Mặt tiền tòa nhà Bưu điện trung tâm TP. HCM đang được sơn phết lại.
Ảnh báo Thanh Niên Online.
Ảnh báo Thanh Niên Online.
Bưu điện Saigon thời cách nay vài chục năm. Ảnh Internet.
Bưu điện trung tâm TP. HCM là một trong những kiến trúc xưa ở Saigon, tòa nhà được xây dựng theo kiến trúc Tây phương bởi kiến trúc sư người Pháp Villedieu, được khởi công xây dựng từ năm 1886, và hoàn thành vào năm 1891. Nếu tính theo năm khởi công xây dựng đến nay thì tòa nhà Bưu điện đã có 129 năm tuổi. Cũng như những kiến trúc xưa khác ở Saigon như Ủy ban Nhân dân thành phố*, hay Tòa án Nhân dân thành phố**, đây là một trong những tòa nhà được xây dựng từ thời người Pháp còn cai trị đất Nam kỳ, theo kiến trúc đặc trưng của Tây phương.
Hôm qua có việc đi ngang qua tòa nhà Bưu điện thì... hỡi ôi, tòa nhà đã khoác lên một "bộ cánh" màu vàng chói, một màu vàng chói chang khá kỳ dị (thú thật làm tôi nhớ ngay đến màu sơn của những ngôi chùa Khmer ở Sóc Trăng mà năm ngoái tôi đã có dịp ghé thăm). Tôi cũng đọc được trên báo Thanh Niên Online (5-1-2015) nói về việc trùng tu sơn phết này, nhiều du khách ngoại quốc lẫn người dân bản địa đều thấy ngỡ ngàng với màu sơn mới của tòa nhà Bưu điện. Báo cũng đưa ý kiến của người có trách nhiệm tại Bưu điện, vị này nói "đây là màu gốc của tòa nhà", đã được Công ty sơn Kova đưa máy móc vào giám định màu gốc của tòa nhà, và thợ đã cạo lớp vôi cũ của tòa nhà để tìm ra màu gốc nguyên bản. Vị này khẳng định "Màu sơn mới hơi sáng nhưng sau khi tiếp xúc ánh sáng, mưa gió màu sẽ dịu đi. Lúc đó nhìn sẽ không vàng chóe như bây giờ đâu...".
Còn ý kiến của các nhà chuyên môn như ý kiến của Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP. HCM: "Hồi xưa, khuynh hướng màu sắc của người Pháp đối với các tòa nhà cổ, là màu sơn hơi vàng nhưng không quá đậm...". Ý kiến của một KTS giảng viên của trường đại học Kiến trúc TP. HCM: "Màu sơn mới đã làm bưu điện trung tâm mất đi vẻ cổ kính vốn dĩ của tòa nhà. Nó quá chói, không phù hợp với màu của các tòa nhà xung quanh, nhất là nhà thờ Đức Bà cạnh đó... Còn việc vị đại diện bưu điện nói màu sơn mới qua thời gian mưa gió sẽ dịu đi chỉ là cách biện minh thôi".
Có lẽ việc sơn phết lại những công trình kiến trúc xưa như tòa nhà Bưu điện thành phố, hoặc một vài ngôi nhà thờ có từ thời Pháp trong thời gian gần đây, tôi thấy khá chói mắt (nếu không muốn nói là lòe loẹt), rõ ràng là không thích hợp về mặt thẩm mỹ. Từ thuở còn nhỏ cách nay hơn nửa thế kỷ, tôi đã thấy những tòa nhà xưa ở Saigon được quét vôi màu vàng, hồi đó quét vôi chứ không sơn nước bằng loại "sơn đâu cũng đẹp" như bây giờ, nhưng rõ ràng là không "rợ" như màu của tòa nhà Bưu điện thành phố mới đây. Không hiểu sao cái "gu" thẩm mỹ của một số người có thẩm quyền chọn màu trong việc sơn phết lại những công trình kiến trúc xưa ở Saigon nó lại như thế?
Ghi chú:
* Ủy ban Nhân dân thành phố: được khởi công xây dựng từ năm 1898 bởi đồ án của kiến trúc sư Gardès, phần trang trí tòa nhà thoạt đầu được dự định làm theo bản thiết kế của họa sĩ Ruffier, nhưng sau được giao cho họa sĩ Bonnet. Đến năm 1909 tòa nhà được khánh thành. Thời Pháp gọi là dinh Xã Tây, dinh Đốc Lý, là trụ sở làm việc của Hội đồng thành phố. Sau tòa nhà được gọi là Tòa thị sảnh. Từ năm 1954 đến năm 1975 dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tòa nhà được gọi là Tòa Đô chính Sài Gòn.
