Chúng ta thường hay nghe, hay đọc ở đâu đó từ "cóc biết", "cóc hiểu", để chỉ người nói không biết, không hiểu gì hết. Chữ "cóc" thường được hiểu với hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là "con cóc", nghĩa thứ nhì là "không", "chẳng". Từ này với nghĩa thứ nhì thường được dùng để nói chơi với người ngang hàng (bạn bè), hoặc người dưới mình. Những quyển từ điển tiếng Việt ngoài nghĩa "cóc" là "con cóc", còn có nghĩa khác:
1- Việt Nam Tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức ghi nhận:
1- Việt Nam Tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức ghi nhận:
- Cóc, Không, chẳng. Tiếng nói sỗ sàng: làm cóc gì được ai, cóc làm được. Từ điển cũng đưa thêm một câu câu tục ngữ: Cấy thưa thừa thóc, cấy mau thì cóc được ăn.
2- Từ điển Tiếng Việt, dùng thông dụng bây giờ của Viện Ngôn ngữ học, do Hoàng Phê chủ biên, cũng ghi nhận:
2- Từ điển Tiếng Việt, dùng thông dụng bây giờ của Viện Ngôn ngữ học, do Hoàng Phê chủ biên, cũng ghi nhận:
- Cóc. I. Từ biểu thị ý phủ định được được nhấn mạnh về điều dứt khoát cho là không bao giờ như thế: như chẳng (nhưng nghĩa mạnh hơn). Dọa thì dọa, cóc sợ. Cóc ai ưa. Cóc cần.
II. (thường dùng trước gì, đâu). Từ biểu thị ý nhấn mạnh thêm về sắc thái phủ định dứt khoát, cho là không bao giờ có như thế. Sợ cóc gì. Có thì giờ cóc đâu.
3- Tự điển Việt Nam của Lê Văn Đức (Lê Ngọc Trụ hiệu đính, NXB Khai Trí Saigon-1970), ngoài hai nghĩa là "con cóc", và "không, chẳng". Từ "cóc" còn có nghĩa thứ ba là "quắn rối, dây hoặc nhợ xe quá săn, khi buông ra tự nó quắn lại và rối nùi: Dây cóc cả; xe vừa vừa kẻo nó cóc.
3- Tự điển Việt Nam của Lê Văn Đức (Lê Ngọc Trụ hiệu đính, NXB Khai Trí Saigon-1970), ngoài hai nghĩa là "con cóc", và "không, chẳng". Từ "cóc" còn có nghĩa thứ ba là "quắn rối, dây hoặc nhợ xe quá săn, khi buông ra tự nó quắn lại và rối nùi: Dây cóc cả; xe vừa vừa kẻo nó cóc.
Qua một vài quyển từ điển tiếng Việt, ta thấy một trong những nghĩa bây giờ của từ "cóc" là dùng để chỉ sự phủ định. Tôi đã đọc được ở đâu đó mà không nhớ tên tác giả, đã viết về từ "cóc". Tác giả đã ví von từ "cóc" với nghĩa "không, chẳng" như trên với câu chuyện cổ tích Con cóc kiện trời. Đại khái tác giả viết con cóc không sợ gì ông trời, dám "lãnh đạo" loài vật lên kiện trời về việc nắng hạn, và thậm chí còn mưu lược đại náo thiên cung, khiến trời cũng còn thất kinh phải chịu thua, tôn cóc làm "cậu", bởi thế chữ "cóc" mới có nghĩa là "không", "cóc biết" có nghĩa là "không biết", "cóc sợ" có nghĩa là "không sợ"...
Nhưng thật ra chữ "cóc" là một từ cổ, ngày xưa ngoài nghĩa là "con cóc", lại có nghĩa khác hẳn. Đại Nam Quấc âm Tự vị của Huình Tịnh Của giải thích:
- Cóc. Con cóc, biết.
Chữ "cóc" ngoài nghĩa là "con cóc", còn có nghĩa là "biết".
Từ "Cóc" trong Đại Nam Quấc âm Tự vị.
Trong quyển Từ điển Từ cổ của tác giả Vương Lộc (NXB Đà Nẵng & Trung tâm Từ điển học-2002), còn giải thích rõ hơn:
- Cóc: (âm cổ của giác 覺 ) Biết. Tuồng ni cóc được bề hơn thiệt (Quốc Âm Thi Tập, bài 20). Chẳng cóc Trang Chu hóa điệp, hồm bướm thoát bay (Lê Thánh Tông - Thập giới cô hồn quốc ngữ văn)...
- Cóc biết: Hiểu biết rõ. Người Phan vả cóc biết hẳn thực nàng họ Vũ (Tân biên Truyền kỳ Mạn lục - Chuyện người con gái Nam Xương).
- Cóc hay: Hiểu biết, giác ngộ... Bàn cờ hiệu viết kì bình. Cóc hay sự thế dữ lành, được thua (Chỉ Nam Ngọc Âm giải nghĩa).
