Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

"i" và "y".



Bên nhà bạn Nhật Thành (Blog Hương Ngàn), có truyện ngắn của bạn ấy dự thi viết về đề tài HIV của Hội Văn học Nghệ thuật Nghệ An, qua đọc ké truyện, lan man thế nào mà lại còm về chuyện chữ nghĩa, từ ngữ, điều mà tôi quan tâm lâu nay. Nói tới chuyện từ ngữ tiếng Việt thì quả là khôn cùng, nhân đây tôi đã thử xem lại các sách vở tôi có riêng về trường hợp viết "i" hay "y" trong tiếng Việt, qua các thời kỳ, ở cả hai miền Nam, Bắc. Muốn tra chữ nghĩa có lẽ không gì hơn là tìm đến từ điển. Bài viết chỉ nhằm giới thiệu những gì tôi tra cứu được.

A/- Qua các tự điển xuất bản qua nhiều thời kỳ ở miền Nam trước năm 1975, căn cứ trên các tự điển Đại Nam Quấc âm Tự vị, Huình Tịnh Paulus Của, Saigon 1895-1896, Việt Nam Tự điển, Đào Văn Tập, Saigon 1951, Việt Nam Tự điển, Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ, Saigon 1970.

1. Trường hợp sử dụng "y" hoặc "i" ở cuối chữ bất kỳ:

-  Khi "y" ở cuối chữ, như: địa lý, kỹ thuật, lý hóa, lý luận, lý lịch, lý ngư (cà chép), ly kỳ, ly tán, trưởng, mỹ miều, kỳ cục, kỹ tính, gửi, (tuổi tý), quý mến,.. (một số từ tiêu biểu)

- Khi "i" ở cuối chữ, như: tinh vi, li ti, mưu trí, trì trệ, vi vu, xụp, ti toe, tách, đại, đì đùng, đi đứng, thi ca, dụ, lợm, lì xì, lắc, li bì... (một số từ tiêu biểu).

2. Trường hợp sử dụng "y" hoặc "i" cuối chữ đứng sau "qu":

- Khi "y" đứng sau "qu", như: ký quỹ, quỷ thần, quỷ quyệt, quỹ đạo, yêu quý, quy hoạch, quỳ lạy, quỵ lụy,  quý tộc, quỹ đen...

- Khi "i" đứng sau "qu", đặc biệt trong 2 quyển từ điển xưa xuất bản tại Sài Gòn là Đại Nam Quấc âm Tự vị của Huình Tịnh Paulus Của, và Việt Nam Tự điển của Đào Văn Tập, như: qui (con rùa), qui (trở về), qui chế, qui định, qui tắc, qui nạp, qui tiên, qui tụ, qui mô, phú quí, quì gối, Quí Mùi, quỉ quyệt, quỉ thần, thủ quĩ...

Đối với Việt Nam Tự điển của Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ, thì chữ "qui" trong hai quyển tự điển trên được chuyển thành "quy".

B/- Qua các tự điển xuất bản qua nhiều thời kỳ ở miền Bắc, căn cứ trên các tự điển Việt Nam Tự điển, Hội Khai Trí Tiến Đức, Hà Nội-1931, Từ điển Tiếng Việt, Văn Tân chủ biên, Hà Nội-1967, Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Viện Ngôn ngữ-1997:

Trường hợp sử dụng "y" hoặc "i" ở cuối chữ bất kỳ:

1/ Việt Nam Tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức:

- Khi "y" ở cuối chữ, như: bút , kỷ vật, kỹ năng, trường kỷ (ghế dài, có thể dùng như giường), kỳ hẹn, kỳ lạ, kiêng kỵ, Âu Mỹ...

- Khi "i" ở cuối chữ, như: hương , thiên , đạo , li ti, ti hí, tỉ lệ, tuổi , tì vị, vết, tỉ muội, kheo...

- Khi "y" đứng cuối chữ và sau "qu": không có chữ nào.

- Khi "i" đứng ở cuối chữ và sau "qu": tất cả những chữ, như: ma quỉ, thủ quĩ, linh qui, quí hóa, qui y, ngã quị...

2/ Từ điển Tiếng Việt do Văn Tân chủ biên:

Khi "y" ở cuối chữ, như: địa , đạo , do, lịch, trưởng, ly tâm, thiên , kiết lỵ, thú, tài, trí, mỹ mãn, mỹ lệ, mỹ nhân, mỹ thuật...

- Khi "i" ở cuối chữ, như: lông mi, lúa , củ , chính, mị dân...

- Khi "i" đứng cuối chữ và sau "qu": không có chữ nào.

- Khi "y" đứng cuối chữ và sau "qu": tất cả các chữ, như: quy y, quý quyến, quỳ lạy, thủ quỹ, quỷ quái, quỵ ngã, quy hoạch, quy chuẩn...

3/ Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên:

- Khi "y" đứng ở cuối chữ, như: áy náy, táy máy, ruộng rẫy, bọ rầy, chây lười... Tuy  nhiên đây là những từ không thể thay thế "y" bằng "i".

- Khi "i" đứng ở cuối chữ: tất cả những chữ cuối"y" có thể thay bằng "i" đều được thay bằng "i", như: địa lí, lí trí, tỉ mỉ, bút kí, kì vật, năng, thuật, kỉ lục, kỉ cương, miều, bà...

