Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Tụng và Tán trong kinh Phật giáo.



Dàn nhạc phụ họa trong một buổi lễ tại chùa.

Thỉnh thoảng tôi có dịp ghé một ngôi chùa dự một buổi lễ, nhân một buổi gì đó, như cầu siêu, chung thất.... Kinh kệ thì tôi không biết đọc, nhưng tôi lại thường chú ý đến cách đọc, cách tụng kinh ở chùa, bởi hình như tùy theo từng buổi lễ, từng ngôi chùa (chùa gốc ở miền nào), lại có những cách đọc, cách tụng kinh khác nhau, có khi lại thấy cả những nhạc cụ phụ họa, và các thày đọc kinh nghe như hát... Nhân đọc mấy quyển sách của GS. TS Trần Văn Khê về âm nhạc dân tộc, tôi "ngộ" ra một vài điều...

Theo GS. Trần Văn Khê ở Châu Á có ba trường phái nhạc Phật giáo:

1- Bắc tông: Kinh tiếng Phạn Sanscrit được phiên âm hay phiên dịch sang tiếng Trung Quốc, Phật tử của các nước Đông Á tụng theo ngôn ngữ và phong cách bổn xứ. Âm nhạc dùng cho những buổi tụng là âm nhạc truyền thống của các nước ấy. Việt Nam và các nước Trung Quốc, Nhật Bổn, Triều Tiên thuộc trường phái Bắc Tông.

2- Nam tông: Kinh tiếng Phạn Pali đọc đúng theo âm Pali chứ không phiên âm hay phiên dịch. Nét nhạc không khác nhau lắm. Các nước Đông Nam Á như Myanmar, Thái Lan, Cambodia, Lào thuộc trường phái Nam Tông.

3- Mật tông: Kinh đọc bằng tiếng Phạn Sanscrit, bằng một giọng thật trầm, không có nét nhạc theo truyền thống mà đặt trọng tâm vào những câu thần chú với âm "Om". Nhạc lễ rất đặc biệt, sử dụng những loại kèn ngắn, dài có dăm và không dăm, những chập chõa nhiều cỡ khi thì đánh nhạc khí để đứng lúc lại đánh nằm. Phật giáo Mật tông chỉ gặp ở Tây Tạng, Mông Cổ.

Kèn dài, một loại nhạc khí thường dùng trong các buổi lễ của Phật giáo Mật tông Tây Tạng. Ảnh Internet.

Chúng ta thường nghe nói "đọc" kinh, nhưng "đọc" chỉ là một cách vì ngoài đọc còn có trì, niệm, bạch, xướng, thỉnh, hô, và tụng, tán là hai cách thường gặp trong những khóa lễ của Phật giáo ở Việt Nam.

Tụngđọc lớn lên theo một phong cách riêng của những bài kinh.

Tán là khen tặng, thường là những bài văn vần, viết bằng chữ Hán được tán theo một nét nhạc và một tiết tấu đặc biệt.

Những điểm giống và khác nhau giữa Tụng Tán:

- Điểm giống: 

Tụngtán đều dùng giọng tự nhiên, chỉ hơi lớn hơn tiếng nói bình thường.
Giọng cao thấp trong nét nhạc thay đổi tùy theo thanh giọng của lời kinh.
Các thanh giọng được cách điệu hóa và độ cao của các thanh giọng giống như độ cao các chữ nhạc trong thang âm ngũ cung của nhạc truyền thống.
Có hai điệu thức dùng trong tụng và tán. là điệu Thiền nghiêm trang và điệu Ai u buồn tùy theo nội dung bàn tán và nơi hành lễ.

- Điểm khác:

Tụng dùng cho những bài kinh viết theo thể thơ (như bài Khai kinh), hoặc văn xuôi (như kinh A Di Đà, kinh Bát Nhã).
Tán dùng trong những bài kinh viết theo thể văn vần (tán Khệ thủ, tán Nhứt điện), không dùng cho kinh viết bằng văn xuôi.
Trong tụng, mỗi chữ trong kinh chỉ dùng một âm. Trong tán có thể dùng nhiều âm.
Tụng không nhất thiết phải đồng giọng, các giọng cao thấp khác nhau tùy theo điệu thức, theo hơi Thiền hoặc hơi Ai chứ không theo luật hòa âm của Tây phương.
Tán thì có một nét nhạc cố định mà mọi người phải theo như các bài tán Dương chi tịnh thủy, Nhứt điện... Ở miền Nam thỉnh thoảng trong mấy bài tán có thể chuyển giọng cao thấp khác nhau nhưng phải giữ đúng hơi Ai hơi Thiền.
Trong các điệu tán miền Trung có tán rơi, tán xấp, tán trạo, có cách nhịp tang, mõ khác nhau. Theo miền Nam có cách chọi đẩu - dùng hai cái đẩu gõ đối nhịp.
Khi tụng, mỗi chữ trong câu kinh có tiếng mõ gõ đều theo, chuông chỉ gõ khi hết đoạn, hết bài, hoặc sau khi xướng tên các vị Phật hay Bồ Tát.
Khi tán, miền Trung có gõ mõ và tang theo câu tán. Miền Nam khi tán có chọi đẩu, khi cùng một tiếng khi xen kẽ rất tinh vi.
Trong những lễ lớn có dàn tiểu nhạc phụ họa theo những bài tán. Có cả trống đánh nhịp.

