạp quốc doanh cà tàng (phải cạy cục nhờ quen biết mới xin duyệt mua được giá chính thức), nay xe tay ga mới hiện đại đề nhẹ một cái máy nổ êm ru, nhiều người tầm tầm cũng đã sắm xế hộp đi cho bảnh. Công nghệ thông tin tiến vượt bực, điện thoại thông minh... thế giới như thu nhỏ. Tôi có ông chú ruột xưa vì lý tưởng, trốn nhà đi đánh Pháp hồi chưa đủ tuổi thanh niên. Năm 1954 chiến thắng trở về Hà Nội, cần mẫn làm cán bộ công đoàn mấy mươi năm liền tại một công ty chế tạo máy móc (nghe nói do xét lý lịch gốc tích của ông nội tôi nên không được lên chức, trong khi bạn bè cùng trang lứa của chú về làm việc sau đều làm lớn). Đến khoảng thập niên 80 thiếu sức khỏe về hưu sớm, chú được cơ quan cho đi tham quan một nước XHCN ở Đông Âu. Gọi đi tham quan học hỏi kinh nghiệm sản xuất, nhưng chủ yếu gom tiền sang mua hàng hóa đóng thùng mang về... Đi về chú vào Saigon chơi ghé nhà ông cụ tôi nói "Anh ơi nhà nước thưởng cho một chuyến đi buôn kiếm tiền dưỡng già ".
Bây giờ thì ta thấy, dân ta đi học, đi chơi, du hí khắp các nước trên thế giới, như các cụ nhà quê xưa đi chợ làng...
Văn minh vật chất tiến quá nhanh, nhưng văn minh tinh thần, cái nôm na gọi là văn hóa lại tỏ ra tiến quá chậm, không hề tương xứng. Đường tầng, cao tốc, xe hơi, con cái học trường quốc tế... đủ thứ hiện đại. Qua thời bỉ cực đến hồi thới lai, từ cái thiếu, cái khó nay bung ra. Nếu thời chiến người ta tìm chiến thắng bằng đủ cách, thì nay thời bình cũng thế. Con người từ cái cam chịu chuyển sang chủ động trong mọi vấn đề. Người ta tìm mọi cách để vươn lên. Làm sao để có nhiều tiền, làm sao để có nhiều quyền, nhiều chức, làm sao để có đủ thứ bằng cấp, học vị... Những điều này thực ra là ước vọng của con người ở mọi nơi, là điều tốt không có gì xấu. Nhưng cái hại là người ta đã cố đạt cho kỳ được cái vật chất này bằng mọi giá (nhiều khi bằng mọi thủ đoạn) mà không cần biết hậu quả ra sao, chẳng hạn chức quyền đấy, nhưng bản thân có thực lực để nắm giữ chức quyền, giúp ích được gì cho đời hay không?
Cũng như cái tín ngưỡng tâm linh bị xóa bỏ một thời nay khôi phục lại, nhưng tín ngưỡng xưa, cho dù đạo gì, thờ ai, Chúa, Phật, Mẫu, Thần, Thánh, Thành Hoàng... thì tín ngưỡng ấy ít ra cũng là cái thắng, dạy cho người ta bớt làm điều xấu, làm tâm hồn con người nhẹ nhàng thanh tịnh khi đến chiêm bái. Người ta đến chùa chiền, đền điện chỉ dám nhỏ nhẹ cầu xin cho đủ ăn đủ mặc, bớt đi cái đói, cái khổ, cho con cái ngoan ngoãn, học hành giỏi giang, gia đình yên ấm, thiên hạ thái bình...
Hết thời cấm đoán thì nay bung ra. Nay mấy người đến đền chùa để mong cầu cái thanh thản tâm hồn? Cầu mong quốc thái dân an? Hay người ta đến đền điện từ nửa đêm giá lạnh để giành giật một cái ấn vô tri, mong mau thăng quan tấn chức. Đè đầu cưỡi cổ nhau, ném tiền lẻ vào thánh thần, đánh đấm nhau đến vỡ đầu trong bạo lực để giành bằng được chút lộc cầu may mắn trong lễ hội thần thánh đầu năm... Cho nên cơ khổ, nhiều người có tiền tỉ, chức tước, nhà lầu xe hơi, ở thành phố lớn... thậm chí bằng cấp cao ngất, nhưng hình như trong suy nghĩ, ứng xử thì vẫn cứ loanh quanh luẩn quẩn, như cái thời còn uống nước giếng làng... Thay vì cần phải tự trọng, thì người ta lại quay sang tự ái, tự ái ngất ngưởng, tự ái đùng đùng, ta thế này mà thua ai? Thế là con người trở nên hung tợn. Chưa nói đến chuyện lớn, nhiều khi chỉ một câu nói trên không gian ảo, một cái nhìn được cho là đểu ngoài đời là người ta xông vào thóa mạ, thậm chí đâm chém nhau không thương tiếc...
