Rau mùi. Ảnh Wikipedia.
Trong entry trước tôi có nói tới rau om, một loại rau gia vị có nguồn gốc và phổ biến ở vùng Đông Nam Á, entry này tôi muốn nói tới một loại gia vị khác cũng là rau, cũng rất phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày của chúng ta. Đôi khi tên gọi của hai loại rau cùng là gia vị không thể thiếu này khiến chúng ta lẫn lộn, đó là rau mùi.
Trong sách của GS. TS Đỗ Tất Lợi rau mùi, là loại cây làm gia vị có mùi thơm đặc trưng mà ta thường sử dụng trong bữa ăn hằng ngày. Rau mùi còn có những tên gọi khác như hồ tuy, hương tuy, nguyên tuy, ngò, ngổ, ngổ thơm, coriandre (Pháp), coriander (Anh), koriander (Đức). Ngoài những tên trên, trang Wikipedia cũng gọi rau mùi là ngò rí, ngò ta, ngò tui...
Tên khoa học là Coriandrum sativum L., thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).
Quả mùi hay quả ngò (Fructus Coriandi) ta thường gọi nhầm là hạt mùi, hạt ngò. Cây mùi, cây ngò người Trung Quốc gọi là hồ tuy (胡荽) vì cây có nguồn gốc từ vùng Trung Á. Người Trung Hoa xưa coi thiên hạ bằng... nửa con mắt, họ gọi những dân tộc láng giềng vùng phía bắc, phía tây của họ bằng nhung, địch, hồ, phía nam là man, di, cho nên giống rau thơm du nhập từ vùng Trung Á này họ gọi là hồ tuy (胡荽). Có những giống cây khác mà người Trung Hoa gọi là hồ tiêu (hạt tiêu) (胡椒), hồ đào (胡桃)... cũng là những giống ngoại nhập có nguồn gốc phía bắc, phía tây của họ. Đến như Tổ Phật giáo Bồ Đề Đạt Ma đến từ Ấn Độ mà người Trung Hoa xưa cũng gọi là "Lão già Hồ".
Ở nước ta rau ngò, rau mùi chủ yếu chỉ được làm gia vị trong bữa ăn, trong khi tại nhiều nước vùng Địa Trung Hải, Trung Á, Ấn Độ, Trung Quốc người ta trồng đại quy mô để lấy quả làm thuốc, và chưng cất tinh dầu sử dụng trong công nghiệp (làm nước hoa, hương liệu cho vào trà), rượu mùi chính là rượu được pba chế từ tinh dầu rau mùi.
Để làm dược liệu, người ta sử dụng cả quả, lá, thân và rễ của cây rau mùi. Theo tài liệu y học cổ, rau mùi có vị cay, tính ôn, có tác dụng phát tán độc trong người, thúc đậu sởi mọc, trừ tà khí, long đờm, tiêu cơm trợ giúp cho dạ dày, thông khí ở bụng dưới, lợi đại tiểu tiện... Theo GS. Đỗ Tất Lợi, mỗi ngày dùng 4-10g quả mùi, hoặc 10-20g lá hoặc cây tươi dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu điều trị trong giúp tiêu hóa, chữa ho, lợi sữa.
Tên khoa học là Coriandrum sativum L., thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).
Quả mùi hay quả ngò (Fructus Coriandi) ta thường gọi nhầm là hạt mùi, hạt ngò. Cây mùi, cây ngò người Trung Quốc gọi là hồ tuy (胡荽) vì cây có nguồn gốc từ vùng Trung Á. Người Trung Hoa xưa coi thiên hạ bằng... nửa con mắt, họ gọi những dân tộc láng giềng vùng phía bắc, phía tây của họ bằng nhung, địch, hồ, phía nam là man, di, cho nên giống rau thơm du nhập từ vùng Trung Á này họ gọi là hồ tuy (胡荽). Có những giống cây khác mà người Trung Hoa gọi là hồ tiêu (hạt tiêu) (胡椒), hồ đào (胡桃)... cũng là những giống ngoại nhập có nguồn gốc phía bắc, phía tây của họ. Đến như Tổ Phật giáo Bồ Đề Đạt Ma đến từ Ấn Độ mà người Trung Hoa xưa cũng gọi là "Lão già Hồ".
