"Taxi" trên sông rạch miền Tây. Ảnh: Marguerite.
Tiếp theo các loại ghe thuyền nơi miền Tây Nam bộ:
- Ghe câu: ghe dùng khi câu cá.
- Ghe lưới: ghe đánh lưới.
- Ghe cá: ghe chở cá đồng.
- Ghe lái ngoài: ghe không có bàn đọ, bánh lái nằm trong.
- Ghe hầu: ghe sang trọng của quan viên ngày xưa có lính theo hầu.
Theo học giả Nguyễn Hiến Lê viết trong "Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười" thì ghe hầu là loại ghe "nhẹ và đẹp, các hương chức thường dùng để đi "hầu" quận hoặc tỉnh".
- Ghe lê: ghe nhà nước thời xưa, dùng chở quan binh và về việc binh.
- Ghe ô: như ghe lê.
- Ghe son: ghe sơn đỏ, thường dùng về việc binh.
- Ghe sai: ghe nhỏ nhẹ chèo, để đi việc quan cho mau lẹ.
- Ghe chiến: ghe giàn trần, ghe đánh giặc.
- Ghe diệu: ghe hầu có đủ tiện nghi, sơn son thếp vàng của quan viên đàng cựu.
- Ghe vẹm: ghe quan, loại ghe sơn ô thêm chạy đàng bèo đo.
Ghi theo đúng sách của cụ Vương nhưng đọc không hiểu.
- Ghe khoái: ghe thật nhẹ, dùng đi việc quan cho mau, loại ghe sai.
- Ghe hàng bổ: ghe ban lồng, chở hàng hóa đi bán rong các chợ nhỏ.
- Ghe bè: ghe lớn đóng theo kiểu nhà ở, chở được nhiều hàng hóa, xưa lên bán trên Nam Vang, có mui vững chắc, người chèo chống đi được trên mui ấy như đi trên đất bằng và thường tụ tập nhau lại thành đoàn, đến trở nên danh xứ: Cái Bè, Nhà Bè.
Ta gọi xuống ghe vì ghe ta ở dưới thấp, và Tây phương gọi lên tàu vì tàu họ rất cao.
Sông nước Nam bộ ngày nay. Ảnh: Marguerite.
Ở miền Tây có một loại ghe gọi là "ghe chài", nhưng không phải là ghe dùng để chài lưới, đây là ghe dùng để chở lúa. Khi chất lúa lên ghe người Nam bộ gọi là "ăn lúa".
Nhưng tại sao ghe chở lúa lại gọi là "ghe chài"? Theo cụ Vương người Việt gọi theo tiếng Miên. Người Khmer gọi loại ghe chở lúa này là "tuk pokchay": tuk: ghe thuyền, còn "pokchay" là tiếng Tàu giọng Triều Châu. Ta Việt hóa thành "ghe chài".
Ghe chở hàng quá tải mấp mí mé nước người ta gọi là "chở khẳm". Dưới sông rạch cũng có "luật đi đường", ngày xưa muốn cho ghe đi qua bên mặt người ta hô "bát" (hoặc "hoát"), là cho ghe qua phía cột chèo mũi (tay phải), ngược lại thì hô "cạy", là cho ghe qua phía cột chèo lái (tay trái). Cụ VHS viết: "Nguyễn Cư Trinh truyền ghe phải khắc tự (chạm tên và chỗ ở của chủ ghe trên be ghe. Bát cạy cũng do ông dạy, như luật đi đường ngày nay).
Đối với ghe thuyền phía trước gọi là "mũi", phía đuôi gọi là "lái", ta hay nghe nói "mũi dại thì lái chịu đòn", với nghĩa đại khái con cái hay người dưới làm điều gì dại dột, thì cha mẹ hoặc người trên sẽ phải gánh chịu. Thực ra nói như thế là không chính xác, nói đúng là "mũi vạy, lái chịu đòn", "vạy" là phương ngữ Nam bộ có nghĩa là "cong, xiên, không thẳng". Khi chiếc ghe mà đi xiên thì người lái phải chịu, "vạy" mà nói thành "dại" có lẽ do cách phát âm của người dân Nam bộ. Người miền Nam phát âm v thành d, và y (dài) cuối từ thành i (ngắn). "Vạy" = "dại".
Cà ràng là phiên âm theo tiếng Khmer, người Miên gọi là "kran".
Cà ràng dùng để nấu ăn trên ghe thuyền. Ảnh: PNH.
Ảnh: Internet.