- Khi "i" ở cuối chữ và sau "qu": như: qui, quì, quĩ, quỉ, quị... ghi chú xem "quy".

- Khi "y" đứng cuối chữ và sau "qu": cũng như Từ điển Tiếng Việt do Văn Tân chủ biên, tất cả những chữ cuối là "i" có thể thay bằng "y", thì "i" đều được thay bằng "y", như: quy y, quý quyến, quỳ lạy, thủ quỹquỷ quái, quỵ ngã, quy hoạch, quy chuẩn...

4/ Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Giáo Dục-1996:

Trong từ điển này tôi chỉ trích phần chữ "y" hoặc "i" ở cuối chữ và sau "qu":

- Khi "y" ở cuối chữ và sau "qu": không ghi nhận từ nào.

- Khi "i" ở cuối chữ và sau "qu": tất cả các chữ, như: qui cách, qui chế, qui định, qui củ, qui kết, qui trình, quí khách, quí trọng, quí tộc, quỉ sứ, quỉ quyệt, quĩ đen, quị lụy, quị ngã...

Tiềng Việt mà chúng ta đang sử dụng bây giờ phải nói đã tương đối hoàn chỉnh so với những thời kỳ trước, tuy nhiên như những gì tôi đã ghi chép trên đây chỉ riêng với cách sử dụng chữ "i" và "y" thì hoàn thiện tiếng Việt hơn nữa vẫn là chuyện mà các nhà khoa học, giáo dục... cần phải làm. Tôi nhớ trước năm 1975 cũng có một vài nhà văn, học giả, nhà nghiên cứu về ngôn ngữ ở miền Nam cũng đã đưa ra những cải cách về chữ viết, mà nổi tiếng nhất là nhà văn, nhà giáo Nguiễn Ngu Í, chẳng hạn như tên của ông được viết như ta vừa thấy (điều này thì cách nay trên 100 năm Huình Tinh Của cũng đã viết tên mình như thế). Nhà văn, nhà giáo Nguiễn Ngu Í đã đưa ra cách viết dùng "i" thay cho "y" trong nhiều trường hợp (như tên của ông), "q" thay cho "qu", như qa qit = qua quýt. "y" thay cho "d" (nên có nhà xuất bản tên "Yiễm Yiễm" thay cho "Diễm Diễm"), trường hợp như chữ "nhất" thì bỏ dấu sắc, vì đánh vần "nhât", hoặc như chữ "quýt" thì chỉ cần viết "qit" là đủ...

Nhưng tra cứu đến đây thì mắt mũi tôi như có trăm ngàn con đom đóm đang bay, hết thấy đường, đầu óc lùng bùng. Không kể từ điển trong Nam, ngoài Bắc xuất bản đã quá lâu, có thể ta sẽ cho rằng từ điển đó xưa quá, lỗi thời rồi, chỉ so sánh ba quyển Từ điển Tiếng Việt do Văn Tân chủ biên (1967), Hoàng Phê chủ biên (1997), và Nguyễn Như Ý chủ biên (1996) là ba quyển từ điển được xuất bản dưới thời XHCN. Ba vị chủ biên của ba quyển từ điển này đều là Giáo sư, và ba quyển từ điển này trong trường hợp viết "i" hay "y" nêu trên đã đưa ra những kết quả khác nhau. Nhất là hai quyển từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên (1997), và Nguyễn Như Ý chủ biên (1996) trong cách viết "quy" hay "qui". Nếu từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên do Viện Ngôn ngữ xuất bản, thì từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý do NXB Giáo Dục xuất bản, tiếng tăm cũng tương đương. Tuy phát hành gần như cùng thời gian, nhưng quyển từ điển do Hoàng Phê chủ biên (Viện Ngôn ngữ) chỉ ghi nhận "y" đứng sau "qu", trong khi từ điển của Nguyễn Như Ý (NXB Giáo Dục) thì viết trái ngược, chỉ ghi nhận "i" đứng sau "qu".

Đúng là tiếng Việt rắc rối thiệt.









50 nhận xét :

  1. Nghe đâu chuyện cái dày và cái ngắn này trong tiếng Vyệt đã có nhiều cuộc cãi nhau to lắm giữa những người nhiều chữ. Cãi nhau thực sự chứ không phải Seminar như chủ đề đưa ra.
    Bác Hyep mò xong rồi hoa cả mắt là lẽ đương nhiên.! Có lẽ là bệnh của người già! hehe
    Bộ qui tắc dùng ngắn hay dài trong tiếng Vyệt nếu có thì cũng khó thuyết phục - vì ngữ pháp tiếng Việt không hề đơn giản . Khi sử dụng , người viết nghiêng về cảm tính nhiều hơn. Cáy này theo ngắn thì hợp lí hơn dài và cứ thế phang. Hình như nó không đổi nghĩa là được .
    Lão xin kê dép ngồi nghe vì chủ đề mở mang nài .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hí hí, xem ra chuyện cáy dày cáy ngắn nài vui lắm đó Lão Tân. Mà tôi coi bộ nó có liên quan đến tiếng Nghệ đó, "cáy dày cáy ngắn" nghe rất... Nghệ.

