Cái nếp ở đây không phải là... nếp cái, còn gọi là nếp cái hoa vàng, một loại gạo nếp ngon được xếp vào loại đặc sản tại miền Bắc, tương tự như gạo nàng thơm chợ Đào ở miền Nam. Nếp tôi muốn nói ở đây là nề nếp (nền nếp), nề nếp, là cái cơ bản của một "nếp nhà".
Nếp, trừ nghĩa là gạo, theo từ điển tiếng Việt có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là vết hằn trên bề mặt của giấy, vải, lụa... ta thường gọi là nếp gấp. Nghĩa thứ nhì là lối, cách sống, hoạt động đã trở thành thói quen. (Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Viện Ngôn Ngữ-1997). Cũng từ điển Tiếng Việt này giải thích: Nề nếp (nền nếp), Toàn bộ nói chung những quy định và thói quen trong công việc hoặc sinh hoạt, làm cho có trật tự, có kỷ luật, có tổ chức. Còn nghĩa của "Nếp nhà" là Lề thói quen trong một gia đình. (Từ điển Tiếng Việt, Văn Tân chủ biên, NXB Khoa Học - Xã Hội-1967).
Nếp, trừ nghĩa là gạo, theo từ điển tiếng Việt có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là vết hằn trên bề mặt của giấy, vải, lụa... ta thường gọi là nếp gấp. Nghĩa thứ nhì là lối, cách sống, hoạt động đã trở thành thói quen. (Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Viện Ngôn Ngữ-1997). Cũng từ điển Tiếng Việt này giải thích: Nề nếp (nền nếp), Toàn bộ nói chung những quy định và thói quen trong công việc hoặc sinh hoạt, làm cho có trật tự, có kỷ luật, có tổ chức. Còn nghĩa của "Nếp nhà" là Lề thói quen trong một gia đình. (Từ điển Tiếng Việt, Văn Tân chủ biên, NXB Khoa Học - Xã Hội-1967).
Như ở trên từ điển đã định nghĩa, nếp nhà là lề thói quen trong một gia đình. Người ta nói gia đình này có nề nếp (nền nếp), là cha mẹ, những rường cột của gia đình ấy đàng hoàng, không tham lam, láu lỉnh... ba que, dù có thất học, hay có học vị cao, con cái của gia đình ấy từ nhỏ đã hiền lành, lễ phép, được cho ăn học và ăn học tử tế, lớn lên dù ở cương vị nào trong xã hội cũng trở thành người hữu ích. Một gia đình như thế là gia đình có được một nếp nhà tốt. Ngược lại, một gia đình không có được một nếp nhà tốt, nghĩa là cái lề thói quen của gia đình đó không tốt, gia đình đó thường lung tung lang tang, cha mẹ đi đằng cha mẹ, con cái đi đằng con cái, dù giàu hay nghèo, ở quê hay ở tỉnh, và gia đình đó thường có một đoạn kết không suôn sẻ, nhẹ thì con cái hư hỏng, nặng thì gia đình tan nát.
Ấy là nói về một gia đình, trên bình diện cao hơn, một xã hội, một quốc gia có lẽ cũng như thế, chẳng sai. Người ta nói, nhìn cha mẹ, con cái, thì biết gia đình đó như thế nào. Nhìn những gia đình thì biết xã hội đó thế nào, và nhìn xã hội thì biết đất nước ấy ra sao.
Mấy ngày nay, tôi đọc được trên mạng (chắc mọi người cũng đã đọc), một thông tin (bài viết) từ một trang báo mạng rất hay, phát biểu của một chuyên gia kinh tế cao cấp* (trích lời của một số chuyên gia WB** nói đùa, nhưng ác hại thay người ta lại nói đùa để nói thật):
"Việt Nam có lẽ là mô hình kỳ lạ nhất thế giới. Trên thế giới chia ra gồm nước phát triển, nước đang phát triển, nước chậm phát triển nhưng Việt Nam có lẽ là mô hình đặc biệt nhất. Đó là nước… không chịu phát triển! Đầu tư nhiều đến thế, ODA nhiều đến thế (20 năm qua lượng ODA đổ vào Việt Nam lên tới gần 90 tỉ USD) nhưng đến bây giờ vẫn không phát triển được thì chỉ có thể là… không chịu phát triển!”
