Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Một vài tên đường ở Sài Gòn.

Tên đường Pasteur ở quận 1 nơi giao lộ Pasteur-Lê Duẩn hiện nay. Thời Pháp đường Lê Duẩn là đường Norodom, sang đến thời Đệ nhất Cộng hòa là đường Độc Lập. Ảnh Internet.

Cách nay khoảng nửa tháng tôi có đọc được một bài báo trên Vietnamnet (12-12-2015), nói về việc đặt tên đường ở Sài Gòn trước năm 1975 rất khoa học, có tính giáo dục cao. Bài báo viết: "Cách đặt tên đường ở Sài Gòn trước 1975 rất hay, rất có dụng ý rất có ý nghĩa. Người đi từ cửa ngõ vào tới trung tâm Sài Gòn, nếu để ý bạn sẽ thấy cả một chiều dài lịch sử của nước Việt Nam trên từng bước chân".

Thực ra việc đặt tên đường, đặt số nhà sao dễ tìm, dễ kiếm... chẳng có gì mới mẻ cả, nó là một khoa học trong việc quản lý, quy hoạch đô thị, có những quy định, những nguyên tắc rõ ràng, chứ không phải muốn đặt tên, muốn cho số ra sao cũng được. Việc đặt tên đường ở Sài Gòn có từ thời Pháp, ban đầu do người Pháp đặt, lấy tên của những danh nhân nước Pháp, chẳng hạn như đường Nguyễn Huệ là đường Charner, đường Lê Lợi là đường Bonard, đường Tự Do là đường Catina...

Sau khi chính quyền được trao lại cho người Việt, thì từ thời TT Ngô Đình Diệm những con đường có tên Pháp được đổi tên sang những danh nhân lịch sử Việt Nam, trừ một số ít đặt tên theo ý nghĩa, chẳng hạn như đường Tự Do thay cho Catina (bây giờ là Đồng Khởi), đại lộ Độc Lập trước dinh Độc Lập thay cho đường Norodom (tên Quốc Vương Cambodge bấy giờ, bây giờ là Lê Duẩn), và vẫn giữ lại một số tên đường là người Pháp, danh nhân thế giới như Pasteur (đường Pasteur cũng từng bị mất tên, ngày 14-8-1975 Chính phủ Cách mạng lâm thời đổi thành Nguyễn Thị Minh Khai. Đến tháng 9-1991, UBND TP. HCM đổi lại là Pasteur như hiện nay), hoặc là người có công với nước ta như đường Yersin, hay Alexandre de Rhodes..., đường này cũng thế, ngày 4-4-1985 thành phố đổi thành Thái Văn Lung, sau đổi lại Alexandre de Rhodes đến nay...

Nhưng ở Sài Gòn xưa nay có một số tên đường viết sai tên, như những con đường sau:

Quận 1:

- Đường Nguyễn Thiếp  (1723-1804): thay vì đường Nguyễn Thiệp, nằm trên địa bàn phường Bến Nghé, từ đường Đồng Khởi đến đường Nguyễn Huệ. Nguyễn Thiếp là danh sĩ cuối đời hậu Lê, quê ở huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Làm quan dưới triều Lê đến chức tri phủ, nhưng không lâu sau từ quan về quê ở ẩn. Đến triều Tây Sơn, vua Quang Trung mời nhiều lần ông mới ra giúp làm Viện trưởng viện Sùng Chính, chuyên dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, đến khi vua Quang Trung mất ông mới cáo quan. Khi Nguyễn Ánh diệt được Tây Sơn xong có vời ông ra làm quan nhưng ông cáo từ.

- Đường Trần Khát Chân  (1370-1399): thay vì đường Trần Khắc Chân, nằm trên phường Tân Định, nối từ rạch Thị Nghè (đường Hoàng Sa), đến đường Trần Quang Khải. Trần Khát Chân (1370-1399), là danh tướng đời Trần Nghệ Tông, dóng dõi Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng. Quê ở làng Hà Lăng, huyện Vĩnh Ninh (nay thuộc huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa). Trong sách sử không có nhân vật lịch sử nào tên Trần Khắc Chân, đời Trần chỉ có hai người là Trần Khát Chân như đã nói, và Trần Khắc Chung. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, Trần Khắc Chung là người đời vua Trần Anh Tông đã vào Chiêm Thành cứu Huyền Trân công chúa khỏi bị lên giàn hỏa thiêu, khi vua Chiêm là Chế Mân chết.