      Tôi cũng thấy như Lão Tân, dài hay ngắn không quan trọng, miễn nó thực sự hữu dụng là được (hichic!), đừng con gà đánh sang con vịt là được, chẳng hạn không thế "áy náy" thành "ái nái", chứ "địa lý" hay "địa lí", "qui tắc" hay "quy tắc" đều ô kê, có gì khác nhau đâu?

      Đụng tới cái này GS. TS. "học thiệt" mà còn rối nữa là mình :-)))

      Xóa
    2. Lão phang y dài tùm lum tốn bao nhiêu là không gian mạng. Hehe! Với em, cái nào i ngắn được thì chơi hết i ngắn cho nó đỡ tóin giấy, tốn mực, tốn cái công xổ thêm một nét ngoặc.
      Với bác Hiệp, em có tranh luận với bác bên nhà Nhật Thành, nay sang đây thấy bác quả là người cẩn thận, kĩ lưỡng trong từng chi tiết nhỏ. Tham khảo hết từng ấy cuốn từ điển, quả là đáng nể thật! Hôm nay em hơi nhiều việc, hẹn sẽ quay lại sau ạ!

      Xóa
    3. Trong những chuyện chữ nghĩa này (và cả những chuyện khác không phải chữ nghĩa), nếu đã nói tới thì tôi thường tra cứu trên sách vở, và cả thông tin mạng đến mức có thể làm được, cũng bởi tôi may có được một ít sách vở để tra cứu.

      Tham khảo sách vở là một việc làm khá quen thuộc với tôi, nhất là khi đã nghỉ làm việc, có nhiều thời giờ hơn những năm trước. Theo tôi trong bất cứ vấn đề gì, mình càng có nhiều thông tin, từ nhiều nguồn, mình càng có cơ may tiếp nhận được cái đúng, dĩ nhiên bản thân cũng phải biết cách xử lý thông tin, đủ hiểu biết để tự thẩm định những thông tin đó.

      Người ta hay nói "Đa thư thời loạn tâm", nhiều sách quá thì đâm loạn trí, nhưng rồi người đời cũng có câu "Tôi sợ nhất là người chỉ đọc một cuốn sách", đại khái thế. Nếu chỉ căn cứ theo từ điển bây giờ, ta có thể nói, có nhiều nhà văn, nhà thơ viết cách nay 80, 100 năm, hay hơn nữa dùng nhiều từ ngữ sai. Nhưng một khi ta có sách vở thời đó để tra cứu, mới biết ở vào thời điểm ấy, họ dùng đúng nghĩa, vì lúc ấy xã hội hiểu chữ ấy là như thế.

      Rất vui khi được bạn OM vào đây tán chuyện. Đấy, ngay cả từ "tán" mà tôi viết, "tán" chứ không phải là "tám" như bây giờ (thời tôi nói "tán" là "tán dóc", nói chuyện phiếm cho vui). Bạn trẻ nào đó có thể vào xem nói, ấy, ông này đến chữ "tám" mà còn viết sai thành "tán" mà bày đặt trích dẫn cả lô từ điển, hì hì!

      Xóa
    4. Rất thích câu " ...dài hay ngắn không quan trọng, miễn nó thực sự hữu dụng là được (hichic!)" của Bác. OM khen lão toàn ...phang dài ! hehe .
      Hồi trước đây lão có lần giới thiệu kết nối bác và OM cũng chỉ nghĩ là 2 người có nét tương đồng : Nhiều chữ nhất và cũng ...mò giỏi nhất làng blog. Kết nối này mang đến cho mọi người sự mở mang kiến thức. Nhất là những người thích viết văn.Ngoài ra ở Bác Hiệp còn thêm những kiến thức được chắt lọc có bài bản , công phu từ sách ra cho mọi người. ( Bác mò kỹ hơn mọi người )
      * Những phản biện , tranh luận của riêng 2 người giỏi ( Cả kiến thức lẫn mò...mạng) hy vọng sưởi ấm làng blog hiu quạnh lâu nay - Trong đó có lão. ( Vừa mới hôm qua , ở trang blog Ma xó cận , lão đã từng khen bác là mò đâu trúng đó , khi hai ma xó ngồi tám với nhau)
      Viết về chữ nghĩa là chủ đề khô khan nhưng bác Hiệp bài nào cũng ... thấm nước - ý quên - thấm hồn mình vào trang viết nên làm người đọc cảm nhận thấy dễ vào ,dễ đọc , dễ chịu và thậm chí chờ đợi chủ đề mới để đọc.
      Thời Tam Quốc , nếu có Khổng Minh - Phụng Sồ - Từ Thứ thì bình được thiên hạ. Làng Blog spots này có thế chân vạc 3 vua ...mò lên tiếng là Bác Hiệp - Bác Bu và OM thì coi như đại phúc làng ta đấy ! Xin chúc mừng mối lương duyên dù muộn nhưng OM đã tới đây để góp vui.

      Xóa
    5. Hè hè, Lão Tân này có tài... khen và tài... mai một, ủa mai mối. Làm gì mà Lão "bốc" lên so sánh với cả Khổng Minh, may mà Lão chưa "dí" (ví) với... Khổng Tử.

      Về cái tài mò thì quả với tôi cái này Lão nói kbôn ngoa, tôi có tài mọn mò mẫm trong sách thật, mà tại mình có sách thêm có thời giờ, mò riết cũng phải ra thôi (lần này không dám hichic nữa).