Nơi chùa Viên Giác tại quận Tân Bình - Saigon, thỉnh thoảng trong những lễ lớn tôi thấy cả một dàn nhạc truyền thống Việt Nam trong buổi lễ, như đờn cò, đờn nguyệt, đờn tranh, sáo...

Những nhạc khí dùng trong âm nhạc Phật giáo:

- Nhạc khí bằng gỗ:

Mõ gia trì hình con cá hay hình lục lạc bằng gỗ sơn đỏ đặt trên một gối tròn.
Mộc bảng là miếng gỗ hình chữ nhựt dùng để gõ gọi tăng ni thức dậy.

Mõ.

- Nhạc khí bằng đồng:

Tích trượng: gậy bằng tre hoặc gỗ trên đầu có năm khoen bằng đồng, thường dùng trong các lễ lớn. Sám chủ (người chủ lễ) thường dộng tích trượng xuống sàn cho tiếng khoen đồng khua vang.
Chuông: có 4 loại: - Chuông gia trì hình cái bát đặt trên một gối tròn. - Chuông báo chúng, để gọi tăng ni đến Phật đường làm lễ. - Đại hồng chung, hay chuông Bát nhã. - chuông nhỏ, chỉ để lắc khi tụng, tán, còn gọi là linh.
Tang (đẩu): một loại thanh la nhỏ bằng đồng cầm bằng bàn tay trái, tay mặt dùng chiếc đũa để gõ. Miền Trung gọi là tang, miền Nam gọi là đẩu.

Đại hồng chung.

- Nhạc khí có mặt da (trống): có hai loại, dùng trong chùa hay trong các buổi lễ, do những nhà sư sử dụng.

Trống đạo: trống nhỏ, như loại trống dùng trong hát bội, cách đánh phức tạp không thua gì cách đánh trống chiến trong hát bội.
Trống Bát nhã: trống lớn, còn gọi là trống Sấm, nhưng không treo, cũng không để trên giá nghiêng như trống chầu hát bội, mà để nằm ngang trên một giá gỗ.

Trống Bát nhã (trống Sấm). Ảnh Internet.

Ngoài ra trong một dịp lễ lớn của Phật giáo cũng thường dùng nhạc khí khác, ở miền Trung sử dụng dàn Đại nhạc hay Tiểu nhạc của Nhạc cung đình triều Nguyễn, hoặc các nhạc khí truyền thống như kèn bầu, đờn nhị, trống, mõ, nguyệt, sáo...Ở miền Nam trong một buổi lễ Phât giáo, tôi còn thấy cả đàn guitare điện phím lõm dùng trong đờn ca tài tử Nam bộ.

Tôi post lên dưới đây bài chú Om Mani Padme Hum, tụng theo Mật tông Tây Tạng:

Om Mani Padme Hum - Tibetan Incantations (COMPLETO)





Tham khảo:

- Văn hóa với âm nhạc dân tộc, GS. TS Trần Văn Khê, NXB Thanh Niên - 2000.
- Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, GS. TS Trần Văn Khê, NXB Trẻ - 2004.
- Âm nhạc Cung đình triều Nguyễn, Trần Kiều Lại Thủy, NXB Thuận Hóa - 1997.



18 nhận xét :

  1. Om Mani Padme Hum có thể dịch là "OM ngọc quý trong hoa sen HUM" , câu này được dịch theo âm Hán Việt là Án ma - ni bát - mê hồng
    Đối với Phật giáo Tây Tạng thì Om Mani Padme Hum chính lòng tư bi rộng lớn, muốn đạt Niết bàn vì lợi ích của chúng sinh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây là một câu Chân ngôn (mantra), còn gọi là Mật chú của Mật giáo Tây Tạng, có thể dịch như bác Bu đã giải thích. Mật chú là nguồn để đạt được năng lực gia trì của Phật.

      Phật giáo Tây Tạng và Mông Cổ tuy cũng thuộc Đại thừa, nhưng triết lý, cách hành trì của họ, và tượng, tranh thờ...thật đặc biệt, khác hẳn những nước khác.