Ảnh Internet.

Quận 5:

- Đường Lương Như Hộc  (1420-1501): thay cho Lương Nhữ Học, bắt đầu từ Bến Trần Văn Kiểu đến đường Phạm Hữu Chí. Lương Như Hộc, tự Tường Phú, quê ở huyện Trường Tân, nay lá huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. danh sĩ đời Lê Thái Tông, lám quan đến Đô ngự sứ, từng đi sứ nhà Minh hai lần, vào năm 1443 và 1459.

- Đường Phan Phu Tiên, hoặc Phan Phù Tiên  (?-?): thay vì Phan Phú Tiên, đường Phan Phu (Phù) Tiên bắt đầu từ Bến Hàm Tử đến đường Trần Hưng Đạo B. Phan Phu Tiên là danh sĩ đời Lê Thái Tổ, quê ở huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, nay thuộc Hà Nội. Làm quan đến chức An phủ sứ Thiên Trường, và giữ chức Quốc tử giám bác sĩ.

Ảnh Internet.

Quận Phú Nhuận:

- Đường Trương Quốc Dụng (1797-1864): thay cho Trương Quốc Dung, bắt đầu từ đường Hoàng Văn Thụ đến đường Trần Hữu Trang. Trương Quốc Dụng là danh sĩ đời Minh Mạng, tên cũ là Khánh, tự Di Hành, hiệu Nhu Trung. Quê huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ông làm quan đến chức Thượng thư bộ Hình, nổi tiếng liêm chính, ngay thẳng.

Quận Gò Vấp:

- Đường Hanh Thông thay vì Hạnh Thông. Hanh Thông là tên một ấp của tổng Bình Trị, huyện Bình Dương, trấn Phiên An (sau đổi thành Gia Định). Hanh Thông là một quẻ trong Kinh Dịch, chữ Hanh Thông có ý nghĩa là suôn sẻ, không gặp trở ngại.

Ảnh Internet.

Quận Thủ Đức:

- Đường Kha Vạng Cân (1908-1982): thay vì Kha Vạn Cân. Đường Kha Vạng Cân bắt đầu từ cầu Bình Triệu đến Ngã tư Linh Xuân. Kha Vạng Cân là kỹ sư cơ khí du học ở Pháp, từng được vua Bảo Đại mời tham gia Hội đồng Cải cách Giáo dục, cựu Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ dưới thời Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, quê tại Thủ Đức, tỉnh Gia Định, nay là quận Thủ Đức, TP. HCM.

Ngoài ra còn có tên đường Trương Định (quân 3), và tên đường Trương Công Định (quận Tân Bình). Cũng có lần có người hỏi tôi "Trương Định và Trương Công Định là một hay hai người?".Trương Định hay Trương Công Định chỉ là một người. Tên của ông là Trương Định , là quan võ triều Nguyễn có công trong việc chống Pháp, được phong chức Lãnh binh, ông tự sát trong một trận đánh chứ không chịu để bị bắt, ở Gò Công còn lăng thờ của ông. Nhân dân tôn xưng ông là Bình Tây Đại Nguyên Soái. Trương Công Định 定 là tên gọi để suy tôn ông.

Bản đồ thời Pháp đề tên KiHoa. Ảnh: Wikipedia.

Ở quận 5 có đường Ký Hòa (từ đường Phù Đổng Thiên Vương đến đường Lương Như Hộc). Thực ra Ký Hòa là tên viết sai của Chí Hòa. Chí Hòa là địa danh xưa của đất Gia Định, và là tên một đại đồn do Nguyễn Tri Phương lập nên năm 1860 tại vùng Hòa Hưng (quận 10 bây giờ) mà trung tâm là làng Chí Hòa, để ngăn chặn quân Pháp. Đường này có tên từ thời Pháp thuộc đến nay, người Pháp viết Ch thành K và không có dấu nên Chí Hòa mới thành KIHOA, rồi từ KIHOA chuyển lại tiếng Việt thành Ký Hòa, cũng còn gọi là Kỳ Hòa (hồ Kỳ Hòa nơi quận 10).


Tham khảo:

- Đường phố Thành Phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Q. Thắng  Nguyễn Đình Tư, NXB Văn hóa Thông tin-2001.








