Vị Môn Thần của người Hoa theo sách vở là Chung Quỳ Trấn Môn, vốn là thần Phương Tương Thị có bốn con mắt vàng khoác áo da gấu, quần đen áo đỏ, tay cầm binh khí can, qua để trừ ma quỷ. Hai vị Môn Thần khác nữa là Thần Đồ và Uất Lũy, có sách vở chép là Thần Trà - Úc Lũy, là hai Môn Thần tương truyền sống trên núi Độ Sách ở Đông Hải. Trên núi có cây đào lớn, dân gian cho rằng đào là cây phương Tây vị cay khí xấu, đào là tinh của ngũ hành, ngăn cản tà khí, chế ngự ma quỷ. Ở ngọn cây đào có con kim kê, dưới gốc có một vạn con quỷ. Mỗi buổi sáng khi con kim kê cất tiếng gáy báo hiệu lũ quỷ trở về, hai vị Thần Đồ, Uất Lũy có nhiệm vụ kiểm tra xem đêm qua có con quỷ nào lên dương gian làm điều xằng bậy, sẽ bị Thần bắt trói vứt cho hổ ăn thịt. Do đó bọn quỷ rất sợ Thần Đồ và Uất Lũy. Dân gian thường vẽ hình hai vị thần này dán ở cửa ra vào để trừ tà.
Tranh dân gian Đông Hồ của Việt Nam có bức vẽ Huyền Đàn Trấn Môn, vẽ hình một vị Thần mặc áo xanh, cưỡi trên lưng một con cọp màu đen, cũng được gọi là Hắc Hổ Huyền Đàn hay Huyền Đàn Nguyên Soái. Vị Thần này có tên là Triệu Công Minh, có nguồn gốc từ Trung Hoa. Trong hệ thống Đạo giáo được phong là "Như ý Chánh nhất Long hổ Huyền Đàn Chân quân", cai quản các Cát thần lo việc giúp người lương thiện. Ngày xưa tranh được dán nơi cửa chính ra vào của ngôi nhà. Huyền Đàn Trấn Môn thực chất được sử dụng như một lá bùa (linh phù), có công năng trấn giữ cửa nẻo, ngăn ngừa tà ma. Triệu Công Minh là vị Thần đa năng, cũng còn được thờ như một vị Thần Tài trong nhà.
Huyền Đàn Trấn Môn. Tranh dân gian Đông Hồ. Ảnh Internet
Ngoài các loại tranh, trong dân gian còn treo các linh phù khác có nguồn gốc Đạo giáo trước cửa để trừ tà, chẳng hạn tấm tranh kiếng Âm dương Bát quái. Khi đến Hội An, nếu chú ý du khách sẽ thấy nơi trước cửa nhà ở đây treo đôi Mắt cửa, đó cũng là một thứ linh phù Trấn môn. Đôi mắt cửa Hội An được thể hiện như những tấm hình phía dưới, được treo trên đầu cửa ra vào chính của ngôi nhà. Đôi mắt cửa thường được tạc bằng gỗ, có loại là hình bông hoa 8 cánh, ở giữa có vòng tròn lưỡng nghi (Âm dương), hoặc hình ảnh Âm dương Bát quái, hay chữ Hán viết theo lối triện Phước-Lộc-Thọ... Ý nghĩa của đôi Mắt cửa Hội An trước hết là đôi mắt canh giữ cửa, đôi Mắt cửa cũng thể hiện cặp đôi Nhật-Nguyệt, ngày và đêm, luôn coi sóc, canh giữ nhà cửa, cũng là biểu tượng Âm dương hòa hợp, mang đến hanh thông, cát tường cho gia chủ...
Trong dân gian Việt Nam không có tục thờ Môn Thần, nhưng dùng linh vật và linh phù để trợ giúp, chó là con vật thân thuộc hằng ngày chuyên canh giữ nhà cửa, cho nên con chó đá là một linh vật ngày xưa được người Việt đặt nơi chùa miếu. Chó đá có nhiệm vụ canh giữ, khi chọn đất làm nhà, nếu gặp hướng xấu hoặc không vừa ý, người xưa cũng hay chôn một con chó đá trấn môn trước cửa nhà. Ở Trung Hoa không dùng chó đá, thay vào đó họ có sư tử, sư tử là con vật dũng mãnh, là chúa sơn lâm. Nơi điện, miếu của họ thường đặt một cặp sư tử hai bên cửa ra vào.
Chó đá Việt Nam.
Ở Việt Nam cũng sử dụng một linh vật khác là con hổ chứ không
phải sư tử, những vị thần thường cưỡi trên lưng hổ, nơi những ngôi đình
làng ngày xưa trên tấm bình phong đặt phía trước ta thường thấy vẽ,
hay đắp nổi hình con hổ để đuổi tà ma, Tranh dân gian Đông Hồ cũng có loại vẽ hình 1
hoặc 5 con hổ (ngũ hổ), để người dân dán trước cửa nhà trừ tà, tương tự như bức tranh Huyền Đàn
Trấn Môn.