      Viết về chữ nghĩa nếu cứ thẳng băng sách vở có khi khô thật, cho nên nhiều khi cũng phải gia giảm, thêm thắt "ngoại vi" chút đỉnh, miễn là đừng lạc đế là được.

      Xóa
    6. Mò giỏi nhất là Lão Tan nhá! Suốt ngày khoe mình mò nọ mò kia mà giờ giả bộ nhường ngôi cho người khác!

      Xóa
    7. "Tám" chỉ là ngôn ngữ mạng thôi, không phải là ngôn ngữ văn bản chính thống. Tuy nhiên cũng có thể một mai nó thành chính thống nếu người ta thích dùng nó để phân biệt giữa tán tỉnh và tán gẫu. Tám ở đây sẽ mang nghĩa là tán gẫu, và ta tiết kiệm được chữ gẫu

      Xóa
  2. Trước hết xin đính chính với bac Hiệp là cuộc thi viết truyện ngắn này không phải của Hội VHNT Nghệ An mà là của một tổ chức xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh.
    Om thấy chưa, vấn đề về chữ nghĩa này thì hãy gõ cửa nhà bác Phạm Ngọc Hiệp - bác là người "xưa nay hiếm" không phải là tuổi tác mà là có sở thích khác người: mê đọc từ điển như người ta mê đọc truyện!
    Qua các dẫn chứng từ điển trên để thấy rằng, chẳng có một qui ước thống nhất nào về việc dùng Y hay i cả, khi mà phần vần chỉ có một nguyên âm. Nhưng nếu trong trường hợp có 2 nguyên âm này thì thật hay:
    Trò viết: " Anh ấy tự nhiên bắt tai em." Cô gạch lỗi chữ "bắt", chua ngay bên lề: "Em phải viết là: "bạt tai" mới đúng!" Trò đọc và bảo: "Nhưng anh ấy có bạt tai em đâu? Anh ấy bắt tay em mà". Hóa ra trò viết sai một chữ mà cô bắt lỗi một chữ! Ôi, i ngắn và y dài!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. A, vậy cuộc thi này là ở xứ Sè Gòong chứ kbông phải ở xứ Nghệ của NT, xin cáo lỗi cùng T và các bạn.

      Hihi, bạn NT nói đúng khi tôi có sở thích đọc từ điển như đọc tiểu thuyết... trữ tình (ngày xưa nói thế, giờ là "ngôn tình"). Khi đọc thấy gì hay, phải đánh dấu, ghi nhớ, có dịp xài.

      Đúng là qua xem xét thì thấy cách dùng từ xưa nay có nhiều chữ chẳng có nguyên tắc nào cả, chng qua theo thói quen, nhìn riết, dùng riết rồi quen, nó mặc nhiên thành thế, có khi từ dùng sai riết thành đúng (như khi ta nói đắt đỏ, nhưng ở từ khác là mắc mỏ, đúng là "mắt mỏ", mắt mỏ vẫn còn thấy nơi tiếng Mường). Ngôn ngữ cũng giống việc đi lại, đi riết rừng rậm cũng thành đường.

      Chuyện "bắt tai" NT kể hay lắm, nếu cô giáo tinh ý hơn một chút thì không sai như vậy. Thứ nhất trong 2 từ trên, thì giữa "bắt" và "bat" khó viết sai chính tả hơn giữa "tai" và "tay". Nếu thêm chi tiết học trò này mà dân Nam bộ nữa thì viết sai chính tả giữa "tai" và "tay" là rất lớn. Bởi vậy theo tôi chuyện phân tích được thông tin, để đưa ra nhận xét có lý, hoặc chính xác là rất quan trọng.

      Xóa
  3. Nếu như trong văn bản , hay trong những bài văn thì bắt buộc phải viết đúng văn phạm . Những người thuộc thế hệ xưa phần lớn nắm được bộ quy tắc này nên ít mắc lỗi
    Lớp trẻ ngày nay nhiều khi viết rất ẩu , hoặc có thể chủ quan nên nhiều bài viết hay lẫn lộn Y và I . Ngay Salam khi viết bài vì theo cảm hứng viết một mạch , viết xong đọc lại thấy cũng sai nhiều phải chỉnh sửa lại , vấn đề này Bà Sui và Hòn Sỏi cũng đã nhắc nhở mấy lần , đang chỉnh sửa dần dần
    Cũng có nhiều bài viết do tác giả là người từng vùng miền nên cũng hay đưa những từ ngữ địa phương vào , người vùng khác không hiểu được .
    Nhiều khi nghe các phát thanh viên nói nhiều từ nghe cũng sai

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Salam có thể dẫn chứng lớp trẻ hay lẫn lộn giữa y và i cụ thể trong những từ nào không? Nhiều khi nó cố tình viết thế đấy chứ ko phải nhầm lẫn.

      Xóa
    2. "Những người thuộc thế hệ xưa phần lớn nắm được bộ quy tắc này nên ít mắc lỗi" Vậy xin hỏi ông sui: bộ qui tắc này bây giờ nó ở đâu? Sao không thấy bộ giáo dục soạn thành bài để dạy cho học sinh?
      NT thấy lại có cách viết này: "Sao dzậy?" Làm thêm chữ z chen vô đó làm zì?

