Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Đường sách Nguyễn Văn Bình.

Không gian đường sách Nguyễn văn Bình. Ảnh Internet.

Mấy ngày hôm nay những thông tin trên tivi lẫn trên báo chí làm tôi chú ý và vui mừng, đó là tin đường sách Nguyễn Văn Bình ở Sài Gòn đã chính thức hoạt động, sau ba tháng chuẩn bị. Thật vui khi Sài Gòn rồi cũng có được một con đường sách như thế này.

Là một người đọc và yêu sách, ở một entry trước tôi cũng đã kỳ vọng vào đường sách Sài Gòn. Sài Gòn có khá nhiều con đường có những tiệm sách chuyên bán các loại sách cũ, mới, nhưng một con đường chuyên doanh sách, được sắp xếp, quản lý thật hợp lý, chuyên nghiệp, tiện dụng cho người đọc sách thì hồi nào tới giờ chưa có. Ở con đường sách này sẽ có những gian hàng giới thiệu sách mới của những nhà xuất bản, những gian hàng chuyên bán những sách cũ đã tuyệt bản, là nơi để những ai có sách hay, sách hiếm dư đọc có thể mang ra ký gửi, trao đổi, cũng là nơi gặp gỡ giữa tác giả và bạn đọc, những bạn đọc yêu sách với nhau... Nói chung, là một nơi chuyên về sách, được quản lý một cách khoa học, thông minh...

 Sách cũ được trưng bày. Ảnh Internet.

Sách bán giảm và đồng giá. Ảnh Internet.

Hôm nọ tôi cũng thấy trên tivi giới thiệu một vài những hoạt động khác tại đường sách mà tôi thấy rất hay và thú vị, chẳng hạn như vào ngày cuối tuần, ở đường sách sẽ có những buổi hòa tấu, độc tấu âm nhạc phục vụ mọi người, nên mở rộng hơn với những loại hình âm nhạc dân gian như hát chầu văn, hát ả đào, hát xẩm, vọng cổ, cải lương, đờn ca tài tử, dân ca các miền... Nếu được nữa giới thiệu cho công chúng biết âm nhạc của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Một vài những dịch vụ khác liên quan tới sách như đóng lại những quyển sách cũ đã bị bung trang, hoặc đóng bìa cứng mạ vàng những quyển sách quý cho khách... Những hoạt động nho nhỏ này vậy mà nhiều khi rất thiết thực, rất cần thiết đối với  công chúng, với những người mê sách. Được như thế đây đúng là một không gian văn hóa.

Gian hàng sách cũ luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người từ trẻ đến già.
Ảnh Internet.

Sau nữa là tên gọi "Đường sách Nguyễn Văn Bình", có thể có bạn sẽ thắc mắc Nguyễn Văn Bình là ai? Nhân vật lịch sử ở thời nào? Đây là một con đường nhỏ, ngắn, dài chưa tới 400 m, vị trí nằm ở phường Bến Thành, quận 1, ngay trung tâm Sài Gòn. Bắt đầu từ Hai Bà Trưng đến Công trường Công xã Paris (đường nằm ở bên hông khu vực nhà thờ Đức Bà Sài Gòn), chạy dọc theo hông bên trái Bưu điện Trung tâm Sài Gòn (nhìn từ mặt tiền). Đây là một con đường nhánh nhỏ, không phải trục đường chính, nhưng lại thuộc loại đường xưa nhất ở Sài Gòn, thời Pháp mang tên đường Hongkong. Từ ngày 24-02-1897 đổi thành đường Cardis. Đến ngày 19-10-1955 chính quyền Việt Nam đổi thành đường Nguyễn Hậu. Ngày 7-4-200 chính quyền thành phố đổi thành đường Nguyễn Văn Bình đến nay.

Nguyễn Văn Bình (1910-1995), là Tổng Giám mục Công giáo, Giáo phận Sài Gòn, Tên Thánh là Phao Lô nên Giáo dân thường gọi là Tổng Giám mục Phao Lô Nguyễn Văn Bình, ông sinh ngày 1-9-1910 tại Tân Định, Thời trẻ ông học ở Chủng viện Sài Gòn, năm 1936 du học tại Roma (Ý). Học xong ông về làm cha sở tại Đức Hòa (Tây Ninh), một thời gian chuyển về làm giáo sư tại Chủng viện Sài Gòn và Tuyên úy trường La San Tabert. Năm 1948 làm chánh xứ họ đạo Cầu Đất. Ngày 30-11-1955 ông thụ phong Giám mục tại Cần Thơ, chuyển về làm Giám mục địa phận Sài Gòn cho đến khi qua đời. Sau năm 1975 ông có chân trong Mặt trận Tổ quốc TP. HCM. Ông mất ngày 1-7-1995 tại Tòa Giám mục Sài Gòn và được an táng tại Đại Chủng viện Sài Gòn.

