Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Lũ.

Ngày hôm nay (16-11-2013) Saigon trời nắng như mùa hè, sau vài hôm dịu mát vì ảnh hưởng bão. Vậy mà đọc những thông tin trên báo, trên mạng, miền Trung đang chìm trong mưa, lũ., rất nhiều nơi chìm trong biển nước, từ các tỉnh ven biển cho đến các tỉnh cao nguyên như Gia Lai (Pleiku), Kontum, và đã có những thiệt hại đáng kể về của, về người. Một tin trên Tuổi Trẻ Online (16-11-2013) làm tôi chú ý "Quốc lộ 19 vẫn còn bị ách tắc tại km 64 trên đèo An Khê do sạt lở núi dài khoảng 100m, vùi lấp hơn nửa đường và các lực lượng cứu hộ đang khẩn trương khắc phục sự cố". Ách tắc này do sạt lở núi bởi mưa, lũ.

Quốc lộ 19 là con đường bộ huyết mạch đi từ Bình Định lên Pleiku, Kontum, thời chiến tranh (trước năm 1975), tôi đã nhiều lần qua đó. Phải nói thời ấy mỗi lần phải đi trên con đường đó, từ miền núi xuống miền biển, hay ngược lại trên những chuyến xe quân sự dù có hộ tống đầy mình, là một lần... thót tim, hú hồn hú vía. Tôi còn nhớ khoảng đâu năm 1972 gì đó, cũng tại khoảng đèo An Khê (khi ấy còn do lực lượng "Củ sâm" Đại Hàn đóng giữ). Một đoàn xe tiếp vận  của chính phủ bị tấn công, đoàn xe chở đồ tiếp liệu rất lớn gồm đủ thứ (nhiên liệu, thực phẩm, đạn dươc...), ở trên trời có máy bay trinh sát, dưới đất có Commando car (loại xe bọc thép 4 bánh hơi hạng nhẹ chuyên hộ tống đường bộ), cùng xe chở quân lính đi theo, thế mà vẫn bị phục kích ngay tại đèo An Khê, chỉ cách đồn lính Đại Hàn vài trăm thước... Khoảng vài ngày sau khi thông xe, tôi có dịp đi ngang qua trên một đoàn xe quân sự khác còn nhìn thấy la liệt xác xe bồn chở xăng, xe quân sự, cả xác xe bọc thép hộ tống cháy ngổn ngang... Thời chiến tranh ấy quốc lộ 19 thường xuyên bị chia cắt do chiến cuộc.

Chiến tranh mang tai họa đến cho con người, và thiên tai cũng thế, thử nhìn một tấm hình tôi copy trên báo mạng:

Nước lũ ngập sâu tại huyện Đại Lộc - Quảng Nam. Ảnh: Lê Trung (TT Online).

Thiên tai là điều con người không thể tránh được, chỉ có thể phòng và chống để giảm thiểu thiệt hại. Nhưng còn những nhân tố khác khiến thiên tai thêm nghiêm trọng. Cũng tin tức trên báo mạng trên, cùng  với mưa lũ thì "15 thủy điện miền Trung xả tràn", với những hồ chứa xả trên 2.000 mét khối/giây, chẳng hạn hồ Sông Tranh: 2352 mét khối/giây, Sông Ba hạ: 2400 mét khối/giây, Ya Ly: 2000 mét khối/giây, Sê San: 4 2356 mét khối/giây, Sê san 4A: 2472 mét khối/giây. Xả nước như thế, cộng với mưa lũ thiên nhiên sức nào chịu cho thấu...

Khi xưa tôi có thời gian sống tại Tây nguyên, có những lần ngồi trên trực thăng nhìn xuống chỉ thấy một màu xanh mênh mông của rừng núi, ở Buôn Mê Thuột thời ấy phố và rừng lẫn lộn... Bây giờ nghe nói rừng đã bị tàn phá, để lấy chỗ cho thủy điện, cho những dự án..., một con sông phải cõng cả chục cái thủy điện, dải đất miền Trung hẹp, độ dốc cao, hàng năm mưa bão liên miên (năm nay đã hứng chịu 15 cơn bão), lại thêm nạn phá rừng, làm thủy điện tràn lan, mưa lũ và xả nước như thế này khiến nhiều nơi phải gấp rút di dời dân, không khác gì thời chiến tranh, chỉ còn kịp chạy lấy người... Lợi bất cập hại, và cuối cùng thì người dân lãnh đủ...

Ôi đất nước tôi!





28 nhận xét :

  1. Người ta say mê làm thủy điện nhỏ quá nhiều trên một dòng sông, lũ về buộc phải xả nước làm tăng cường độ lũ lên cho dân chúng dưới hạ du, vậy đây là thiên tai hay nhân tai.
    Người dân Quảng Nam và nhiều nơi bảo trước đây không có lũ ghê gớm như bây giờ.
    Dự án thủy điện nuôi béo mấy anh nhà thầu, chủ dự án và làm khổ dân đen vậy đó các bác ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hãy nghe vị Bộ trưởng của Bộ đã trực tiếp cấp phép cho thủy điện trả lời Đại biểu QH: "Quy hoạch thủy điện trải qua nhiều thời kỳ là quy hoạch chung của cả nước chứ không phải quy hoạch riêng của Chính phủ hay Bộ Công thương... Chúng ta nói về chúng ta chứ không phải chúng ta nói về Chính phủ, cũng không phải chúng ta chỉ nói về bộ, ngành này hay bộ, ngành khác mà chúng ta nói về chúng ta”. Và vị Đại biểu QH nói không hiểu được câu trả lời.

      Nếu bây giờ người dân có chịu thiệt hại về thủy điện, thì là lỗi của "tất cả chúng ta" bác Bu ạ :-((((((((((((((((

      Xóa
    2. Đồng chí bộ trưởng này nói ngu lạ, nên từ chức đi là vừa.
      Đấy là kết quả của học thuyết làm chủ tập thể của TBT Lê Duẫn đặt ra

      Xóa
    3. "học thuyết làm chủ tập thể ", cái gì cũng do "nhân dân làm chủ", mà trong luật pháp người chủ là người có trách nhiệm cao nhất, có chuyện cứ mang "ông chủ" ra mà xử, huhu!

      Xóa
  2. hình như tất cả thiên tai đều do ông trời và khi mùa màng bội thu thì là nhờ ơn Đảng, ơn chính phủ.
    cuối cùng chắc tại ông trời :(

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bởi thế người ta mới gọi là "Lão Tặc Thiên", huhu!

      Xóa
    2. Dân gian nói

      Mất mùa là tại thiên tai
      Được mùa là bởi thiên tài đảng ta

      Xóa
    3. Đọc báo hôm nay thấy nói lũ gây thiệt hại nặng như thế cái chính là do thủy điện, và đã rà soát bỏ đi đến 424 cái thủy điện. Trời đất, đồng bằng sông Cửu Long thì không làm được thủy điện, chỉ còn miền Trung và miền Bắc, mà chủ yếu là miền Trung, bao nhiêu tỉnh miền Trung mà cõng tới mấy trăm cái thủy điện? Nội những cái đã làm tác hại quá chừng rồi. Cứ mỗi năm lại mưa bão, lũ lụt thế này thì dân miền Trung còn khổ dài dài bác Bu ơi!!!

      Xóa
  3. Thiên tai đi đến đâu cũng đều để lại những thiệt hại khó lường và đau buồn anh Hiệp à.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thiên tai để lại những thiệt hại, nhưng chỉ có lúc, có nơi, còn "nhân tai" mới đáng sợ đó MTB, nó hiện diện "mọi lúc mọi nơi", để lại những thiệt hại, di chứng trên nhiều thế hệ :-(((((

      Xóa
    2. " Nhân tai" , là gì ạ, tui thì hơi bị dốt nên những chữ lạ khg biết Bác Hiệp à.....Huhu

      Xóa
    3. Thiên tai là do Trời hại, còn Nhân tai là do Người hại, đại khái như ra Nghị định tầm phào, làm thủy điện tràn lan, quy hoạch ẩu tả, bức cung trong xét xử, quản lý đất nước tồi, tham ô, tham nhũng... vân vân và vân vân! Hùhù!