      Xóa
    3. @ bác Salam & Nhật Thành:

      Thực ra thì trong tiếng Việt thời nào cũng có văn phạm, (bây giờ có cả những quyển sách dày của GS. Hoàng Phê, hay PGS. TS Lê Trung Hoa dày cộm, dạy những nguyên tắc viết không sai chính tả), nhưng văn phạm tiếng Việt nó không như văn phạm tiếng Pháp. Tôi biết bản thân mình viết cũng không đến nỗi sai cái gọi là "văn phạm" hoặc sai chính tả, nhưng đấy chỉ là viết theo thói quen, với một ít cẩn trọng, chứ tôi hoàn toàn chẳng biết chút nào về văn phạm tiếng Việt, hay nguyên tắc viết không sai chính tả của mấy quyển sách kia. và tôi nghĩ nhiều người khác cũng vậy. Cái gọi là "nắm được bộ quy tắc (tiếng Việt)" mơ hồ quá.

      Còn cách viết chen thêm chữ "z" trong từ như "Sao dzậy?", hay tên người Dzũng thay vì Dũng, theo tôi được biết là vì chuyện này. Đối với chữ Dũng (tên người tiếng Việt), ngày xưa nếu viết theo kiểu tiếng Pháp, tiếng Anh thi không có dấu, sẽ viết thành "Dung", mà chữ "dung" trong tiếng Anh có nghĩa là "cục phân", cho nên người ta đã thêm chữ "z" vào thành "Dzũng" để cho đỡ kỳ, từ chuyện này mà có khi những từ khác viết có chữ "d" người ta cũng thêm "z" luôn. Ở Saigon có một bà nổi tiếng viết sách nấu ăn có tên là Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân.

      Xóa
  4. Con tính còm một cái, vì vụ này con cũng hay quan tâm và thắc mắc từ khi còn đị học phổ thông. Đọc từ sáng giờ là 4 lần. Đọc xong con tẩu hoả nhạp ma vì nhiều quá, mình không biết phải bắt đầu từ đâu. Đành ngồi hóng các bác để học mót, học lỏm. Hì hì. Học không mất tiền là con ham lắm! :))). Chúc bác ngày cuối năm vui, khoẻ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Miễn là HT vào để lại mấy chữ thế này cũng thấy vui rồi :-)))

      Xóa
  5. Quả thực, khó mà có quy tắc nào bao quát cho cái sự dùng chữ i hay y.
    mỹ, my-mi, mì, mị, mí
    hy-hi, hý-hí, hì, hị
    ly-li, lý, lỉ, lỵ-lị, lì
    ty-ti, tý-tí, tỳ-tì, tỵ-tị, tỷ-tỉ
    ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy bác Nobita cứ làm theo bác Hiệp, cứ đọc được cho đúng âm thì chữ nào cũng được, chỉ cần thống nhất trong cùng 1 bài cho đỡ rối thôi! Ví dụ ta viết "ly kỳ" hay "li dị" sẽ đỡ rắc rối hơn là "ly kì" hay "ly dị"

      Xóa
    2. @ Cụ Nô: hihi, khó quá cụ Nô ơi!

      @ OM: tôi cũng cứ làm thế xưa nay, viết theo thói quen thôi, nhưng có gì cũng chỉ xài 1 chữ trong 1 bài viết, chẳng hạn đã viết Địa lý thì trong bài ấy sẽ dùng từ Địa lý luôn nếu phải lập lại, đừng dùng Dịa lí.

      Xóa
    3. Nô tôi cũng viết theo thói quen được từ xưa đến giờ: mỹ (ko mĩ), ly kỳ (ko li kì), quy (ko qui), kỹ (ko kĩ)...

      Xóa
  6. Ở bài này, bác Hiệp đã rất rất rất là công phu khi dẫn chứng cả loạt từ điển. Em nể lắm rồi, nhưng tại đang hứng chuyện chữ nghĩa nên em lại ý kiến nhé!
    Bác dùng những cuốn từ điển khá cũ rồi. Thử tìm cuốn mới xem sao!
    Bác dùng từ điển để chứng minh là có nhiều cách sử dụng y và i, nhưng theo em, từ điển chỉ để tham khảo. Em thì dùng cách đánh vần tiếng Việt để "cãi" về những trường hợp đúng sai. Ví dụ, như đã nói ở nhà chị NT, u-i thì phải là ui. Viết Qui sẽ không đánh vần được. Vậy em muốn bác dùng một cách nào khác để chứng minh là Quy hay Qui gì cũng giống nhau.
    Hì hì! Em đang sướng vì gặp bác Hiệp, mong bác đừng nghĩ em bướng, tội nghiệp em! :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dĩ nhiên là đồng ý với bạn OM từ điển là để tham khảo (nhất là từ điển tiếng Việt).

      Còn về riêng cách đánh vần chữ "qui" hay "quy" thì tôi sẽ nói tiếp. Như ở bên nhà NT tôi có nói chuyện ngày xưa tôi đi học lớp năm (lớp 1, khoảng cuối thập niên 1950) ở Saigon, trường tiểu học tôi học được chia làm 2 ca, ca sáng dạy trẻ con Bắc kỳ di cư (bởi khu này có nhiều người Bắc di cư năm 1954 ở) với giáo viên người Bắc, ca chiều dạy đám trẻ con miền Nam, giáo viên người miền Nam.

