Thuyền chở khách du lịch tại Tiền Giang. Ảnh của trang nhà bạn Marguerite.
Sang bên nhà bạn Marguerite xem phóng sự "Đi chơi Tiền Giang với bạn", hồi này chôn chân một chỗ trong nhà nên thấy cảnh sông nước bạn chụp đưa lên mà... ham. Bạn Marg. đưa lên những ảnh chụp cùng một nhóm bạn đi chơi về miệt Tiền Giang, một vùng sông nước Nam bộ. Dĩ nhiên đi chơi sông nước thì chủ yếu là đi bằng ghe thuyền, rồi ảnh chụp cây trái, nắng gió...
Du khách trên sông nước. Ảnh: Marguerite.
Chiếc giỏ bắt cua. Ảnh Marguerite.
Nói đến sông nước miền Nam, hoặc vùng đất Nam bộ có lẽ ta phải nhắc tới các "tiền bối" như Nguyễn Đình Chiều, Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trần Chánh Chiếu, Hồ Biểu Chánh, Lương Khắc Ninh... Gần hơn có Kiên Giang, Bình Nguyên Lộc, Vương Hồng Sển, Sơn Nam, Bùi Đức Tịnh... Đấy là những nhà văn, nhà thơ, học giả, nhà báo... sinh ra và lớn lên nơi miền đất Nam bộ, nhưng cũng có người tuy không phải gốc gác nơi này, nhưng đã gắn bó gần trọn đời, và cũng đã viết về vùng đất này rất hay như học giả Nguyễn Hiến Lê quê ở miền Bắc, với tập bút ký "Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười". Đây là tập bút ký mà học giả NHL rất tâm đắc. Trong tập bút ký này học giả NHL có nhắc tới một học giả miền Nam khác là Lê Ngọc Trụ, một Giáo sư về ngôn ngữ học có tiếng tại Saigon trước năm 1975, người mà ông NHL đã may mắn được gặp, đã cung cấp cho ông nhiều tài liệu để hoàn tất lần hai của tập bản thảo "Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười", đã bị mất trước đó. GS. Lê Ngọc Trụ cũng là bạn rất thân thiết của cụ Vương Hồng Sển, hay được cụ Vương nhắc đến.
Từ "Đồng Tháp Mười" để chỉ một vùng sông nước rộng lớn Nam bộ coi vậy mà đến nay cũng không có giải thích rõ ràng. Trong "Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười", cụ NHL viết thời Tây gọi Đồng Tháp Mười là "Plaine des Joncs" (Đồng Cỏ lác). về tên Đồng Tháp Mười, người mình đặt câu hỏi, Đồng Tháp Mười là "cánh đồng có mười (10) cái tháp cổ (của người Khmer), hay là cánh đồng có cái tháp thứ mười, hoặc là cái tháp có 10 tầng?". Cụ Vương Hồng Sển đưa ra một lý giải. Trong "Tự vị tiếng nói miền Nam" (NXB Trẻ - 1999) cụ viết:
"Ô. Sylvestre (học giả người Pháp) viếng chỗ này (Đồng Tháp Mười) trước năm 1881, và nhờ Sylvestre tả rõ "tour à cinq faces" (préam loveng) mới biết được tháp có năm mặt tiền, xưa nay dịch theo Thổ là "Tháp Năm Căn" (loveng, travée) là sai, và nên gọi "Tháp Ngũ Giác" (Ngũ Giác Tháp) còn ta gọi Tháp Mười, có lẽ tháp có mười từng hay chăng? Thổ đếm "diện" nên thấy "ngũ giác", ta đếm "từng" nên thấy mười từng (dầu sao nay tháp đã đổ nát, không phương giảo nghiệm được. Trước đây chính phủ Ngô Đình Diệm dậy xây tháp lại mới vì không đúng nghi thức nên bị phá đổ, không có gì đáng tiếc".
Xét về nghĩa của tên gọi Đồng Tháp Mười ta thấy, người Miên (đất xưa của họ) gọi là "pream loveng", theo cụ Vương là "tháp ngũ diện" (tháp có năm (5) mặt). Sang đến thời Pháp gọi là "Pleine des Joncs" (Đồng Cỏ Lác). Hai tên gọi này dễ hiểu, còn người mình gọi là "Đồng Tháp Mười" thì có đến 3 lý giải như bên trên, thật bó tay.
Xét về nghĩa của tên gọi Đồng Tháp Mười ta thấy, người Miên (đất xưa của họ) gọi là "pream loveng", theo cụ Vương là "tháp ngũ diện" (tháp có năm (5) mặt). Sang đến thời Pháp gọi là "Pleine des Joncs" (Đồng Cỏ Lác). Hai tên gọi này dễ hiểu, còn người mình gọi là "Đồng Tháp Mười" thì có đến 3 lý giải như bên trên, thật bó tay.
