Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

Tượng xưa ở Sài Gòn.


Tượng Trương Vĩnh Ký trong vườn hoa trước dinh Độc Lập, nhìn về hướng nhà thờ Đức Bà. Ảnh Internet.

Ở hai bài trước, nhân nhắc đến bức tượng Chúa Jesus ở Vũng Tàu, và tượng của nhà tư sản Quách Đàm, người đã có công xây dựng lên chợ Bình Tây ở Sài Gòn bấy giờ. Nguyên bức tượng của ông Quách Đàm được đặt trong một khuôn viên giữa chợ, sau ngày 30-4-1975 thì tượng bị tháo dỡ cất vào kho, hiện nay được trưng bày trong khuôn viên của Bảo tàng Mỹ thuật của thành phố.

Tượng Trương Vĩnh Ký đặt trong vườn hoa trước dinh Độc Lập nhìn từ phía trước mặt. Ảnh Internet.

Có một bức tượng khác cũng chịu chung một số phận như thế, đó là bức tượng của nhà trí thức Nam bộ nổi tiếng xưa nay Pétrus Trương Vĩnh Ký (1837-1898). Ông là một nhà văn, nhà ngôn ngữ, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa, một học giả tiêu biểu ở miền Nam vào khoảng gần cuối thế kỷ XIX, được nhiều người, nhiều thế hệ trong và ngoài nước biết đến. Trước năm 1975 tên của ông được đặt cho một ngôi trường trung học công lập ở Sài Gòn (trường nam sinh) là Trung học Pétrus Ký, nay là trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong. Tên của ông cũng còn được đặt cho 2 con đường ở Sài Gòn năm xưa, là đường Pétrus Ký ở quận 5, 10 (ngày xưa đường này là một bến xe đò đi các tỉnh), nay là đường Lê Hồng Phong, Một đường nữa là đường Trương Vĩnh Ký thuộc tỉnh Gia Định, nay là đường Nguyễn Văn Bảo, Gò Vấp. Hiện nay có một con đường ở quận Tân Phú mang tên ông.

Bức tượng của ông được đúc bằng đồng, tương tự như tượng của ông Quách Đàm, cao bằng cỡ người thật, được đặt trên một bệ cao trong vườn hoa, dưới những tán cây cổ thụ, gần bên con đường lớn sát bên ngã tư phía sau nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Tôi có cảm tưởng tuy ông là một người nổi tiếng, tượng của ông được đặt ở một nơi nhộn nhịp xe cộ qua lại như thế, nhưng hình như ít người để ý, bởi ngay cả khi tôi thử hỏi nhiều người lớn lên ở Sài Gòn năm xưa, một số lại không biết đến bức tượng này.

Tượng Trương Vĩnh Ký hiện nay trong Bảo Tàng Mỹ thuật thành phố. Ảnh Internet.

Sau năm 1975 thì bức tượng của ông Pétrus Ký cũng được tháo dỡ, hiện nay được trưng bày trong khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật thành phố, Cũng may là tượng của Pétrus Ký và Quách Đàm tuy không còn đặt nơi vị trí ngày xưa, nhưng vẫn  còn chứ không bị phá hủy.

Ở Sài Gòn còn một bức tượng xưa nữa, đặt ở một vị trí mà bây giờ ai cũng biết, trong vườn hoa nhỏ trước nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, bệ của bức tượng chính là bệ của tượng Đức Mẹ hiện nay. Đó là tượng của Giám mục Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh.


Tượng của Giám mục Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh trước nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Ảnh Internet.

