Mấy bữa trước tôi đã post bài Tiếng Nghệ, để các bạn xứ Nghệ như Lão Tân, Nhật Thành, Quang Thứ, Salam, và ông bạn Bulukhin "thử tài" dịch Nghệ ngữ của tôi. Sau hai ngày đánh vật với đám tài liệu, sách vở mình có, cùng mấy trang mạng, tôi cũng đã có được đáp án cho đề thi của các bạn. Trong quá trình tìm tòi tài liệu mình có, tôi đã dùng một thổ ngữ vùng núi Thanh Hóa để dịch vì thấy có nét tương đồng với Nghệ ngữ, và bởi cũng hay nghe nói "vùng Thanh Nghệ Tĩnh" (Thanh Hóa-Nghệ An-Hà Tĩnh), cho nên nghĩ thổ ngữ này cũng liên quan ít nhiều đến ngôn ngữ xứ Nghệ.
Hôm nay tôi thử đưa ra một số câu của thổ ngữ kể trên trong entry này, để "đố" lại các bạn xem có dịch được không? Một số câu thổ ngữ như sau:
- Á mãi ti pao rầng mach pông chu cha.
- Ảng khả nì mà lót khũ mùa mưa ti nả chăng pẫl.
- Cải rề nả lỗi đác lóp ngóp.
- Cây cảo quêl ha lố pông tó rồi.
- Con mãi mà gê gởm quả thỉa ế ổng.
- Enh hảo hói chi è?
- Enh chàng đỉ chăng điênh.
- Hảo là ăn lô dài pỡi rà phái tin rà.
- Ké chợ cỏ ngài kinh, ké chợ cỏ bua.
- Tlải nì hốc là tlải dừa.
Trên đây là mười câu thổ ngữ vùng núi Thanh Hóa, xin mời các bạn xứ Nghệ dịch thử.
Oh! Chào Thầy.
Trả lờiXóaCách nay 2 ngày đang chổng mông dí mũi vào cả đống sách tìm hiểu , mó máy về Nghệ ngữ, bi giờ bỗng vọt ...nậy lên thành Thầy. hehe.
* Thưa thầy. Địa danh nằm kề nhau cho nên người ta thường nói vùng Thanh - Nghệ tĩnh chứ không hề có thứ ngữ Thanh - Nghệ. Phía bắc của Thanh hóa chịu ảnh hưởng của tiếng Bắc , phía Nam tiếp giáp Nghệ an thì có huyện chịu ảnh hưởng của Nghệ ngữ.Chỉ là chịu ảnh hưởng của phương ngữ Nghệ thôi chứ chưa phải là tiếng Nghệ. Đây là vùng đệm về cả địa lý lẫn ngôn ngữ. Từ Ninh Bình trở ra người ta gọi là khu 3 . Từ Nghệ an trở vào người ta gọi là khu 4. Thanh hóa nằm ngay ở giữa ắt thị là khu 3 rưỡi. ( Nó giống như Vùng I,II chiến thuật ở Trung phần ). Bời thế , Thanh hóa vẫn là nơi...
Khu 4 đẩy ra , khu 3 đẩy vào , cho nhập sang Lào nhưng nước bạn không nhận!
Có nhiều công trình nghiên cứu về phương ngữ Thanh hóa , nhưng kết cục cãi nhau rồi...để đó. Tiếng Thanh được nhìn nhận là sự chuyển tiếp giữa tiếng Nghệ và tiếng Bắc bộ nên chịu sự ảnh hưởng của cả 2 bên. Ví dụ câu nói sau đây:" Tao bảo đảm với mi là dứa nạ."Có cả Bắc bộ và cả tiếng Nghệ!
* Thanh hóa phía đông có bờ biển , phía tây tiếp giáp Lào . Vùng phía tây giáp Lào này gần giống Nghệ an - Hà tĩnh là rừng núi cao và nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số. Phổ biến là dân tộc Thái và Thanh . Căn cứ vào lời...Thầy Hiệp ghi trên thì chắc phải mời cô giáo Nhật Thành giải đáp.Có thể nằm trong 2 thứ tiếng này . Mỗi một vùng có dân tộc thiểu số , họ có ngôn ngữ riêng , không hề " bà con " gì với tiếng Nghệ , hay tiếng Phổ thông( gọi tắt là tiếng Kinh) . Vùng cao nguyên Trung phần cũng có một số dân tộc , sử dụng hoàn toàn ngôn ngữ của họ , không hề có bóng dáng tiếng Kinh đấy thôi.
Đã là tiếng thổ dân , thì đó là nét riêng khác biệt của một dân tộc nào đó sống vùng núi xứ Thanh chứ không phải của người Thanh.
Thưa Thầy. Có cho em ...gạo chợ Đào để dịch , em cũng chịu thua THẦY vì đây là thổ ngữ vùng dân tộc miền núi xứ Thanh. Muốn đi vào đó phải là lội bộ vài ba ngày đường , qua đèo lội suối...cái này thì Nhật Thành đang viết HOA TRÊN ĐỈNH NÚI đấy ạ.
Rồi, đây là ý kiến của Lão Tân, để chờ xem ý kiến của NT và các bạn khác, hihi!
XóaPhát biểu tiếp.
Trả lờiXóaLão đây cũng học chung thời cấp 3 với vài ba đứa người dân tộc, nhưng dân tộc Thổ. ( Dân tộc Thổ là dân tộc có ngôn ngữ và sinh hoạt gần giống người Kinh nhất ) .Thế nhưng vẫn không hề biết một tiếng Thổ nào . Dân Thổ nói tiếng Kinh sõi.
Thầy mà đố thế này thì bảo đảm...thí sinh rụng như Sung . May ra có Nhật Thành đậu .
Hí hí! để chờ xem bạn NT và bác Salam xem sao Lão Tân, hy vọng như Lão nói bạn NT đang viết Hoa trên đỉnh núi sẽ biết, và nhất là bác Salam gì cũng biết hết.
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhớ một lần nào đó, có bạn blog nhận xét về lão Tân: Khôn róc đời. Khá khen cho bạn ấy thật tinh!
Trả lờiXóaLão ngồi cắn bút trước đề bài khó, thầy gọi dậy, không hề lúng túng, lão bảo:
- Thưa thầy, câu này bạn NT biết ạ!
NT đang mơ màng để tâm hồn treo ngược ở cành cây, nghe lão nhắc tên nên giật thột đứng dậy khi thầy chưa gọi đến mình. Thôi, lỡ đứng dậy rồi nên cũng ấm ớ mấy tiếng để thầy cho ngồi xuống.
Đây hình như là tiếng Mường Thanh Hóa. Ở Nghệ An, tiếng Thổ cũng na ná, chỉ có cách phát ấm là bị biến đổi nhiều.NT chỉ nhận ra một vài từ ngữ:ti pao= đi vào, lỗi đác lóp ngóp = lội nước lóp ngóp, lố pông tó rồi = trổ bông to rồi, Con mãi mà gê gởm quả thỉa ế ổng = con gái mà ghê gớm quá thế thì ế chồng, Enh hảo hói chi è = anh hào hỏi gì thế, Enh chàng đỉ chăng điênh = anh chẳng đi chẳng đến, Tlải nì hốc là tlải dừa = trái này gọi là trái dừa,
Dạ, thưa thầy, em chỉ đoán mò thế, có thể trúng, có thể trật, nhưng thầy cho em ngồi xuống và gọi bạn Bu đi ạ! Dưng mà em xin nói thêm là mục bài thầy viết không trúng, vì đây không phải tiếng Nghệ ạ.
XóaThầy mà đố thế này thì theo luật...Âm mưu mà xét, may ra có Nhật Thành đậu đúng theo ý đồ của Thầy. Lúc ấy chỉ có 1Thầy và 1 trò Nhật thành hủ hỉ ngôn ngữ...riêng mà nó không nằm trong tiếng Nghệ.
Trò Bu chắc cũng...ngáp thui! Vì Thầy ta vốn...thâm thúy mà nhìn thấy sự rơi rụng. hehe
HOA TRÊN ĐỈNH NÚI là viết về vùng người Thái đấy nhé.
XóaQuả là cô giáo có khác, rất giỏi, dịch vậy là hay quá xá. Để chờ thêm các bạn khác. Dĩ nhiên đây không phải tiếng Nghệ cho nên trong bài tôi đã nói rõ là thổ ngữ vùng núi Thanh Hóa, còn mục đề tôi đã đặt "Tiếng Nghệ" trong ngoặc kép, trong khi ở bài trước Tiếng Nghệ không trong ngoặc kép.
XóaThưa thầy, nếu mấy bạn kia điểm thấp hơn em, thầy cho em đậu để sau đó nhờ thầy cặp em ạ (tiếng Nghệ, cặp cũng là kèm!)
