Tôi có một người bạn thân bấy lâu nay, thỉnh thoảng anh em gặp nhau khề khà bù khú bên lon bia Saigon, hay ly cà phê cóc vỉa hè, mỗi lần tán dóc mà nói về chùa chiền bạn hay dùng từ "Giám đốc chùa", để gọi những vị sư trụ trì. Tôi phải nói ngay là tính bạn đôi khi tếu táo khôi hài thế chứ không hề có ý mỉa mai, trêu chọc gì trong việc gọi tên thế này, bởi gia đình bạn là một gia đình Phật tử thuần thành, bà ngoại và mẹ bạn lúc sinh thời thường xuyên đi lễ chùa tụng kinh, niệm Phật. Bản thân bạn có nghề tay trái sửa chữa điện gia dụng, mỗi lần ngôi chùa quen gần nhà hư hỏng cái gì, lại "ới" bạn đến sửa chữa giúp. Đứng đầu một doanh nghiệp thường được gọi là "Giám đốc", đứng đầu một cơ quan nhà nước cũng gọi thế, thì đứng đầu một ngôi chùa gọi là giám đốc cũng chả sao, chẳng qua đấy chỉ là một cách nói vui của bạn trong lúc trà dư tửu hậu.
Tôi không rõ ở các miền khác lúc rảnh rỗi ngồi tán dóc thì người ta hay nói về những chuyện gì? Chứ xưa nay tôi thấy người bình dân Nam bộ, những lúc như thế hay nói chuyện tiếu lâm, tếu táo kiểu như anh bạn của tôi, trụ trì chùa thì gọi là giám đốc chùa. Người bình dân Nam bộ ít quan tâm đến chuyện "quốc gia đại sự". Rảnh rỗi là khề khà "ít ly" (y lít), nói chuyện trên trời dưới biển cho đỡ sầu đời... Và những chuyện như "giám đốc chùa" chỉ nghe nói ở mấy ông tếu táo, vui tính hay lê la cà phê cóc, lai rai ba sợi, chứ không bao giờ thấy nói ở những người nghiêm túc, hay đem bàn luận ở những nơi chuyên lo việc đại sự...
Tính tôi hay chú ý tới ba cái chữ nghĩa lằng nhằng, xưa nay người ta có nhiều cách gọi những người đứng đầu một nơi nào đó, chẳng hạn như ở cấp cao là Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch, Giám đốc, .. Cấp thấp hơn thì dùng chữ Trưởng để gọi như Trưởng ban, Trưởng thôn, Trưởng công trình, Hội trưởng, Lớp trưởng... Tôn giáo như ở chùa thì người ta gọi là Trụ trì. Cũng cùng đi học nhưng ở cấp thấp như Tiểu học, Trung học kêu là Học sinh, Đại học gọi là Sinh viên, học cao hơn nữa về chuyên ngành thì nói là Nghiên cứu sinh... Cũng cùng là con vật nhưng con này là con gà, con vịt, con lợn, con ngan... Cũng là đồ vật nhưng có cái bàn, cái ghế, cái tủ, cái lu, cái tô, cái chén... Gọi bằng tên này tên kia, là do con người, chẳng qua chỉ để phân biệt mọi thứ cho khỏi lẫn lộn... Cũng là con dao nhưng người ta không dùng con dao mổ trâu để đi cắt cổ con gà... Mọi thứ nó có cái lý lẽ của nó.
Sáng nay (17-7-2015), tôi đọc trên các báo mạng (như báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ Online) một tin khá thú vị. Đó là Dự thảo điều lệ trường tiểu học, "Dự thảo quy định lớp trưởng, lớp phó gọi là chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản do tập thể học sinh bầu hoặc giáo viên chủ nhiệm chỉ định luân phiên." (Thanh Niên Online). Aha, cái này hay à nhe, nếu được thực hiện, rồi đây sẽ có những "Chủ tịch hội đồng Tư sún", "Chủ tịch hội đồng Tí lé", "Chủ tịch hội đồng Cún ghẻ ruồi", hay "Chủ tịch hội đồng Su quậy"...
