Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Mua sách.


Bìa quyển sách Nhà văn như Thị Nở. Ảnh Internet.

Hôm nọ đọc trên mạng thấy mới phát hành quyển sách phê bình văn học "Nhà văn như Thị Nở" của Phạm Xuân Nguyên, quyển sách đầu tay của ông viết về chân dung 51 văn nghệ sỹ, trí thức nổi bật của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX tới nay. Thấy giới thiệu đây là quyển sách đầu tay của Phạm Xuân Nguyên, tuy hình ảnh của ông đầu tóc đã bạc trắng. Tôi không chú ý gì mấy đến chức vụ Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội mà ông đang giữ, nhưng có chú ý đến chữ dùng khá ấn tượng của ông nhân chuyện "vụ án Nhã Thuyên" vừa qua mà tôi đã đọc được trên mạng, chữ của ông là "Phê bình chỉ điểm".

Tôi ghé mấy nhà sách lớn như nhà sách Fahasha, Nguyễn Văn Cừ... mà trước đây người dân hay gọi là nhà sách quốc doanh, nhưng chẳng thấy nơi nào bày bán. Tôi có hỏi mấy cô bán hàng, có cô hỏi lại tôi tên tựa sách, tác giả đến mấy lần rồi nói "cháu chưa bao giờ nghe nói đến tên sách Nhà văn như Thị Nở và tác giả Phạm Xuân Nguyên bao giờ cả". Ghé nhà sách quốc doanh lớn không có, tôi thử đến những nhà sách tư nhân nhỏ hơn, cũng chẳng ai biết sách và tên tác giả, duy có một cô bán sách khẳng định chắc nịch với tôi, sách này bị cấm rồi.

Bán tín bán nghi tôi thử tra trên mạng, thấy nhiều nơi giới thiệu về quyển sách này, cùng hình ảnh sách (tôi copy lại bên trên), như báo mạng VnExpress, tạp chí Tia sáng, Thời báo Ngân hàng... cùng nhiều trang mạng khác cũng nói đến, không thấy thông tin nào nói sách bị cấm đoán gì hết. Chiều nay tôi lại thử ghé một nhà sách tư nhân khá lớn, hỏi người bán "có sách Nhà văn như Thị Nở của Phạm Xuân Nguyên không?". Thì được trả lời "hôm nọ có nhập về một số, nhưng đã bị thu hồi trả lại rồi". Tôi hỏi "vậy là sách bị cấm?". Anh chàng đứng ở quày sách có vẻ e dè "cháu không rõ nữa".

Thật lạ!





6 nhận xét :

  1. Giáo có nghe về ông PXN. Nhu7g đúng là Giáo chưa đọc sách ông ấy. À, hình như G có đọc một vài bài viết của ổng, nhưng ko nhớ ra. Sao lại cấm ta! Cứ cái gì ko quản được là cấm. Đơn giản như con gián vậy! hehe...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giữa thời buổi của thông tin này mà một quyển sách được xuất bản chính thức (chắc là có giấy phép), của ông chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội (thủ đô), mà những thông tin về quyển sách mập mờ quá. Nếu sách phát hành rồi mà vì lý do gì đó bị cấm, cũng phải thông báo rõ, có gì mà phải u u minh minh hè? Lạ quá phải không Giáo?

      Xóa

  2. Với những thông tin sau đây thì tin chắc sách ông Nguyên không bị thu hồi. PNH có lùng mua cho được

    1- Là người được tiếp nhận bản thảo đồ sộ của Phạm Xuân Nguyên, biên tập viên Diệu Thủy nói: "Đọc Phạm Xuân Nguyên mới thấy ông là người đọc nhiều, nhớ dai, viết nhiều. Tôi hầu như không phải biên tập gì nhiều bởi các bài viết của ông đã hoàn chỉnh. Công việc của tôi chủ yếu là cắt bỏ một số bài viết không phù hợp với tiêu chí của cuốn sách".
    2-
    Là người cùng làm ở Viện Văn học với Phạm Xuân Nguyên, tiến sĩ Lưu Khánh Thơ chia sẻ: "Chúng tôi thực sự rất ngưỡng mộ biên tập viên của cuốn sách. Viện Văn đã phải 'bó tay' bởi Phạm Xuân Nguyên mãi không chịu làm luận án tiến sĩ, trong khi khả năng của anh cho việc này là có thừa". Chính vì thế, mà Cao Việt Dũng đã có thơ tặng Phạm Xuân Nguyên, được ông đưa vào trang bìa gấp của sách như lời giới thiệu về mình: "Viện Văn có một Phạm Xuân/ Nguyên là cán bộ cử nhân phê bình".
    3- Với Nhà văn như Thị Nở, Phạm Xuân Nguyên đã làm sáng giá cho những chân dung và tác phẩm ông viết về. Đằng sau 51 gương mặt văn chương ấy, Phạm Xuân Nguyên đã tự họa nên chân dung của chính mình: Tinh tế, đầy suy tư, thẳng thắn và không khoan nhượng.
    Sau khi phát hành Nhà văn như Thị Nở, Phạm Xuân Nguyên dự định ra mắt loạt sách phê bình văn học, sách dịch trong cái tên chung như Nguyên văn, Nguyên ngôn...


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng có đọc những thông tin này khi tra trên mạng, và cũng không nghĩ là sách của ông PXN bị thu hồi, nhưng không hiểu sao ở Saigon muốn mua sách của ông ấy lại khó thế? Giống như có vấn đề gì đó đối với quyển sách này (tại Saigon).

      Phải ráng mày mò kiếm thôi, mà bác Bu có mua được chưa? hì hì!

      Xóa
  3. hihi nói thêm

    "Để có được bản thảo cuốn sách này, tôi đã không từ một thủ đoạn nào, từ năn nỉ, xin xỏ, nịnh nọt, ngợi ca đến đề nghị, đe dọa, từ hạ bệ đến tôn vinh, thậm chí là dọa đốt nhà. Tôi tự nhủ: Mình không thể thua Phạm Xuân Nguyên được, phải lì hơn Phạm Xuân Nguyên", chị Diệu Thủy kể. Trước sự nhẫn nại của biên tập viên, nhà phê bình cuối cùng cũng gom xong bản thảo cho tác phẩm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Của hiếm và lạ đây, càng phải ráng kiếm cho được :-)))

      Xóa

:) :( :)) :(( =))