Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Tượng Chúa Cứu Thế ở Vũng Tàu.

Tượng Chúa Ki Tô trên ngọn Núi Nhỏ tại Vũng Tàu. Ảnh Internet.

Vũng Tàu xưa nay là một thành phố du lịch, nhiều người trên đất nước (nhất là những ai sống ở Saigon), đều đã có dịp ghé thăm. Ở đây có nắng, có gió, có biển, có núi, có những bãi tắm, có thắng cảnh... Thực ra thời gian trước năm 1975 do hoàn cảnh xã hội, chiến tranh... không mấy người dân miền Nam thuộc tầng lớp bình dân, có ý nghĩ một năm đi du lịch, nghỉ mát vài lần như ngày nay. Điều này chỉ dành cho tầng lớp từ trung lưu trở lên. Cũng cần nói thêm, khoảng gần cuối thập niên 1960, sang đầu 1970, Vũng Tàu là nơi đóng quân, nghỉ mát tại chỗ của quân đội đồng minh, thời đó Vũng Tàu nổi tiếng với lính Mỹ, lính Úc, và những quán bar phục vụ cho họ hơn.

Bây giờ thành phố Vũng Tàu đã khang trang hơn xưa, đến những bãi tắm, hoặc đi trên con đường Hạ Long mới mở rộng ít năm gần đây, ta đã thấy khác. Từ Bãi Sau, ngày xưa còn gọi là bãi Thùy Vân, hoặc đi trên đường Hạ Long, có lẽ ai cũng nhìn thấy tượng Chúa Jesus Chrst (người Việt quen gọi là Chúa Cứu Thế hay Chúa Ki Tô) nằm trên ngọn Núi Nhỏ. Tôi còn nhớ cách nay đã khá lâu, trong một lần đi nghỉ mát cùng cơ quan đến Vũng Tàu, anh chàng hướng dẫn viên du lịch của đoàn, đã giới thiệu bức tượng Chúa Cứu Thế trên ngọn Núi Nhỏ là tượng thánh... Jacques (Saint Jacques). Sách vở nói có một thời người ta lầm lẫn như vậy, vì ngày xưa dưới thời Pháp thuộc Vũng Tàu đã được người Pháp gọi là Cap Saint Jacques.

Cùng với Thích Ca Phật đài, thì tượng Chúa Ki Tô trên ngọn Núi Nhỏ là hai nơi thuộc thắng cảnh tôn giáo du khách đến Vũng Tàu hay ghé thăm. Cũng còn một nơi khác thuộc Vũng Tàu du khách cũng nên ghé đến, đó là xã đảo Long Sơn, nơi có một quần thể kiến trúc xưa khá độc đáo gọi là Nhà Lớn (Đạo Ông Trần). Ở đó ta có thể bắt gặp những ngôi nhà cổ với những con người xưa của thế kỷ trước, thời khẩn hoang lập ấp ở Nam bộ, cũng là nơi thờ ông Lê Văn Mưu người gốc Hà Tiên đã đến đây lập nghiệp vào đầu thế kỷ XX.

Tượng Chúa Cứu Thế trên ngọn Núi Nhỏ được xây dựng theo motif của bức tượng Chúa Cứu Thế ở Rio de Janeiro (Brasil)*. Tượng được xây dựng trong tư thế đứng thẳng, dang hai tay, quay mặt ra biển. Để có được bức tượng hoàn chỉnh như ngày nay không kém phần gian nan. Những tài liệu cho biết tượng thoạt đầu được xây dựng từ năm 1972 (có nơi ghi 1973), tại mũi Nghinh Phong, nhưng đến tháng 1-1973 thì bị ngưng lại theo lệnh của Thị trưởng Vũng Tàu lúc bấy giờ là đại tá Vũ Huy Tạo, lý do là bên Phật giáo khiếu nại cho rằng địa điểm này đã được chính quyền giao cho họ.