Trở lại chuyện ghe, thuyền, trong sách cụ VHS đã kể ra đến vài chục loại ghe thuyền xưa, nay xuôi ngược trên vùng sông nước Nam bộ, mà có lẽ người gốc gác miền Tây có khi cũng không biết hết. Tôi xin nêu lại. Trước hết ghe thuyền (hoặc ghe cộ, ghe guộc) là tiếng để chỉ chung "đồ cuộc đóng bằng cây để đi trên nước, đàng sông biển, dùng để chuyên chở".
- Ghe bầu: ghe bầu bụng, vác mũi, chính là ghe đi biển của người xứ Huế, bọn ghe bầu: hiều là người miền Trung.
Chiếc thuyền gỗ ở miền quê Nam bộ, tựa như xe gắn máy ở thành phố. Ảnh: Marguerite.
- Ghe bầu: ghe bầu bụng, vác mũi, chính là ghe đi biển của người xứ Huế, bọn ghe bầu: hiều là người miền Trung.
Ghe bầu có khoang chứa lớn, dùng để vận tải, chuyên chở hàng hóa. Ghe này trước đây hay thấy chở hàng từ miền Tây lên Saigon, đậu ở bến sông bên quận 4, quận 8... Ghe lớn đi dài ngày nên được dùng như một căn nhà di động, cả một gia đình sống trên đó, có bếp nấu ăn, nuôi gia súc như gà, chó, heo...
- Ghe trường đà: ghe bầu lớn.
- Ghe nạn: ghe bằng nạn tre hoặc mè nó đan bằng tre.
- Ghe cửa: ghe nhọn mũi mà nhỏ thường dùng đi theo cửa biển.
- Ghe bản lồng, gọi tắt là ghe lồng: ghe đi sông, lớn có mui và ván ngăn.
- Ghe bất mãn: ghe sông thấp thước, không hạp lệ, bị bắt không thâu thuế (thể lệ xưa).
Có lẽ không hợp lệ, bị bắt nên mới có tên "ghe bất mãn".
- Ghe vạch, ghe mỏ vạch: ghe cao ráo, đóng theo dáng mỏ vạch.
- Ghe cui: ghe thô sơ bằng mũi dùng chở lá lợp nha, chở củi.
- Ghe trẹt: ghe lớn trai mề, mạnh chở, có mui giả lấy ra được.
- Ghe lườn: ghe Nam Vang làm bằng một thân cây khoét ra, mạnh chở.
- Ghe be: loại ghe lườn kèm thêm hai be ván để chở lúa được nhiều.
- Ghe ngo: loại ghe lườn mà hai đầu lái mũi đều vong lên, chính của người Miên dùng để đua tài khi có lễ rước và đưa con nước, họ gọi là tuk-ngõa, ta biến ra ghe ngo.
- Ghe vợi: ghe dùng chở vợi bằng ghe lúa (H.T.C.) (Huỳnh Tịnh Của).
- Ghe đò: ghe rộng mát dùng để đưa bộ hành vùng này qua vùng khác.
- Ghe giàn: ghe lớn, có đâm thêm cánh, cơi lên cao mà chở cho gọn, và nhiều, như ghe chở hàng bông, đồ khô, vẫn do Nam Vang đóng.
..................................
Chép đến đây mới chỉ được khoảng một nửa số ghe cụ Vương đã nêu, sợ ghi dài quá rối mắt và các bạn đọc thấy ngán, nên tôi tạm dừng ở đây, kỳ sau tiếp.
..................................
Chép đến đây mới chỉ được khoảng một nửa số ghe cụ Vương đã nêu, sợ ghi dài quá rối mắt và các bạn đọc thấy ngán, nên tôi tạm dừng ở đây, kỳ sau tiếp.
Về miền Tây , trên sông cái thường thấy mấy chiếc ghe lớn chở hàng ( đọc bác viết mới biết là ghe bầu ) trước mũi ghe có vẻ hai con mắt , có khi chở hàng khẳm đến độ , mũi ghe lấp xấp với mặt nước . Như bác nói ghe đi chở hàng dài ngày , nên có ghe giống như ngôi nhà , mũi ghe trước mũi có mấy chậu cây kiểng , mũi ghe đàng sau có toilette chênh vênh giữa trời mây nước .
Trả lờiXóaBây giờ vẫn còn nhớ tiếng ghe máy bình bịch trên sông mỗi buổi sớm thức dậy ở quê
Hì hì, dân quê Đồng Tháp mà không biết ghe bầu chở hàng, và đàng trước gọi là mũi đàng sau gọi là lái. Khẳm là phương ngữ Nam bộ để chỉ sự chở nhiều đến quá tải, sáng sớm mà nghe tiếng ghe chạy trên sông đúng là đặc trưng Nam bộ nhỉ?