Một vật dụng quen thuộc khác của người dân Nam bộ khi xưa được gọi là "cà ròn", đây là cái túi đan bằng cỏ bàng của người nghèo đựng những đồ dùng lặt vặt hàng ngày. Cà ròn cũng là từ phiên âm từ tiếng Khmer "karông", người Việt gọi là "bao cà ròn" thì người Miên gọi là "bay kơrông".Một vật dụng khác không thể thiếu vơi người dân Nam bộ khi xưa, nhất là những người quen ngược xuôi trên ghe tbuyên, đó là cái "nóp". Nóp là cái bao đệm to dài cỡ 2 thước tây, may kín chừa miệng tbeo chiều dọc, ban đêm người ta chun vô ngủ để tránh muỗi mòng. Theo học giả Vương Hồng Sển thi từ nóp cũng từ tiếng Miên mà ra, cụ Vương viết:
"Cái nóp thông dụng hơn hết là ở miền Hậu Giang và có lẽ do người Miên bày. Trong từ điển Miên-Phap J. B. Bernard có chữ: "Nộp, kontil nộp: natte en jonc cousue en forme de sac, les voyageurs s'en servent en guise de moustiquaire. Kontil là chiếc chiếu".
Theo cụ Vương thì nóp là do tiếng Miên "nộp", có nghĩa là "nghiêng". Nếu theo như J. B. Bernard viết trong từ điển Miên-Phap "kontil nộp" dịch sát nghĩa là "chiếc chiếu nghiêng", còn nghĩa tiếng Pháp đại khái là chiếc chiếu đan bằng cói dạng như cái túi, dùng để chống muỗi, nó tựa như chiếc "túi ngủ" của Mỹ ngày trước, hồi trước năm 1975 trong quân đội tôi có dùng.
Hihi bu tui có khá nhiều sách ông SỂN nhưng đọc PNH nhanh hơn, cụ Sển lai ra quá nhiều khi sốt ruột.
Trả lờiXóaHì hì, đọcc Vương Hồng Sển không quen khá sốt ruột đung như bác Bu nói, bởi cụ viết theo kiểu "nông cổ mính đàm", lai rai kể chuyện của mấy ông già Nam bộ khi xưa, chuyện nọ xọ chuyện kia chứ không theo cách xuông hàng gach đầu dòng 1, 2, a, b...
XóaVậy Bác Bu chuyển con đọc rồi con tóm tắt lại cho bác nghe. Hì hì.
Xóađọc blog bác Hiệp rồi thì chắc khỏi đọc sách nữa, bác Hiệp cung cấp bao nhiêu là tinh hoa kiến thức cho cả nhà rồi.
Trả lờiXóacám ơn bác Hiệp nhiều nhiều :)
Vậy vào đoc ủng hộ dài dài đi Bố susu, nơi đây chỉ cung cấp kiến thức chứ không triết lý nhức đầu :-)
XóaKhông biết đã hết "ghe" chưa. Chưa thấy bác Phạm đề cập tới loại ghe tốc độ ở Miền Tây: "tắc ráng".
Trả lờiXóaNếu không phải "mũi dại" mà là "vạy", bác Phạm xem thử "chịu đòn" có nghĩa khác chứ không phải là "chịu đánh đòn" không?
Có lẽ cụ Vương chỉ ghi nhận những loại ghe thuyền ngày xưa chứ không tinh tới mây thứ mới bây giờ như tăc ráng, là loại ghe chở khách gắn may xe hơi chạy bá cháy.
XóaCòn từ "chịu đòn" ở đây theo tôi cũng là cách nói của dân Nam bộ, "chịu đòn" là chịu trách nhiệm, chứ không phải đòn là đánh đòn. Phải chăng là từ dùng khi khiêng vác vât nặng, phải dùng đến đòn gánh, hay khúc cây đòn kê ở dưới vật năng có mây người khiêng vác. Người "chịu đòn" là người chịu trách nhiệm ở khúc cây đòn chính, khi sưc nặng của vật dồn vào cây đòn đó?
Những gì bác kể trên. Con hoàn toàn đồng tình và gật đầu cái rụp. Bác nói cụ Vương là "gãi" đúng chỗ ngứa của con. Con xin góp chút ngu ý vào từ "ghe vẹm"
Trả lờiXóaỞ trên con thấy giải nghĩa ghe quan, sơn ô thêm đàng bèo đo. Con trộm nghĩ. Ghe dành cho quan lại, miền Tây chủ yếu sông nước nên mọi tầng lớp xài ghe này là không lạ. Sơn ô phải chăng là sơn màu đen. Tiếng Triều Châu nói Ô là đen, dân Việt ta "mượn" luôn từ này chăng?
Thêm nữa. Chạy đàng bèo. Con nghĩ đàng là Đường. Ý chỉ hai bên sườn ghe vẽ những đừơng hoa văn vằn vện để vừa trừ tà, như dân ta vẽ hai con mắt ở mũi thuyền. Và cũng phân biệt luôn ghe của qua khác ghe của dân. Thấy chớ có rờ vô nghe mày. Hì hì. Con có vài lời thưa với các bác. Chúc các bác khoẻ
Biết bạn trẻ HT rất kết cụ Vương, hihi, như bác Bu mà còn ngại đọc cụ thì thấy bạn trẻ này rất chịu khó đọc sách.