Để giữ hòa khí giữa 2 tôn giáo, đại diện của 2 tôn giáo đã họp bàn dưới sự chủ trì của chính quyền địa phương lúc bấy giờ. Và một thỏa hiệp được 3 bên ký kết ngày 16-2-1974. Theo thoải hiệp, phía bên Phật giáo được toàn quyền sử dụng mũi Nghinh Phong, còn phía bên Công giáo được sử dụng ngọn Núi Nhỏ để xây dựng với quy mô 10 mẫu Tây (10 hecta).

Ngay sau đó phía bên Công giáo đã dỡ bỏ bức tượng tại núi Nghinh Phong theo như thỏa hiệp. Ngày 18-3-1974, chính quyền sở tại đã cấp văn thư số 140/VT/HC/LA cho phép xây dựng tượng đài Chúa Cứu Thế trên Núi Nhỏ, còn được gọi là núi Tao Phùng. Lúc bấy giờ Linh mục quản xứ Vũng Tàu là Phaolô Nguyễn Minh Trí cùng nhiều nhà hảo tâm, điêu khắc gia Văn Nhân, và kỹ sư Nguyễn Quảng Đức tính toán kết cấu bức tượng bắng BTCT bắt tay vào việc xây dựng. Công trình vừa thi công xong phần tượng, còn dở dang thì xảy ra sự kiện 30-4-1975 khiến công trình xây dựng phải ngưng lại. Trong quá trình đào móng người ta đã phát hiện ra bên dưới lớp đất đá, trong lòng núi là cả một hệ thống pháo đài phòng thủ của người Pháp ngày xưa hướng ra biển, được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX. Bên trong nhũng pháo đài được đặt những khẩu đại bác bắn đạn cỡ lớn, có những khẩu đại pháo bắn đạn cỡ 300mm. Cụm pháo đài này nhằm kiểm soát tàu bè ra vào cửa biển Vũng Tàu-Saigon.

Sau năm 1975, nhiều lần tòa Giám mục Xuân Lộc có văn bản đề nghị chính quyền cho tiếp tục thi công bức tượng Chúa Cứu Thế trên Núi Nhỏ. Nhưng mãi đến năm 1992 UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới có công văn số 233/QĐ-UB, ngày 28-01-1992, cho phép linh mục Trần Văn Huyên quản xứ giáo xứ Vũng Tàu lúc ấy, được tiếp tục hoàn thiện tượng Chúa Cứu Thế trên Núi Nhỏ.

Đến thời điểm này khu vực dựng bức tượng đã trở nên hoang phế sau nhiều năm bỏ hoang, bản thân bức tượng cũng bị hư hỏng, cuộn dây đồng chống sét bị mất, Chân Núi Nhỏ bị đào khai thác đá trái phép...

Tháng 11-1992 khu vực Núi Nhỏ lại nhộn nhịp thi công hoàn thiện bức tượng. Ban xây dựng do linh mục Nguyễn Chu Trinh làm trưởng ban, nhà điêu khắc Văn Nhân đã định cư tại Hoa Kỳ, tuy đã già yếu nhưng vẫn trở về, do già yếu không leo lên được Núi Nhỏ, ông đã ngày ngày ở dưới chân núi theo dõi, chỉ đạo thi công, cùng với kỹ sư Nguyễn Quảng Đức (có nơi ghi kỹ sư Nguyễn Văn Đức), và những người thợ lành nghề, dưới sự góp công, góp của, của nhiều giáo dân trong và ngoài nước. Ngoài việc hoàn thiện bức tượng, nhiều hạng mục khác đã được hoàn thành, như 4 bức phù điêu diễn tả lại cảnh 3 nhà chiêm tinh từ phương đông đến chiêm bái Chúa hài đồng, ốp ở bệ dưới chân tượng, cảnh bữa Tiệc ly Chúa chia tay với 12 Tông đồ... (2 bức đã hoàn thành từ trước năm 1975), Trước tượng đài Chúa Ki Tô có đặt một bức tượng Đức Mẹ ôm xác Chúa, sau khi Chúa bị đóng đinh trên Thập giá...

Tượng Đức Mẹ ôm xác Chúa Jesus đặt phía trước bức tượng Chúa Ki Tô.
Ảnh Internet.

Sau hai năm tu sửa, ngày 1-12-1994 Giám mục Giáo phận Xuân Lộc là Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật, đã chính thức khánh thành khu tượng đài Chúa Cứu Thế (cũng còn gọi là Chúa Ki Tô Vua) trên đỉnh Núi Nhỏ. Về quy mô kiến trúc, tượng có tổng chiều cao là 32m, phần tượng là 25m, bệ là 7m, chiều dài của 2 cánh tay là 18,4m. Vòng tròn hào quang trên đầu tượng còn là một phần thiết bị vật lý (thu lôi) để chống sét. Bên trong tượng là một cầu thang gồm 133 bậc, đi từ bệ lên tới cổ của tượng, trong lòng tượng có thể chứa được 100 người. Đường lên tượng có 1.000 bậc thang với chiều cao là 500m.


Tượng Đức Mẹ La Vang (Quảng Trị). Ảnh Internet.

Theo bài viết "Tượng Chúa Giêsu trên Núi Nhỏ ở Vũng Tàu" trên Tạp chí Kiến Thức ngày nay số 754, ngày 20-7-2011 của tác giả Phanxipăng, nhà điêu khắc Văn Nhân cũng chính là tác giả bức tượng Đức Mẹ bế Đức Chúa Jesus Hài đồng tại Thánh địa La Vang (Quảng Trị). Trong thời chiến tranh, ngôi nhà thờ tại đây đã bị bom đạn tàn phá, nhưng bức tượng Đức Mẹ đặt ngoài sân phía trước nhà thờ vẫn nguyên vẹn.


Tượng Chúa Cứu Thế tại Rio de Janeiro (Brasil). Ảnh Internet.

* Tượng Chúa Cứu Thế ở Rio de Janeiro (Brasil), được xây dựng từ năm 1922, hoàn thành năm 1931. Tượng có tổng chiều cao là 38m, phần tượng cao 30m, đế cao 8m, sải tay của tượng là 28m, nặng 635 tấn, nằm trên đỉnh núi Corcovado cao 700m thuộc công viên quốc gia, được xây dựng chủ yếu bằng vật liệu BTCT. Đây là số liệu của trang mạng Wikipedia. Trong bài viết "10 bức tượng khổng lồ lạ thường" trên Tạp chí Kiến Thức ngày nay số 842, ngày 01-01-2014 của tác giả Nguyễn Văn Sơn, số liệu có hơi khác. Tượng có tổng chiều cao 39,62m, với phần bệ chân tượng cao 9,45m, sải tay gần 30,48m. Bên trong tượng đặc ruột chứ không rỗng có cầu thang đi lên đỉnh tượng như tượng Chúa Cứu Thế ở Vũng Tàu. Về đường nét kiến trúc, từ dáng vẻ cho đến y phục, phải nói riêng bản thân, tôi thấy bức tượng này hài hòa, đẹp, hùng vĩ hơn bức tượng của Việt Nam.


Ghi chú:

- Bài viết được tham khảo, tổng hợp từ nhiều nguồn.





41 nhận xét :