Rất hay là tên gọi đường "Đường sách Nguyễn Văn Bình" hoàn toàn phù hợp, bởi ông không chỉ là một nhà trí thức, một lãnh đạo tinh thần của người Công giáo, mà còn là một trí thức của Sài Gòn. Giới thiệu với các bạn gần xa một không gian văn hóa tôi nghĩ là sẽ bao gồm hai thứ rất cần trong cuộc sống, đó là kiến thức và sự thân thiện, nơi đáng để các bạn ghé thăm khi đến Sài Gòn. Chắc chắn tôi sẽ là khách thường xuyên của con đường sách.






28 nhận xét :

  1. Hay đây. Nhất định lão sẽ sắp xếp đi lượn ngay chủ nhật này. Nhiều khi lười đọc sách nhưng thấy sách thì vẫn thích và nhất là tìm thấy những cuốn mình đang mơ mơ , mộng mộng. Có thể chỉ đơn sơ một vài lần gặp , nhưng lão cảm thấy ...nhiễm căn bệnh từ bác về loại sách tra cứu rùi. Có điều lão tìm sách tra cứu xem vùng nào , nơi nào mà có các cô, các thím "nửa chừng xuân gãy gánh" chấp nhận mang bộ...xương sườn như lão về đùm bọc, nuôi...ngủ - Ăn uống lão tự lo cũng được. Hehe. Gặp cuốn nào dạng này bác ới lão một tiếng nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Haha, cái yêu cầu tra cứu của Lão đã vượt khỏi khả năng của tôi rồi, Lão hay thật chỉ cần ai đó lo cho ngủ, còn ăn thì tự lo, yêu cầu "nhất xứ" đó.

      Bây giờ vì vài lý do riêng tôi vẫn chưa thể đến mấy nơi này được, chứ không đi rểu rểu gặp bạn bè ở đây cũng hay.

      Xóa
  2. Hẹn bác Phạm uống cà phê ở đây, chắc dễ gặp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì hì, đúng thế đó cụ Nô, nếu tôi có thời giờ thì chắc một tuần phải ở đây vài ngày.

      Xóa
  3. Chính quyền một thành phố cộng sản mà đặt tên đường phố là một Tổng giám mục công giáo thì phải khen là hơi có biết điều. Phải có nhiều nhà sách và đường sách để làm sao đó mỗi người dân Việt Nam mỗi năm đọc được 0,90 -0,95 quyển sách. chớ 0,8 quyển như bây giờ thấy xấu hổ với bạn bè lân bang quá. huhu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dù sao đây cũng là một vấn đề tế nhị bác Bu, ở Saigon có đường Thích Quảng Đức, rồi lại có tượng đài, bên hông chùa Xá Lợi tại quận 3 có đường Sư Thiện Chiếu, đừng này nhỏ lại nằm kế bên nhà thờ Đức Bà đặt tên vị Tổng Giám Mục Công giáo cũng hay.
      Dân mình phải ráng đọc sách nhiều hơn vậy.

      Xóa
    2. Nhờ Giám mục A. de Rhode đi tiên phuông đó.

      Xóa
    3. Vị Giám mục này ác chiến thiệt đó cụ Nô, thời gian ở An Nam là ông ấy "lên bờ xuống ruộng", nhiều lần tưởng đi đời do chính sách cấm đạo bấy giờ.

      Xóa
  4. Thông tin này làm bác Hiệp trẻ khỏe ra nhiều và cái chân chắc cũng chóng lành hơn, phải không bác? NT thắc mắc bác dùng từ "đi rểu rểu" có nghĩa là đi như thế nào ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng mong là cái chân đi lại ngon lành để còn "đi rểu".
      Hì hì, có lẽ là tiếng địa phương miền Bắc xưa (một vùng nào đó), xưa tôi hay nghe các cụ nói thế, "rểu" chỉ là gọi trại của "rảo", "đi rảo" đó mà, cũng như tiếng Nghệ là "đi nhởi" vậy. "Đi rểu rểu" là đi tới đi lui, đi qua đi lại...

      Xóa
    2. Ồ không, nếu "rểu" là "rảo" nói chệch âm thì nó không cùng nghĩa với "đi nhởi" tiếng Nghệ được bác ơi! Đi nhởi là đi chơi. Còn đi rảo rảo là đi thong thả, chậm rãi, chủ yếu là để chuyện trò, nhìn ngó. Vậy thì bác Hiệp đi rểu rểu là kiểu đi dạo quanh đường sách, ngó nghiêng nhìn ngắm cho thích thôi, còn có lẽ ít khi mua vì...những cuốn này ở nhà cũng có!Hi hi...

      Xóa
    3. Vậy ra không cùng nghĩa, hì hì, lâu rồi phải học lại tiếng Nghệ. Đi rểu rểu là đi lên đi xuống, đi ngược đi xuôi, ngó tới ngó lui..., thường là một mình, thấy quyển sách nào hay thì mua, còn không cũng chả sao, đại khái thế.

      Xóa
  5. Con nôn nao quá! Muốn lên đó liền vậy. Sao Cần Thơ không làm như thế luôn chứ. Có cả quầy sách cũ nữa. Thiệt là mê quá đi!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy hôm nào nghỉ có dịp bạn Ma xó du Saigon một chuyến, nhớ để dành "xìn" khớ khớ (khá khá, cũng như rểu rểu), ẵm về Cần Thơ một bao tải sách tha hồ đọc. Con đường sách kiểu này mới chỉ có ở Saigon, hy vọng sẽ được nhân rộng.