      Tôi nhớ thày dạy đám trẻ miền Bắc như tôi dạy chữ đọc a, b (bê), c (xê)..., dánh vần từ, chẳng hạn chữ "cui" là c (xê) u (cu) i "cui", từ "qui" đánh vần là q (cu) u (cu) i "qui", không có gì trở ngại. Còn lớp dạy mấy đứa miền Nam lại đọc a, b (bờ), c (cờ)..., đánh vần từ u - i - ui - c (cờ) ui - cui, còn đánh vần từ "qui" nếu theo kiểu lớp học mấy nhóc miền Bắc thì rõ ràng là không ổn, u - i - ui, q (quờ) ui thì không thể ra "qui" được, mà cũng sẽ ra "cui" (về âm), tôi không rõ đánh vần ra sao, hay dùng chữ "quy" chăng? Bây giờ hình như học theo kiểu a, b (bờ), c (cờ)...

      Tôi biết OM thắc mắc điều này, nhưng nếu có dùng chữ "quy" và đánh vần theo kiểu lớp học miền Nam xưa thời tôi còn bé, tức là u - y... đến đây ta sẽ ra âm gì? Vẫn là u - y - ui (đọc thành âm), y như u - i - ui. Chữ "i" và "y" ở đây vẫn cứ là âm "i", cho dù ta có đọc "y" là "y cà rét". Khi viết chữ thì chữ "ui" đọc khác chữ "uy".

      Tuy nhiên qua khảo sát các loại từ điển, tôi thấy những từ điển xưa, như Đại Nam Quấc âm tự vị, VN Tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, hay của Đào Văn Tập đã dùng "qui" là ở lý do ngày xưa đánh vần theo a, b (bê), c (xê), q (cu) u (cu) i "qui" nên không có vấn đề gì.

      Thiển ý của tôi là thế.

      Xóa
    2. P/s

      Và tôi nghĩ với những cách đánh vần hay viết chữ ghi trên nó không phải là "qui tắc" mà là "qui ước". Người ta qui ước với nhau đọc thế, đánh vần thế.

      Xóa
    3. Dạ, đọc xong em cười vui rồi! Vậy là bác dựa trên cơ sở 2 kiểu đáng vần khác nhau. Ở trường bây giờ người ta vẫn dạy tên chữ là A Bê Xê, nhưng cách phát âm là A Bờ Cờ, và phát âm theo kiểu miền Nam thời của bác. Nhất trí cao, với chúng ta, chính tả chỉ là quy ước. Quy tắc sẽ dành cho sách báo được phát hành chính thống. Nhân đây, em xin giới thiệu với bác 1 cuốn sách rất mới mà dân ngôn ngữ học rất quan tâm. Nó đây ạ
      http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=4907:li-noi-u-cho-cong-trinh-nhng-vn-chinh-t-ting-vit-hin-nay&catid=96:gii-thiu-sach-bao&Itemid=133&lang=vi

      Xóa
    4. À, em quên không trả lời câu sau của bác. Ui và Uy đọc như thế nào còn tuỳ thuộc vào trọng âm (trọng âm là chỗ để người ta đánh dấu sắc, dấu huyền... ấy ạ). Ví dụ, từ "cúi", trong âm trên chữ u, ta đánh vần nhấn mạnh u thì âm sẽ ra thành Ui. Chữ Quý, trọng âm trên chữ y thì ta đánh vần nhấn mạnh Y, âm phát ra sẽ là Uy. Bởi vậy, bác để ý các chữ như Thuý, Huỷ, Tuỳ... dấu sẽ đặt trên chữ Y chứ ko phải chữ U như xưa.

      Xóa
    5. Cóp về đây một câu trong lời nói đầu:
      "các bài viết trong cuốn sách này thể hiện sự kỳ vọng vào việc Nhà nước và các cơ quan hữu trách sẽ phối hợp với các chuyên gia, các nhà khoa học để hiện thực hóa việc ban hành chuẩn chính tả tiếng Việt thống nhất trong toàn xã hội"
      Như vậy là từ công trình này đến khi ban hành chuẩn chính tả chắc còn lâu? Và quan trọng là có soạn một chương trình cụ thể đưa vào nhà trường để học sinh được học bài bản không Om?

      Xóa
    6. @ OM, "Ui và Uy đọc như thế nào còn tùy thuộc vào trọng âm (trọng âm là chỗ để người ta đánh dấu sắc, huyền...,), như cúi dấu sắc trên u nên nhấn mạnh vần ui, quý, dấu sắc trên y nên nhấn mạnh vần uy...".

      Như trên thì tôi thấy trường hợp này chỉ áp dụng cho chữ nào có dấu được thôi OM, còn bản thân Ui và Uy, hay như Tui và Tuy không có dấu, thì xác định trọng âm nằm ở từ nào?

      Xóa
    7. Quên, tôi sẽ vào mạng đọc quyển sách OM giới thiệu. Cám ơn bạn.

