Ảnh Internet.
Bắt đầu một năm mới theo Dương lịch, xin giới thiệu mười hai vị thần theo thần thoại Hy Lạp, được coi là những vị thần bảo trợ cho bổn mạng 12 tháng trong năm của con người:
- Hera: nữ thần bảo hộ cho cung Bảo Bình (sinh từ 20-1 đến 19-2). Hera được coi là nữ thần của hôn nhân, bảo hộ cho cuộc sống gia đình. Theo thần thoại Hy Lạp thì nữ thần Hera là con gái của thần Cronos (Cronos là vị thần em út trong số các vị thần khổng lồ Titan). Hera là chị nhưng lấy em trai của mình là thần Zeus (Jupiter) là vị thần chúa tể thế giới. Trong thần thoại Hy Lạp, Hera được mô tả như một người vợ hay ghen và rất hung bạo, sẵn sàng nổi đóa với những hành vi phản bội của chồng. Có lẽ vì tính tình này mà nữ thần được chọn làm thần bảo hộ cho hôn nhân chăng?
- Poseidon (Neptune): nam thần bảo hộ cho cung Song Ngư (sinh từ 20-2 đến 20-3), là vị thần thống trị biển cả trong thần thoại La Mã, đây là vị thần uy nghi, dũng mãnh, thường ngồi trên chiếc xe do những con bạch mã kéo chạy trên mặt biển mênh mông, nếu biển cả yên lặng thì mọi vật bình yên, trái lại nếu biển động có sóng gió sẽ phá hoại tất cả.
- Athena: nữ thần bảo hộ cho cung Dương Cưu (sinh từ 21-3 đến 19-4). Athena là con gái của thần Zeus với nữ thần Metis, biểu tượng của thông thái, bảo trợ của nghệ thuật tạo hình, nông nghiệp, văn học, các nghề thủ công mỹ nghệ.
- Aphrodite (Venus): nữ thần bảo hộ cho cung Kim Ngưu (20-4 đến 20-5), là nữ thần của sắc đẹp, sự quyến rũ và ái tình. Được đồng nhất với nữ thần Venus trong thần thoại La Mã, người La Mã coi là vị thần bảo trợ cho thành Roma.
- Apollo: nam thần bảo trợ cho cung Song Nam (sinh từ 21-5 đến 21-6), là vị thần của âm nhạc, thi ca và nghệ thuật tạo hình, thần còn có tài tiên tri và chữa bệnh. Apollo cũng được coi là thần ánh sáng, bảo hộ cho khách du hành, các thành phố và công trình xây dựng.
- Hermes: nam thần bảo trợ cho cung Bắc Giải (sinh từ 22-6 đến 22-7), là vị thần bảo trợ cho những người buôn bán và lữ khách. cũng còn được coi là vị thần bảo trợ cho phường... ăn cắp, vì ngay từ lúc mới sinh thần Hermes đã có biệt tài ăn cắp, lúc mới sinh ra Hermes đã chạy đến xứ Thexalia ăn cắp đàn bò do anh trai mình là thần Zeus chăn dắt (thần này không thua gì Đạo Chích ở phương Đông).
- Zeus (Jupiter): nam thần bảo trợ cho cung Hải Sư (sinh từ 23-7 đến 22-8), được đồng nhất với thần Jupiter trong thần thoại La Mã, là vị thần tối cao, có uy lực lớn nhất trong số các vị thần núi Olympus. Thần Zeus là thần ánh sáng, điều hành công lý trong thế giới của các vị thần và loài người, cai quản số phận của muôn loài.
- Demeter: nữ thần bảo trợ cho cung Xử Nữ (sinh từ 23-8 đến 22-9), là vị thần bảo trợ nông nghiệp, theo truyền thuyết nữ thần đã dạy cho con người về canh tác, trồng trọt.
- Hephaestus: nam thần bảo trợ cho cung Thiên Xứng (sinh từ 23-9 đến 22-10), là con trai của thần Zeus và nữ thần Hera, được coi là Thần Lửa với hình ảnh là vị thần què chân. Có tài rèn kim loại ra đủ mọi đồ vật tinh xảo, là vị thần bảo trợ của nghề rèn, luyện kim...