Ở nước ta rau ngò, rau mùi chủ yếu chỉ được làm gia vị trong bữa ăn, trong khi tại nhiều nước vùng Địa Trung Hải, Trung Á, Ấn Độ, Trung Quốc người ta trồng đại quy mô để lấy quả làm thuốc, và chưng cất tinh dầu sử dụng trong công nghiệp (làm nước hoa, hương liệu cho vào trà), rượu mùi chính là rượu được pba chế từ tinh dầu rau mùi.
Để làm dược liệu, người ta sử dụng cả quả, lá, thân và rễ của cây rau mùi. Theo tài liệu y học cổ, rau mùi có vị cay, tính ôn, có tác dụng phát tán độc trong người, thúc đậu sởi mọc, trừ tà khí, long đờm, tiêu cơm trợ giúp cho dạ dày, thông khí ở bụng dưới, lợi đại tiểu tiện... Theo GS. Đỗ Tất Lợi, mỗi ngày dùng 4-10g quả mùi, hoặc 10-20g lá hoặc cây tươi dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu điều trị trong giúp tiêu hóa, chữa ho, lợi sữa.
Có một vài sự cố ngoài ý muốn đã xảy ra, cho nên tôi đã đóng lại bài "mò" và "om", nhưng trong quá trình thao tác, đã sơ ý đóng luôn bài "Rau om". Trong bài "Rau om" có 2 comments của bạn Nhật Thành, và 1 comment của cụ Nô.
Trả lờiXóaXin cáo lỗi cùng Nhật Thành và cụ Nô.
Thực ra thì đã đóng bài "Mò om" thì phải đóng luôn bài "Rau om" bác Hiệp à. Vì nếu không "Mò om" thì phần đầu "Rau om" sẽ trở nên lạc lõng mà. He he...
XóaRau mùi, rau ngò thường đi đôi với rau om, cho nên tôi đang viết lại bài rau om phù hợp với rau mùi, hihi!
Xóa1- Bu tui đã dùng hạt ngò cho con uống để sưởi ra hết. Còn là ngò thì không rõ có tác dụng như hạt không.
Trả lờiXóa2- PNH có nghe nói đến rau trơng không. Cây ở các bờ rào rất nhiều gai, rau trơng và là lốt là hai loại gia vị không thể thiếu khi nấu canh nấm tràm.
1. Trong sách của GS. Đỗ Tất Lợi thấy chỉ nói lắy quả ngò (ta hay gọi là hạt), dùng làm thuốc thúc sởi mọc ở trẻ con, không thấy nói dùng lá.
Xóa2. Lá lốt thì rõ rồi, nhưng rau trơng nghe lạ quá bác Bu? Nó có phải là tiếng địa phương không? Ngoài tên đó còn tên nào khác không bác Bu?
Vậy là em biết thêm công dụng của loại rau này rồi . Em có trồng hai bụi ở nhà . Khi già , chúng cho ra nhiều hạt lắm , nhưng em để héo khô và rụng hết trơn . Ở bên đây , Tây cũng rất thích dùng loại rau nêm này của mình để nêm nếm thức ăn theo công thức chế biến thức ăn của họ vì vị thơm của nó quá tuyệt vời ..Em mê lắm . Nấu ăn mà thiếu món rau nêm này và hành lá là em hết muốn ăn ...hihi ...
Trả lờiXóaNgoài các loại hoa thì NangTuyet còn trồng được rau thơm nữa tbi giỏi quá. Hạt của rau này có dược tính cao. Tinh dầu rau mùi được dùng để chế rượu mùi đó.
XóaLoại rau này kết hợp với hành, thường thái nhỏ cả hai để nêm khá nhiều món ăn, thiếu nó món ăn trở thành vô duyên.