Là dân gốc Bắc, nhưng sống ở Saigon hơn nửa thế kỷ, có lẽ tôi cũng quen cái tính, cái suy nghĩ của dân Nam bộ, không thích gì mấy những chuyện quốc gia đại sự, chuyện này để mấy cụ lớn lo. Nhưng những chuyện chữ nghĩa vớ vẩn kiểu "Giám đốc chùa" như của anh bạn tôi, tưởng đâu chỉ là tếu táo của dân lai rai vỉa hè, dè đâu bây giờ lại thấy xuất hiện trong những chuyện nghiêm túc. Hí hí!
Vụ ni thì bàn dân thiên hạ không "tếu táo" mà chính Bộ Giáo Dục nhà ta là tay "tếu táo" có hạng!
Trả lờiXóaNhững chuyện chỉ có trên bàn nhậu, thì nay trên bàn... giấy, hichic!
XóaBác Hiệp ơi! Ko khéo khoảng 5, 7 năm nữa mấy chuyện bác con mình đang "tào lao" nơi bờ - lốc này lại được Quốc hội đem ra mổ xẻ mà áp dụng thực tiễn hay rút kinh nghiệm thì khi đó bác nên buồn hay nên vui?? :). Chẳng hạn như chuyện phân tích ngữ nghĩa của các từ hay đọc sách theo kiểu các "ông kẹ" trên blog nói từ tháng 7 năm 2015.
XóaTức là có sự giao thoa giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ tôn giáo. Giám đốc vào chùa thì Hội đồng chứng minh Quốc hội hoặc chư tôn đồng chí ủy viên Bộ chính trị cũng có thể xẩy ra ngoài đời lắm. Nghe bảo thi hoa hậu quốc gia quốc tế phải là các cô gái chưa kết hôn. Vậy ta phải kêu họ là Hoa hậu đồng trinh hay sao nhỉ.
Trả lờiXóaChưa chưa kết hôn với hoa hậu đồng trinh có khi khác nhau đó bác Bu :-)
XóaSalam đọc rồi nhưng chưa comemnt đươc vì khách đông , vừa dọn hàng xong . Đề tài này hơi bị hay à nghen . Ngày mai Salam sẽ trao đổi cùng các Bác
Trả lờiXóaBây giờ xã hội Việt hay lạm dụng danh xưng . Cứ phải Giám đốc mới oai , chỗ Salam ở nhiều người lập công ty , công ty to lớn nhiều nhân viên thì không nói làm gì . Đằng này văn phòng thì bé bằng cái lỗ mũi , chỉ mấy người trong nhà với nhau , in danh thiếp búa xua , cha làm Giám đốc , con làm phó Giám đốc , đọc lên nghe cứ oai như Cóc .. Đúng là hài vãi
Trả lờiXóaCòn trong lớp học có thể gọi lớp trưởng là Giám đốc lớp , lớp phó thì gọi là Phó Giám đốc lớp thì cũng hay chứ sao . Cho học sinh tập làm quen dần với những danh xưng dần là vừa ...
Mai Salam sẽ đặt in danh thiếp :
Họ tên : Alykum Salm
Chức vụ : Giám Đốc ... Quán
Thế bác Hiệp và bác Bu muốn chức danh gì thì Salam in luôn một thể , Salam ví dụ này nghen
Họ tên : Phạm ngọc Hiệp
Chức vụ : Giám đốc .. Trông cháu cho con và đi chợ
Họ tên : Bulukin
Chức vụ : Giám đốc .. Đọc kinh Phật
Họ tên Phạm nguyên Trường
Chức vụ : Giám đốc ... Mấy vò tương
Họ tên : Cầu Tre
Chức vụ : Giám đốc ... Chuyên trèo dừa
Còn ai có nhu cầu nhớ liên hệ với Salam nghe
Ôi! Bác Salam thật hài hước. Coa bác là vui cửa vui nhà hẳn. Con hỏi bác Salam chút tế nhị. Hihi. Nhà bác Salam có cửa hàng bán đồ nhậu hay sao mà bác dọn hàng khuya vậy?? :)
XóaÔi! Bác Salam thật hài hước. Coa bác là vui cửa vui nhà hẳn. Con hỏi bác Salam chút tế nhị. Hihi. Nhà bác Salam có cửa hàng bán đồ nhậu hay sao mà bác dọn hàng khuya vậy?? :)
XóaHaha, bác Salam. Trong nhà bây giờ tôi là "phó chủ tịch phụ trách xách giỏ, chuyên trách phương tiện (xe ôm)".