Qua xem xét, ta thấy từ "cóc" ngày xưa ngoài ý chỉ con cóc, còn có nghĩa là "biết", thì bây giờ có nghĩa là "không", "chẳng". Và "cóc biết", "cóc hay" dân gian ngày nay dùng với ý nghĩa "không biết", "không hay", thì ngày xưa lại có nghĩa "hiểu biết rõ", "hiểu biết, giác ngộ".
- Cóc biết: Hiểu biết rõ. Người Phan vả cóc biết hẳn thực nàng họ Vũ (Tân biên Truyền kỳ Mạn lục - Chuyện người con gái Nam Xương).
- Cóc hay: Hiểu biết, giác ngộ... Bàn cờ hiệu viết kì bình. Cóc hay sự thế dữ lành, được thua (Chỉ Nam Ngọc Âm giải nghĩa).
Qua xem xét, ta thấy từ "cóc" ngày xưa ngoài ý chỉ con cóc, còn có nghĩa là "biết", thì bây giờ có nghĩa là "không", "chẳng". Và "cóc biết", "cóc hay" dân gian ngày nay dùng với ý nghĩa "không biết", "không hay", thì ngày xưa lại có nghĩa "hiểu biết rõ", "hiểu biết, giác ngộ".
Cái này mới thực là hay bác à. Con đảm bảo sẽ lại "gây bão" ở đây. Nhất là với những người hài hước như bác Salam. :))).
Trả lờiXóaTừ cóc này theo con nghĩ, thực ra thì chỉ thịnh hành ở miền Nam. Chứ miền Bắc ít nói từ cóc. Chỉ có nghĩa con Cóc mà thôi. Hoặc là Nhảy Cóc, mà nhảy cóc thì cũng chỉ con cóc. Còn nghĩa phủ định điều gì đó ở Bắc "KHÔNG" dùng tới. Trước tụi con nít tụi con hay nói cóc khô, cóc cần nhưng chỉ là xem phim của người Nam đóng mà học theo. Nhưng không nói thường xuyê. Hết phim là cũng thôi không nói tới. Chỉ dùng từ "đếch" thôi. Hì hì.
Chẳng hay ở miền Trung nơi bác Salam và bác Bu có dùng tới không ạ. Mong chờ ý kiến hai bác. :)
Từ "đếch" này theo Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức giải thích (nguyên văn): Một phần trong âm hộ; Không (tiếng nói tục).
XóaKhông biết ở miền Trung của bác Bu bác Salam có thông dụng chữ "cóc" với nghĩa là "không, chẳng"?
Bão mô mà bão Huy Trường ơi !
XóaSalam vào nhà bác Hiệp chỉ mong khuấy động không khí trong nhà này vui lên thôi , chỉ mong làm " Sóng " trong một chén trà mà thôi . Trường ơi ! Viết bài mới đê .. Để khỏi quên chữ .. Salam sẽ PR cho nghen .. 10% thui .. OK nghen
Sinh ngữ chuyển vần bác nhỉ. Điều tra của bác thật công phu
Trả lờiXóa"Có thành không, không thành có", cứ như triết lý của Phật giáo ấy :-)
XóaCó điều lạ
Trả lờiXóaDân chơi số đề bảo nhau, đêm mơ thấy con cóc thì chọn số 04 sẽ thắng to.
hihi
Có lần tôi nghe thấy mấy bà bán hàng trong xóm nói với nhau, hôm qua đi cái đám ma ông cụ kia 83 tuổi mà không nhớ đánh, chiều ra ngay số 83. Hết biết!
XóaỞ 2 bài ý nghĩa của từ ngữ, CT nhận thấy sự phát triển nghĩa của từ theo hướng: danh từ/ tính từ;đối tượng(đặc điểm)/đặc điểm. Khi có sự phân tích của bác và các bloger khác, CT thấy hướng này rất rõ ràng và dễ nhìn ra logic. Nhưng còn trường hợp từ "cóc" với nghĩa là không, chẳng và nghĩa là "biết", CT không nhìn ra được logic của sự phái sinh. Bác Hiệp có ý kiến gì không? Hay đấy là anh em sinh đôi ạ? Hì
Trả lờiXóaTôi nghĩ đây chỉ là trường hợp đặc biệt sự biến đổi của từ ngữ thôi. Ngay cả chữ "cóc biết" chỉ là từ sau này nói để biểu thị "không biết", chứ không phải là từ kép mỗi từ có ý nghĩa giống nhau, như "ma quỷ", nghiêng ngả"...
XóaNhưng CT vẫn không thấy mối quan hệ giữa "không" (cóc) với "biết"(cóc) có gì đặc biệt hơn các trường hợp khác. Giả như "không" với "nghe" chẳng hạn:(
XóaMối quan hệ "đặc biệt" tôi muốn nói là ở ý nghĩa từ ngữ. Ban đầu "cóc" là "biết" (khẳng định), sau chuyển thành "không, chẳng" (phủ định), trái nghĩa hẳn.