- Ares: nam thần bảo trợ cho cung Hổ Cáp (sinh từ 23-10 đến 21-11), là vị thần chiến tranh trong thần thoại Hy Lạp, với biểu trưng đầu đội chiếc mũ và mặc áo giáp. Thần Ares có bản tính nóng nảy, hiếu chiến, tàn bạo, nhưng theo nhiều truyền thuyết thì trong chiến tranh thần thường là kẻ chiến bại. Thuộc mười hai vị thần quan trọng trên núi Olympus. Biểu tượng của thần Ares là sự hủy diệt.
- Artemis (Diana): nữ thần bảo trợ cho cung Nhân Mã (sinh từ 22-11 đến 21-12), là nữ thần săn bắn trong thần thoại Hy Lạp, được đồng nhất với nữ thần Diana trong thần thoại La Mã. Thần Artemis là một vị thần... không có giới tính, lãnh cảm với tình yêu, nhưng lại được xem là vị thần bảo trợ cho trẻ sơ sinh, phụ nữ sinh nở, hạnh phúc gia đình, nông nghiệp, thú vật.
- Hestia: nữ thần bảo trợ cho cung Nam Dương (sinh từ 22-12 đến 19-1), không bao giờ rời núi Olympus, nên được coi là nữ thần Nội Trợ, bảo hộ cho ngọn lửa Vĩnh hằng. Biểu tượng của thần là bếp lửa, ánh sáng thiên nhiên. Nữ thần Hestia cũng là nữ thần của đạo đức, sự tôn trọng, tốt bụng và thiện chí.
Tham khảo:
- Từ điển Thần thoại Hy Lạp - La Mã, PGS. TS. Nguyễn Văn Dân, NXB Từ điển Bách khoa-2007.
Athena là con gái của thần Zeus với nữ thần Metis,
Trả lờiXóaVậy Althena là con ngoài giá thú của thần Zeus rồi, vụ này chắc bị bà chị Hera ghen tời bời đây
Hoạn Thư của Nguyễn Du cũng xứng đáng là thần ghen tuông lắm chứ.
Coi thần thoại Hy Lạp - La Mã mới thấy thần thánh khi xưa lung tung cả, loạn luân, tàn ác, gian manh... Con người ngày nay phải tôn làm... sư phụ, cũng giống như những câu chuyện đọc trong Kinh thánh vậy.
XóaHoạn thư của ta xứng đáng được thờ làm bà Tổ của ghen tuông, hihi!
Hehe cái thời văn hóa Hy La cổ chưa có khái niệm về luật hôn nhân gia đình, cho nên mới có vụ chị gái lấy em trai làm chồng...Đánh giá về thời đại này các học giả vẫn cho là vĩ đại của nhân loại. Nó gây cảm hứng cho bao nhiêu tác phẩm tuyệt vời trong thơ ca, âm nhạc, hội họa...
Trả lờiXóa..
Đúng là thời vĩ đại của nhân loại, nó nguyên sơ, hồn nhiên, cả về mặt giới tính, thời đó đã nói về loại thần "không có giới tính", không có giới tính chứ không phải ái nam ái nữ, hay thật.
XóaNữ thần sắc đẹp Venus lại là vợ của thần chiến tranh Marx . Hai người con của họ sau này lập ra thành Roma . Có lẽ vì vậy mà Venus là vị thần bảo trợ cho Roma ?
Trả lờiXóaSắc đẹp và chiến tranh hình như ngày xưa gắn liền với nhau từ Đông sang Tây.
XóaHai người con của Venus lập ra thành Roma thì người La Mã coi Venus là vị thần bảo trợ cho Roma là phải rồi, vậy chắc dân Ý rất đa tình :-)
Vậy mà đời sau lại hay thần thánh hóa những người vốn dĩ bình thường, biến họ thành toàn thiện, toàn mỹ...
Trả lờiXóaHì hì, người đời như thế, ở đâu cũng vậy. Tôi đang đọc lại những sách viết về Tín ngưỡng, Hội hè năm xưa của nhà văn Toan Ánh. Ở miền Bắc ngày xưa rất nhiều nơi thờ Thành Hoàng là những người khi sống tương truyền là xấu (dâm thần, ác thần)... Có lẽ họ không thích mà thờ cái xấu, mà sợ rồi thờ thì đúng hơn...
XóaThêm một điều nữa, từ đông sang tây (Trung Hoa, Tây phương...), sách vở chép thần thánh đều lung tung cả, hình như thần thánh chỉ là mặt khác của con người...