Những thất bại ở Đàng Trong của Nguyễn Ánh trước quân Tây Sơn, kể cả khi đã cầu viện quân Xiêm. Khiến chúa Nguyễn phải đồng ý giao Hoàng tử Cảnh cho Giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine, 1741-1799) sang phương Tây cầu viện trợ. Kết quả của chuyến đi này là Hiệp ước Versaille đã được ký kết (1787). Tuy nhiên Hiệp ước này đã không được thực hiện, bởi sau đó nước Pháp lâm vào cảnh rối ren nội bộ. Tháng 7-1789 Bá Đa Lộc cùng Hoàng tử Cảnh về đến Gia Định, thì cuộc cách mạng Pháp của giai cấp tư sản cũng đã lật đổ triều đại của vua Louis XVI. Bức tượng Giám mục Bá Đa Lộc trên một bệ đá, một tay dắt Hoàng tử Cảnh, một tay có lẽ là cầm tờ Hiệp ước bên trên, là để đánh dấu kết quả lần đi cầu viện này.

Bức tượng được dựng khoảng năm 1900, đến năm 1945 đã bị người dân Sài Gòn kéo sập, có lẽ tượng đã bị phá hủy không còn thấy tông tích. 

Tượng Đúc Mẹ trước Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Ảnh Internet.

Cũng trên bệ đá này, ngày 9-12-1959 thì tượng Đức Mẹ Maria, với tên gọi là Đức Bà Hòa Bình (Nữ Vương Hòa Bình) đã được khánh thành, sau 2 năm thi công tại Ý, tượng được làm từ cẩm thạch trắng, như ta đã thấy ngày nay. Ngày 5-12-1959 Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đã được Tòa thánh La Mã tôn phong lên hàng tiểu Vương cung Thánh đường, và tên gọi chính thức của nhà thờ là Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn.






18 nhận xét :

  1. Bu tui may mắn được đứng dưới chân đức Mẹ lòng lòng lành
    Ảnh PNH chụp cách nay gần 10 năm

    [IMG]http://i888.photobucket.com/albums/ac87/bulukhin/DSCN2182_zpsxgskp0e4.jpg[/IMG]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Bu "ngoại đạo" mà biết câu "đức Mẹ lòng lành".

      Ôi, mới đó mà đã gần 10 năm hả bác Bu? Thời gian qua nhanh thật.

      Xóa
  2. Đã đánh cho cút , đánh cho nhào thì phải nhào bằng hết
    Những cái gì thuộc về lịch sử nên cố gắng giữ lại bằng mọi cách để cho hậu thế biết . Những kiến trúc của người Pháp xây dựng đã tôn thêm vẻ đẹp cho thành phố . Thương xá Tax đẹp như vậy cũng bị xoá sổ , nghe đồn toà nhà Hải quan cũng sẽ bị đập bỏ nay mai
    P./ s : Đất của ông Nguyễn Huệ quận 1 đắt hơn đất của Ông Quang Trung ở Gò Vấp mấy chục lần lận .... he he he

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một thành phố như Saigon mà quá ít các loại tượng nơi công cộng thì thật là thiếu sót đó bác Salam.

      Xóa
  3. Không cần nhiều đâu bác Hiệp à , cần ở đây là tính thẩm mỹ thiết kế bức tượng có đẹp và hài hoà hay không . Mấy tượng Trần Hưng Đạo ở bến Bạch Đằng ,tượng ở bùng binh chợ Bến Thành hay tượng Thánh Gióng ở ngã 6 cũng rất đẹp
    Đi lên vùng Hố Nai cũng có nhiều tượng bên công giáo cũng rất đẹp . Bi giờ mà yêu cầu làm thêm tượng thì không biết chừng mấy ổng quất cho một loạt tượng Công , Nông , Binh cầm liềm , búa , súng thì lại càng chết dở

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một thành phố cỡ chục triệu dân như Saigon thì cần nhiều tượng chứ Salam, không chỉ là tượng nghệ thuật, mà cần nhiều tượng khác nữa, kể cả tượng danh nhân, tượng vui vui nơi công viên, tượng kỷ niệm... Cái quan trọng là phải giao cho những người có tay nghề cao thực hiện.

