Thư viện Khoa Học Tổng Hợp Tp. HCM. Ảnh Internet.
Mấy hôm nay đọc trên mạng (những báo chính thống, như CA Tp. HCM-12-4-2016, Sài Gòn Giải Phóng Online-14-4-2016, MotTheGioi.VN-15-4-2016...). Tôi thấy rộ lên một tin đáng chú ý (có liên quan đến sách vở), đó là tin xây cao ốc 20 tầng có chức năng khách sạn, văn phòng của một doanh nghiệp hiện đang được sử dụng 1.200 mét vuông đất (đã có sổ đỏ hẳn hoi), thuộc khuôn viên Thư viện Khoa Học Tổng Hợp Tp. HCM (Thư viện KHTH) tọa lạc giữa trung tâm thành phố. Có rất nhiều nhà chuyên môn về xây dựng, quy hoạch, nhà văn hóa... lên tiếng phản đối, Cũng có tờ báo như Người Đô Thị (Tổng Hội Xây Dựng Việt Nam) trích dẫn người có thẩm quyền có bài báo bác bỏ tin này ("Xây cao ốc 20 tầng trong Thư viện Tổng Hợp: "Chỉ là tin vịt"14-4-2016).
.
Tôi không muốn bàn gì đến một tin tức khá nghịch lý này (một đất nước mà chuyện gì cũng có thể xảy ra, cho dù lắm khi vô lý. Theo thông tin năm 2006 TP đã có quy hoạch phát triển Thư viện KHTH, và xây dựng Thư viện Thiếu Nhi TP. Năm 2008 thành phố có chủ trương di dời các hộ dân sống trong khuôn viên để thực hiện việc xây dựng Thư viện Thiếu Nhi. Nhưng đến năm 2011 thì UBND TP. thông qua Sở Tài Nguyên Môi Trường lại cấp sổ đỏ cho một doanh nghiệp sử dụng 1.200 mét vuông đất với mục đích sản xuất, kinh doanh, thời gian là 50 năm). Và nay Thư viện Thiếu Nhi đâu chẳng thấy, lại có cái tin... dở hơi trên.
Ở đây tôi muốn đi ngược lại thời gian đôi chút, tìm trong sách vở những gì nói về mảnh đất vàng tọa lạc giữa trung tâm thành phố này (nếu không muốn nói hơn nữa là kim cương). Mảnh đất nằm trọn giữa bốn con đường bao bọc chung quanh, hiện nay là các đường Lý Tự Trọng, Nguyễn Trung Trực, Lê Thánh Tôn, Nam Kỳ Khởi Nghĩa).
Những bạn nào hay đọc sách của cụ Vương Hồng Sển, chắc sẽ nhớ trong những ký ức viết về Sài Gòn năm xưa cụ hay nhắc tới một địa điểm có tính chất lịch sử, gọi là Khám lớn thành phố. Từ thời còn Pháp thuộc khi cụ làm tại dinh Thống đốc Nam Kỳ (thời Pháp dinh Thống đốc cũ sau là dinh Gia Long, nơi trước khi bị lật đổ vào tháng 11 năm 1963, TT Ngô Đình Diệm đã từng ở và làm việc, hiện nay là Bảo tàng Tp. HCM), dinh nằm kế bên Khám lớn Sài Gòn là nơi được xây dựng từ thời Pháp thuộc, chuyên giam giữ tội phạm các loại, nơi đây còn đặt một chiếc máy chém để xử tử đa số là tù chính trị (những người yêu nước chống Pháp thời bấy giờ) bị nhà cầm quyền Pháp giam giữ kết án. Tại sao một nhà tù quy mô như thế lại được Pháp đặt ở giữa trung tâm thành phố? Vì kế bên nhà tù là Tòa án thành phố, tiện lợi cho việc di chuyển xét xử tù nhân.
Như đã nói, thời Tây đây là Khám lớn chuyên giam giữ tội phạm, trước khi trở thành Khám lớn thì nơi đây có ngôi chợ gọi là chợ Cây Da Còm Thằng Mọi, chợ này được nhắc đến trong bài Gia Định phú (khuyết danh):
Chợ Cây Da Thằng Mọi, coi bán đủ thuốc xiêm, cau mứt
Cái rạch cầu Con Miên, thấy làm nguyên cột vắp, ván trai
Trên Cây Da Còm, nỡ để nguyên ông già đầu đội
Dưới đường đi Cầu Khắt, để chi con trẻ lạc loài
Theo cụ Vương viết trong Sài Gòn năm xưa thì tuy tên gọi là chợ Cây Da Còm Thằng Mọi, nhưng ở đây chẳng có một người Mọi nào hết, sự là tại chợ này thường bày bán một món hàng không đâu có bán, là một thứ đèn thắp bằng dầu phọng hay dầu dừa làm bằng đất nung, nắn hình một người Chàm (ông Phỗng): hai chân quỳ, hai tay chắp lại, trên đầu đội thếp dầu. Cây Da Còm ở vùng này nay còn dấu tích là cây da nằm trong công viên trước Tòa án TP. Ngày xưa toàn bộ khu vực này gọi là xóm Vườn Mít, vì có trồng nhiều mít.