Có thể có người nói, đấy chỉ là một vết đen trong toàn thể bức tranh xã hội, đâu phải ai cũng thế? Thời nào mà chẳng có những chuyện như vậy? Và, tại cái mạng xã hội bây giờ phổ biến quá, cái gì cũng đưa lên? Nhưng nói không ngoa, cuộc sống vật chất khá hơn, nhưng cuộc sống tâm linh, tinh thần nhiều khi còn chông chênh hơn cái thời còn khốn khó... Và đôi khi người ta lầm tưởng cái văn minh vật chất kiếm được khá dễ dàng (tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, chức vụ, thậm chí bằng cấp...) bây giờ đã có vẻ dư thừa, có thể thay thế được cái văn minh tinh thần (tri thức, và từ tri thức người ta mới có thể có được trí thức, văn hóa...). Hôm nọ tôi đọc được trên mạng, một nhà văn viết đại ý, văn hóa, văn minh, là những gì người ta suy nghĩ, ứng xử trong cuộc sống, chứ không phải là những tiện nghi người ta biểu hiện bên ngoài.
Cho nên chắc vì thế mà hồi này ít đi đâu, tối ngày ở nhà, sáng pha ly cà phê ngồi xem tivi chương trình buổi sáng của đài truyền hình quốc gia, thấy nhà đài luôn đưa vào chương trình nội dung giáo dục "kỹ năng sống", "kỹ năng giao tiếp", "kỹ năng ứng xử" trong xã hội. Nhà đài mời những nhà giáo dục, tâm lý, những trí thức, nhà báo, nghệ sĩ... có nhiều kinh nghiệm sống... để nói về những nội dung này, và hoàn toàn dành cho người lớn chứ không phải cho trẻ con, như cách ứng xử ở những nơi công cộng, biết xin lỗi, cám ơn, biết nở một nụ cười... trong giao thông biết chờ đèn đỏ vài giây, khi đi thang máy không giành người đến trước, xếp hàng chờ tính tiền siêu thị, thậm chí các kỹ năng giao tiếp khi sử dụng điện thoại, đừng xả rác, ngắt hoa ở chỗ đông người, những kỹ năng giao tiếp khi tham gia những trang mạng xã hội... Những điều tưởng đơn giản vậy mà không phải ai cũng biết, hoặc biết đó, nhưng không dễ gì xử sự cho phải...
Điều này lẽ ra đã phải làm từ lâu, bắt đầu từ ghế nhà trường mọi cấp, nhưng mà thôi giờ thấy trên tivi, một phương tiện thông tin đại chúng, thế cũng được. Truyền hình cũng nên làm phong phú và duy trì nội dung này. Biết đâu mưa lâu sẽ thấm đất.
Saigon, những ngày tháng 3/2016.
Cám ơn những cảm nhận sâu sắc của bác Hiệp! Ai cũng biết là bây giờ vật chất thì lên đời với đa số người, nhưng tinh thần thì xuống cấp trầm trọng. Giàu có nhưng kém văn hóa. Lãnh đạo nhưng không làm gương mà "một bộ phận không nhỏ" thoái hóa, biến chất. Có chức có quyền đáng lẽ làm người phục vụ nhân dân thì một số lại đục khoét tài sản quốc gia, chèn ép dân, vinh thân phì gia. Thật đáng xấu hổ. Bây giờ nhà đài vẫn có mục "Việc Tử Tế", nhưng thấy đa số người làm việc tử tế là dân thường, chưa thấy ông lãnh đạo nào làm "việc tử tế". hay là các vị chê việc ấy nhỏ, không đáng làm? Khi mà con người không coi trọng tình, không coi trọng đời sống tâm linh, kiếm chức, làm giàu bằng mọi giá thì...họ sẽ phải chịu hậu quả. Lưới trời lồng lộng...
Trả lờiXóaHoàn toàn đồng tình với bác Vũ Nho, xã hội ngày nay của chúng ta tiến nhanh nhưng lại không đồng bộ, nó khập khiễng, chênh vênh, đa phần vẫn là quá chú trọng hình thức, giáo điều, "mị" nhau bằng những ảo tưởng, những lời lẽ "có cánh" nhưng sáo rỗng...
XóaCon người phải bắt đầu bằng những điều nhỏ nhặt nhưng tử tế với môi trường, xã hội... phải không bác Vũ Nho?
Cám ơn bác đã chia sẻ.
Hồi đó đi học được dạy rằng "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách" nay đọc tâm sự của Bác Hiệp chỉ biết im lặng mà nghe. Biết đến bao giờ được như xưa, người ta đối đãi với nhau bằng trái tim, bằng lòng nhân ái chứ không phải bằng đồng tiền như hiện nay.