  1. Xin chào các bác. Lâu lắm rồi con mới lại đươjc về phố để "cập nhật" tình hìbh trên blog. Con đi công tác quên không mang theo máy tính nên hoàn toàn mù tin tức. Thật là một thiếu sót lớn.
    Còn về chuyện bức tượng thì con đi Vũng Tàu nhiều lần con cũng có chú ý tới những chi tiết này. Chứng tỏ miền Nam ta sau ngày 30.04.75 xay ra biết bao chuyện, đến bức tượng nổi tiếng này cũng trải qua bao lần xây dựng, tu sửa mới nên.
    Nói đi lại nói lại, ở SGn, có bức tượng ông Trần Nguyên Hãn ở bùng binh trước chợ Bến Thành. Vừa rồi làm tàu điện ngầm, các bác ở trển có chỉ thị "cất" đỡ bức tượng để xây dựng. Chẳng biết sau này khi hoàn thành rồi thì họ có trả lại về chỗ cũ không? Hay lại viện lý do "Cụ Trần Nguyên Hãn đứng đó lâu quá, mỏi chân rồi, đưa cụ khác ra đứng thế!". Hì hì. Rồi thì bức tượng kia xẻ ra mà bán phế liệu thì đúng là......hết nói nổi. con hy vọng là điều con vừa nói là ba xàm, ba láp. Hihi
    Còn chuyện sức khoẻ của bác sao rồi ạ? Tốt hơn chưa bác? Nhanh nhanh để còn cà phê, cà pháo chứ bác. Hihi
    Tiện đây, cho con gửi lời hỏi thăm bố "vơ" SaLam nhá!! Con sẽ nhanh chóng hoàn nợ cho bố.
    Chúc bác và bố khoẻ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lâu quá mới thấy bóng dáng anh bạn trẻ HT. May bức tượng Chúa ở Vũng Tàu còn được phục hồi, hoàn thiện ở chỗ cũ. Ở Saigon trước đây có một số tượng số phận không may (khong nói tới những tượng thuộc quân đội), chẳng hạn như tượng Quách Đàm nguyên được dựng tại chợ Bình Tây, vì ông có công xây dựng chợ này. Sau năm 1975 thì bị "nhập kho", nay trưng bày trong khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật TP.

      Một bức tượng đồng khác của một trí thức Nam bộ nổi tiếng là Pétrus Ký (Trương Vĩng Ký), trước năm 1975 được dựng trong công viên trước dinh Độc Lập, phía ngang với tòa nhà xanh xanh xây sau này, sau 1975 cũng chịu chung số phận như tượng Quách Đàm.

      Xa hơn nữa là tượng của Giám mục Bá Đa Lộc dắt tay Hoàng tử Cảnh, nguyên được dựng trên bệ trước nhà thờ Đức Bà (nay là bức tượng Đúc Mẹ), trước năm 54 bị người dân Saigon giật sập.

      Những tượng danh nhân lịch sử như HT nói bên trên được dựng trước đây, sau 1975 gần như không ai ngó ngàng tới, theo thời gian bị hư hỏng... Còn những tượng hiện nay bao gồm tượng lãnh tụ, nhóm tượng theo motif Công-Nông-Binh, Bà mẹ VN anh hùng... na ná giống nhau, nhàn nhạt.

      Xóa
    2. À quên, còn điều quan trọng là cà phê, nếu HT rảnh có thể ghé quận 3, ngay cầu Lê Văn Sỹ, ôi đang "tá túc" ở đấy, có thể chống nạng tập tễnh cà phê được rồi.

      Xóa
    3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    4. Ồ. Vậy là bác ở chung cư Trần Quốc Thảo hả bác? Vậy thì ở cuglng đường con hay đi. Bữa nào qua con ghé con gọi bác. Lâu ko gặp con cũng nhớ nhớ. :)))

      Xóa
    5. chiều mai bạn trường và bác Salam có rảnh ko, khoảng 16g ghé bác Hiệp cà phơ luôn :)

      Xóa
    6. Tôi thì ở phía bên đường Trương Định-Kỳ Đồng, nhưng hiện nay vì không leo lên được 2 tầng lầu nên tá túc tạm nơi nhà ông cụ thân sinh bên Lê Văn Sỹ, con hẻm lớn phía sau Đại học Sư phạm đối diện chợ Lê Văn Sỹ, ngay chân cầu. Gần bên nhà có quán cà phê, nếu muốn ra đó ngồi cũng được. HT hoặc Bố susu rảnh thì Điện thoại ghé cà phê chơi.

