Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016
Khổng tước.
Ảnh Tin Tin trên báo VNEXPRESS.
Mấy ngày nay đọc báo thấy viết có nhân viên của Thảo Cầm Viên, tục gọi nôm na là Sở Thú "dí" bắt được con chim quý lạc ở quận 3. Chim biết bay đàng hoàng, có báo như VNEXPRESS gọi là "khổng tước" (chim khổng tước), còn một số báo khác như Tuổi Trẻ, Thanh Niên gọi là "chim công", cụ thể là loại "chim công xanh" thuộc nhóm 1B quý hiếm trong Sách đỏ (báo Thanh Niên).
Khổng tước (孔雀) là từ Hán-Việt, trong đó "khổng" (孔) có nghĩa là "con công", còn chữ "tước" (雀), đa số các từ điển Hán-Việt (như từ điển Phổ thông, từ điển trích dẫn, từ điển của Thiều Chửu, Trần Văn Chánh, Nguyễn Tôn Nhan, Nguyễn Quốc Hùng) giải nghĩa là "chim sẻ". Chữ "tước" (雀) ngoài nghĩa là "chim sẻ", theo từ điển Hán-Việt của Trần Văn Chánh, Nguyễn Tôn Nhan có giải nghĩa thêm "tước" là "chim" (nói chung), chim sẻ gọi là "ma tước" (麻雀), chim công gọi là "khổng tước" (孔雀).
Ở miền Nam có địa danh Gò Công, tên Hán-Việt là "khổng tước khâu", có nghĩa là "gò có nhiều chim công".
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
chim công thì nói chim công
Trả lờiXóachơi từ khổng tước làm dân hết hồn
Chắc sợ nói chim công có thằng xỏ lá thêm từ vào sau nữa thì rối :)
XóaHihi ...em thích câu trả lời của anh Hiệp nè ! Mà chắc là như vậy đó Bố susu ơi !
XóaHì hì =))
XóaCám ơn bác Hiệp. Nhờ bác mà biết Gò Công là gò có nhiều chim Công ( Khổng tước khâu)! Có lần tới Nghệ An, tôi được giải thích huyện Con Cuông nghĩa là huyện có nhiều (con) chim Công ( tiếng Nghệ đọc là Cuông). Tôi nghĩ cách đặt tên đất của mình cũng là chuyện thú vị!
Trả lờiXóaTôi cũng có đọc sách thấy nói Con Cuông (tiếng Nghệ) có nghĩa là Con Công. Địa danh có nguồn gốc từ động vật, thực vật khá phổ biến ở nước ta, như Đồng Nai, thì Nai ở đây là con nai.
Xóacái này ngoài lề chút xíu:
Trả lờiXóabác Hiệp có làm mấy cái chỉnh sửa blog cho hợp với chế độ https ko vậy?
bên cháu có những chỉnh sửa nhưng ko ra được theo như ý
nếu được bác hướng dẫn cháu với nhé
Tôi cũng không rành vụ này, chỉnh sửa là do bạn làm cho đó Bố susu.
Xóa