Trả lờiXóaHồi đó đi học được dạy rằng "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách" nay đọc tâm sự của Bác Hiệp chỉ biết im lặng mà nghe. Biết đến bao giờ được như xưa, người ta đối đãi với nhau bằng trái tim, bằng lòng nhân ái chứ không phải bằng đồng tiền như hiện nay.
Trả lờiXóaThế cho nên bây giờ mới có chuyện mặc áo vét ngồi xe hơi, mắc tiểu đến ngã tư đông người thản nhiên xuống xe vạch quần đứng tè vào con lươn giữa đường, như khi xưa ngồi lưng trâu xuống tè nơi đường làng...
XóaXã hội đã chạm đáy, cần phải thay đổi ha bác Trọng Toàn.
Chí phải!
Trả lờiXóaĐúng là " Cảm xúc tháng 3" - Nói tháng 3 nhưng va vào tháng 7 , nói ở đây nhưng chết cây Hà nội...
Trả lờiXóaĐọc những " Tạp pín lù" này mà lại thích vì nó gãi đúng chỗ ngứa của mọi người.Hình ảnh comple nhảy xuống tè giữa đường với ý thức hệ vẫn là nhảy từ lưng trâu xuống tè ven đường làng rất chí lý. Xin vỗ tay bác Hiệp.
Hihi, cuộc sống bây giờ nó thế Lão Tân,hồi này Saigon nóng quá nhất là giấc trưa, đổ lửa. Nhưng thế còn đỡ, Tây nguyên, miền Trung Nam bộ, nhiều nơi miền Tây, dân còn không có cả nước uống. Tại trời ư?
XóaĐúng là hình ảnh trẻ trâu, từ lưng trâu trên con đường làng, đến chiếc Lexus và đường nhựa thủ đô... hình ảnh minh chứng rõ nhất cho một xã hội tuột dốc không phanh, mất cân đối...
Hồi này bác Hiệp ngồi nhà nên đâm ra hay nghĩ ngợi đủ thứ nhỉ? Có thứ gì bác quên không đấy?
Trả lờiXóaĐọc những lan man tháng 3 của bác thật tuyệt. Nhưng đến cuối, bác viết: "Điều này lẽ ra đã phải làm từ lâu, bắt đầu từ ghế nhà trường mọi cấp" thì em không nhất trí đâu nhé. Những kĩ năng trong giao tiếp, ứng xử,những phẩm chất tốt đẹp mà con người cần hướng tới, cần trau dồi đã được đưa vào nhà trường một cách có hệ thông từ cấp học mầm non đến trung học phổ thông qua các môn học, qua các giờ sinh hoạt...nhưng do tác động của xã hội mà học trò bây giờ hình như nó chỉ nghe mà không làm theo. Thậm chí chúng còn dè bỉu khi một bạn nào đó ngoan quá, chỉn chu quá.Nhiều khi cảm thấy bất lực bác ạ.
Cô giáo mà nói thì chính xác rồi. Tôi chỉ hơi thắc mắc ở chỗ, là chương trình giáo dục kỹ năng sống đã được đưa vào có hệ thống từ mầm non đến trung học phổ thông thông qua các môn học, các giờ sinh hoạt (có lẽ đã từ lâu?), nhưng không hiểu sao lại không phát huy được hiệu quả? Lẽ ra nó phải là nhân tố tác động tốt lên xã hội chứ, đằng này lại còn bị xã hội "ép phê" ngươc triệt tiêu, vậy thì NT nghĩ do đâu? dạy và học của thày trò không hiệu quả, hay xã hội bây giờ "gấu" quá? Đã hết thuốc chữa?
XóaTháng 3 này lại nhớ tháng 3 xưa hả bác ? Nghe lời bác cảm thán về cái văn minh tinh thần hay văn hóa mà thấy thật là tiến thoái lưỡng nan . Muốn tiến bằng người cũng chưa được mà lộn về ngày xưa cũng chẳng xong . Nhà trường và xã hội là một phần , gia đình cũng là một phần quan trọng . Cái nếp nhà ngày xưa đã bị cuồng phong càn quét . Làm sao đây , đổ cọc bê tông giữ móng lại cho nhà khỏi sập hay dùng cáp ứng lực giằng cho mái nhà mình không trốc nóc , nhức đầu thiệt đó bác !
Trả lờiXóaNhớ nhớ quên vậy thôi Marg.
XóaHihi, "Tiến thoái lưỡng nan đi về lận đận...", ấy là một câu trong bài hát của ông TCS. Tới cũng không xong mà quay đầu trở về cũng không ổn. Tâm trạng và tình cảnh của Từ Thức khi xưa lỡ quay đầu trở về trần... cha khó!