XóaVề câu giải thích ghe vẹm là "ghe quan, sơn ô thêm chạy đàng bèo đo" của cụ Vương tôi cũng hiểu sơn ô là sơn đen, tiếp là "thêm chạy đàng bèo đo", đã sơn đen thì "chạy đàng bèo đo" có thể hiểu như bạn HT là vẽ thêm những đường vằn vện gì đó ở hai bên lườn ghe cho khác với ghe của dân thường, có lẽ đây vừa là phương ngữ vừa là thuật ngữ của dân sông nươc Nam bộ nên khá khó hiểu.
Ngày nay các thứ ghe nó "tuyệt chủng" khá nhìeu nên phải hỏi các cố cựu đất Nam thì may ra biết được. Thời cụ Vương rồi thời các bác, có những thứ mà ngày nay nghe thấy không biết nó là cái gì
XóaChúc bác cuối tuần vui, khoẻ.
Thời nào thức nấy, tre già thì măng mọc mà HT, cũng may mà thời nay có internet, tra gì cũng có. Nhưng cũng phải công nhận ngày xưa có những Trương Vĩnh Ký (ông này quá giỏi), Huỳnh Tỉnh Của... rồi Vương Hông Sển... cả đời họ vắt đầu óc, tim gan ra viết để lại cho đời, mà ta không biết dùng thì rât dở.
XóaChúc HT chủ nhật vui.
bác H ơi vậy ghe có khác với đò không ?
Trả lờiXóaRiêng chiếc tắc ráng thì Marg nhớ là nó có mái che , thân thon ốm , có hai băng ghế gỗ dọc theo hai bên mạn cho hành khách ngồi , và cũng không hiểu tại sao nó có tên tắc ráng
Ghe và đò khác nhau thế nào? Một câu hỏi hay của bạn Marg., ghe là phương ngữ miền Nam để chỉ các loại thuyền lớn hoặc nhỏ, còn đò theo VN Tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (Hanoi-1931), là thuyền nhỏ, có lẽ từ đò là thuyền phổ biến ở miền Bắc hơn, ta thấy đã đi vào ngôn ngữ thường ngày: "qua sông phải lụy đò", "đò ngang, đò dọc, bến đò...".
XóaTừ đò ở miền Nam lại dùng để chỉ một loại xe chở khách mà nay không thấy gọi nữa, đó là "xe đò", trước đây người miền Nam ở quê hay nói "ra quốc lộ bắt xe đò về Sài Gòn", người ta nói "bắt xe" chứ không nói "đón xe".
Bây giờ dưới quê có thêm "tắc ráng, vỏ lãi...", có lẽ là những loại ghe thuyền về sau này mới có. Tôi thử tra trong những từ điển xuât bản trươc năm 1p75 ở Saigon không thấy nói đến, riêng từ điển Từ và ngữ miền Nam của tác giả Huỳnh Công Tín in năm 2000, có ghi nhận nhưng không giải thich xuât xứ của từ ngữ. Theo tôi cũng có thể từ tiêng Miên mà ra.
Tôi bổ sung về tắc ráng và vỏ lãi.
XóaTắc ráng và vỏ lãi là 2 loại ghe xuất hiện vào khoảng thập niên 1960 ở miền Nam, về hình dáng thì ghe thon, dài khác với loại ghe truyền thống, giông như ghe ngo của người Miên hơn. Ghe có hình dáng như vậy nên lướt đi dưới nước nhanh hơn, nhất lá được gắn thêm máy Koler của Nhật, sau này người ta còn "chơi" luôn máy xe hơi cho nên chạy bá cháy, vì thân ghe nhỏ, dài, chạy nhanh nên chỉ thích hợp chở khách, không thích hợp chở hàng hóa.
Hai loại này chạy nhanh như thế nên gây sóng, nguy hiểm cho những ghe nhỏ chèo tay, và sóng còn đập vào bờ gây xói lở đất.
Về tên gọi, có nơi nói gọi là "vỏ lãi", vì vỏ ghe dài giống như con... lãi (sán lải), có thể lắm vì người Nam bộ vốn ăn nói nôm na, thấy sao nói vậy không hoa mỹ. Còn tên "tắc ráng" theo tôi có lẽ từ tiêng Miên, "tắc" có thể là "tuk", tiếng Miên là ghe, thuyền, còn "ráng" không biết tiếng Miên là gì 😄.