      Xóa
  6. Rất tuyệt ! Chúc mừng cho anh Hiệp nè và cả người Sài Gòn của mình , những người yêu thích đọc sách đã có một không gian thật lý tưởng để có được những quyển sách tuy lâu đời mà vô cùng có giá trị .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. vậy thì dịp nào hẹn gặp NangTuyet ở đường sách, sau khi đi mua sách thì ghé làm ly cà phê, hì hì!

      Xóa
    2. Dạ , nhất định là chuyến về VN năm sau là anh em mình sẽ đi uống café mới được anh Hiệp hén ..hihi .. Ông xã em cũng muốn tìm mua những quyển sách tiếng Pháp trước đây được sử dụng ở nước mình ..nhưng lâu quá không biết là sẽ tìm được không đây ...

      Xóa
    3. Hihi, vậy là sẽ cafe ha, ở saigon có những nhà sách ngoại văn bán khá nhiều sách nước ngoài, cả những tiệm bán sách cũ nữa, nhưng nơi bán sách cũ tư nhân mình phải rành.

      Xóa
  7. Rất hay, em cũng định hỏi có phải Nguyễn Văn Bình, TGM Sài Gòn không, đúng thế nên thấy con đường có ý nghĩa, về hòa giải, về tinh thần cởi mở của Nam Bộ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một cách hòa hợp hòa giải dân tộc phài không Toro? Cũng có lẽ người Nam bộ có tính cởi mở như Toro đã biết.

      Xóa
  8. Trước giờ nghe tên đường Nguyễn văn Bình mà không ngờ đó là Tổng Giám mục Nguyễn văn Bình , vẫn cứ tưởng là của một anh hùng du kích nào đó tên Nguyễn văn Bình.
    Hôm nào rảnh, từ chỗ làm sẽ thả bộ ra đây xem thử .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì hì, có lẽ cũng nhiều người tưởng thế đó.

      Thả bộ ra xem có gì hay không báo cho biết :-)))

      Xóa
  9. Hoan nghênh tinh thần và ý thức văn hóa của chính quyền thành phố! Ước gì các thành phố lớn đều có đường sách để khuyến khích tình yêu sách và văn hóa đọc!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhiều bạn ở TP đã ghé đường sách này và đã chọn được cho mình những quyển sách ưng ý không còn bày bán đại trà nữa. Ít nhất những TP lớn như HN, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ cũng nên có những đường sách như thế này, nó gìn giữ và phát triển văn hóa đọc ở nước ta trong tình hình hiện tại phải không bác Vũ Nho?

      Xóa
    2. Nhất trí hoàn toàn với bác Hiệp!
      Vì thế tôi ước các thành phố lớn nên học tập Sài Gòn!

      Xóa
    3. Tôi nghĩ việc làm này không đến nỗi khó khăn quá, mình muốn làm hay không mà thôi. Người ta nói dân mình ít đọc sách, nhưng tôi thấy người ham đọc, học hỏi ở xứ mình không ít, cả những người trẻ tuổi, chỉ tại ta chưa tổ chức tốt thôi.
      Mỗi TP có một đường sách như thế này, giải quyết được rất nhiều việc, kể cả thúc đẩy du lịch đó bác Vũ Nho.

      Xóa
  10. Thưa ông,
    Trong bài viết có đoạn:
    "Đây là một con đường nhánh nhỏ, không phải trục đường chính, nhưng lại thuộc loại đường xưa nhất ở Sài Gòn, thời Pháp mang tên đường Hongkong. Từ ngày 24-02-1897 đổi thành đường Cardis. Đến ngày 19-10-1955 chính quyền Việt Nam đổi thành đường Nguyễn Hậu. Ngày 7-4-200 chính quyền thành phố đổi thành đường Nguyễn Văn Bình đến nay."
    Xin ông vui lòng cho biết nhân vật lịch sử Nguyễn Hậu là ai, tôi có tìm rất nhiều các trang mạng mà không thấy có thông tin.
    Cám ơn ông đã bỏ thời giờ đọc tin nhắn.
    Rất mong ông giúp.
    Xin đa tạ.
    Thanh Xuân

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo quyển Đường phố nội thành TP. HCM của Nguyễn Đình Tư, NXB TP. HCM-1994, viết về nhân vật Nguyễn Hậu như sau:

      Ông Ng. Hậu theo đạo Thiên Chúa, sống về đời Tự Đức. Cũng như các giáo dân Ng. Trường Tộ, Ng. Điêu... Từng được các linh mục đem qua du học ở Penang (Mã Lai) và Âu Châu. Thấy được các tiến bộ mới lạ, ông về nước dâng bản điều trần lên vua Tự Đức, đề nghị canh tân tự cường. Không được nghe theo ông nản chí, bèn rời nước định sang Âu Châu nghiên cứu thêm. Chẳng may đến Ấn Độ dương tàu của ông bị mất tích giữa đường.

      Xin trả lời cho bạn Unknow (Thanh Xuân).

      Xóa

:) :( :)) :(( =))