      Xóa
  2. Bài viết thật hay ! Em là một phật tử vậy chứ em chả biết nhiều về việc Tụng và Tán trong kinh Phật . Trong thời gian 49 ngày khi ba của em mất , em cũng đã thỉnh Kinh Địa Tạng về nhà để tụng cầu siêu cho Ba mỗi ngày ...em cũng tụng Kinh ...hỏng biết có dần , có điệu hay không ...nhưng em có cảm nhận là có lúc trầm , lúc bổng ...và đặc biệt lúc đó hình như em không cảm nhận được những gì chung quanh mình ngoài việc tập trung vào việc gõ chuông và tụng mà thôi ...giờ đọc bài viết của anh ..hay quá ..cứ ngẫm nghĩ mãi ...giá như lúc đó có ghi âm lại để nghe giọng của mình ..hihi ..

    Vậy chứ , đã lâu lắm rồi em đã không ngồi tụng Kinh kể từ ngày OX em nghỉ hưu ...em chỉ niệm Phật mà thôi ...chắc phải sắp xếp thời gian để tụng Kinh trở lại vào sáng sớm mà thôi ....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy NangTuyet sắp xếp thời gian tụng niệm lại đi, cũng hay lắm đấy, tụng kinh không khó lắm, nhưng tán thì phải học mới được, tôi thấy có chùa hướng dẫn về tán, cũng như muốn hát hay ta phải đi học nhạc vậy. Nhà tôi ở gần kế bên một ngôi chùa, thỉnh thoảng các thày cử hành những lễ lớn, tụng, tán kinh sách nghe như hát vậy.

      Xem tôi... làm chú tiểu được chưa NangTuyet? :-)))

      Xóa
    2. Hihi ...anh Hiệp mà làm chú tiểu ...chắc có ngày Sư Thầy chủ trì chùa ...phải về hưu sớm quá ...

      Xóa
    3. Làm chú tiểu quét dọn chùa là được rồi NangTuyet, làm Sư thày coi vây mà khổ lắm đó, đủ thứ phải lo toan, :-)))

      Xóa
  3. Hồi trước ngang nhà ba mẹ M , có một bà ngày ngày đi chùa , tối nào bà cũng tụng kinh gõ mõ . Một hôm có người quen tới nhà chơi , nghe tiếng gõ mõ của bà nói bà này tâm chưa tịnh , hihi Quả vậy, những người ở trong xóm biết bà nổi tiếng dữ , mỗi lần bà đánh con chồng là ồn ào kinh khủng . Bà còn là loa thông tin về những cuộc đấu tranh , biểu tình . Hồi đó vụ Mỹ Lai , nhà M biết được là do bà mang mấy tấm hình cắt từ tạp chí Life cho xem (-:

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, đúng như vậy đó bạn Marg., nghe kỹ tiếng mõ, tiếng chuông, có thể biết được "cái tâm" của người thực hiện, có người gõ nghe "thoát", có người gõ nghe "ngập ngừng", có người gõ nghe khoan thai, có người gõ nghe gấp gáp...

      Uých, bà này làm nghề cho vay nặng lãi và uýnh... ghen mướn coi bộ thích hợp :-)))

      Xóa
  4. Đọc bài này thiệt hay, nhất là nghe bài chú như nhạc cung đình dzậy! Tiếc là cái loa máy của Giáo bị hú nên ko dám mở lớn, để G sửa lại cho lớn rùi Giáo tập... hát bài này... tặng anh Phạm nhe! hehe...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài chú Mật giáo Tây Tạng nghe hay quá ha cô Giáo? Hoan hô, ráng tập chú chừng nào post lên cho nghe, sau khi có lần đã nghe hát.

      Xóa
  5. Cám ơn bác Hiệp về bài viết thú vị!

    Trả lờiXóa
  6. Hya nhất là anh Hiệp và Nàng Tuyết rủ nhau đi chùa, người học tán, người quét tước xung quanh... Thiện tai, thiện tai!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phải có người quét tước sạch sẽ để ngồi tán chớ Toror? Tại thiên, tại thiên!

      Xóa
    2. Ôi chời ơi ....bái phục ...bái phục ...hihi ...

      Xóa
    3. Vào chùa mà bái phục là đúng rồi đó NangTuyet, hìhì!

      Xóa
    4. Ối, tưởng tượng cảnh hai anh chị trong chùa vắng cứ bái và phục nhau hoài mà khoái chí ...

      Xóa
    5. Toro tưởng tượng như tưởng... voi ấy :-)))

      Xóa

:) :( :)) :(( =))