Hình trích từ trang mạng Tễu.
Tôi thử lục trong từ điển tiếng Việt của Hội Khai Trí Tiến Đức:
Giáng ( 降 ): xuống (quỉ thần giáng phúc).
Trong mục từ Giáng còn những ví dụ khác, Giáng lâm: nói về trời, phật, thần, thánh xuống để chứng minh. Giáng sinh, Giáng thế: nói về thần tiên sinh xuống làm người...
Như vậy là chữ Giáng là nói về sự xuống (thế), hay ban phát (một điều gì) của thần thánh.
GS. Vũ Khiêu viết bài phú này khi vẫn còn... sống (chắc thế). Và hình như bác GS. này vẫn còn đang tại thế, chưa trở thành thần tiên, thế thì tại sao trên văn bia lại dùng chữ "Giáo sư, anh hùng lao động Vũ Khiêu đã giáng bút"?. Ông GS. chỉ có thể "giáng bút" một khi đã lên cõi Trời (hay một cõi thần tiên nào đó), và "cho" bài phú qua hình thức cầu đảo thánh thần thường được gọi là "cầu cơ". Một tấm bia đá sẽ tồn tại cả trăm năm, cả ngàn năm, mai mốt đây khi chắt chút chít, nghĩa là con cháu chúng ta đọc tấm bia này sẽ hiểu ngay là ngày xửa ngày xưa, có một bậc... thần tiên tên là Vũ Khiêu qua một cuộc cầu đảo, đã khai cơ giáng bút xuống cho chúng sinh một áng văn tuyệt tác.
Có vẻ như người viết tấm bia đặt tại một ngôi đền thờ Quốc tổ, được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia, không hiểu được chữ nghĩa tiếng Việt.
Chán nhỉ!!! :-(((((((((((((((((
Huhu........Lụm tem thôi....Chữ dzới nghĩa tui hem có biết Bác Hiệp ơi.....Hic....hic
Trả lờiXóaCó mặt để lụm tem là tốt lắm rồi, cứ thế nhá MTB :-)))
XóaHihi ..nói về chữ với nghĩa , nhất là về chữ Hán , chữ Nho thì em mù tịt hè ...nhưng qua thăm anh và được học hỏi thêm thì quả là em rất vui đó ...
Trả lờiXóaEm nghĩ một khi đã khắc chữ lên bia đá để lưu truyền cho các thế hệ con cháu về sau này thì phải cẩn thận vì nếu sai chữ thì sai cả nghĩa luôn ..mà nếu như vậy thì quả là không tốt ...
Trang này chuyên về những gì phổ thông tầm tầm (y như gia chủ) thôi NangTuyet, hihi, hổng có cao siêu. Viết cũng là một cách học mà.
XóaĐình đền bây giờ người ta còn dựng cả... quái thú, rồi phải phá bỏ đó NangTuyet.
Anh Phạm phân tích ngữ nghĩa chữ "giáng" đúng lắm! Có lẽ người khắc bia muốn... nịn ông GS một chút mừ! hehe...
Trả lờiXóaĐược cô giáo khen chữ nghĩa là... sướng mê tơi, hihi!
XóaTôi mà muốn nịnh ai chắc sẽ phải đến nhà mà... tỉ tê, chứ nịnh giữa đàng lại khắc cả bia đá nữa thì... ê mặt quá :-)))
1- Ông Vũ Khiêu đang sống ngoài tuổi 90. Ông vốn là người được lòng các nhà lãnh đạo với những tập sách, bài báo, phát biểu bảo vệ chế độ, bảo vệ lí thuyết cộng sản Mác Lê, gần đây hơn cả là bảo vệ và ca ngợi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ...trong khi dân chúng kêu ca oán thán.
Trả lờiXóa2- Trên Quốc lộ 20 từ Phong Nha sang Lào có diạ danh Hang 8 cô...Nay Quảng Bình đã làm một ngôi đền thờ uy nghi đồ sộ, trong đó có đặt tấm bia do ông Vũ Khiêu chấp bút . Ngôi nhà dài rộng chứa được cả 100 người mà ông gọi là miếu thờ tám cô, dân Quảng Bình bảo ông không hiểu miếu và đền khác nhau như thế nào. Ông còn viết "các anh hùng chiến sĩ hi sinh dưới trời Đại Việt" hihihi...thời cộng sản cầm quyền tên, nước là "CHXHCN Việt Nam" do đảng lãnh đạo mà ông còn bảo là Đại Việt??