XóaHáo danh ngày xưa ở Saigon không đến nỗi như ngày nay, nó là một sản phẩm gần như "độc quyền" của socialiste.
Bạn HT có câu hỏi hay à nha. Nếu đúng thì bác Salam sẽ có một khách hàng "tiềm năng" trong tương lai. Hehe!
XóaTrả lời câu hỏi của Trường
Trả lờiXóaSalam hồi xưa học kết cấu , một thời làm công chức nhà nước , thấy cuộc sống khó khăn nên bỏ về làm kinh doanh . Nhà có mặt bằng nên bán đủ thứ , chỗ Salam ở rất nhiều sinh viên thuê trọ vì thế rất đông khách , bận rộn từ 6 giờ sáng đến 12 giờ đêm . Cà phê , tạp hoá , đồ nhậu .. Bán tuốt tuồn tuột chỉ không có ... Gái cho Huy Trường mô
À Salam có hai cô con gái. Sinh năm 91 và 93 đang ế vật ế vã , ế chỏng ế chơ . Có anh nào dở hơi muốn làm quen thì Trường giới thiệu dùm nghen .. Thank s
Bớ ớ ớ... HT, nhào dzô kiếm... nhậu :-)))
XóaChừng nào rảnh được tôi với HT đến kiếm cà phê uống.
Dạ. Con đang tính đây bác H ơi! :)))). Dễ chừng lại "hạp" nhau bác ha!!!
XóaCà phê thì chắc chắn phải có. "Ly cà phê là đầu câu chuyện".
Ồ. Vậy là bác Salam có bán cà phê hả bác? Mai Chủ Nhật rảnh con sẽ qua bác uống cà phê. Hohi. Bác cho con cái địa chỉ. Con nhào tới liền. Hehe
Trả lờiXóaTuổi 91 là cùng tủôi Tân Mùi con đó bác. :).
Huy Trường ơi !
Trả lờiXóaNhà Salam có bán đầy đủ , tù ăn , uống thậm chí nghe nói (. Cad ĐT ) . Có thể nuôi sống một người 3 năm không ra khỏi nhà vẫn OK
Con gái của Salam vụng về lắm , không biết nấu ăn , không biết lau nhà , đại khái là những việc tề gia nội trợ rất là kém . Vì thế đến từng này tuổi mà còn ế vật ế vã , Salam rất là lo có bom nổ chậm trong nhà
Ủa ! Hỏi Huy Trường làm gì dzậy , làm liên doanh nước ngoài hay mở công ty riêng ? Tuổi 91 ( Tuổi Mùi ) là giỏi lắm à nghen . Salam nói như vậy cũng bởi vì nhở gái sinh năm 1991 đang làm cho một công ty tài chính của Mỹ . Còn nhở 1993 đang làm quản lý doanh nghiệp cho một công ty của Châu Âu . Chúng nó ế vì lo mải mê vì công việc , lo đường tiến thân tạo dựng sự nghiệp . Vì đã sống ở đất Sài Gòn phải như thế mới tồn tại được . .. Vài lời như vậy với Huy Trường .. Thân !
P/ s. : Huy Trường ơi ! Cho số ĐT đê , ở trang nhà bác Hiệp , rồi Salam sẽ liên lạc lại với ". Con rể " hè hè hè
Dạ. Con làm Cơ Khí bác Salam ơi. Công ty của con là một công ty tư nhân, và công ty con là công ty làm "mọi" cho Tây. Chứ con kém tài thì làm sao dám "ngồi cùng mâm" với các bác người Âu Tây. :(((
XóaSố đt của con là : 0988943222. Con chờ đt của "nhạc" Salam. :).