Ở đầu bài báo đã viết:
"Đã 20 năm tham gia ASEAN nhưng Việt Nam vẫn còn nằm trong nhóm 4 nước lạc hậu hơn của ASEAN (gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar)".
Nhưng cái gì đã làm cho đất nước ta lạc hậu dẫn đến tụt hậu như thế, chuyên gia kinh tế cao cấp này cũng thẳng thắn nhận định:
“Một điều tra cho thấy, ở Việt Nam, trung bình cứ 1 đồng lợi nhuận thì DN phải mất 1,02 đồng cho “bôi trơn”. Có nghĩa, nếu tham nhũng ở nước ta giảm đi 50% thì đã làm tăng được 50% lợi nhuận của DN rồi".
Trích bài báo "Việt Nam là mô hình kỳ lạ nhất thế giới: Nước... không chịu phát triển". Hải Châu. Infonet.vn (10-8-2015).
Nói cho ngay, tham nhũng thì ở đâu cũng có chứ không riêng gì Việt Nam, và có lẽ từ khi có nhân loại thì đã có tham những. Nhưng ở những nước phát triển tham nhũng không đáng kể (do nhiều nguyên nhân, nhưng họ hạn chế được tham nhũng, vì thế họ mới phát triển), còn ở những nước lạc hậu và tụt hậu thì tham nhũng là đáng kể, ở nước ta thứ gì bọn tham nhũng cũng ăn. Báo chí chính thống đã nêu lên, từ chuyện lớn là vô khối dự án lớn bé, đến chuyện nhỏ là con vịt, con dê... xóa đói giảm nghèo cho dân, tiền cứu trợ thiên tai bão lụt... thuốc men bảo hiểm y tế... (và cũng do nhiều nguyên nhân, nhưng không hạn chế được tham nhũng, vì thế mới lạc hậu). Lạc hậu và tụt hậu do tham nhũng, còn kéo theo đủ mọi thứ tệ hại, làm cho xã hội trở nên bất an, như ta đã thấy những gì hằng ngày xảy ra nhan nhản trên báo...
Nhưng cái gì đã khiến cho một vị chuyên gia về kinh tế đã phải phân tích, và nhận xét như trên? Một gia đình tan nát ta đã biết là do gia đình đó không có nề nếp, nếp nhà của nhà đó đã hỏng, thì một đất nước lạc hậu, xã hội bất an, chắc hẳn là do cái nếp nước của đất nước đó chẳng ra sao... Huhu!
Ghi chú:
* Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế cao cấp.
** WB, Word Band: Ngân hàng Thế giới.
"Việt Nam có lẽ là mô hình kỳ lạ nhất thế giới. Trên thế giới chia ra gồm nước phát triển, nước đang phát triển, nước chậm phát triển nhưng Việt Nam có lẽ là mô hình đặc biệt nhất. Đó là nước… không chịu phát triển! Đầu tư nhiều đến thế, ODA nhiều đến thế (20 năm qua lượng ODA đổ vào Việt Nam lên tới gần 90 tỉ USD) nhưng đến bây giờ vẫn không phát triển được thì chỉ có thể là… không chịu phát triển!”
Ở đầu bài báo đã viết:
"Đã 20 năm tham gia ASEAN nhưng Việt Nam vẫn còn nằm trong nhóm 4 nước lạc hậu hơn của ASEAN (gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar)".
Nhưng cái gì đã làm cho đất nước ta lạc hậu dẫn đến tụt hậu như thế, chuyên gia kinh tế cao cấp này cũng thẳng thắn nhận định:
“Một điều tra cho thấy, ở Việt Nam, trung bình cứ 1 đồng lợi nhuận thì DN phải mất 1,02 đồng cho “bôi trơn”. Có nghĩa, nếu tham nhũng ở nước ta giảm đi 50% thì đã làm tăng được 50% lợi nhuận của DN rồi".