3- Do ông già lão, có mác giáo sư anh hùng, được các nhà lãnh đạo tin yêu nên bọn nịnh thần phải dùng chữ giáng như PNH phát hiện. Bu hoàn toàn nhất trí với PNH, với ông này dùng chữ hạ bút là oách lắm rồi
1- Xưa nay tôi ở Saigon nên không biết nhiều về cụ GS. anh hùng này. Cám ơn bác Bu đã cung cấp thông tin.
Xóa2- Hihi, làm GS. mà không phân biệt được miếu và đền thì chết thật. Úi trời, 8 cô hy sinh, nếu tôi nhớ không lầm thì đây là 8 nữ TNXP đã hy sinh trong thời chống Mỹ, mà cụ GS. lại bảo hy sinh dưới trời Đại Việt? Tức là ít nhất cũng phải hy sinh từ trước thời vua Gia Long đổi tên nước là Việt Nam. Lạ nhỉ?
3- Thật ra tôi chẳng để ý gì đến "áng văn tuyệt tác" của cụ GS. anh hùng xem nó tuyệt tác thế nào, chỉ thấy nếu "nịnh" cũng phải nịnh "cho khéo", chứ nịnh kiểu này thành ra phản tác dụng, chẳng bằng mong cho cụ GS. sớm lên cõi trời làm thần thánh hay sao? Hichic!
Chắc người viết đã xem ông VK là người siêu phàm , làm thơ hay xuất quỷ nhập thần nên mới nói ông "giáng bút" d9o1 bác H
Trả lờiXóaHihi, có lẽ bạn Marg. nói đúng, người viết tấm bia có khi coi cụ GS làm thơ phú như thần như thánh, cho nên mới cho cụ giáng bút dù cụ còn sống sờ sờ :-)))
XóaGóp với các bác đôi lời
Trả lờiXóa- Tôi nghĩ rằng người ta hay dùng GIÁNG LÂM vốn để chỉ thần tiên xuống nhân gian, nhưng cũng để chỉ các vị vua, chúa ( con trời) xuất hiện với ý tôn xưng, cung kính. Hoàng thượng giáng lâm.
- Giáng bút, như bác Hiệp nói, là cụ GS đã lên cõi trời rồi cho bài phú thông qua "cầu cơ". Nhưng cũng có thể là cụ chưa chết ( như vua, chúa được xưng trong giáng lâm). Song trong trường hợp này gọi cụ như thế thật chướng, vì cụ không phải Hoàng đế, cũng chưa phải bậc Thần tiên. Mặt khác, ở một nơi tôn nghiêm, cụ GS là anh hùng hay gì gì đi nữa thì vẫn là một con dân nước Việt, trước đền thờ Quốc tổ mà "giáng bút" ( viết) áng văn tuyệt tác thì vẫn là một hành động bất kính. Chưa bàn về chuyện áng văn đó có tuyệt tác hay không, nói và viết về cụ GS như vậy tưởng là đề cao, hóa ra NỊNH "không sạch sẽ". Ở đây chỉ có thể viết là cụ ấy kính đề hay kính thảo một áng văn ca ngợi.
Cám ơn bác Vũ Nho đã có những ý kiến chuẩn xác. Chữ Giáng cũng là chữ của nhà vua dùng như "Giáng chiếu", "Giáng chỉ"..., ngoài chữ "Giáng lâm" để chỉ khi vua chúa xuất hiện, thì còn một chữ khác là "Giá lâm" cũng dùng với ý đó. Theo Đại Nam quấc âm tự vị, giá là xe, (cũng là để chỉ vua), lâm là đến. Giá lâm hay Hoàng thượng giá lâm có nghĩa là vua đến.
XóaVua là Thiên tử (con trời), những triều vua nhà Nguyễn đã sắc phong Thần thánh cho những người được nhân dân thờ phượng, như Chưởng cơ Nguyễn Hũu Cảnh, Bà chúa Liễu Hạnh... Cho nên chúng ta không lạ khi vua chúa đến cũng được gọi là Giáng lâm.