Tới luôn HT à, dzụ này có lý. :-)
XóaMấy ông làm giáo dục đúng là rảnh thiệt , toàn những cái đầu to tát . Cái thực chất giáo dục nát bươm chắc bàn hoài , sửa hoài chán quá nên nghĩ ra chuyện tiếu lâm Giao Chỉ để thay đổi không khí . Mai mốt gọi con cháu mình bằng mấy chức danh đó chắc trẹo cả lưỡi , hai hàm răng sắp rụng cứ va lốp cốp , lốp cốp ...
Trả lờiXóaBạn Marg. biết chuyện kêu này học tập ở đâu không? Các bác GD trên cao vác về từ Colombia đấy. Hí hí! Colombia là một nước ở Nam Mỹ, hoàn toàn không có tiếng tăm gì về giáo dục, ý tế, công nghiệp... ngoài chuyện sản xuất,buôn lậu... ma túy. Hỡi ôi!!!
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaTrời đất á ! Xem ra sự cải cách về hệ thống giáo dục ở nước mình có phần nghe " lạ tai " quá rồi : " Dự thảo quy định lớp trưởng, lớp phó gọi là chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản do tập thể học sinh bầu hoặc giáo viên chủ nhiệm chỉ định luân phiên ...." ôi ...buồn cười thiệt !!!
Trả lờiXóa"Cựu giáo chức" nghĩ thế nào về những cái tên gọi sặc mùi quyền lực này? Sẽ có bố là chủ tịch xã, vợ là chủ tịch hội đồng quản... chợ, con là chủ tịch hội đồng lớp. Gia đình oai nhỉ?
XóaÔi ...đúng rồi đó anh , đúng là nghe sặc mùi quyền lực quá đi thôi ....và cái kiểu này không khéo bọn trẻ sẽ nhanh chóng " già " trước tuổi quá đi anh Hiệp hén ?
XóaBọn trẻ bây giờ không biết có già trước tuổi không? Nhưng tôi thấy có vẻ "khôn" hơn thế hệ mình nhiều đó NangTuyet,
Xóa8888 tiếp !
Trả lờiXóaĐiều Salam muốn bàn luận thêm ở đây là Viêt Nam mình thích danh xưng , lạm phát danh xưng . Nhiều khi nghe danh xưng chả hiểu được ông / bà ấy chuên môn chính là gì ví dụ : Giáo Sư , Tiến Sĩ , nhà giáo nhân dân , nhà văn , nhà nghiên cứu Nguyễn đình ... Salam mỗi khi nghe những chức danh như vậy thì rất sợ hãi , sợ ở đây không phải là sợ ông / bà ấy , sợ ở đây là sợ " Nổ " bị văng trúng miểng . Vì ở ta Tiến sĩ dỏm , Tiến sĩ giấy rất nhiều , người Việt mình mang tính hiếu danh , cứ phải có chức danh này nọ , điều đó cho thấy họ thiếu tự tin nên phải đưa những chức danh ra để che đi sự tự ti trong con người họ
Trong các cuộc họp hay hội thảo , phần giới thiệu thì dài lê thê , ông nọ bà kia phải giới thiệu tên và chức danh cho bằng hết .. Chán chán là
Salam thích tính cách của người nước ngoài vì điều đơn giản của họ . Họ chỉ cần giới thiệu Dr hay Professor ( Giáo Sư ) là đủ . Thường thường họ chỉ có một câu chào. Ladies and Genltenmens ( Thưa quý ông và quý bà ) là đủ . Dành rất nhiều thời gian cho hội thảo , đó là sự khác biệt mà Salam cảm nhận được
Trong các gia đình người Việt sự tự ti cũng hằng hiện hữu . Sinh con ra chỉ ước mong sau này trở thành kỹ sư , bác sĩ , hoa hậu hay giám đốc . Sao không mong ước con mình sẽ trở thành Thủ tướng hay Tổng thống đi ?
P/ s : hè hè hè nghe đến con gái là Huy Trường nhảy dựng lên , điều đó cho thấy là đang vô cùng Ế , thế thì Salam phải làm cao mới được .. Cứ chờ đó nghen cưng ơi hì hì hì
Cái thói khoa bảng, háo danh nó đã ăn sâu vào máu dân ta từ cả ngàn năm nay rồi bác Salam. Đặc biệt là xã hội phong kiến ngày xưa, và xã hội... ngày nay. Cứ thử nhìn vào ban bệ, chức danh trong các cơ quan thì biết.
XóaTôi đang hình dung sáng nay có hai 9X hội kiến, trong thời gian hội nghị hai 9X sẽ bàn về những vấn đề quan trọng song phương, tình hình của mỗi bên, và sớm đi đến một thỏa hiệp dân sự... Hướng đến tương lai... Hahaha!
Hức hức. Bác H ơi! Chưa có gì hết. Đang chờ "ông nhạc" lên tiếng. Hì hì
XóaCon nói vậy thôi chứ "nhạc" Salam ơi. Có Bác H biết con. Con hay đõ thể loại sách khô khan, ngha nhạc của NS Phạm Duy. Con khẳng định 90% là con gái của "nhạc" Salam sẽ khác hoàn toàn với con. Nếu Nhạc có đồng ý thì chưa chắc con gái của nhạc sẽ đồng ý con. Con biết thân biết phận của mình nên con "nổ" cho vui thôi. Con chắc suốt đời chịu cảnh "hàng tồn kho" chờ thanh lý mất. :(((
Xóa"Khác" thì mới có thể "bổ túc" được cho nhau chứ anh bạn trẻ HT? Chưa "chiến" mà đã muốn "bại" rồi. Thảo nào cứ thấy đi nhà sách cũ lựa sách một mình, hì hì!
XóaHồi xưa Phú ông kén rể , bi giờ con cái đặt đâu cha mẹ ngồi đấy cấm được cãi hè hè hè
Trả lờiXóaBây giờ không đòi hỏi cao sang mà làm giề , chỉ cần Huy Trường mua được một căn nhà ở Sài Gòn là OK ngay , không cần Quận 1 hay quận 3 chỉ cần ở Bình Thạnh là được rồi , cho gần nhà . Đòi hỏi đơn sơ như dzậy có làm được không ? Rồi tính tiếp
Salam chỉ cần một người con rể biết nấu ăn , giặt giũ , lau nhà và rửa bát thì Huy Trường có đáp ứng được không ? Bác Hiệp thấy yêu cầu của Salam đơn giản như đan rổ phải không ? Dễ ẹt à
Đúng là "đơn giản" như "đang giởn" đó bác Salam. Không biết những yêu cầu quá sức dễ dàng này anh bạn trẻ HT có đáp ứng được không? :-)
XóaThưa Bố và bác Hịep. Yêu cầu đầu tiên thì con tự nhận thấy mình ở thời điểm này điều đó là khó, nếu không muốn nói là không thể. Con ở đất này một thân một mình, như một cây non đang cố gắng để vươn rễ. Con vẫn hy vọng đến năm 30t mình sẽ làm được như điều bố Salam ra điều kiện. Cũng là "mơ ước" đầu tiên khi con vừa bước chân xuống ga tàu.
XóaMấy chuyện "nam công gia chánh" kể trên với con lại là chuyện rất nhỏ. Hì hì. Con vẫn làm hằng ngày. Con muốn "khoe" chút con nấu ăn cũng khá lắm. Hì hì.
À quên, đấy là tôi không tính tới cái yêu cầu đầu tiên "không giởn" chút nào của bác Salam.
XóaHaha, anh bạn trẻ HT khá lắm, cứ thế mà thẳng tiến :-)))
Gặp bác đã nhiều lần bên nhà anh xã tui bàn chuyện đạo Phật, lại nghe Salam mai mối (í quên, giới thiệu), hôm ni tui mò sang nhà bác, đã đọc một số bài, thấy cần dừng ở đây một chút
Trả lờiXóaChức danh lớp trưởng vốn lâu nay cũng ai lắm rồi, được bạn bè gọi là "xếp". Ngoài chức danh đó thì còn có tổ trưởng, nhóm trưởng, bàn trưởng...mà có trưởng ắt phải có phó!
Tui có cháu học tiểu học về khoe:
- Con hôm nay cũng được làm cán bộ mẹ ạ.
- Thế à? Con làm chức gì?
Nó ưỡn ngực khoe:
- Bàn phó!
- Trời ạ, vậy trong bàn có mấy người?
- Hai! Bạn Tèo làm bàn trưởng, con làm bàn phó, cô giáo bảo thế.
Tui cười chảy nước mắt. Nó hỏi : "Mẹ vui thế cơ à?" Tui hỏi nó:
- Vậy trong lớp có ai không làm cán bộ nữa không?
Nó nghĩ một lúc, dường như để soát lại các khuôn mặt bạn bè rồi khẳng định:
- Cán bộ tất! Không có ai là dân đen cả!
Chao ôi, từ đứa trẻ con mà cũng sợ phải làm dân đen rồi, thế mới biết làm dân đen là một nỗi đau lòng!
(Nói thêm, ở trường PT hiện nay, oai nhất không phải là lớp trướng mà là cờ đỏ. Cờ đỏ giống như công an vậy, ghê lắm. Muốn lớp không bị lỗi thì cả cô chủ nhiệm và cả lớp đều phải "biết điều" với cờ đỏ.)
Trước hết có lời chào mừng bạn Nhật Thành Hồ ghé thăm tệ xá. Tôi cũng thấy bạn bên nhà bác Bu, hôm qua tình cờ bấm vào trang (Hương Ngàn) bên bác Bu, mới biết là blog của bạn. Thấy các bạn bàn nhiều về văn chương, cái này tôi khá dở nên chỉ xem rồi về. Cũng qua bác Bu biết bạn là nhà giáo.
XóaTôi không rành gì về mảng giáo dục, nên chỉ dám nói về chuyện chữ nghĩa (từ ngữ). Trong xã hội tôi chỉ thấy, khi giao quyền cho người lớn, mà người này thiếu hiểu biết (trí thức, tri thức) cũng đã là tai họa, phải chăng đất nước ta tụt hậu khá xa so với khu vực cũng là vì chuyện này? Có thể "ý định thì tốt" (tập cho trẻ tinh thần trách nhiệm), nhưng chuyện giáo dục lại không đúng cách, nên trẻ chưa có ý thức, lại được giao cho những tên gọi khá xa lạ với tuổi (cán sự lớp, cờ đỏ...) và cả quyền lực, nên dễ phát sinh ra những "hung thần" lớp như bạn nói bên trên, Bây giờ lại thêm chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch nữa (tên gọi ngang hàng về chữ nghĩa với Chủ tịch nước), trẻ sẽ ra sao đây?
Điều cuối tôi thấy đúng như bạn Salam nói, chưa bao giờ tôi thấy xã hội thích quyền lực, tên gọi, và cái vẻ bề ngoài như ngày nay.
Lần lựa mãi , hôm nay lão mới lò dò vô thăm nhà..."Ngôn ngử học " bá Hiệp được.
Trả lờiXóaMới đọc hai bài này nhưng lão đã thấy hay và muốn còm rùi. Trước đây lão có theo dõi còm bác ở nhà lão hòa thượng , thấy hay hay và sâu sắc quá.
Xin gõ mấy lời khen tặng và mở ngõ thông ra nhà bác từ hôm nay.
Chào Lão Tân, tôi cũng vẫn thấy bác bên nhà ông bạn Bulukhin, Đã là bạn của trang nhà Bulukhin, cũng coi như bạn của tôi vậy.
XóaRảnh bác cứ vào còm, vui là chính :-)))