38 nhận xét :

  1. Hôm trước đi uống cafe với nhóm bạn , có một chị Việt kiều ở nước ngoài về . Tan buổi cafe , mọi người nói gọi taxi cho chị về , chị nói nhà chị ở đường Trương tấn Bửu gần đó lắm . Mọi người nhìn nhau không biết đường Trương Tấn Bửu gần đó là đường nào ( chắc chị nói tên đường cũ) . Vả lại chị không có mũ bảo hiểm nên tốt nhất là gọi taxi cho chị về , hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi giào ... như vậy nếu bác tài đã lớn tuổi ắt hẳn sẽ biết tên đường cũ , còn bác tài còn trẻ chắc hẳn sẽ không biết là đường nào chị nhỉ ?

      Xóa
    2. Đường Trương Tấn Bửu nằm gần bến xe Chợ Lớn. Nó có trước hay sau giải phóng thì lão hổng rành. Vì thế chị bạn nói trúng chứ không trật đâu nhé.

      Xóa
    3. May mà chị bạn Việt kiều nói là đường Trương Tấn Bửu đó Marg. Nếu chị ấy nói là đường Capitaine Faucon (tên đường thời Pháp trước Trương Tấn Bửu), nếu hỏi tiếp đường Trương Tấn Bửu ở đâu chị ấy nói ở gần đường Général de Gaulle, chỗ cầu Mac Mahon thì còn rối nữa.

      Cũng như có lần trước đây chị Phụng bên Pháp nói ngày xưa ở Chợ Lớn chị ấy ở đường Nhân Vị. Tôi ở Chợ Lớn nửa thế kỷ cũng không biết đường Nhân Vị ở đâu? Tìm trên Google cũng không ra, tra mãi sách vở mới biết bây giờ là đường Ng. Chí Thanh. Đường này từ thời Pháp đến nay đã qua các tên: đầu tiên là đại lộ Ârmand Rousseau, từ 1955 thành Jean Jacques Rousseau, 1959 đổi thành Nhân Vị (Nhân Vị Cần Lao là tên đảng của Tt Ngô Đình Diệm bấy giờ). Năm 1962 đổi thành đường Đại tá Trần Hoàng Quân, đến tháng 8-1975 đổi thành đường Ng. Chí Thanh đến nay.

      Như vậy khi chị Phụng nói trước đây ở đường Nhân Vị ta có thể biế sau năm 1962 chị ấy không còn ở đây nữa.

      Marg. thấy không, một con đường mà trải qua nhiều tên như thế làm sao mà nhớ được.

      Xóa
    4. @NangTuyet, dĩ nhiên là các bác tài trẻ làm sao biết được những tên này, nhiều người lớn lên trước năm 1975 ở Saigon còn không biết nữa. Bởi vậy nhiều khi đi kiếm đường kiếm số nhà ở Saigon rắc rối lắm.

      Xóa
    5. @Lão Tân, lão Tân nói đúng có một con đường Trương Tấn Bửu ở quận 6 thôi, đường này thời Tây là gôi là Quai des Chantiers, từ năm 1955 đổi thành Trương Tấn Bửu đến nay.

      Còn đường Trương Tấn Bửu chị bạn Việt kiều nói là đường ở Phú Nhuận, nay là đường Trần Huy Liệu chỗ Lão mua mấy quyển sách tặng người đẹp Tây đô dó, Sát bên có một con đường nhỏ trước là hẻm của Trương Tấn Bửu, nay là đường Nguyễn Thị Huỳnh có lăng mộ và đền thờ của ông Trương Tấn Bửu, cho nên ngày trước mới đặt tên là thế.

      Xóa
    6. Trước năm 1975 thì ở Saigon có một số tên danh nhân lịch sử, được dùng đặt tên cho những con đường ở những quận khác nhau, như đường Trương Tấn Bửu ở quận Phú Nhuận, quận 6. Đường Lê Lợi, Lê Lai còn ở những ba quận, là quận 1, quận Gò Vấp, quận Tân Bình. Đường Trần Hưng Đạo đi qua quận 1, quận 5 và ở quận Tân Bình... Đường Tăng Bạt Hổ ở quận 5, quận Bình Thạnh...

      Xóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết này khá là bổ ích và mở mang thêm cho mọi người. Có điều lão cứ nghĩ cái chân khập khiễng thế , bác Hiệp lên tận Thủ đức chụp cái hình tên đường Kha Van Cân để minh họa hồi nào dzậy cà?
    Rất khâm phục sự tìm tòi tra cứu của Bác trong một số tên đường.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì hì, làm sao tôi lên tận Thủ Đức chụp được, hình tìm thấy trên mạng đó Lão Tân.
      Cám ơn Lão quá khen :-)))

      Xóa
  4. May mà Nhật Thành ở miền núi, chỉ có đường lên rẫy và đường xuống chợ. Nếu ở Sài Gòn chắc tốn tiền điện thoại vì lạc đường!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước năm 1975 tôi cũng có thời gian ở phố núi, phố xá loanh quanh, đỡ mỏi miệng vì hỏi đường, nhưng đi lên đi xuống hơi mỏi giò.
      Hồi NT đến Saigon chắc tốn tiền đt hỏi đướng dữ? :-)))

      Xóa
    2. Thế bác Hiệp có thể gỡ cái rối rắm trong cách viết tiếng Việt không? (Tức là vì sao lại qui định như thế. Bác sang nhà Nhật Thành đọc ý kiến của Om và Nhật Thành ấy)
      Rất mong bác cho một enry về vấn đề này, được không ạ?

      Xóa
    3. Ý quên, hồi đến SG thì luôn bám theo người khác chứ không bao giờ dám đi một mình.

      Xóa
    4. Ậy, vậy là hay quá, đi một mình lạc chết, mất công điện... anh sui đi tìm :-)))

      Xóa
    5. Rối trong tiếng Việt là rối về tên đường á, hay là rối cái khác?

      Sang NT đọc ý kiến của NT và OM ở bái nào thế?

      Xóa
  5. Chú! Cháu thông báo một tin này cho chú nè: "Thiệt tình là có nhiều tên đường mà cháu chỉ biết tên để đi cho dễ chứ cháu hổng biết ất giáp mô tê gì về lai lịch của nó hết (P/s: Những tên đường nào của những danh nhân lớn thì dĩ nhiên là cháu biết". Hì :) ) Có cả những cái tên đường mà cháu van nài anh Gu-gồ ảnh cũng không tra ra.

    Túm lợi, đặt tên đường riết rồi rối bèng beng! :) Như Cần Thơ quê cháu. Cả trục đường thẳng mà bị cắt ngang bao nhiêu đoạn là mỗi đoạn một cái tên, dù nó cùng thẳng một trục. Đấy, ngất ngư vì tìm đường là thế đấy chú.

    Thú vị là ở bài viết này thì chú lại lôi ra nguồn cội một lô những cách gọi cùng một cái tên từ trong lịch sử. Thú vị thật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, ở Saigon bây giờ có nhiếu tên đường nghe khá lạ, có khi buồn cười, như đướng Tên Lửa, ngáy xưa gọi lá "hỏa tiễn", đường này đúng là... tên lửa (hỏa tiễn), vì hồi năm 1975 chưa có tên, có một đơn vị hỏa tiễn phòng không đóng ở đó, sau đặt tên đường lấy luôn Tên Lửa đặt, nôm na cho nó dễ hiều.

      Có đường khác tên Đồng Đen, nghe như tên một loại kim loại, nhưng lại là biệt danh của liệt sĩ chống Mỹ... Đường khác nữa tên là Khai Quang, cái này thì không phải tên người mà đúng nghĩa đen luôn, giống như ta khai quang bụi rậm vậy...

      Tên đường Saigon có nhiều cái lạ thế, hì hì!

      Bạn Ma xó cận thấy tôi xứng Ma xó Saigon không?

      Xóa
    2. Con tính đọc ké các còm ở đây cho vui. Bác nói Đồng Đen là nói anh hùng Nguyễn Văn Kịp, người Bình Chánh. Hiện ở Tân Bình cũng có trường học Nguyễn Văn Kịp.
      Ở SaiGon còn nhiều tên đường hay lắm: đường cư xá đài radar -quận 6, bờ bao Tân Thắng, Kênh nước đen, rồi thì trong chốc lát con quên mất tiêu. Nhớ ra con còm tiếp. Hihi

      Xóa
  6. Ông Đồng Đen này còn có tên khác nữa là Ng. Công Thành.
    Saigon còn tên đường như Kênh Nước Đen, Bờ Bao... đại khái vậy, do người dân gọi khi chưa có tên chính thức. :-)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việc đặt tên đường theo quy hoạch như bác nói. Thì đa số vẫn cứ theo lệ các tên danh nhân có công với đất nước. Rồi thì tuỳ từng địa phương mà chọn những người có công với địa phương mà "táng" vô tên đường bên cạnh các ông như Quang Trung, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi....Ở SaiGon chỉ cần đi về Hóc Môn và Củ Chi nhìn các tên "kỳ kỳ" là tên người địa phương.
      À, bác, ở SaiGon có một đìeu đặc biệt mà con chưa gặp nơi khác. Cứ đường mới, đường nhỏ mới mở, chưa "chọn" được cái tên nào là đặt theo số thứ tự. Chỉ một đoạn đường ngắn, thay vì hẻm số 1,2,3,4 gì đó. Họ đánh đường số 1,2,3. Nhiều khi con kiếm đường tên kiểu thế này mà muốn nổi khùng.:))

      Xóa
    2. Bây giờ ta thấy có nhiều nhà văn, nhà thơ hiện đại đã được đặt tên đường, chẳng hạn Ng. Hiến Lê, Xuân Diệu, Huỳnh Văn Nghệ, Ng. Minh Châu... ở Tân Bình, quận nào đó có đường Trịnh Công Sơn... những quận có nhiều con đường nhỏ mới mở giờ có xu hướng này. Ngoài chuyện lấy tên các anh hùng địa phương, liệt sĩ trong kháng chiến chống Mỹ để đặt cho những con đường mới mở (huyện Củ Chi nhiều nhất).

      Ngoài xu hướng này, người ta còn lấy tên số 1, 2. 3, 4... để đặt tên đường trong khu dân cư mới, như Bàu Cát 1, Bàu cát 2, Bàu Cát 3... ở khu dân cư Bàu Cát Tân Bình, hoặc D1, D2, D3... ở khu Văn Thánh Tân Cảng Bình Thạnh.

      Xóa
    3. Chứng tỏ lãnh đạo thành phố cũng yêu mến văn nghệ quá bác ha! :)))).

      Xóa
    4. Rất nhiều tên đường mới mở là văn nghệ sỹ đương thời đó :-)))

      Xóa
  7. Em khá mù mờ về Sử, nên với em, đây là một bài viết thật bổ ích. Tóm tắt bài viết này là bác Hiệp nêu đích danh những tên đường đã bị viết sai.
    Tuy nhiên, ở phần đầu, bác có dẫn câu "Cách đặt tên đường ở Sài Gòn trước 1975 rất hay, rất có dụng ý rất có ý nghĩa. Người đi từ cửa ngõ vào tới trung tâm Sài Gòn, nếu để ý bạn sẽ thấy cả một chiều dài lịch sử của nước Việt Nam trên từng bước chân", nhưng bài viết này không đề cập đến. Bác có thể cho em xin cái link của bài viết trên Vietnamnet để em tham khảo được không ạ?
    \

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào mừng bạn OM đã ghé nhà, trang nhà tôi thường đề cập đến những vấn đề về chữ nghĩa, kiến thức phổ thông... chứ hiếm khi viết về văn học, thơ ca, cho nên có khi khá khô khan.

      Bạn OM cứ vào Google gõ "bài viết trên vnn về tên đường phố Saigon trước năm 1975" là nó hiện ra bài này ở đầu trang mình tìm liền.

      Hy vọng bạn OM sẽ ghé nhà thường xuyên, bạn sẽ gặp ông bạn Salam tám vui lắm.

      Xóa
    2. Dạ, có thời gian em đã tám với bạn Salam suốt mấy tháng đấy ạ! Giờ anh Sỏi chuyển sang nhà khác nên chắc bạn ấy theo anh Sỏi đi mất tiêu rồi!

      Xóa
    3. Đúng rồi, mấy hôm nay ông bạn Salam mất tiêu, chứ bình thường ông bạn này tám giỏi lắm, không biết nhà bác Sỏi sao mà dọn đâu mất tiêu, hình như có lần nghe bác ấy nói về quê cắm câu hay sao ý :-)))

      Xóa
    4. À, nhà mới của anh Sỏi thì em biết, em có vào rồi, nhưng thấy anh í kết bạn với ít người lắm, nên lặng lẽ rút!