      Còn loại tượng tuyên truyền như ta thấy hiện nay thì... khỏi nói!

      Xóa
  4. Tuyệt vời ! Những bức tượng đều toát lên một nền nghệ thuật và ý nghĩa về cuộc đời và sự cống hiến của các bậc thánh nhân . Thế nên nếu được gìn giữ và bảo tồn từ thế hệ này sang thế hệ khác thì thật là cao quý anh Hiệp nhỉ ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Loại tượng danh nhân có tính chất lịch sử như tôi vừa kể bên trên trước đây ở Saigon cũng không nhiều, vậy mà cũng không tồn tại được nơi công cộng. Ở Saigon ta có thể thấy nơi những vòng xoay, công viên... có một loạt tượng nhân vật lịch sử, như Nguyễn Huệ (trước chợ Nguyễn Tri Phương, quận 10), Trần Nguyên Hãn (trước chợ Bến Thành), Thánh Gióng (Ngã Sáu Saigon)... Thực ra, ai ở Saigon trước năm 1975 sẽ biết loạt tượng này được dựng lên có một mục đích riêng.

      Nói chung là một thành phố "tự hào" là văn hóa như Saigon mà thiếu mất mảng tượng nơi công cộng thì khó chấp nhận được đó NangTuyet.

      Xóa
    2. Dạ , những nơi có một huyền thoại về một danh nhân nào đó thì cũng nên lập tượng vừa để tưởng nhớ đến người mà lại vừa để cho khách đến thăm sẽ được hiểu thêm về họ thì thật là hay . Em thích nền văn hóa ở nước mình là vậy đó rất phổ biến nơi công cộng , mà nếu như không còn như thế nữa thì quả là đáng tiếc hén anh ?

      Xóa
    3. Được như NangTuyet nói là nhất rồi, vậy mà bây giờ cũng rất khó đó NangTuyet.

      Xóa
  5. Anh Bu chưng diện quần đen
    Phía sau em đứng cứ thèm cái...túi mang.
    Chắc rằng trong đó xếp hàng
    Đola tiền việt ngổn ngang căng phồng.
    Bức hình đẹp vì nó...sáng rõ! ( hehe) - Người già như lão dễ coi .Góc chụp nếu như nhích lên chừng mấy độ thì chắc đẹp hơn các bác ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trông bác Bu đâu khác Việt kiều về thăm quê hương.

      Chụp bằng máy hình của bác Bu, hình thiếu mất 2 cái tháp của nhà thờ Đức Bà, nhưng đành vậy, vì ống kính của máy mở rộng hết cỡ chỉ chụp được tới đó. Nếu lùi xa hơn nữa sẽ thấy toàn cảnh nhà thờ, nhưng chủ đề (là bác Bu) sẽ nhỏ đi không rõ mặ (nhiều người sẽ chọn giải pháp này)t, cho nên đành phải hy sinh cái phụ để láy cái chính.

      Xóa
  6. Vai đeo cái vỏ rổng
    Đô la ở trên trời
    Anh nhà quê chính cống
    Việt kiều chi thằng tôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy là bác Bu không biết, Việt kiều thứ thiệt trông lại rất... nhà quê, chứ không bảnh tỏong như.. Việt cộng, hì hì!

      Xóa
  7. những nếp áo của tượng Nữ vương hòa bình trông thật mềm mại

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Marg. thấy không? Điêu khắc Tây phương rất chú trọng đến những chi tiết, chẳng hạn như những nếp của y phục, tư thế của dáng đứng, của mắt nhìn, của một cánh tay... Trong khi điêu khắc của mình tập trung vào cái tổng thể của tượng (nhiều khi cố diễn tả về cái tên do mình đặt ra), cho nên tượng của người ta sống động hơn tượng của mình.

      Xóa
  8. Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tên gọi này chỉ có người trong đạo mới rành :-)

      Xóa

:) :( :)) :(( =))