      Xóa
  2. Bác Hiệp nói đúng , tượng Chúa cứu thế mới hoàn thành năm 1992 chứ hồi 1982- 1984 Salam công tác ở Vũng Tàu thì chưa xong . Hồi làm ở cảng hay hàn mỏ neo đưa sang đảo Long Sơn cho mấy người quen . Thấy có nhiều người đàn ông mặc đồ đen tóc để dài rồi búi lên trông rất ngộ , hình như họ theo Đạo Dừa thì phải
    P / s : Ủa bên FB. Bác lấy tên gì mà tìm không được ? Hồi sáng SL tìm được trang của " Con dể " Huy Trường rồi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, à, bác Salam này lo tính toán lời lãi buôn bán mau quên thật. Các nay ít lâu hình như bên nhà bác Giao tôi cũng đính chính giùm bác là Đạo Ông Trần ở đảo Long Sơn, Vũng Tàu không phải Đạo Dừa (ăn mặc kiểu nam bộ xưa, búi tó, áo bà ba đen, quấn khăn rằn nên trông giống vậy thôi)., Đó là một thứ đạo bắt nguòn tù đạo "Tứ Ân Hiếu Nghĩa", kết hợp giũa thờTổ tiên, Phật, Nho, Lão.

      Tôi không có trang bên đó bác Salam à.

      Xóa
  3. Em theo Đạo Phật nhưng được học hỏi thêm về tôn giáo khác để mở mang kiến thức thì cũng là một kho tàng quý báu bởi lẽ kiến thức bao la vô tận anh Hiệp nhỉ ?

    Ở Vũng Tàu có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp quá rồi , nhất là thiên về tôn giáo nữa thì quả là tuyệt vời . Hy vọng rằng lần sau về VN em sẽ ghé thăm những địa danh mà anh đã giới thiệu ở trên . Em thích nhất là bức Tượng Đức Mẹ ôm xác Chúa Jesus đặt phía trước bức tượng Chúa Ki Tô ghê đi ...càng nhìn càng thấy lòng sao ấy ! Không biết nhiều về tôn giáo này nhưng nhìn bức tượng là em cũng cảm nhận được lòng tin của mình nữa đó anh Hiệp ạ .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gia đình bên tôi theo Thiên chúa giáo, nhưng bên bà xã theo đạo Phật, còn tôi thì... cửa giữa, Chúa và Phật đều mê hết, cho nên đạo nào cũng tìm hiểu ít nhiều.

      Nếu có thể được, khi về VN NangTuyet có đến Vũng Tàu, nên ghé thăm đảo Long Sơn ở trên đường đi gần đến Vũng Tàu. Gọi là đảo nhưng không phải đi tàu bè gì hết, chỉ qua một cái cầu, mà ghé vào hôm rắm hoặc mùng một là hay nhất, đến khu Nhà Lớn xem sinh hoạt của người dân ở đó, có rặc nét Nam bộ xưa.

      Lòng mẹ bao giờ cũng bao la.

      Xóa
  4. ngày trước cháu còn siêng leo lên cánh tay của tượng Chúa, bây giờ thì lười hơn rồi :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi thấy có hình người ta ra đứng ở cánh tay thấy ớn quá.

      Xóa
    2. nhanh chắc có dịp cháu sẽ ráng leo lên đó một lần để chụp vài kiểu hình nữa chứ :)

      Xóa
    3. Leo lên đó chụp toàn cảnh chắc hay.