      Xóa
    5. Vậy hả bạn OM, trước đây thỉnh thoảng tôi cũng có ghé qua nhà HS, chủ yếu xem thôi chứ cũng không biết nói năng gì ở đó.

      Xóa
  8. Bu tui vắng nhà mấy ngày nay mới về lại VT, vào nhà PNH đã thấy đông đủ bạn bè, vui thiệt.
    1- Bu nghỉ có văn hóa ẩm thực, văn hóa từ chức, văn hóa phong bì thì có văn hóa tên đường. Văn hóa tên đường ở ta cũng như mọi văn hóa khác, rất lạ. Phát biểu ở Quốc hội thì một bộ trưởng bảo câu hỏi này để người kế nhiệm tôi trả lời. Một bộ trưởng khác bảo mất đảng, mất chính thể là mất biển đảo, ông ta tưởng Hoàng Sa, và một số đảo nhỏ thuộc Trường Sa chưa mất chăng. Đấy là hai ông bộ trưởng phát biểu hơi bị thiếu văn hóa, thiếu cả kiến thức.
    2- Trong sự đặt tên đường cũng có sự định hướng của cấp trên. Một dạo Hà Nội có tên đường Chiến thắng B52. Bu tui bảo một nhà văn hóa chiến thắng cái ông đưa B52 rãi thảm bom thì còn được, chớ B52 là cục sắt thì chiến thắng nó mà làm gì. Nguyễn Hoàng khai phá ra miền nam mở rộng bờ cõi nhưng thành phần không cơ bản nên sau giải phóng người ta xóa tên. Hoàng Kế Viêm quê Quảng Bình là một công thần của nhà Nguyễn, có công đánh Pháp suốt chín năm không kém chi ông Giáp nhưng người ta nghe một tay phó sở công an bảo ông ta theo Pháp, nên hội thảo hoài mà tên ông vẫn bị bỏ xó ở Đồng Hới. Trong khi đó ở Sài Gòn có đường Phố Hoàng Tá Viêm (chữ tá do vua Tự Đức đặt ra để thay chữ kế. Viêm bộ hỏa, kế bộ hỏa nữa thì anh này có cơ đốt cháy triều đình hihi)
    3- Dân gian nói rất hay về tên đường: Nam kỳ khởi nghĩa thôi công lý, đồng khởi lên rồi hết tự do.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hai bác Bu chắc đi chơi Noel mới về, hihi, thảo nào ít bữa nay thấy bác Bu vắng.

      Chuyện đặt tên đường nước mình đúng là khá lung tung, có khi đáng thì không được đặt, như trường hợp bác Bu nói bên trên. Mấy con đường như Tên Lửa, Khai Quang giữ làm gì?

      Ở nước ngoài BT mà nói như thế chắc phải từ chức rồi, hihi!

      Xóa
  9. He he ! Mấy hôm nay mải " Lắc " bên FB nay mới về nhà bác Hiệp chơi
    Nói đến việc đặt tên đường , số nhà nhiều khi tìm muốn khùng luôn . Hồi truóc chỗ nhà Salam ở có mấy khu nhà A, B, C, D , G, H , F cú Ai > A 20 rất dễ tìm . Bi giờ bỏ hết đổi sang số chẵn lẻ , ngay bản thân mình còn lẫn lộn lung tung huống hồ người lạ . Bây giờ có ai hỏi thì nói người ta đọc tên chủ nhà thì mới chỉ đuọc
    P / s : Nay mới thấy nàng OM tái xuất giang hồ rùi .... Dzui qué

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Aha, thấy nàng OM là tôi biết bác Salam dzui hết biết :-)))

      Xóa
    2. Nhà anh Salam quả thực là khó tìm! Bấm vào tên Salam là thấy mình nhảy thẳng vào Google+ . Hehe

      Xóa
  10. Salam bỏ Blog lâu rồi OM à , giờ chỉ chơi bên FB thôi , trang anh em cứ hỏi Hương Ngàn là biết

    Trả lờiXóa
  11. Bác đính chính hay quá... MOng sửa cho dân nhờ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy cái tên sai này từ trước năm 1975 đó Toro, mà sao qua bao nhiêu lần thay bảng tên mới (do bảng tên đường bị cũ), vẫn không thấy ai sửa.

      Xóa

:) :( :)) :(( =))