Haha, nghe bạn Marg. nói tôi chợt nhớ một bài hát ngày xưa hay hát khi đi sinh hoạt thanh niên, hướng đạo. "Cái nhà là nhà của ta, công khó ông cha làm ra, cháu con phải gìn giữ lấy, muôn năm giữ nước non nhà", thì được sửa lời thành "Cái nhà là nhà của ta, USAID USOM làm ra, cháu con phải gìn giữ lấy, lâu lâu lấy nước lau nhà", USAI USOM thời ấy là cơ quan viện trợ của chính phủ Huê Kỳ.
Nghe bạn Marg. bàn về những biện pháp cứu vãn cho cái nhà đã rệu ra, đúng là con nhà nòi xây dựng à nghe.
Một ký ức về " tháng 3 " thật khó quên anh Hiệp hén ? Rõ là con người chúng ta hay sống về những ký ức đã qua ...để rồi nuối tiếc và thở dài cho " tháng 3 " hiện tại ....
Trả lờiXóaSài Gòn đang nóng bức trong khi bên em thì đang trông cho hết tháng 3 để tìm được hơi ấm của mùa Xuân đó cơ ....
Hình như theo lịch thì Châu Âu đã bước vào mùa xuân rồi. Chúc NangTuyet một mùa xuân tươi đẹp :-)
XóaTháng Ba rét Ngàng Bân là thán Ba Bắc Bộ, Bắc Kỳ, chớ không pahir tháng Ba nóng chảy mỡ trong Nam anh nhỉ... Xem ra anh Hiệp điểm tháng Ba từ 75 đến nay nhưng cũng đụng đến các vấn đề của thời đại.
Trả lờiXóaCon người và "những vấn đề của con người" (chứ không phải loài nào khác), luôn diễn ra quanh ta, mọi lúc. mọi nơi, bất chấp xã hội diễn biến ra sao, chủ quan hay khách quan.
XóaHai vấn đề nóng bỏng của xã hội ta bây giờ, một là thiên nhiên (hạn hán, ta giờ gọi là biến đổi khí hậu, có bàn tay chủ yếu của con người chứ không phải tại giời nữa). Hai là chuyện ứng cử Quốc hội, ở 2 trung tâm chính trị lớn nhất nước là HN và Tp. HCM, số đại biểu tự ứng cử ngang bằng số đại biểu "chỉ định". Một tín hiệu tích cực đối với nền dân chủ còn nhạt nhòa. Ta từ "đóng cửa, tự trói", cho tới "mở cửa, đổi mới" về văn hóa, kinh tế, thì đừng sợ gì các vấn đề khác trong xã hội. Cuộc sống phải tiến lên như thế thôi ha Toro?
Với CT,tháng 3 có chút duyên riêng. CT luôn mơ mộng khi nghe nhằc "tháng ba". Vì thế đọc tiêu đề, trong ý nghĩ CT đã mặc định là sẽ được thưởng thức một cái vẻ đẹp và thơ mới của tháng 3...
Trả lờiXóaNhưng rồi lại gặp ở bài viết một tháng 3 thật buồn, cả dữ dội nữa mà không phải tháng ba dịu dàng đẹp xinh với mưa rây, chồi non, hoa nở, ong bay, mắt biếc, tay đan tay. Tuy vậy, với CT, tháng ba của bác Hiệp vẫn mang một vẻ đẹp. Khác thường, đaáng nhớ. Vẻ đẹp của tháng ba mở dần ra từ chiều sâu của những con chữ đầy day dứt, trở trăn, lo âu mà vẫn chín đằm mực thước, chẳng ồn ào mà khiến lòng người phải trĩu nặng ..
Cám ơn Cầu Tre đã ghé qua, đọc và có những chia sẻ sâu sắc về bài viết.
XóaTôi không có tài viết văn thơ, chỉ là những suy nghĩ rời rạc, những càm nhận, những ký ức bất chợt...
Chúc bạn luôn vui trong tháng 3 của mình.
CT sẽ cố gắng ạ, cám ơn bác.
XóaVới CT thì những người như bác Hiệp, cuộc sống đã là một kho tư liệu của văn chương nghệ thuật rồi.CT từ xa trông lại cũng đã đủ kính ngưỡng, khâm phục:)
Rất cám ơn Cầu Tre đã dành cho những cảm nghĩ ấm áp, mong sẽ được bạn vào xem động viên, chia sẻ.
XóaĐọc, tìm tòi trong sách vở, và bây giờ cũng may có cái mạng xã hội này để mình bày tỏ phần nào thiển ý của mình trong những vấn đề của xã hội. Luôn chúc bạn khỏe, thỉnh thoảng viết cho bạn bè đọc với.