Dạ , em rất thích trồng rau nêm nữa đó anh Hiệp ơi vì em rất thích nấu nướng đó cơ ! Hầu hết là em trồng rau nêm của Pháp nhiều vì rau nêm của mình cũng khó trồng ở vùng em ở lắm ! Ở miền Nam dễ trồng hơn vì khí hậu giống như ở xứ của mình . Với chúng , em phải chăm chóc chúng cực lắm anh ạ . Để hôm nào em post vườn rau nêm của em để khoe với anh và cả nhà mình mới được ..hihi ...
XóaBên Tây mà NangTuyet trồng được rau thơm là giỏi hơn ở VN rồi.
XóaCho mọi người xem vườn rau thơm đi, hay đó, không thua gì vườn hoa đâu :-)
Anh Hiệp chịu khó tìm tòi đọc để viết bài , không phải như Salam cứ ngồi một chỗ bán hàng , rảnh rỗi rồi tưởng tượng ra để viết bài theo ký ức của mình
Trả lờiXóaTrẻ con đứa nào chả trải qua những bịnh vặt vãnh , cứ mỗi lần chúng bị sởi thì bà xã lại điện thoại về quê để thằng em gửi hạt ngò vào , sắc uống khi nào con trai đủ 7 ngày , con gái đủ 9 ngày thì lays nước luộc hạt ngò lên tắm là sạch bách luôn sẹo , đó là kinh nghiệm mà bản thân gia đình Salam biết được
Còn loại rau như anh Bu nói chắc là loại rau Tần Ô thì phải .hiện tại nhà đang trồng rau sạch để ăn , thấy có loại rau này mà ở trong Nam gọi tên khác
Có lẽ một phần là cái tính thích tìm tòi, học hỏi, tra cứu đó bác Salam.
XóaBác Salam cũng có kinh nghiệm dùng những bài thuốc dân gian, tôi thấy kinh nghiệm này của ông bà truyền lại nhiều khi hay lắm.
Bây giờ ở thành phố đụng đến nịnh gì người ta cũng dùng đến thuốc tây , mà không biết trong dân gian từ xa xưa cha ông mình đã biết dùng đến những bài thuốc dân gian rất hay
Trả lờiXóaỞ thành phố Vinh quê Salam có một bà tên Hài làm thuốc chữa bịnh trẻ con rất hay . Hầu như trẻ con cả thành phố uông thuốc của Bà . Giờ bà mất rồi thì con của bà nối nghiệp . Mấy đứa nhỏ nhà Salam cứ bị bịnh gì thì thằng em ở nhà lại lấy thuốc của Bà gửi vào , công nhận rất là hiệu nghiệm , kể cả bịnh chân tay miệng
Ở ngoài Bắc ngày xưa có một nhà thuốc rất nổi tiếng là Thuốc cam Hàng Bạc, sau 1954 đã vào Saigon và vẫn còn đến ngày nay.
XóaBây giờ dùng thuốc Tây tiện lợi cho nên ít ai còn theo Đông y nữa. Nhưng như bác Salam nói bên trên, một số bệnh thông thường nếu dùng thuốc theo dân gian mà hiệu quả cũng nên dùng.
Lá trơng là một loại rau thơm có lẽ chỉ có ở Quảng Bình và Quảng Trị. Bu ở Vũng Tàu nhưng vẫn được bạn bè gửi nấm tràm đông lạnh và lá trơng từ QB vào. Cây trơng mọc ở các bụi bờ vùng đồi. Nó như cây bông hồng rất nhiều gai. Người ta chỉ hái đọt non vì gai ở đọt mềm. Nấm tràm (đắng hơn khổ qua) mà không có lá trơng lá lốt thì coi như bỏ.
Trả lờiXóaDân A rem nấu cá mát với lá trơng, người Quảng Trị nướng thịt trâu với là trơng. Trong nam bộ chắc không có loại lá này. Biết đâu vùng núi Tây Ninh có cũng nên. Vị nó cay nồng thơm một các rất đặc trưng. Hồi trai trẻ có lần bu tui đào rễ trơng sắc nước ngậm cho đỡ đau răng. Sau đó lưỡi tê đi mấy ngày… hihi
Có lẽ từ "trơng" là từ địa phương Quảng Bình và Quảng Trị, hoặc là từ của dân tộc thiểu số ở vùng này, cho nên nghe khá lạ, tôi tra trong sách không thấy, tra trên mạng thấy t4rang Wikipedia có "Thịt trâu lá trương". Bài bên trong thì gọi là "lá trơơng", "lá trơng", và giải thích "lá trơng" là một loại lá mọc hoang ở vùng rừng núi Quảng Trị, có mùi thơm cay rất đặc trưng. Món ăn nướng thịt trâu non cuốn lá trơng như khi ăn thịt bò cuốn lá lốt trong Nam vậy.