XóaChúc ngày mới an lành.
Đọc và xem hình ảnh của anh Hiệp nói về ghe thuyền ở vùng sông nước mà em chạnh nhớ đến quê nội của em ở Đồng Tháp . Nhà của nội đối diện với con sông nên ngày nào khi bình minh vừa mới lố dạng là em đã giật mình thức giấc vì tiếng động cơ của những chiếc ghe máy chở hàng ra chợ bán ở ven sông gần nhà nội ...ký ức lại hiện về ..em nhớ Nội vô cùng mặc dù lúc đó em còn bé lắm chỉ khoảng 5 hoặc 6 tuổi thôi .....anh có tin là trong ký ức tuổi thơ của em vẫn còn nhớ hay không ?
Trả lờiXóaĐọc xong mà em phì cười vì cái tên : " Ghe bất mãn " ...hihi ...không biết hình dạng của nó ra sao ..chắc trông buồn cười lắm đó anh Hiệp nhỉ ?
Quê nội của NangTuyet ở Đồng Tháp vậy cùng quê với Marg. 5 tuổi thì trí nhớ khá tốt rồi, bây giờ tôi cũng còn nhớ thời mình tuổi đó.
XóaTôi sẽ viết tiếp một hai bài nữa về miền Tây dù tôi là dân Bắc, hì hì!
Dạ , quê nội em ở tỉnh Đồng Tháp đó cơ , nhưng gốc gác của ông nội lại là người Huế , sinh trưởng tại Thừa Thiên Huế đó anh Hiệp ạ ..hihi ..em tưởng em là người duy nhất , em sợ nói ra không ai tin và tưởng em nói sạo vì mới 5 , 6 tuổi thì làm gì nhớ được cả thời thơ ấu đó ...vậy mà có người hơn em nữa cơ . Bái phục Sư Phụ luôn ..hihi ..
XóaVậy thì em sẽ chờ đọc tiếp bài phóng sự thứ hai đó anh Hiệp nhé .
Chẳng qua càng già (nhưng chưa già quá, hihi!), thì người ta hay nhớ lại thời thơ ấu đó NangTuyet.
XóaVậy là NangTuyet có gốc gác Huế nữa. Để hôm nay tôi sẽ post tiếp bài về ghe thuyền, NangTuyet vào xem ung hộ, coi có giống như hồi mình còn ở quê không?
1- Nằm một chỗ mà nói toàn chuyện di chuyễn trên sông nước quả là khát vọng sống nơi bạn rất mãnh liệt. Mà có như thế bạn mới thấy được tự do đi lại quý hóa biết bao. Bu tui dốt đặc miền Tây . Hồi bà xã vào nuôi con dâu sinh cháu nội bu cuồng cẳng đi ô tô một vòng Sài gòn lên Cần thơ về mũi Cà Mau, đi thuyền máy lên Rạch Giá lại đi đường bộ về Hà Tiên Châu Đốc An Giang về lại Cần thơ. Hỏi đã qua những tỉnh nào không nhớ nổi phải dở bản đồ ra tra cứu. Cả hành trình bu tui ngỡ ngàng về sông nước Nam Bộ, cùng những phương iện di chuyển trên sông. Bây giờ bạn thống kê ra mới biết. Du lịch một mình chủ yếu cưỡi ngựa xem hoa, chán lắm.
Trả lờiXóa2- Được biết Hồi Kí nguyễn Hiến Lê bị cắt đi khá nhiều nay mỗi lần in lại người ta thêm vào một ít, nên càng in sách càng dày chờ khi nào họ thêm đủ sẽ mua lại...Đúng là cái xứ Nam ta không giống ai trên hoàn cầu này
Hì hì, nằm một chỗ không đi lại được thì phải đi đây đo trên sách vở, trên trang mạng thôi bác Bu (như vào nhà NangTuyet, Mảg. Xem).
XóaCái tệ nhất của xuât bản sách báo xứ mình là người ta phải "né" (lách) những cái vớ vẩn, hoặc tự ý cắt xén, thay đổi nội dung ý của người khác. Chẳng hạn tựa sách của ông Vương Hồng Sển là "Tự vị tiếng nói miền Nam", khi in lần đầu bị sưa là "Tự vị tiêng Việt miền Nam", rồi nhiều nội dung trong sach bị tự ý sửa đổi. Tới lần in thứ nhì do NXB Trẻ mới lấy lại tựa gốc.
Còn những quyển hồi ký thì còn tệ hơn, họ cẳt xén làm đổi ý... Nói chung là chán!
Anh ơi, thiếu ghe chài trong "Ghe chài chở trấu" đó.
Trả lờiXóaGhe chài chở lúa được nhắc đến ở bài 2 đó Toro.
Xóa