Trích bài báo "Việt Nam là mô hình kỳ lạ nhất thế giới: Nước... không chịu phát triển". Hải Châu. Infonet.vn (10-8-2015).
Nói cho ngay, tham nhũng thì ở đâu cũng có chứ không riêng gì Việt Nam, và có lẽ từ khi có nhân loại thì đã có tham những. Nhưng ở những nước phát triển tham nhũng không đáng kể (do nhiều nguyên nhân, nhưng họ hạn chế được tham nhũng, vì thế họ mới phát triển), còn ở những nước lạc hậu và tụt hậu thì tham nhũng là đáng kể, ở nước ta thứ gì bọn tham nhũng cũng ăn. Báo chí chính thống đã nêu lên, từ chuyện lớn là vô khối dự án lớn bé, đến chuyện nhỏ là con vịt, con dê... xóa đói giảm nghèo cho dân, tiền cứu trợ thiên tai bão lụt... thuốc men bảo hiểm y tế... (và cũng do nhiều nguyên nhân, nhưng không hạn chế được tham nhũng, vì thế mới lạc hậu). Lạc hậu và tụt hậu do tham nhũng, còn kéo theo đủ mọi thứ tệ hại, làm cho xã hội trở nên bất an, như ta đã thấy những gì hằng ngày xảy ra nhan nhản trên báo...
Nhưng cái gì đã khiến cho một vị chuyên gia về kinh tế đã phải phân tích, và nhận xét như trên? Một gia đình tan nát ta đã biết là do gia đình đó không có nề nếp, nếp nhà của nhà đó đã hỏng, thì một đất nước lạc hậu, xã hội bất an, chắc hẳn là do cái nếp nước của đất nước đó chẳng ra sao... Huhu!
Ghi chú:
* Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế cao cấp.
** WB, Word Band: Ngân hàng Thế giới.
"- Bác này, về hưu rồi, yên phận tuổi già, đừng trăn trở gì trước cuộc đời này cho thêm khổ. Cả rừng cây có bao nhiêu loài, thấp hay cao đều hướng về ánh sáng vì lẽ sinh tồn. Cây cao, bóng cả, mọi người ngưỡng mộ; cây thấp tè hay dây bò trên mặt đất chỉ làm sao cố sống cho hết cuộc đời . Không mấy ai biết nó và nó cũng chẳng nhìn thấy ai."
Trả lờiXóaĐây là phần kết cho một truyện ngắn của NT trước đây bac Hiệp ơi.
Hì hì! Cuộc sống mà NT, thì lâu lâu cũng phải "trăn trở" tí chút chớ, đâu có phải chỉ ngày ngày ăn rồi bàn chuyện chữ nghĩa, như vậy thì giống "ả mỉu" trong nhà quá :-)))
XóaNhững gì liên quan đến con người thì con người không thể thơ ơ, vô cảm.
XóaXã hội này tụt dốc đạo đức, nhân cách, một phần cũng do thói vô cảm của con người .
Bu tui tán thành ý kiến của PNH.
Aha thế là có đồng minh rùi.