XóaCô giáo nói có bạn blog nào gọi Lão Tân khôn róc đời, tôi không rõ có đúng thế không, nhưng phải công nhận Lão này khôn nhất trong các bạn xứ Nghệ, hì hì!
XóaHaha, dĩ nhiên là cô giáo phải đậu hạng ưu ròi, người ta hay nói "kèm cặp", nói chung là kèm cặp, thế là được.
XóaXin giới thiệu Tiếng Thổ Nghệ An qua bài đồng dao hát trong trò chơi sau:
XóaỀng ềng ạc ạc
Ti tạc ma oóng
Ti toóng ma ăn
Lế khăn ma pịt
Lế pít ma xỏ
Lế ló tắm ăn.
- Ti no?
- Ti pán tru.
- Tru dầm tru pác?
- Tru pác.
- Tạc ra tôồng ma ăn cỏ.
Ban hậu cần đơi ! Có đơi
XóaHú hồn là được ưu ái không nằm trong ban giám khảo , cái này phải gọi QT và bác Bu qua .
Kính thưa ban gioám khoả , kính thưa đủ các loại kính thưa , các Boác cự vô tư bình luạn , còn phần thưởng thì boan hẹo cèn có chuẩn bị đày đủa , một treem hay neem treem thì chuyện nhỏ như con Thỏ ... hì hì hì
Đông khách quá , mới đọc qua chưa có bình luận gì hết .. .. chờ đó nghen , ngày mai
P / s. : Hôm qua Salam giới thiệu cho Bác vào đọc một trang nhà của mình , sáng sớm chợt nghĩ lời nói của Anh Tân là Bác thích " Gam trầm " vì thế nên mới xoá comemnt , khi Salam xoá chưa có comemnt của Bác ..very sorry
Đâyđúng là ban hậu cần mẫn cán và xuất săc, nghe ban nói buổi tối kinhdoanh rất đông khách là mừng, bởi kinh doanh mà có thời giờ ngồi vào mạng chít chát là có nguy cơ... banh chành.
XóaCái còm Salam giới thiệu viết từ tối hôm kia, , sớm vẫn còn, tôi trả lời xong post lên thì nó cũng biến mất, hì hì! Tôi đã qua nhà bạn HS đọc rồi, viết "ấn tượng" đấy.
Tối qua, vì cái Nghệ ngữ mà Thầy "khoanh vùng" từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế (theo vùng dự báo thời tiết) mà trò NT không ngủ được. Hơn 10 giờ,mới chợp mắt một cái thì đồng hồ đã báo thức dậy đi thể dục 4h30. Tiếc nhất là giấc mơ gặp Thầy đang đến hồi cao trào thì đã tỉnh!He he...
Trả lờiXóaNT băn khoăn cái nửa sau của câu 1: Á mãi ti pao rầng mach pông chu cha. Con gái đi vào ...thế nào đó, có hai từ "chu cha" có phải là một loài hoa?
Câu thứ 9: Ké chợ cỏ ngài kinh, ké chợ cỏ bua. Nếu dịch là "kẻ chợ có người kinh, kẻ chợ có vua" thì "kẻ chợ" là dùng chỉ miền xuôi hay ở đâu?
Còn những câu khác rất khó đoán.
Người Thổ ở Nghệ An có gốc từ người Kinh. Thời xa xưa do những biến động trong đời sống như giặc giã, chiến tranh, nghèo đói...họ đã đi lên vùng núi sinh sống. Xét về một số yếu tố có thể thấy rõ điều đó:
+ Về họ, người Thổ chủ yếu mang họ Trương, một số ít mang họ Lê. Đây là 2 họ ở Quỳnh Lưu, Diễn Châu.
+ Về văn hóa: người Thổ không có những yếu tố văn hóa riêng nư người Thái. Họ không có chữ viết riêng, không thêu váy như người Thái với hoa văn đặc trưng miền núi mà chỉ là váy dệt sợi ngang, nhà của họ cũng không có kiểu riêng mà chỉ là dạng nhà người Kinh rồi làm thành nhà sàn. Về ngôn ngữ, tiếng Thổ chủ yếu là tiếng Kinh nói chệch âm.
Còn người Mường ở Thanh Hóa thì em chưa tìm hiểu kĩ lắm, sẽ tiếp tục tìm xem mối liên hệ giưa Mường xứ Thanh và Thổ xứ Nghệ như thế nào.
