Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Viết ngắn cuối tuần.



Mấy hôm trước buổi tối xem trên truyền hình trong chương trình thi chọn người mẫu thời trang, có một nữ thí sinh đã làm cho những người xem khá sốc. Sau phần biểu diễn thí sinh này đã được Ban giám khảo chọn tiếp vào vòng trong, nghe xong chẳng nói chẳng rằng cô ta quay gót đi ngay vào hậu trường. Lập tức vị giám khảo (nam) người ngoại quốc gọi cô ấy quay lại, tuyên bố loại cô ấy, với lý do đại ý là một người mẫu cũng phải có văn hoá, ít nhất sau khi nghe được chọn vào tiếp thì cô ấy phải nói lời cám ơn, và chào Ban giám khảo trước khi quay trở vào.

Có lẽ đây chỉ là một trường hợp cá biệt, nhưng nó cũng nói lên một điều mà bấy lâu nay thường được hay nhắc đến, cả trên những phương tiện truyền thông, là nhiều người Việt bây giờ ít biết nói cám ơn, xin lỗi, không biết tôn trọng cái chung nơi công cộng, chẳng hạn như phóng uế, xả rác bừa bãi, ăn nói ồn ào, không biết xếp hàng, sẵn sàng chen ngang trước mặt người khác ở nơi tính tiền siêu thị, ở trạm đổ xăng hay bãi giữ xe, dừng xe ngoài đường bất chấp luật lệ, tệ hơn nữa là chỉ một va chạm nhỏ trên đường phố là lao vào đánh nhau chí tử... Cô em của tôi ở bên Úc, một lần về chơi nói, đến những nơi công cộng chẳng hạn sân bay, chỗ nào ồn ào, lộn xộn nhất y như rằng chỗ ấy toàn người Việt...

Thỉnh thoảng tôi cũng có xem những chương trình thi nhảy múa, hát hò trên truyền hình bây giờ, tôi thấy những đứa trẻ con thi hát dễ thương và lễ phép hơn một số những chương trình của người lớn, chúng luôn biết cúi đầu và nói "Con cám ơn cô, con cám ơn chú..." sau khi nhận được những lời nhận xét của Ban giám khảo. Xin lỗi và cám ơn, hay nở một nụ cười ngay cả với những người không quen tình cờ đi ngược chiều trên hè phố hoặc ngồi đối diện trong quán ăn, là một thói quen của người Âu Mỹ, những điều này coi vậy mà có những tác động rất lớn, nó làm cho chúng ta cảm thấy dễ chịu khi từ nhà bước ra tiếp xúc với xã hội, cuộc sống bớt căng thẳng và đáng sống hơn...

Trở lại chuyện cô gái đi thi làm người mẫu bên trên, có thể là do một thoáng sơ ý của cô (vì mừng rỡ khi được chọn đi tiếp nên quên cả cám ơn và chào chăng?) Và đấy sẽ là một kinh nghiệm sống của cô, như sau đó cô có biện bạch. Tôi cũng không trách gì cô gái còn trẻ ấy, nhưng cái cảm giác xấu hổ nó cứ ám ảnh tôi, khi mà một người ngoại quốc "chỉnh" người mình về lễ phép, ngay trên kênh truyền hình quốc gia của mình...




21 nhận xét :

  1. Cái này là bệnh chung của cả một thế hệ bác ơi. Môn Đạo Đức và Giáo dục công dân dạy trong trường học ko phát huu tác dụng. Hình như là người Việc có văn hoá KHÔNG nói cảm ơn với xin lỗi. Giờ báo chí (các cơ quan ngôn luận) dường như chỉ để ý các người mẫu hở mà thôi bác à.
    Chuyện bác viết ở đây với họ là bình thường. Họ cởi đồ, phát ngôn gây sốc thì họ mới "chuyên tâm" khai thác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy là căn bệnh trầm kha của cả xã hội rồi bạn Huy Trường!

      Xóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. há há
    cháu mới đọc thấy cái tít này bên mấy tờ báo mạng thì đã thấy bình luận bên nhá bác rồi.
    còn người Việt mình nói cám ơn còn nhiều hơn chứ chịu xin lỗi chắc là của hiếm bây giờ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng đó Bố susu, hôm nọ đi đường đến đèn đỏ dừng lại, có cậu đi sau cán vào chân tôi la oái rụt chân lại, cậu ta thản nhiên nhìn rồi quay mặt đi, thế đấy!

      Xóa
  4. Một người làm xấu hổ cho cả quốc gia
    Loại cô ây đi là phải
    Hoan hô ông giám khảo ngoại quốc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là xấu hổ cho cả quốc gia đó bác Bu, khi một người ngoại quốc nhận xét về người mình như thế!