Dù sao thì nơi đền thờ Quốc tổ mà một người còn sống (không phải là vua chúa) được "giáng bút" nơi bia đá ở đó, thì tôi cũng thấy đúng như bác Vũ Nho nói thật bất kính với tiền nhân. Dĩ nhiên không ai trách cụ GS Vũ Khiêu trong việc này, chỉ thấy những người lập bia đá không phải.
Ngoài chữ Giáng, dùng cho thần thánh, vấn đề còn ở chỗ mộ Lạc Long Quân.
Trả lờiXóaCác cụ ta lấy Hùng Vương làm thủy tổ, tức là tổ cao nhất để thờ, nay lại xây đền tạc tượng bố thủy tổ, mẹ Thủy tổ là Lạc long Quân, Âu Cơ, rồi ông nội Thủy tổ là Kinh Dương Vương... Vậy là bao nhiêu công lao của tổ tiên ta muốn nước ta có tổ riêng có nguy cơ đổ sông đổ bể, vì cứ đà này thì lại "đội lễ" sang lễ cụ tổ của Hùng Vương là Thần Nông bên Tàu. Đau ở chỗ đó các bác ạ.
Mà ai cũng biết Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra cái bọc 100 trứng là huyền thoại, truyền thuyết, sao lại có mộ ông Lạc Long Quân, lúc thì Luy Lâu, Bắc Ninh, lúc thì Bình Đà, Thanh Oai thế được. Tình trạng bê tông, sắt thép hóa truyền thuyết thành đền, thành mộ thế này là hủy hoại di sản tinh thần phi vật thể của dân tộc đấy các bác ơi.
Nhân ngày Giỗ Tổ mà buồn quá.
Chưa kể vụ "Nam Việt triệu tổ" vẫn im lặng... Im lặng là vàng.
Ôi, tôi chỉ chú ý đến chữ "giáng bút" để chỉ bài phú của cụ GS. anh hùng trên tấm bia, nay nghe Toro nói đọc kỹ lại thì thấy đúng là có ghi chép "khi Quốc tổ về trời, được các vua Hùng, cùng dân làng an táng Ngài trong dãy Tam Thai (Ba Gò) thuộc đất làng Bình Đà...". Đúng, câu truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 cái trứng là một truyền thuyết được ghi chép trong Lĩnh Nam chích quái (Những truyện kỳ ạ được ghi chép ở cõi Lĩnh Nam), không thấy ghi chi tiết chôn cất Quốc tổ (lạc Long Quân) ở đâu. Trong các sách sử cũng không thấy chép gì về điều này. Nay bia khẳng định như thế thì cũng lạ. Nếu ở làng này có truyền thuyết thế, trên bia cũng phải ghi rõ chứ, đâu có thể viết theo kiểu khẳng định?
XóaTruyền thuyết rồi thành đình, đền, bia đá ghi rành rành như "hai năm rõ mười"... Chết thật, thảo nào mà học sinh bây giờ chẳng thèm học sử để thi cử, hùhù!
Vụ "Nam Việt triệu tổ" vẫn im lặng hả Toro?
Vâng, GS Phan Huy Lê, đứng đầu ngành sử VN bây giờ, rất được lãnh đạo tin cậy cũng nói với ông Dương Trung Quốc là báo phát hiện đúng, mấy chữ đó sai rồi nhưng vấn đề là sửa thế nào... Và im lặng. Có lẽ do các cán bộ bảo tồn, bảo tàng đều là học trò ông ấy cả bác ạ, hoặc "không hơi đâu"... Kẻ sĩ Vn bây giờ vậy đó anh H.
XóaXem ra ở xứ mình cái gì cũng có quy định rất chặt chẽ, nhiều khi không cần thiết phải thế, nhưng ngược lại ai muốn làm gì thì làm, nhất là trong lĩnh vực văn hóa. Đình, đền, chùa, miếu... lung tung cả, quái thú xuất hiện, chữ nghĩa lôm côm... Không phải người ta không biết, nhưng cứ lì ra, ngán thật đó Toro...
Xóa