      Xóa
    8. Ý em nói cái chỗ người ta đánh dấu sẽ áp dụng cho các từ ko dấu. Huy thì trọng âm ở y, Tui thì trọng âm ở u. Nếu em gặp trực tiếp bác, em sẽ đánh vần cho bác nghe,nvaf nghe xong thì chắc chắn bác sẽ công nhâj với em khi nhấn trọng âm khác nhau, các âm phát ra sẽ khác hẳn nhau.

      Xóa
    9. Rất đồng ý với OM về cách đánh vần trọng âm đã giới thiệu (bây giờ tôi mới biết), học hỏi thêm được những cái này rất hay. Nếu gặp để nghe OM đánh vần nữa thì tuyệt quá. Khi viết ra cách đánh vần mà tôi học tiểu học, tôi chỉ muốn kể lại hồi nhỏ mình được học đánh vần như thế, chứ không phải chuyện biện minh cho việc phải viết chữ "qui" chứ không phải là "quy". Bản thân tôi chấp nhận việc viết "địa lý, bác sỹ, nước Mỹ...", và "địa lí, bác sĩ, nước Mĩ...", cả "qui" lẫn "quy". Cho đến khi có một quy định chính thức chỉ được chọn một trong hai.

      Qua ý kiến của các bạn, và những cách viết tôi thường thấy đây đó, thì tôi thấy việc sử dụng "i" và "y", hoặc "qui" và "quy", đến nay vẫn chưa có quy định chính thức mang tính pháp lệnh, cho nên người viết vẫn viết theo thói quen cả hai, xã hội chấp nhận (tôi không đề cập việc học sinh học ở trường, phải theo đúng sách giáo khoa).

      Điều chủ yếu tôi muốn "phản biện" OM từ bên nhà NT, là khi OM viết: bắt buộc sau "qu" phải viết "y" chứ không phải là "i". Khi viết "bắt buộc" có nghĩa viết "qui" là không được. Như OM cũng đã nói từ điển chỉ là tham khảo (như tình trạng từ điển ở VN hiện nay). Cho nên nếu tất cả các từ điển tiếng Việt xuất bản trong vài năm nay chỉ ghi nhận chữ "quy", không ghi nhận chữ "qui", cũng không có nghĩa viết "quy" là tuyệt đối đúng. "Bắt buộc", có nghĩa là đã căn cứ trên những quy định có tinh chất pháp chế.

      Hôm nay đã sang năm 2016, ngày đầu tiên của năm. Thân chúc OM và các bạn một Năm Mới Như Ý.

      Xóa
    10. Hihi, em "bắt lỗi" chị NT vì chị ấy là GV. Gv thì nên theo sách giáo khoa, kẻo một hôm xấu trời, học trò hỏi tại sao cô lại viết khác với SGK thì cô mất công giải thích dài dòng. Gặp học trò bướng như học trò OM thì lại tốn thời gian còm trên blog. Chứ nếu người khác viết thì em không có "bới lông" như thế!
      Đầu năm mới, trò chuyện với bác vui quá! Em cũng chúc bác nhiều sức khoẻ và bình yên!

      Xóa
    11. Hì hì năm mới hy vọng mọi điều tốt đẹp đến với mọi người.

      Nói chung bản thân mỗi người thì không thể biết hết mọi chuyện, nhờ những chuyện trò này mà ta vỡ được nhiều điều mới lạ. Ít thấy OM viết bài. Trò chuyện với các bạn rất vui. Hy vọng sẽ được qua bên OM xem bài trong năm mới.

      Xóa
    12. Em bỏ blog rồi bác ạ, không hẹn ngày quay lại (vì một vài lý do riêng). Blog của em xưa giờ ít chuyện chữ nghĩa, chủ yếu là kể chuyện và sáng tác linh tinh thôi ạ!

      Xóa
    13. Mỗi người có một lựa chọn, tùy thời điểm, và những lý do khác hay giống nhau. Bên tôi lại hiếm khi có văn thơ (tuy tôi có thể viết nhiều thể loại). Bây giờ tôi lại nghiêng về chuyện kiến thức phổ thông, tìm tòi và viết những gì thuộc về kiến thức (tìm và tra cứu ra trò chứ không phải qua loa), trước hết là cho bản thân, sau là cho ai quan tâm.

      Vậy hy vọng sẽ được bạn OM vào xem ủng hộ cho bổn tiệm.

      Xóa
  7. He he ! Bà Sui dựa hơi OM nên mạnh bạo hẳn lên
    Hồi xưa Salam có đọc một cuốn sách có nói về cách dùng từ ngữ trong tiếng Việt Bà Sui à . Bựa ni hỏi lộ mô thì phải gọi hồn mấy Ông in sách nớ ra mà hỏi hây
    Để bữa mô gặp được bài viết mà có lận lộn từ thì nhà Iêm đưa cho Nàng OM coi cấy hầy .. He he
    Bánh mì , Bánh mỳ , chia li , chia ly , lỳ lợm , lì lợm , mì li , mỳ ly

    Mi nỏ phải bánh mì , nỏ phải tô mỳ , nỏ phải cái li , nỏ phải cu ly mà thằng lì lợm ... he he

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế cái nào là sai, cái nào là đúng ạ?