XóaCóc đây ! Cóc đây ! Cóc vàng làm chà bông đây . Ai mua cóc vàng làm chà bông đê
Trả lờiXóa- có cái này lạ nè các Bác
Mụn cóc mà không phải Con Cóc
Chợ Cóc mà không bán Cóc
Bến xe Cóc mà không chở Cóc
Mày làm như Cóc nhảy mà không phải con Cóc nhảy
Cóc Cóc Cóc mà không phải Cóc kêu. ( gõ hủ tiếu )
Và ai mua Cóc vàng làm chà bông đây .. Thì đúng là Cóc. He he he
- Mụn cóc có lẽ để chỉ cái mụn tương tự ở da con cóc.
Xóa- Chợ cóc, bến xe cóc để chỉ loại chợ, bến xe không cố định, như con cóc ít thấy chịu ngồi đâu lâu một chỗ.
- Nhảy cóc là nhảy kiểu... như con cóc.
Còn cóc vàng chà bông của mấy ông đi bán dạo không biết làm ra sao? Có ai dám mua không?
Cóc đây ! Cóc đây ! Không phải Cóc vàng làm chà bông mô , mà là thơ Con Cóc
Trả lờiXóaCon cóc trong hang
Con Các nhảy ra
Con Cóc nhảy ra
Con Cóc ngồi đó
Con Cóc ngồi đó
Con Cóc nhảy đi
( ST )
Đã có thơ con Cóc thì sẽ phải có thơ của em nó là con Ếch
Con Ếch trong hang
Con Ếch phóng ra
Con Ếch phóng ra
Con Ếch ngồi đó
Con Ếch ngồi đó
Con Ếch không đi
Con Ếch không đi
Con Ếch ngồi lì
Con Ếch ngồi lì
Con Ếch lẽo mép
Ếch kêu ọp ẹp
Ếch thích thật thà
Ếch ghét gian tà
Ếch ghét thối tha
Ếch ghét điêu ngoa
Ếch ghét dửng dưng
Ếch ở trong bưng
Ếch thích luật rừng
Ếch muốn lấy lòng
Ếch nhảy tưng tưng
Con Ếch trong bưng
Con Ếch nhảy ra
Con Ếch nhảy ra
Con Ếch tà tà
Con Ếch trong nhà
Con Ếch bò ra
Con Ếch bò ra
Con Ếch ngồi đó
Con Ếch ngồi đó
Con Ếch chẳng đi
Bộ ngu sao đi
Ếch cứ ở lỳ
Mau đánh tù tỳ
Tên gì là ... Ếch ?
( ST )
Cám ơn bác Salam đã cho thêm mấy bài vè cóc, ếch.
XóaChuyện "Cóc biết: Hiểu biết rõ" này thiệt lạ! Càng ngày bác NHP càng đi sâu vào những từ đời thường, đơn giản mà thú vị, thú hơn nữa là đọc các cmt trong đó có anh Bu và bạn Salam, chỉ tiếc là tìm cách vào blog bạn Salam mấy lần đều không được! Hihi.
Trả lờiXóaCó thời giờ ngồi đọc sách thấy nhiều điều hay, lạ bác HN.
XóaHình như ông bạn Salam không viết gì?
Có bao giờ bác NHP nghe cụm từ "con cóc khô" chưa? Hình như có vài vùng ở miền Trung người ta dùng để ám chỉ một việc làm không thành công. Ví dụ, chồng qua hàng xóm mượn tiền, về, vợ hỏi "Được gì không ông?" chồng trả lời: "Không đước cái/ con cóc khô gì hết!" (Con cóc khô nói ở đây như con khỉ mốc). Hihi.
Trả lờiXóaCó nghe cụm từ "cóc khô", "con cóc khô" rồi, thuở nhỏ hay nghe. Cụm từ này nhấn mạnh cái không (biết, được...) như khi nói "chẳng biết cóc khô (hay khỉ mốc) gì cả", hoặc "chẳng biết con cóc khô (khỉ mốc) gì cả", hoặc chẳng được cóc khô gì cả". Đúng đó bác HN, nghĩa như "khỉ mốc"
XóaĐiều gì cũng theo luật tương đối mà bác! Thời gian đôi khi làm biến đổi cái có thành không cái không thành có, và con người chịu hay không cũng phải thay đổi theo, cho dễ sống, để ko thành kẻ khác người. Nghĩ rộng ra một chút và lý sự còm đôi chút với từ "cóc"!
Trả lờiXóaCó thành không, không thành có, rồi lại thành không... Hì hì! Cuộc sống nó thế đó phải không cô Giáo? Hiểu được điều này dễ sống :-)
XóaVậy bức tranh "Thầy Đồ Cóc" của làng Đông Hồ, nghe chừng cũng hữu lý chứ không phải ngẫu nhiên. Thầy Đồ, tất nhiên, liên qua đến sự Hiểu Biết rồi.
Trả lờiXóaAha, có bức tranh dân gian "Thầy đồ cóc" hả cụ Nô, đúng cóc là biết rồi.
Xóa