      Xóa
  5. Hic, người ta nói hễ cứ thấy đám đầu đen da vàng ồn ào nơi công cộng thì hỏng phải Tàu cộng cũng là Việt cộng. Hai anh em nhà nẫu giống nhau y chang!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Anh em ta cùng mẹ cha..." (đúng ra là cùng... một lò), hichic!

      Xóa
  6. Nghe qua thật buồn và xấu hổ cho cả dân tộc mình quá đi thôi ! Em nghĩ chắc cũng tùy vào cách giáo dục của mỗi gia đình mà thôi anh Hiệp ơi ! Ở các nước phương Tây họ lịch sự lắm mở miệng ra là chào hỏi , cám ơn và chúc tốt trong ngày dù không quen biết ở nơi công cộng , cửa hàng , công sở ....Về trẻ con bên đây ( nước Pháp thôi nhé ) bởi lẽ em đã từng giảng dạy ở bên đây và tiếp cận với người dân bản xứ ( Chỗ em ở em là người nước ngoài độc nhất ! ) thì em không dám nói là 100% đều tốt cả vì cũng tùy gia đình mà thôi . Nhưng thật ra cứ nhìn con cái thì sẽ hiểu cha mẹ như thế nào đó cơ ! Về cô người mẫu này em nghĩ chắc cô ấy quá mừng nên quên mất cái lịch sự tối thiểu mà các ứng cử viên bắt buộc đều phải có ! Thật buồn nhưng cũng là một kinh nghiệm quý báu cho bản thân cô ấy nói riêng và cho cả dân tộc mình nói chung ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là cũng có tuỳ vào giáo dục của từng gia đình, hoặc cao hơn nữa là tại... trời (Cha mẹ sinh con trời sinh tính). Nhưng ở VN qua những bài viết trên báo thì việc như thế này đã trở thành hiện tượng xã hội rồi đó NangTuyet. Không khó để người ta nhìn ra nguyên nhân của nó, nhưng rồi xã hội cứ trượt dài theo con đường ngày một xấu hơn, trên rất nhiều chuyện khác nữa chứ không chỉ mấy chuyện lễ phép này... Vậy đó!

      Xóa
  7. Lâu quá, vào thăm bác NHP và chúc sức khỏe. Trách gì cô bé thí sinh này cho tội nghiệp. Đó là hệ quả tất yếu của một "nền giáo dục ưu việt" thôi bác à!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bác Hồng Ngọc, lâu mới thấy bác xuất hiện vậy là bác vẫn khỏe là vui rồi. Chẳng trách cô gái này bác ạ,, đúng là một nền giáo dục thế này thì sẽ cho ra những sản phẩm như thế. Rảnh bá viế gì cho bà con đọc chơi.

      Xóa
  8. Nhớ năm học sau 75, M cứ ngơ ngác khi học giảng văn, phải phân tích câu nói bất hủ : " Đánh còn cái lai quần cũng đánh " . Con trẻ học văn theo kiểu ... hừng hực khí thế như vậy , thì làm sao cư xử kiểu một tiếng cảm ơn , hai tiếng xin lỗi như bác H nói hở bác ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bởi chỉ còn cái lai quần cũng đánh nên tụi Mẽo mới sợ chạy mất dép, hí hí. Không biết các vị có trách nhiệm về giáo dục ở nước ta có cảm thấy xấu hổ không khi một người ngoại quốc bắt bẻ như thế? Hay các vị ấy chỉ chú ý đến những đế án nghìn tỉ đổi mới giáo dục?
      Một đất nước đi xuống toàn diện, hù hù!

      Xóa
    2. Hai cái laptop làm reo hết trơn cho nên phải vào blog bằng cái Galaxy tab, khônh quen gõ tới gõ lui, hihi!

      Xóa
    3. em nghe giang hồ đồn cái sự tích của câu " Đánh còn cái lai quần cũng đánh " là đánh bài thua cho đến còn lại cái lai quần cũng đánh luôn áh chị :)
      túm lợi đánh cái gì thì chưa biết chắc chị ơi :)
      hí hí, giang hồ đồn đó chị

      Xóa
  9. Hình như thời bây giờ, cái phần lễ nghĩa trong giới trẻ hơi bị coi nhẹ bác Phạm ui! hic...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái "lễ nghĩa" nghe hơi lớn, đơn giản là cách ứng xử, giao tiếp bình thường thôi nhiều người trẻ bây giờ cũng không có đó cô Giáo, hichic!

      Xóa

:) :( :)) :(( =))