      Xóa
  5. Hôm hè NT và các giáo viên trong trường đi một quãng đường ngàn cây số mới vào được Vũng Tàu để lên tham quan tượng chúa cứu thế. Vậy mà leo đến nơi mới biết phải ăn mặc nghiêm túc mới được leo lên cánh tay Chúa ngắm thành phố Vũng Tàu. Mấy ả hoe mặc váy, đành đứng dưới chân tượng. Thật tiếc! Người hướng dẫn viên du lịch của đoàn khi bị trách còn bảo: Tại các cô thích mặc váy! Đi tham quan ngọn Hải đăng thì cũng thuê xe lên đến nơi rồi phải quay lại vì gặp thứ 7, người ta không mở cửa.Hai ngày lưu lại Vũng Tàu bực mình nhiều hơn vui.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Haha, HDV du lịch VN có cái rất dở như thế, hướng dẫn đoàn nhiều người chỉ biết... tấu hài, có khi ăn nói linh tinh, còn nghiệp vụ thì dở ẹc. Đi tới đâu việc đầu tiên là phải nắm rõ được cảnh quan, di tích mình đến, để còn kịp báo cho đoàn biết những yêu cầu, những gì cần chuẩn bị. Các cô leo lên mấy trăm bậc thang mà kiểu cầu thang xoắn mà mặc váy thì... nguy thật, dễ gây tai nạn cho mấy người đi dưới, nhất là cỡ... Salam nhà mình.

      Rồi ngày, giờ nơi tham quan cũng phải nắm rõ chứ? Đúng là du lịch xứ mình.

      Xóa
    2. Người ta không cho mấy Ả Hoe trèo lên là đúng roài , Vũng Tàu chỉ có mấy di tích về tôn giáo thôi . Ai đời đến cửa Chúa , cửa Phật mà lại mặc Mấn bao giờ , chân lại nhiều trẹo nữa mới khổ ngài ngong ... he he

      Xóa
  6. Bức tượng Chúa Cứu thế ở Rio de Janeiro đẹp quá nhỉ . Tư thế đứng và hai bàn tay thật sống động . Tượng của mình bây giờ không chỉ na ná nhau mà còn na ná với khuôn mẫu của Triều Tiên và Trung Quốc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhìn rồi mới thấy mình thua xứ người... toàn diện, kỹ thuật, nghê thuật. Bức tượng của mình trông "cứng" quá, nhất là dáng vẻ của 2 cánh tay dang. Có một điều rất quan trọng trong điêu khắc, là chi tiết y phục. Sở dĩ tượng của ngoại quốc "bắt mắt" hơn tượng VN là y phục của họ phong phú hơn, tượng của họ thể hiện được những đường nét của y phục nên trông không đơn điệu.

      Xóa
    2. Còn tượng của mình bây giờ thì hết nói rồi bởi phải theo "một lề" (một khuôn mẫu). Ngoài xã hội chỉ còn thấy tượng tôn giáo, lãnh tụ, nhóm tượng tuyên truyền... mà những tượng này thì phải theo khuôn mẫu, nên trăm tượng như một.

      VN, Trung quốc, Triều Tiên cùng hệ mà :-)))

      Xóa
    3. Người Việt mình kỳ quá heng , giống nòi thì thấp bé mà cái gì cũng thích to , bánh chưng to nhất ,ly Cafe to nhất , tô hủ tiếu to nhất vvv , đến tượng cũng phải to cao hoành tráng mới chịu
      Ở nước ngoài họ làm tượng thường theo một chủ đề nào đó , có nhiều bức tượng không lớn nhưng là cả một tuyệt tác không cái nào giống cái nào . Được như vậy là do các nghệ nhân tự do sáng tạo . Còn ở ta thì bắt buộc phải theo một quy định chung , một định hướng chung mang mục đích cổ động nên tượng nào cũng giống tượng nào nhìn rất nhàm chán . Ngay như cách thể hiện cũng vậy đi đầu là người nông dân cầm liềm , người công nhân cầm búa , tiếp theo là người lính cầm súng , sau cùng mới là trí thức cầm sách . Chỉ có xuống An Giang mới thấy tượng con cá Ba Sa mà thôi . Sao không lấy một con vật hay những đặc sản đặc trưng của từng vùng mình mà làm tượng nhể ví dụ : Bưởi Năm roi , xoài cát Hoà Lộc , Thanh long Bình Thuận vvv còn quê Salam thì có kẹo Cu Đơ ... he he
      P / s. Salam bận lắm Bố Su Su có rảnh thì đến nhà chơi ... HT biết nhà rồi đó . Bác Hiệp nhắn số đt của Bố Su Su cho SL nghen

      Xóa
    4. Thì quê Salam nên dựng tượng cái kẹo Cu đơ.

      Cái motif của nhóm tượng Công-Nông-Binh là có anh cầm búa, anh cầm súng, chị thì có khi đeo súng hoặc cầm cái liềm cắt lúa vung cao, trên vai có một chú nhóc tì, thêm bà má phía sau nhai trầu, quấn khăn rằn...

      Xóa
  7. [IMG]http://i888.photobucket.com/albums/ac87/bulukhin/IMG_5847_zpsaotsoard.jpg[/IMG]

    Bu lên thăm Chúa

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở Vũng Tàu bác Bu có khi nào ghé chùa Phãt Bà Nam Hải ở Bãi Dâu không? Chùa phía cao trên sườn núi nhưng có đường cho xe chạy lên. Chùa này do một người bà con phía bên bà xã tôi gọi bằng chị trụ trì. Có chuyện gì chị ấy hay buột miệng nói "Chúa ơi", hì hì, bởi thuở nhỏ chị ấy học trường bà sơ, quen miệng.

      Xóa
  8. Bu đã vài lần đến chùa Quan âm Nam hải (có lẽ chùa Phật Bà Nam Hải PNH nói) nhưng địa thế rất khó chụp ảnh tổng thế bu có ghi đại vài hình ....

    [IMG]http://i888.photobucket.com/albums/ac87/bulukhin/IMG_5275_zpsfx7fm7wn.jpg[/IMG]


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là ở chùa Quan Âm Nam Hải,khó chụp hình tổng thể. Thỉnh thoảng tôi ra đây được chiêu đãi cơm chay.

      Xóa
  9. [IMG]http://i888.photobucket.com/albums/ac87/bulukhin/IMG_5285_zpsvwn1qauw.jpg[/IMG]

    Trả lờiXóa
  10. Trên đường lên tượng chúa bu tui quay nhìn đằng sau

    [IMG]http://i888.photobucket.com/albums/ac87/bulukhin/IMG_5820_zpscn7kx908.jpg[/IMG]



    Trả lờiXóa
  11. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  12. [IMG]http://i888.photobucket.com/albums/ac87/bulukhin/IMG_5839_zpsqfogo2hr.jpg[/IMG]

    Trả lờiXóa
  13. [IMG]http://i888.photobucket.com/albums/ac87/bulukhin/IMG_5831_zpsrhspnmiv.jpg[/IMG]

    Trả lờiXóa
  14. [IMG]http://i888.photobucket.com/albums/ac87/bulukhin/IMG_5843_zpsapp2qaob.jpg[/IMG]

    Trả lờiXóa
  15. [IMG]http://i888.photobucket.com/albums/ac87/bulukhin/IMG_5235_zpsbemfwrs5.jpg[/IMG]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Woa ! Woa ! Anh Bu chụp hình đẹp dã man , như nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp dzậy , đẹp thiệt à nghen . Ủa anh chụp bằng máy hình kỹ thuật số hay bằng Điện thoại đời mới dzậy ?

      Xóa
    2. Chụp bằng máy CANOM. G12
      Nối đến anh thì Phải tôn PNH làm sư phụ

      Xóa
  16. Sao bác Bu post được hình ở muc comment hay quá chừng vậy ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Bu chụp và đưa hình lên hay thiệt, chắc bằng Photobucket.

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    3. Bằng Pho to buc ket
      Nhân tiện ôn tập lại kẻo quên
      Trang của PNH còm ảnh được, còn trang của Nhật Thành thì bó tay

      Marguerite à trong blogspot có chức năng này,

      Xóa
    4. Cám ơn bác Bu , Marg sẽ tìm hiểu . Tuy nhiên từ hồi blog yahoo 360 qua đời , M cũng bỏ quên trang photobucket của mình rồi

      Xóa

:) :( :)) :(( =))