      Xóa
    2. Ông sui đánh giá NT dựa hơi Om! Nói thế có nghĩa là Salam chỉ sợ Om thôi, đúng không? NT đã nói từ bên nhà rằng chưa có sách nào dạy học sinh bài bản về những qui ước này cả. Ngoài qui ước dùng ngh, gh nếu sau đó là nguyên âm i,e,ê còn lại là khi học sinh dùng sai (không thuận mắt) thì gv bảo sửa lại, thế thôi. Cũng chưa có một lí giải nào cụ thể cho việc dùng d, gi, z hay k,c,q. Vậy nên trong bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan thì sgk viết:
      " Nhớ nước đau lòng con quốc quốc" nhưng khi chú thích thì viết: con chim cuốc.
      Vấn đề NT muốn đặt ra là nên bỏ bớt những chữ cái trùng âm cho nó đỡ rối. Vậy thôi.

      Xóa
    3. Đồng quan điểm với NT, bỏ bớt được cái rườm rà, sao cho chữ ngbia sáng sủa, hợp lý là quá ô kê rồi.

      Xóa
  8. He he ! Thím Salam nỏ biết mô Nàng OM xinh tươi à , có lần Thím đọc thấy có bài viết từ sau
    Đế quốc Mĩ , Đế quốc Mỹ , thế hỏi em nên dùng từ nào
    P /. S : Bà Sui qua FB thì chết với tui

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu Mỹ và Mĩ cùng đọc ra âm giống nhau, cùng được hiểu là nước Tư bản giãy mãi chả chết thì em ko lăn tăn cái nào đúng cái nào sai. Thích gì viết nấy thôi. Hihi

      Xóa
    2. Tôi đọc sách của Tô Hoài thấy ông viết Âu Mỹ, địa lý, bác sỹ... Bây giờ sách vở viết Âu Mĩ, địa lí, bác sĩ. Ai nói Tô Hoài viết sai?

      Xóa
    3. 8888 tiếp
      Hồi ở quê đi học các cô thầy cũng là người xứ Nghệ nhưng dạy học sinh viết rất đúng ngữ pháp , không được dùng tiếng địa phương trong bài viết
      Khi vào Sài Gòn lập nghiệp , mấy đứa nhỏ toàn nói tiếng Nam nhưng đi học thì chúng khó phân biệt được chữ N và L , cô giáo đọc bài chúng phải hỏi L cao hay N thấp
      Ví dụ :
      Hôm lọ Salam có nời mời Huy Trường và Bố Su Su đến nhà nhậu Gụ với nòng nợn , say lỏ biết đàng lào để về .... he he

      Xóa
    4. Nhân bác Salam tám về lẫn lộn giữa chữ "l" và "n", có chuyện này khá vui. Lẫn lộn cái này xày ra ở một số người miền Bắc trong phát âm, nhưng nơi cơ quan tôi có một anh chàng ngoài Bắc vào, kỹ sư xây dựng đàng hoàng, không những phát âm mà còn viết sai như thế luôn. Anh chàng này viết "nát lền nhà" (lát nền nhà).

      Tôi cứ tự hỏi, nói là do thói quen từ nhỏ, có khi khó sửa, nhưng viết thì phải hiểu từ chứ? Đâu thể nói sao viết vậy, với một người học hết cấp 2 thôi cũng không thể chấp nhận cái viết sai này, huống chi anh này là kỹ sư?

      Xóa
    5. Trên kia trong lời còm , lão có nói đến xóm blog ta có 3 bồ chữ tham gia như thể thời Tam quốc có mấy đại danh kia. Nhưng thật thiếu sót vì lão bỏ quên anh bạn Salam. Tay này có tài khuấy nước chọc trời và rất ...Xuyên Tâm Liên . Lão xin tiến cử cùng mọi người về niềm vui xóm ta thời...đìu hiu này !
      Xin chào mừng cả 4 người !

      Xóa
    6. Hà hà, đủ tay rồi ha Lão Tân, chơi xập xám được rồi.

      Đang viết "mò" "om", chắc mai Lão ghé xem được.

      Xóa
  9. Phạm trù của cái đúng trong văn chương ngôn ngữ cũng chỉ là tương đối thôi bác Hiệp à! Nếu viết mà ai cũng hiểu và thấy ko chướng mắt lắm thì cũng ổn thôi. Tiếng Anh hiện đại cũng có những sữa chữa cho dễ hiểu dễ viết hơn, họ cũng ko thiên quá về văn phạm ngữ pháp, ngoại trừ văn chương bác học. Trong tương lai, có thể tiếng Việt sẽ hoàn thiện thêm lên và loại bỏ bớt những rắc rối ko cần thiết. Giáo chỉ nói chút chơi với bác Hiệp thui nhe. nếu có gì ko đúng ý các bác, xin bỏ quá cho tui! hehe...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng ý điều trên với Giáo, viết sao dễ hiều, đừng chướng mắt, trừ những gì đã được quy định thì phải viết đúng như thế, thí dụ hồi tôi đi làm có công văn buộc phải viết trên văn bản của nhà nước tên Sở Địa Chính, chứ không được viết Sở Địa Chánh.

      Xóa
  10. Em xin kính chúc anh cùng gia đình một năm mới được nhiều an vui , hạnh phúc và đầy may mắn anh Hiệp nhé .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn NangTuyet, Chúc NangTuyet và Gia đình một Năm mới 2016 Hạnh phúc nhé.

      Xóa
  11. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa

:) :( :)) :(( =))