Để học "tắt" cho nhanh, rất mong Thầy cung cấp một số thông tin, được không ạ?
Thôi cũng nói luôn cho bạn NT, chứ để thắc mắc lâu không tốt cho cái rọot. Tiêu hóa kém dễ sinh... cáu kỉnh có hại cho đám học trò.
XóaTôi gọi là thổ ngữ vùng núi Thanh Hóa (thổ viết thường) vì đây là tiếng Mường, trong sách thấy nói người Mường sinh sống ở một số tỉnh miền Bắc, có nhiều ở Hòa Bình và vùng núi Thanh Hóa.
NT nói đúng rồi đó. câu đầu tiên " Á mãi ti pao rầng mach pông chu cha." (Cô gái đi vào rừng hái bông (hoa) xoan tây). Còn câu "Ké chợ cỏ ngài kinh, ké chợ cỏ bua" (Kẻ chợ có người kinh, kẻ chợ có vua), rất gần với tiếng Việt bây giờ.
TiếngThổ (người Thổ, Thổ viết hoa),cũng thuộc hệ ngôn ngữ Mường Việt, trong câu trên tôi cũng hiểu được chút ít:
- Ti no? Đi đâu?
- Ti pán tru. Đi bán trâu.
- Tru dầm tru pác? Trâu đen hay trâu trắng?
- Tru pác. Trâu trắng.
- Tạc ra tôồng ma ăn cỏ. Dắt ra đồng mà ăn cỏ.
Có phải vậy không? Bạn NT rất hay.
Tôi đọc trong sách có nói vùng từ khoảng Quảng Nam, Đà Nẵng trở ra cho tới Nghệ An, Hà Tĩnh, và cả Thanh Hóa, ngôn ngữ chịu ảnh hường của tiếng Kinh, Mường (nhóm ngôn ngữ Việt-Mường gồm người Kinh, Mường, Thổ, Chứt), và Chăm (vì vùng này xưa người Chăm hiện diện), sách cũng nói tới 60, 70% tiếng Mường và Việt giống nhau (có khác ở cách phát âm, dấu).
XóaTìm hiểu về ngôn ngữ tôi thấy hay lắm.
Thầy đóng ngoặc chữ người Nghệ là được rồi
Trả lờiXóaBu tui đang ngâm cứu thêm, bài ra khó quá hhu
Có bác Bu xuất hiện là vui rồi.
XóaSalam là dân gốc xứ Nghệ mà nhiều khi nghe người các vùng nói mà còn chẳng hiểu nữa là . Có lần dẫn mấy sắp nhỏ về quê , ở trong thành phố thì chúng còn nghe câu được câu mất , còn khi ra nhà ngoại ở Nghi Kim - Nghi Lộc thì chúng bó tai luôn . Chúng còn hỏi " Ba ơi người ta nói tiếng nước nào dzậy ? "
Trả lờiXóaTỉnh nào cũng vậy , mỗi vùng đều có phát âm khác nhau thậm chí cách một con sông mà tiếng nói cũng khác nhau , mặc dù cùng dùng nước chung một dòng sông . Hồi mới vào Nam cũng lạ lẫm lắm vì cách gọi những đồ vật rất khác ví dụ : Tán bố thắng , vỏ , ruột , sên , nhông vvv
Ngày xưa nghe các cụ nhà tôi nói lúc mới vào Nam, nói chuyện với người miền Nam nhiều khi không hiểu. Bây giờ chữ nghĩa tương đối trở thành phổ thông rồi.
XóaSang thăm nhà bác Hiệp được đọc "Tiếng Nghệ" (Tập 2) nhưng đây là bài đố và giớ thiệu về tiếng Mường xứ Thanh nên em chỉ biết ngồi lắng nghe mọi người cao đàm khoát luận thôi chứ mình nỏ biết tham gia gi cả...
Trả lờiXóaChúc bác Hiệp mạnh khỏe và có thêm nhiều bài viết hay, sâu sắc nhé bác!
Đây đúng là tiếng Mường Thanh Hóa, cách viết và mặt chữ có vẻ giống như tiếng Nghệ.
Trả lờiXóaCám ơn bạn QT, chúc bác nhiều niềm vui.
BU tui đang ngâm cứu các bác ơi...
Trả lờiXóaTôi chắc là bác Bu sẽ nghiên cứu ngon lành.