** Tòa án Nhân dân thành phố: được khởi công xây dựng và hoàn thành trong những năm 1881-1885, bởi đồ án thiết kế của kiến trúc sư Bourard là người đã thiết kế Nhà thờ Đức Bà Saigon, và do chính Giám đốc Sở Công thự là kiến trúc sư Foulhoux trông coi việc xây cất.
(Theo Từ điển Thành Phố Sài Gòn - Hồ Chí Minh, nhiều tác giả, NXB Trẻ -2001).
Chưa thấy bên ngoài , chỉ nhìn trên hình , thấy bác dùng từ "rợ" cũng ... hay !
Trả lờiXóaKhông hiểu sao bây giờ người ta lại khoái xài những màu chói kiểu này để sơn phết. Những màu lòe loẹt kiểu này xưa chỉ thấy nơi "điện" thờ của mấy bà... đồng cốt :-(((
XóaHaha , bác lại đề cập tới đồng bóng , cũng ... hay !
XóaHichic, huhu, haha! màu đặc trưng của các ông bà đồng đó... :-)))
XóaNhân tiện tán dóc sơ qua về chuyện đồng cốt, các ông bà đồng "giáng" được là do những yếu tố chính: - Màu sắc, nơi điện thờ thường sơn các màu chói như đỏ, vàng (đỏ chóe, vàng khè...). - Ánh sáng (vài ba ngọn đèn đỏ âm u, khói nhang huyền ảo...). - Âm thanh (tiếng nhạc bát âm, tiếng ca của cung văn...). Cộng thêm những yếu tố không thể thiếu khác, như không gian âm u của đền, điện... Sự thành kính, tin tưởng của "con nhang đệ tử". Đây là những yếu tố có ảnh hưởng rất mạnh vào tinh thần, tâm lý của con người, nó tạo nên cái gọi là "tự kỷ ám thị" để "đồng nhập... Thiếu một vài những yếu tố này thì thấn thánh không thể "giáng" được. Hì hì!
Xóabác làm cháu nghĩ đến chuyện làm một vòng Saigon để chụp lại các tòa nhà có kiến trúc xưa cũ, kẻo lại không kịp với người ta :)
Trả lờiXóaVậy thì Bố susu phải xách máy hình đi một vòng Saigon liền :-)))
Trả lờiXóaCuối tuần này gọi cho Giáo đi cafe nhe bác Phạm! Số đt nè, 01246669449. Mà bác phải cho Giáo chọn quán để đi cho gần nhe!
Trả lờiXóaHí hí, có nhắn cho Giáo ở Email. Giang hồ từ năm ngoái năm nay mới về Sè Goòng.
XóaĐọc bài của bác mấy bữa nay rồi mà hôm nay con mới "còm" được. Hihi. Theo con nghĩ thì, các "bác" trên Sở, trên Bộ toàn là các vị Thạc sỹ, tiến sỹ. Lại được sự tham vấn của các chuyên gia, giáo sư đầu ngành với "tinh thần và trách nhiệm ở mức cao nhất", vậy nên con thấy "tin tưởng" các bác "ở trển" lắm lắm. :-(((
Trả lờiXóaĐến ông chủ đầu tư còn hùng hồn nói: "“Màu sắc xấu hay đẹp là do con mắt thẩm mỹ của mỗi người, hơn nữa người dân đã quen với màu hồng cũ của bưu điện, cái gì người ta quen thì người ta thấy đẹp. Màu sơn mới ban đầu là như vậy, nhưng sau một thời gian trả về màu tự nhiên thì sẽ hài hòa. Màu của Phủ chủ tịch hiện cũng giống như vậy” thì con nghĩ là họ làm đúng.
Mình là dân thì chỉ nên và biết nghe thôi bác. "Sự đã lỡ rồi" mà.
Hì hì, các bác "ở trển" mà đụng vào cái gì là "đổ bể" cái đó, di tích thì tan tành, công trình mới xây chưa được "sáu tháng" đã... sáng tháo, nói chung từ cái kỹ, cho đến cái mỹ thuật đều... đi đời nhà ma. :-(((
XóaỐi mấy ông chủ đầu tư này chỉ giỏi chống chế và giỏi... nhậu, hì hì!
Dạ. Đúng rồi đó bác. Mục đích của họ làm sao để nhanh "được" bảo dưỡng, sửa chữa mà có tiền đi uống cafe. Hihi
Trả lờiXóaVậy thì mình cũng phải kiếm cái gì nhanh bảo dưỡng để cà phê chớ :-))
XóaỒ. Tưởng cái chi chứ cái này con thiết kế nhanh lắm. Bác sắp xếp lịch đi. Kỳ này con lại rảnh rồi. Buổi chiều nào cũng được hết. Hiho. "Công trình" này con thích.
Trả lờiXóaCông trình này có lý, để coi lại lịch :-)))
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa