Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

Diễu binh hay Diễn binh?

Ảnh Internet.

Có người hỏi tôi bây giờ thấy trên báo chí, truyền hình hay viết hoặc nói là "diễu binh", chẳng hạn như "diễu binh chào mừng quốc khánh 2-9", trong khi ngày trước (trước năm 1975) ở Saigon lại dùng từ "diễn binh" chứ không phải là "diễu binh", và thường dùng từ "diễu" trong những hoạt động bình thường (không trang trọng) như khi nói "Tôi đi diễu phố" (dạo phố, cũng còn gọi là bát phố), chứ không nói "Tôi đi diễn phố". Trẻ con lòng vòng quanh quẩn trước mặt người lớn hay bị nạt "đừng có diễu như thế, chóng cả mặt".

Nghe nói tôi mới để ý điều này. Đúng, trước đây tôi ở Saigon cũng chỉ nghe nói "diễn binh" như "diễn binh ngày quốc khánh", "diễn binh ngày quân lực" đối với các đơn vị quân đội, còn đối với các đơn vị dân sự người ta nói "diễn hành" chứ không nói "diễu hành".

Tôi thử tra trong sách thì thấy chữ "diễn"  là từ Hán-Việt, ở vấn đề đang nói có nghĩa đại khái là phô diễn, thao diễn... Việt Nam Tự điển (Lê Văn Đức - Lê Ngọc Trụ, Khai Trí xuất bản tại Saigon 1971) giải thích diễn binh: đt. Phô bày lực lượng binh đội và vũ khí trong một cuộc lễ: Đi coi diễn binh. Diễn binh   là từ Hán-Việt. Còn "diễu"      (trong từ điển mạng đưa ra 3 từ) là từ Nôm, cũng Việt Nam Tự điển của Lê Văn Đức - Lê Ngọc Trụ, giải thích diễu đt. Rểu, lượn quanh, qua lại, đi nhởn nhơ. Trong giải thích từ "diễu binh", tự điển này viết diễu binh đt. cũng như diễn binh, điều khiển binh lính mang súng đi biểu diễn. Diễu binh là một từ Nôm đi đôi cùng một từ gốc Hán-Việt.

Xa hơn nữa Đại Nam Quấc âm Tự vị cũng giải thích diễn binhdiễu binh với ý nghĩa tương đương. Như vậy ta thấy hai từ diễn binhdiễu binh có ý nghĩa như nhau, trước đây ở miền Nam quen dùng diễn binh, trong khi miền Bắc quen dùng diễu binh.





15 nhận xét :

  1. NT thì nghĩ là diễu binh, diễu hành. Còn "diễn" thì lại dùng trong trường hợp: diễn văn nghệ, diễn tuồng ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có một điều khá thú vị mà tôi tra trong sách, là những từ điển xuất bản tại miền Nam trước đây đều ghi nhận nghĩa của diễn binh và diễu binh như nhau, nhưng ở miền Nam ngày trước quen dùng từ diễn binh, diễn hành. Trong khi các từ điển in tại miền Bắc từ trước đến nay chỉ có từ diễu binh, và miền Bắc quen dùng từ diễu binh, diễu hành...

      Tôi nghĩ đây chỉ là một thói quen dùng từ chứ không phải nơi nào dùng đúng hoặc sai...

      Xóa
  2. Lâu nay ta vẫn nghe nói "Diểu võ dương oai"
    Nghe chữ diễu hành, diễu binh, bu tui thấy thuận tai hơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì hì, tôi vẫn nghĩ đây là "nghe quen tai", cũng như người quen tôi (hoặc những ai) ở Saigon trước năm 75 xưa quen nghe "diễn binh" thì lại thấy "diễu binh" là không thuận.

      Trong Đại Nam Quấc âm Tự vị ông Huình Tịnh Paulus Của viết "diễn võ, vũ" (tập nghề võ), chứ không viết "diễu võ", và "chạy diễu" (chạy rểu), như từ "diễn binh" là "tập luyện quân binh", và "diễu binh" là "trần binh cho thiên hạ coi, cũng là cuộc tập binh".

      Vả lại "diễn binh" là 2 từ Hán-Việt, trong khi "diễu binh" là một từ Nôm ghép với một từ gốc Hán. Nhưng như tôi thấy, đây chỉ là thói quen trong cách dùng từ.

      Xóa
    2. "diệu võ dương oai" đúng hơn. 耀 (diệu) : tự khoe.

      Xóa
    3. và từ này cũng biến âm thành "diễu", nên diễu binh là từ Hán Việt, chứ không phải Nôm Hán đề huề.

      Xóa
  3. sáng nay cháu cũng canh diễn binh chủ yếu để nghe 21 loạt đại bác bắn vậy mà chỉ trong tích tắc là qua phần đó, chẳng đc xem chắc phải coi youtube lại.
    Từ nhỏ đến giờ cháu cũng chỉ đc nghe từ diễu binh mà thôi, diễn binh thì hôm nay mới đc nghe. Chắc cái gì VNCH ngày xưa dùng thì VNDCCH sẽ ko bao giờ dùng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi vừa mới xem trên tivi bắn đại bác (chỉ mấy giây thoáng qua), thấy các binh chủng bây giờ ăn mặc đẹp, đội nón sắt, nón bê rê, mặc đồ rằn ri, gần với quân đội các nước hiện đại, hơn là đội cái nón cối thực dân sụp sụp ngày trước.

      Hồi trước năm 75 dùng "diễn binh", có lẽ còn bởi ngày đó từ "diễu" dùng trong những trường hợp không trang trọng, như tôi nói trong bài viết, "đi diễu phố", là đi chơi, nhởn nhơ...

      "Diễn binh" và "diễu binh" đã được hai bên dùng từ trước, khi còn là 2 chính thể, có lẽ cũng chỉ do cách dùng quen thôi chứ tôi nghĩ không phân biệt gì đâu.

      Xóa
  4. Chắc dùng từ " Duyệt binh " thì hay hơn Bác ạ

    Trả lờiXóa
  5. Sinh ngữ nên có biến chuyển, thay đổi các bác nhỉ.

    Trả lờiXóa
  6. Thưa các bác đang có mặt trong nhà bác Hiệp. Con vừa nhận được tin nhắn từ bác H. Ngày 2.9, bác bị tai nạn trong nhà, té ngã bị gãy khớp háng. Thời gian chữa trị dứy điểm cũng khá lâu. Vì vậy bác đã nhờ con chuyển lời tới gia đình blog nhà ta về sự vắng mặt sắp tới của "nhà ngôn ngữ học bình dân". Xin cẩn báo ạ!
    Chúc bác H mau khoẻ để còn "chế" ra những "món ăn" bất ngờ cho gia đình Bờ Leo này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin gửi lời thăm bác Phạm và chúc bác mau khỏe.

      Xóa
  7. Mong bác Hiệp mau khỏe.

    Trả lờiXóa
  8. Ngày Quốc khánh mà ông bạn PNH không may lại bị tai nạn.
    Trong vui có buồn là vậy. Cụ Hồ ra đi vào ngày vui của đất nước cho dù cụ nhâm cầm độn toán rất giỏi thì cũng không tránh được.
    Chúc bạn điều trị mau lành. sứ khỏe chóng bình phục.

    Trả lờiXóa
  9. Mong anh Hiệp mau khỏe, để viết bài nhiều nhiều em qua " quậy " nữa...Hihi. Lâu rồi khg về Blog được, nay về vẫn chạy qua phá anh Hiệp chút đây.....Hihi

    Trả lờiXóa

:) :( :)) :(( =))