Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016
"Trử" là chứa, giấu, viết với dấu hỏi hay dấu ngã đây? Theo anh Lê Ngọc Trụ trong bộ Chánh Tả Tự Vị: lưu-trử, oa-trử (dấu hỏi rõ ràng), nhưng bấy lâu viết với dấu ngã đã quen, vậy mình cũng ngã luôn cho vui cả làng và được xuôi việc. Trữ: chờ, đợi, đứng lâu: trữ hậu, trữ lập.
Trữ sách ngáy trước là một thú vui, khi mình có mà người ta không có thì thấy vui vui. Khi có dư được một hai cuốn, lấy đó mà biếu tặng anh em, lại thấy quí hơn vàng bạc. Từ sau 30-4-75, trữ sách bỗng thành mối họa, lớn hay nhỏ, tùy thương hya ghét. Cũng một cuốn sách khi bắt, gặp lúc thương thì tịch thu trơn và tha người giữ sách, mất của mà không khổ thân, khi khác gặp lúc ghét, lại tùy cuốn sách kể là dơ hay sạch. Mà cơ khổ, trong một cơ thể con người đây, vẫn có chỗ chứa chất không thơm và có ống bài tiết để đưa những chất ấy ra ngoài, nếu cứ thẳng thừng cắt bỏ những bộ phận không sạch ấy đi, thì con người làm sao sống? Tự-vị, tự-điển, tự-vựng, ngoài những chữ đẹp, xin, phải có chữ xấu mới đầy đủ và đúng như thiên chức của cuốn sách dạy đời. Tôi lúc nhỏ, chưa biết gì, hễ được tiền, mua dictionnaire, vẫn lật tìm những chữ tục xem trước. Không có cu, dái, tôi chê chưa đủ, ngày nay không lẽ đốt tự vị à? Viện Pasteur, chứa vi trùng cả ống này qua ống kia, có vậy mới tìm ra gốc bịnh mà cho thuốc.
Trích "Cuôn sách và Tôi - Thú Phong Lưu Sót Lại - Di cảo", Vương Hồng Sển, NXB TRẻ-2013.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Cái triết lí "sạch- bẩn" nghe thú vị thiệt. Về từ ngữ trong từ điển thì không có từ sạch, từ bẩn. Phải có từ chỉ mùi THƠM, nhưng cũng có từ chỉ mùi THỐI. Có thế, THƠM càng thơm, THỐI càng thối, vì chúng trái ngược nhau. Từ ngữ là bình đẳng trong từ điển, càng bình đẳng trong văn chương. Người ta kiêng nói tục, chửi tục. Nhưng khi cần chửi thì phải chửi, phải văng tục ra...mới thỏa đáng, có thể coi là mới hay! Chém cha cái kiếp lấy chồng chung! Cha mẹ thói đời ăn ở bạc! Đù cha kiếp. Đ. mẹ đời! Những câu chửi, chữ tục ấy các cụ không chê!
Trả lờiXóaTôi không rõ tác giả Lê Ngọc Trụ làm cuốn chảnh tả tự vị ( từ điển chính tả) in năm nào, căn cứ vào nguồn nào để khẳng định TRỬ chứ không phải TRỮ? Tôi ngờ rằng tác giả hay lẫn lộn dấu HỎI và dẫu NGÃ, vốn là một thói quen phát âm của một địa phương nào đó. Mong được bác Hiệp chỉ giáo!
Quyển Chánh tả tự vị của ông Lê Ngọc Trụ xuất bản khoảng năm 1959 tại Sài Gòn. Không hẳn là ông Trụ khẳng định TRỬ chứ không phải TRỮ đâu bác Vũ Nho, mà vì ông ấy chỉ đưa có mỗi chữ TRỬ vào Tự vị của mình, và cụ Vương Hồng Sển căn cứ chữ TRỬ để viết sách. Cái nỗi khó của những người viết sách ngày xưa, theo tôi là ít nguồn tham khảo hơn bây giờ. Bây giờ tài liệu, tư liệu tham khảo rất dễ kiếm, chẳng hạn tôi có thể dễ dàng có được Tự điển Việt Bồ La của Giáo sỹ Đắc Lộ hay Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của để tra cứu, chứ hồi trước năm 75 tôi còn đi học kiếm đâu ra. Thời nay mình khỏe bởi sách vở nhiều, tài liệu trên mạng mênh mông, miễn là mình biết chắt lọc lấy cái hay. Tôi nghĩ như thế đó bác Vũ Nho.
XóaNhư vậy là cụ Vương có ý chê ngầm. Cụ nói cả làng viết dấu NGÃ quen. Vậy cụ dùng NGÃ luôn cho vui cả làng và được xuôi việc. Có thể hiểu là cụ biết viết dấu HỎI như trong "Chánh Tả Tự Vị" là không chính xác mà cụ không muốn chê hay phê gì cả.
Trả lờiXóaCụ Vương như chúng ta đã biết, là một người Nam bộ gốc Miên, Triều Châu, hình như có thêm cả dòng máu Việt, lại được học hành theo Tây, cho nên tuy giỏi trong nhiều lãnh vực mà chánh tả lại rất dở, cụ thường hay nói, sách của cụ trước khi xuất bản thường được đưa cho ông Lê Ngọc Trụ và Nguyễn Hiến Lê kiểm tra lại về chánh tả, chữ nghĩa. Tôi ngờ rằng trong bài viết trên, cụ Vương muốn nói hay phê phán một điều gì khác, chứ không phải riêng chữ TRỬ hay TRỮ (?).
Xóa