XóaMấy tuần nay con về Bắc, tối nay mới về lại Sì Goòng. Mới có thời gian đọc kỹ hơn bài và còm của bác Hiệp với các bác đây. Vụ này con cũng thích lắm. Con có 1 cuốn từ điển tiếng Nghệ. Mai con sẽ ngồi "lần" từng chữ rồi dịch thử coi sao. Hay quá! Bác đưa ra chủ đề rất thời thượng nhưng không đụng hàng. Hì hì.
Trả lờiXóaMở cái ngoặc, nếu con không "nàm" được thì cho con xin một ghế ngồi chầu chực nghe các bác nói với các các bác nha! Con cám ơn! :))), đóng cái ngoặc.
Bạn HT về Bắc để thăm gia đình và... cô hàng xóm? HT có từ điển tiếng Nghệ là hay rồi, tôi không có quyển này.
XóaGhé chơi thường xuyên chớ.
Kính gửi bác Hiệp.
XóaSau khi dịch bài thơ tiếng Nghệ của bác lên entry, lão nghĩ ngay đến cuốn này. Thú thật là trước tới giờ lão củng chưa biết nó vuông tròn ra sao nhưng bây giờ , thời điểm này, lão muốn có cuốn sách này chỉ duy nhất ý định là tặng bác Bu và bác Hiệp. Lão đã có điện thoại cho một số bạn bè ở Nghệ an hỏi về cuốn này và nhờ tìm. Nhà thơ Trương Quang Thứ nhận lời liên hệ với gia đình con cháu của Tác giả Trần Hữu Thung để thăm hỏi về cuốn sách này. Một đứa bạn hiện ở Vinh, cung cấp cho lão biết là nó có biết cuốn TỪ ĐIỂN TIẾNG NGHỆ này do 2 tác giả biên soạn xuất bản năm 1997 - 1998 gì đó ( Trần Hữu Thung và Thái Kim Đính biên soạn)...
Lão sẽ cố gắng tìm kiếm , vì với 2 bác không có niềm vui nào lớn hơn được tặng sách , lại là tủ sách TỪ ĐIỂN đúng guu các bác.
(Nhật Thành cũng sẽ được lão nhờ tìm - vì mồi liên hệ trong hội Văn nghệ Nghệ an)
Đôi điều tâm tình, mặc dù hơi khó nhưng lão vẫn hy vọng vì đó là niêm vui. Chúc bác luôn khỏe.
Thưa bác Hiệp và bác Lao Tan.
Trả lờiXóaCon về Bắc đúng là thăm gia đìnu và kết hợp công việc. Thăm cô hàng xóm thì có. Nhưng cô ở đây là cô đúng nghĩa. Cô chú, cô bác chứ chẳng có cô em nào hết. :(((.
Còn chuyện từ điển bác Lao Tan nói thì con mua được của một anh người Vinh, ở Bến Thủy. Con đang tính mua thêm cuốn nữa để tặng bác Hiệp mà vẫn chưa liên hệ lại được.. :).
Hừm...Cái chữ "lão" dính vào tên mình đã muốn bứt ra ném thật xa rồi , giờ chú mày đắp thêm chữ " Bác " nữa thì hai vai 2 chữ à." Thương nhau như rứa bằng 10 hại nhau". hêhê
XóaNT chỉ nhận nuôi bác Bu và bác Hiệp để hai bác tiếp xúc với kho từ điển sống ở xứ Nghệ thôi. Nhưng hai bác tự túc ăn và ngủ nha. He he...
Trả lờiXóaĐang tính nuôi bà sui mà bà lại đi nuôi ngài khác thế thì :
Trả lờiXóaTò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn nó quyện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi Nhện hỡi mày đi đằng nào
@ Bác Lão Tân, haha!
Trả lờiXóaRất trân trọng và cám ơn tấm thạnh tình của Lão về cuốn Từ điển Tiếng Nghệ. Sách vờ luôn là niềm vui đối với tôi, có được quyển sách mà mình thích thật tuyệt. Hy vọng là bác sẽ kiếm được.
@ Huy Trường, cũng rất cám ơn HT, kệ, nếu ai kiếm được trước thì nhận sách trước, kiếm sau cũng nhận luôn, hì hì!
@ Bạn NT
Tự túc ăn thôi bạn NT :-)))
@ Salam, hì hì
Salam cứ nhận nuôi bà Sui đâu có ai giành :-)