XóaĐúng như bác Bu, mình tài hèn sức kém chẳng thể làm gì, nhưng cũng không nên thờ ơ :-)))
Cái nề nếp của mọi gia đình không phải một sớm một chiều mà có được . Nề nếp được hình thành , nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ mới hình thành nên . Gia đình là nền tảng của xã hội , điều gì làm nên nhân cách của một người ? Đó là được giáo dục sự tử tế của Ông Bà , Cha Mẹ là những người có đạo đức , có tâm hồn thánh thiện
Trả lờiXóaCách mạng tháng 8 - 1945 thành công , mọi tàn dư phong kiến bị khai tử . " Đấu tranh giai cấp " đã cào bằng mọi giá trị sống trong xã hội , vì thế với tình hình như hiện nay người ta mới vội vã khôi phục lại , xây Văn Miếu , Đền đài , Chùa chiền khắp nơi . Qua một thời gian dài đạo Nho hay nói đúng hơn là đạo lý Nho giáo bị đứt gãy , không được kế thừa liên tục nên xảy ra tình trạng bát nháo như hiện nay . Dù rằng xét theo thời điểm bây giờ thì Nho Giáo có nhiều mặt hạn chế , nhưng cũng không thể phụ nhận mặt tốt của nó đó là : Đạo lý làm người , nề nếp gia phong trong các gia đình ở Á Đông , tinh thần cầu tiến ham học hỏi
Nói như Coment của NT ở trên , đó là bản năng sinh tồn của muôn loài mà con người cũng là một trong số đó . Con người Việt Nam rất can trường , dù cho trong bất cứ nghịch cảnh nào cũng cố gắng tồn tại và vươn lên , ít có người mà cam chịu trước số phận
Đất nước được độc lập tự do , so với thời bao cấp thì bây giờ đã sướng gấp nhiều lần . Đã là dân Việt không ai không trăn trở trước vận mệnh của đất nước , cũng rất bức xúc trước tình hình tham nhũng hiện nay , đó là thảm hoạ cho dân tộc nếu không ngăn chặn ... không biết sẽ đi về đâu
Lâu lâu mới thấy cái còm đi sát vấn đề của bác Salam. Rất đống ý với Salam là "nếp nhà" thường là truyền thống của gia đình, tuy cũng có những gia đình truyền thống tốt, đến đời họ đâm đổ đốn, hoặc ngược lại có những gia đình truyền thống xà bác, đến đời người con nào đó nghiêm túc, nếp nhà đời đó ngon lành.
XóaMột thời mông muội người ta vội xóa sạch những tàn dư... tốt (hichic!), để mong xây dựng những... lâu đài trên cát, đến khi tất cả sụp đổ tan tành, lại cuống cuồng xây những Văn Miếu, Bái Đính, tượng đài, học tập gương vĩ nhân... nhưng than ôi, hình thức to đùng mà bụng rỗng,cho nên xã hội lại càng bát nháo hơn.
Ta giờ so với ta hồi bao cấp là tốt rồi, nhưng so với khu vực thì... ý ẹ, không khéo rồi sẽ thua cả Cam Bốt, Lào, và Myanmar...
Đoàn tàu hình như đang đi về nơi... vô định!
Bác Salam, ở bài trước, có replay cái còm của bác, sau khi post thì thấy cái còm của bác... biến mất, cho nên thấy còm mình thành vô duyên, đành cho nó... biến luôn.
XóaNếp nước ? Nhà dột từ nóc . Hỏi sao không mệt ?
Trả lờiXóaHuhu, hùhù! biết sao đây bạn Marg.?
XóaTheo luật Dự báo , bài viết trên chỉ là sự liên tưởng" từ" đến khía cạnh xã hội trong nỗi ấm ức nhìn về tương lai. Từ ấm ức chuyển dần lên thành những trang thái cao hơn còn qua nhiều giai đoạn .Phát biểu của bà Phạm chi Lan đã ở mức cao hơn một chút so với ấm ức của người viết , tức là ở trang thái bức xúc. Nhưng có lẽ vấn đề cũng chỉ nằm ở mức này để theo luật...luân hồi lại trở về với ...ấm ức mà thôi. Bởi thế , dính vô mấy chủ đề này là...cụt lý!
Trả lờiXóaVui miệng vì lão đây mới chui ra trong mấy bài phân tích Truyện Kiều viết cách nay hai năm của bác. VÀNG hay VÂNG mở mang cho người đọc lắm. Như lão đây , vẫn đinh ninh xưa nay nó và "Vàng". Tiếc cái là không có ...số Điện thoại của cụ Tiên Điền để gọi xin ... cụ cái gật đầu xác nhận .
Cỡ như mười bà Phạm Chi Lan phát biểu thì cũng chẳng lay chuyển được cái gì, bởi vì tất cả đã thành... nếp rồi, hì hì! Thay đổi cái "nếp gấp" khác sao được :-)))
XóaNói vậy chứ bây giờ nhiều khi đọc lại những bài viết cách nay vài tháng của mình thôi, có khi mình đã nghĩ khác...
Những bài viết trên mạng tôi nghĩ nó chỉ đúng ý người viết ngay ở thời điểm ấy.