Âm dương Bát quái trấn môn.
Đôi mắt cửa ở Hội An. Ảnh Internet.
Thần giữ cửa, hay những linh vật, linh phù có nhiệm vụ, chức năng Trấn môn, cả nghìn năm qua người dân tin rằng sẽ mang đến cho họ bình an và nhiều may mắn trong cuộc sống...
Tham khảo:
- Tranh tượng & Thần phổ Phật giáo, Louis Frédéric, NXB Mỹ Thuật-2005.
- Đặc khảo về tín ngưỡng thờ Gia thần, Huỳnh Ngọc Trảng-Nguyễn Đại Phúc, NXB Văn hóa Văn nghệ- 2013.
- Phật Pháp Bách Vấn (tập 2), Huyền Ngu - Quảng Tánh biên soạn, NXB Tôn Giáo-2007.
- Trang mạng Wikipédia.
Tham khảo:
- Tranh tượng & Thần phổ Phật giáo, Louis Frédéric, NXB Mỹ Thuật-2005.
- Đặc khảo về tín ngưỡng thờ Gia thần, Huỳnh Ngọc Trảng-Nguyễn Đại Phúc, NXB Văn hóa Văn nghệ- 2013.
- Phật Pháp Bách Vấn (tập 2), Huyền Ngu - Quảng Tánh biên soạn, NXB Tôn Giáo-2007.
- Trang mạng Wikipédia.
Nhà văn Vũ Trọng Phụng cho rằng anh nào có vợ ngoại tình là anh ấy mọc sừng, hay bị vợ cắm sừng.
Trả lờiXóaCái ông ác có những ba sừng hihihi ...hay là do căm thù ý trung nhân mà hóa ra ác nhỉ
Nói vui vậy thôi chớ dân gian thâm thúy lắm.
Ác với ma quỷ tức thiện với chúng sinh
Nhưng người đới nói ngắn gọn ông ác.. tội nghiệp
Ngày xưa còn nhỏ thỉnh thoảng tới chùa tôi rất sợ Ông Ác, bởi thấy hình tướng ông này... ác thật, mặt đen sì, đầu sừng, lưỡi đỏ lòm dài tới ngực, có khi người lớn hù dọa đứa nào hư sẽ bị Ông Ác hỏi tội, không dè Ông Ác chỉ ác với quỷ sứ thôi.
XóaThực ra đọc trong sách thấy nói Hộ Pháp Vi Đà (Ông Thiện) là vị thần có nguồn gốc từ Bà La Môn, còn Tiêu Diện Đại Sĩ (Ông Ác) là Kim Cang Thần.
- Đến nay "những con mắt cửa" vẫn được xem là nét đặc sắc riêng có của Hội An. Nô phân vân không biết nó có bắt nguồn từ văn hóa Trung Hoa hay Nhật Bản không?
Trả lờiXóa- VN giờ bỏ hết hình tượng chó đá rất đặc trưng để lấy sư tử tàu thay vào! Khổ thật!
Hình ảnh Con mắt cửa Hội An nhìn rất ấn tượng đó cụ Nô, nó làm cho ngôi nhà thêm duyên và có hồn. Tôi thiết nghĩ đôi mắt cửa dù gì cũng có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa, vì trong đó thể hiện Âm dương bát quái, văn hóa Nhật Bản cũng có nhiều nét từ văn hóa Trung Hoa mà ra, cũng như ở xứ ta vậy.
XóaChó đá Việt Nam nhìn rất hiền hòa, chứ không dữ dằn như sư tử Tàu, nhưng có lẽ người ta lại thích cái "gồ ghề" hơn :-((
Định qua xem còn thanh long hay khg nhưng qua thấy toàn mấy Ông Thần........tui dìa.....Hihi
Trả lờiXóaGhé qua thăm là cám ơn rùi :-))
XóaHôm nọ vào blog thằng con thấy nó chụp tấm hình với hậu cảnh xa xa là tháp Eiffel , còn tiền cảnh ở góc trái là hình thù một con vật khá to . Thấy lạ , hỏi thì biết chàng ta chụp ở tháp chuông nhà thờ Notre Dame de Paris. Cu cậu nói đó là một linh vật để trông giữ nhà thờ và là bạn thân của chàng gù Quasimodo . Thì ra ở Tây phương cũng có các linh vật giữ các đền đài thường tạc bằng đá đặt ở các vị trí thu nước của máng xối , sênô ở các góc mái , gọi là gargouille .