Ôi trời , có nhiều loại ghe quá ! Em đọc xong mà tưởng tượng không nỗi hình dạng của chúng . Nếu được thấy thì hay ghê anh Hiệp nhỉ ? Em cũng như chị Marg , cũng không hiểu ghe với đò có khác nhau không đó cơ ?
Trả lờiXóaChắc chữ đò dùng để chỉ chiếc ghe chở khách sang sông ở các bến thuyền ở miền Tây anh Hiệp nhỉ ?
Nói vậy chứ vẫn còn nhiều từ nữa, chẳng hạn như ghe tam bản, xuồng ba lá...
XóaVề ghe và đò, NangTuyet xem trả lời nơi Marg. ☺
"Còn từ "chịu đòn" ở đây theo tôi cũng là cách nói của dân Nam bộ, "chịu đòn" là chịu trách nhiệm, chứ không phải đòn là đánh đòn. Phải chăng là từ dùng khi khiêng vác vât nặng, phải dùng đến đòn gánh, hay khúc cây đòn kê ở dưới vật năng có mây người khiêng vác. Người "chịu đòn" là người chịu trách nhiệm ở khúc cây đòn chính, khi sưc nặng của vật dồn vào cây đòn đó?"
Trả lờiXóaBác Hiệp, nói "chịu đòn" trong "Mũi vạy (dại) lái chịu đòn" tất nhiên không phải "đòn roi" nhưng cũng không phải "cây đòn" dùng để khiêng vác. Cái "đòn" ờ đây chính xác là cái đòn gắn liền (vuông góc) với trục bánh lái của thuyền, ghe.
Người chống (chèo) phía mũi mà chống xiên chống xéo (mũi vạy) thì người cầm lái càng phải ghì chặt, kềm chặt cây đòn này (chịu đòn) thì ghe, thuyền mới không bị xoay. Thường khi đó em thấy họ kẹp vào nách.
Hình như cụ An Chi có giảng về câu thành ngữ này rồi.
Ở comment trên tôi nêu lên ví dụ là để giải thích từ ngữ "chịu đòn", trong thành ngữ "mũi dại (vạy) thì lái chịu đòn", tức là lái phải chịu trách nhiệm trong việc mũi (ghe) đi xiên thôi, dĩ nhiên trong việc mũi, lái của ghe thuyền này thì đâu có gi liên quan tới đòn roi, và cây đòn trong khiêng vác.
XóaBạn Thiên Lý nhắc tôi mới sực nhớ quả ông An Chi có giải thích về chuyện này. Cám ơn bạn.
Vâng, thế thì em hiểu rồi, ý bác nói chữ "chịu" trong "chịu đòn" là cách nói của Nam Bộ. Kết hợp với biến thể "vạy" -> "dạy" ->"dai" thì có thể suy rộng thêm chút là thành ngữ này có xuất xứ từ Nam Bộ rồi mới "di cư" ra Bắc.
Trả lờiXóaNhân chợt nhớ ra chuyện này, xin phép bác ghi vào đây, kẻo quên:
Ở miền Bắc, ông cầm lái thường hô khẩu lệnh cho người chống sào phía mũi bằng hai chữ "cậy" và "bát", (tương tự như các bác đi cày không hô trái phải tả hữu mà hô "ví, thá" (Nam) và "vắt, diệt" (Bắc) là con trâu nó khắc hiểu).
Hai chữ "cậy" và "bát" nay không ai dùng nữa. Mà em cũng không rõ "cậy", "bát" bên nào là bên phải bên nào bên trái bên trái.
Đúng rồi bác Thiên Lý. Tôi nghĩ thành ngữ này phát xuất từ miền Nam, VN tự điển của Lê Văn Đức - Lê Ngọc Trụ (Khai Trí - Saigon 1970), ghi "mũi vạy, lái chịu đòn", trong khi các từ điển thành ngữ, tục ngữ về sau này như của nhom Vũ Dung, Nguyễn Lân, Nguyễn Như Ý đều ghi là "mũi dại". "Chịu đòn", "đòn" trong lái thuyền là "cây đòn bằng gỗ" để điều khiển bánh lái dưới nươc, thường người lái thuyền cặp cây đòn này vào nách như bác nói. Thực ra trong việc lái thuyền (cũng như lái xe), mũi thuyền mà đi xiên thì chính là do nơi lái, chứ không phải mũi "tự ý" đi xiên rồi lái mới điều chỉnh.
Xóa"Bát" và "cạy", là 2 thuật ngữ của giới ghe thuyền ngày xưa, Đại Nam Quấc âm tự vị của Huình Tịnh Của và Việt Nam tự điển cua Hội Khai Tfi Tiên Đức đều ghi nhận, "bát" là cho thuyền đi về bên tay phải, và "cạy" là cho thuyền đi về bên tay trái. VN tự điển cũng ghi là "cạy", nhưng miền Bắc thường đọc và viết là "cậy".