XóaHay nó là cái Lá Lồm ởquê con hả bác? Bác lên mạng gõ tìm kiếm "thịt trâu lá lồm" bác sẽ thấy nó.
XóaMà cũng không ổn lắm. Bác Bu nói là trơng là lá có gai.
Thịt trâu lá lồm, đặc sản của người Mường Hòa Bình, hoặc như bạn Huy Trường nói là tên gọi một loại lá ở quê bạn (vùng Thạch Thất - Sơn Tây). Nhưng lá lồm là lá gì? Nếu lá lồm không có gai thì chắc chắn không phải là lá trơng rồi, tôi đã thử tra trong sách, tìm cả trên mạng, thì ra lá lồm là một loại lá có vị chua, chính là lá giang theo cách gọi của người miền Nam, người miền Nam hay nấu lẩu canh chua lá giang, chắc HT biết món này.
XóaĐiều nữa là khi viết comment trên, tôi phải đọc đi đọc lại mấy lần rồi mới dám bấm xuất bản, chỉ sợ lầm một chữ là chết toi, bởi ở phần comment sửa không được.
Trên bàn phím, những chữ cái gần nhau thì bấn nhần là dễ xẩy ra lắm, thế nên bác Hiệp cẩn thận với lời còm này là phải.
XóaẤy, giống như NT vừa định viết "bấm nhầm" lại ra "bấn nhần" đó. Nhưng mà sai chữ này thì không bị...chết toi, bác Hiệp nhỉ? He he...Cười lên cái cho thoải mái bác ơi!
Hahahihi, bấm nhầm theo kiểu NT thì chết mất, cười lên chứ NT.
XóaHồi ở quê rau này gọi là rau mùi , có một loại khác gọi là mùi tàu , không biết có phải giống xuất xứ từ Trung Hoa hay không
Trả lờiXóaCòn vào SG thì thấy gọi là Ngò Rí và Ngò Gai
Rau mùi tàu là tiếng gọi của miền Bắc, còn miền Nam gọi là rau ngò gai như bác Salam nói. Mùi tàu có nguồn gốc Châu Mỹ chứ không phải bên Tàu đâu bác Salam.
Xóa" Thò tay mà bứt cọng ngò
Trả lờiXóaThương anh đứt ruột giã đò ngó lơ "
Câu ca dao nghe ở miền Tây thật mộc mạc
Câu này hồi còn đi học nghe hơi khác (ca dao thì có nhiều dị bản):
Xóa"Giơ tay mà bứt cọng ngò
Thương em muốn chết giả đò làm ngơ"
Hihi! Ông bà ta ngày xưa tình quá đi chứ :-)))
Câu ca dao ở miền Tây dùng mấy chữ rặt miền Tây : thò tay, bứt , đứt ruột , giả đò , ngó lơ .
XóaNgười miền Tây nói làm lơ chú không nói làm ngơ (-:
Câu ca dao bên trên của Marg. nghe rất Nam bộ, còn câu ca dao tôi viết bên trên là được nghe từ hồi còn đi học trong một trò chơi của một buổi đi trại của thanh niên, học sinh, vậy mà bây giờ còn nhớ như in. Tôi nhớ ngoài câu ấy anh bạn Từ Huy (nhạc sỹ người Quảng nam, đã mất), còn nói một bài ca dao khá dài của miền Trung rất hay, đại khái còn nhớ "Khoai to bồn thì tốt cộ/ Đậu ba lá thì vừa un/ Gà mất mẹ thì lâu khun...".
XóaMùi già là thứ cây tắm cho thơm để đón năm mới nữa bác ạ.
Trả lờiXóaTôi cũng thấy sách ghi thế đó Toro.
Xóa