Trả lờiXóaỞ phương Tây họ cũng tin vào những vật trấn yểm không khác gì phương Đông đâu, đọc sách thấy trên mái và trần nhà những ngôi nhà cổ của họ cũng yểm đầy những linh vật như thế, đúng như Marg. nói. Người xưa đâu cũng thế :-)))
XóaNhìn mấy ông Thần thấy oai vệ quá ...nhưng tự nhiên thấy sợ khi thấy mấy hình ảnh giống như áo quan ...vừa màu đỏ vừa màu đen ...thấy sợ thiệt anh Hiệp ui ....
Trả lờiXóaNhìn mấy ông Thần thấy sợ là người tạo ra mấy ông Thần đạt được mục đích của họ rồi đó NangTuyet. Thường trong cái thế giới gọi là tâm linh đều như thế, những màu sắc mạnh, chói (màu đỏ, đen, vàng...), những hình vẽ, vật thể dữ dội, hoặc mơ hồ (hổ, sư tử, bát quái, âm dương...)
XóaVừa rồi ở VN người ta "vạch mặt" những "nhà ngoại cảm". Có lẽ đa số là lừa đảo, lợi dụng "niềm tin mù quáng" của người khác, thiểu số còn lại chắc như những người lên đồng, một dạng tự kỷ ám thị. Nhưng cái quan trọng là họ chẳng dự đoán cái gì đúng cả, bởi như một số người có trách nhiệm nói, nếu họ có khả năng đoán đúng, thì các Công ty sổ xố đã phải dẹp tiệm từ lâu rồi. Nhưng nghĩ cho cùng, có những người "muốn được lừa" cho nên những nhà ngoại cảm ở VN mới có đất sống.
Một bài viết rất giá trị và cần thiết cho những ai muốn "đào cạn cạn" theo kiểu những kiến thức cần biết mà phải mất nhiều thời gian mới tìm được như bài này.
Trả lờiXóaChuyện trấn yểm là thuộc lãnh vực tín ngưỡng dân gian truyền lại qua nhiều thế hệ. Ngoài chuyện bác NHP nói, HN còn thấy ở nhiều nơi người ta trồng trước cổng/ cửa nhà hai chậu cây: Xương rồng thân thẳng đứng và lưỡi cọp. Hỏi thì biết là "tả thanh long hữu bạch hổ" theo kiểu cung điện vua chúa ngày xưa.
Bác NHP đi ngang Lotte Mark Lê Đại Hành góc Ba tháng Hai chắc cũng nhìn thấy trấn yểm ngay góc vuông song song với hai đường sát tường cao ốc?
Hìhì, những bài viết kiểu này hoàn toàn có tính cách phổ thông, không có gì cao siêu hết phải không bác HN? Đó chính là "chủ ý" của tôi, những kiến thức phổ biến trong cuộc sống mà ta vẫn gặp hàng ngày, nhưng có khi chính mình cũng không biết, hoặc biết một cách "mơ mơ hồ hồ", mà ngay chính sách vở ta có trong tay cũng không nói rành mạch, đọc và "gạn lọc" lại những gì chủ yếu nhất đưa lên cho bạn bè cùng tham khảo.
XóaChuyện trấn yểm, ngày xưa gọi là địa lý, do những ông thày địa lý đảm trách (nổi tiếng nhất là chuyện Tả Ao), thuật phong thủy cũng là nó, ban đầu chỉ là chuyện "gió - nước", nhưng dần dần được phát triển lên hàng siêu nhiên, hòn non bộ, hoặc vườn đá, vườn cát Nhật Bản cũng là phong thủy, trấn yểm.
Thỉnh thoảng tôi có ghé qua Lotte Mark nơi đường Lê Đại Hành nhưng không để ý lắm, thuở nhỏ 30 năm tôi sống cách đó khoảng vài trăm thước.
Đông tây gì cũng vậy bạn ạ, những tượng thần Hy lạp là một minh chứng rỏ ràng. Sang thăm làm quen bạn nhé, chúc bạn đêm bình an.
Trả lờiXóaĐông Tây, Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ... nơi nào cũng thế, cám ơn bạn đã ghé, và xin mời thỉnh thoảng quay trở lại. Cũng chúc bạn đêm an lành.
XóaCòn chuông gió treo ở cửa ra vào có thuộc vào một loại thần môn không hả Bác Hiệp ?
Trả lờiXóaChuông gió có lẽ không phải thần môn TT, nó là vật trang trí, hoặc một dạng "phong thủy" hơn là linh vật hay linh phù :-)))
XóaBài viết bổ ích.
Xóahttps://thanhnien.vn/ban-can-biet/phong-kham-da-khoa-hong-phong-co-tot-khong-897222.html
http://giadinh.net.vn/song-khoe/chat-luong-phong-kham-gan-hong-phong-2018060518371601.htm
https://dantri.com.vn/tu-van/kham-ngoai-gio-tai-phong-kham-da-khoa-hong-phong-20181008161331229.htm
https://eva.vn/tin-tuc-suc-khoe/danh-gia-chat-luong-phong-kham-da-khoa-hong-phong-c296a354201.html