      Xóa
    4. Thì ra là vậy. Mùa Thu Buồn cám ơn anh Hiệp nha., cái tật tui hay hỏi nên có lúc hỏi hơi nhiều Bác Hiệp thông cảm bỏ qua cho nhé....Hihi.

      Xóa
    5. Hay hỏi (thắc mắc) là một tật tốt, tôi cũng thế, cái gì không rành thì "tại sao?" liền, chẳng thà lộn xộn, "ngu chốc lát" còn hơn "ngu suốt đời", hì hì!

      Xóa
  4. Không có nước nào giao cho từng tỉnh làm thủy điện riêng lẻ, mạnh ai nấy làm. Tha hồ phá rừng dẫn đến lũ quét, lũ ống, , rồi hồ thủy điện tha hồ xả tràn, xả lũ. Đấy là cách quản lý của những kẻ vô học. Tai họa sẽ dần khốc liệt hơn. Tất cả dân sẽ gánh chịu hết. Bão dữ đến mà chúng nó còn đỉnh đương, còn vô nhân đi dự phét-ti-van, đi thăm huyện nói mấy câu đãi bôi. Đất nước này thật bất hạnh...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đấy là cái có học, có tri thức, có trí thức... để công dân cho ra công dân, người lo việc nước cho ra lo việc nước. Nước Nhật sau 10 năm bại trận (bại trận hoàn toàn), đất nước không giàu đẹp rừng vàng biển bạc, không nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên, lại động đất, sóng thần (thiên tai) liên miên khốc liệt, vậy mà họ đã nhất nhì thế giới trên nhiều phương diện.
      Vâng, thật bất hạnh!

      Xóa
  5. Đã ức lòng từ lâu, giờ qua đọc bài của bác, giáo càng thêm... stress. Tức chết đi thôi cho cái... thậm chí ngu, chạy theo phong trào của những "dự án", "quy hoạch"... hic...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đọc cảnh người dân bị nước lũ cuốn trôi, hoảng loạn chạy lũ như chạy giặc, nhà cửa, đồ đạc chắt bóp phút chốc tan tác mà nặng lòng. mấy năm trước thiên tai đâu có đến nỗi hung hãn như thế, chỉ sau khi nhà nhà, tỉnh tỉnh thi đua phá rừng làm thủy điện (mai đây tới hậu quả của đào đất làm bô xít), mọi thứ mới tệ hại như vậy, rồi còn dự án điện hạt nhân... Người ta bất chấp những lời cảnh báo của những người am hiểu có tâm huyết. Nghe mà rùng mình.

      Xóa
    2. Không nghe, không nghe, dứt khoát không nghe, kiên quyết tiến nhanh tiến mạnh lên...

      Xóa
    3. Kiên quyết - kiên quyết - kiên quyết :-((((((((((((((((

      Xóa
    4. Bình tỉnh các Bác....Hihi

      Xóa
  6. Thiên tai , lụt lội , hạn hán xảy ra trên khắp toàn cầu ....chỉ tội cho các nước nghèo và nhất là người dân ở đó phải gánh chịu tất cả mọi hậu quả ....nhưng xét cho cùng do bởi con người đã tàn phá môi trường và hủy diệt thiên nhiên mà thôi ....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở VN đã có người nghĩ đến chuyện đi kiện những con người đã tàn phá thiên nhiên và hủy diệt môi trường rồi, không biết có ăn thua gì không nữa đó NangTuyet?

      Xóa
    2. Nếu vậy , chắc cũng khó mà thắng quá ....vì đồng tiền luôn đi trước ...là đồng tiền khôn ....câu châm ngôn này coi vậy chứ có ý nghĩa lắm anh Hiệp há !

      Xóa
    3. Thắng sao nổi NangTuyet, "Con kiến kiện củ khoai", hì hì!

      Xóa
  7. Thấy bác Hiệp hô kiên quyết quá em chả dám còm rác ở đây kẻo lại làm ô nhiễm môi trường gây ra lũ thì chết. Em cũng kiên quyết... đi về :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, cám ơn TT đã ghé thăm, vì kiên quyết đi về nên chẳng dám giữ lại :-)))

      Xóa

:) :( :)) :(( =))