Năm 1953 sau khi xây xong khám Chí Hòa thì Khám Lớn bị phá bỏ, chính quyền thời đó xây trường Đại học Văn Khoa. Sau năm 1954 thời đệ nhất Công hòa của TT Ngô Đình Diệm Thư viện Quốc Gia đã được xây dựng thay cho Đại học Văn Khoa, bởi đồ án của các kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện (lớp Kiến trúc trường Mỹ Thuật Đông Dương), và hai kiến trúc sư Bùi Quang Hanh, Lê Văn Lắm (từ Pháp về). Tháng 9-1975 Thư viện Quốc Gia được đổi tên thành Thư viện Khoa Học Tổng Hợp Tp. HCM đến nay.
Như ta đã thấy, khu đất xưa từ một cái chợ được thực dân Pháp xây thành nhà tù, từ nhà tù được Chính phủ Miền Nam biến thành trường đại học, rồi từ trường đại học thành thư viện đã hơn nửa thế kỷ. Tôi nhớ nhạc sỹ Trịnh Công Sơn trong một bài hát phản chiến của ông thời trước năm 1975 ở Sài Gòn có câu: "Đường đi đến những nơi lao tù, ngày mai sẽ xây trường hay họp chợ...". Các chính phủ đáng chán ngán một thời đã làm được điều đó...
Nay lại có tin đồn đất nơi đây bị xà xẻo để xây cao ốc kinh doanh. Chuyện xà xẻo đất công không phải bây giờ mới xảy ra. Điển hình là phi trường Tân Sơn Nhất, cho tới năm 1975 thì đất vành đai chung quanh phi trường còn mênh mông, rồi sau biến cố tháng 4-1975 những đất này dần dần dần biến thành nhà ở (được cấp như một chiến lợi phẩm), và hậu quả là bây giờ không còn đất để mở rộng phi trường, phải tính làm một sân bay khác ở xa thành phố.
Ông bà ta hay nói: "Không có lửa sao có khói", nhưng trong vụ đất vàng này dư luận đã lên tiếng phản đối (như mới đây nhiều người đã phản đối việc dự định chặt mấy trăm cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng).
Hy vọng việc xây cao ốc kinh doanh trong khuôn viên thư viện KHTH chỉ là "tin đồn, tin vịt", như một tờ báo chính thống đã nói ở trên.
Tham khảo:
- Sài Gòn năm xưa, Vương Hồng Sển, NXB Tp. HCM - 1997.
- Từ điển Thành phố Sài Gòn - Hồ Chí Minh, NXB Trẻ - 2001.
Ở đây tôi muốn đi ngược lại thời gian đôi chút, tìm trong sách vở những gì nói về mảnh đất vàng tọa lạc giữa trung tâm thành phố này (nếu không muốn nói hơn nữa là kim cương). Mảnh đất nằm trọn giữa bốn con đường bao bọc chung quanh, hiện nay là các đường Lý Tự Trọng, Nguyễn Trung Trực, Lê Thánh Tôn, Nam Kỳ Khởi Nghĩa).
Những bạn nào hay đọc sách của cụ Vương Hồng Sển, chắc sẽ nhớ trong những ký ức viết về Sài Gòn năm xưa cụ hay nhắc tới một địa điểm có tính chất lịch sử, gọi là Khám lớn thành phố. Từ thời còn Pháp thuộc khi cụ làm tại dinh Thống đốc Nam Kỳ (thời Pháp dinh Thống đốc cũ sau là dinh Gia Long, nơi trước khi bị lật đổ vào tháng 11 năm 1963, TT Ngô Đình Diệm đã từng ở và làm việc, hiện nay là Bảo tàng Tp. HCM), dinh nằm kế bên Khám lớn Sài Gòn là nơi được xây dựng từ thời Pháp thuộc, chuyên giam giữ tội phạm các loại, nơi đây còn đặt một chiếc máy chém để xử tử đa số là tù chính trị (những người yêu nước chống Pháp thời bấy giờ) bị nhà cầm quyền Pháp giam giữ kết án. Tại sao một nhà tù quy mô như thế lại được Pháp đặt ở giữa trung tâm thành phố? Vì kế bên nhà tù là Tòa án thành phố, tiện lợi cho việc di chuyển xét xử tù nhân.
Khám lớn Sài Gòn. Ảnh Internet.
Như đã nói, thời Tây đây là Khám lớn chuyên giam giữ tội phạm, trước khi trở thành Khám lớn thì nơi đây có ngôi chợ gọi là chợ Cây Da Còm Thằng Mọi, chợ này được nhắc đến trong bài Gia Định phú (khuyết danh):
Chợ Cây Da Thằng Mọi, coi bán đủ thuốc xiêm, cau mứt
Cái rạch cầu Con Miên, thấy làm nguyên cột vắp, ván trai
Trên Cây Da Còm, nỡ để nguyên ông già đầu đội
Dưới đường đi Cầu Khắt, để chi con trẻ lạc loài
Theo cụ Vương viết trong Sài Gòn năm xưa thì tuy tên gọi là chợ Cây Da Còm Thằng Mọi, nhưng ở đây chẳng có một người Mọi nào hết, sự là tại chợ này thường bày bán một món hàng không đâu có bán, là một thứ đèn thắp bằng dầu phọng hay dầu dừa làm bằng đất nung, nắn hình một người Chàm (ông Phỗng): hai chân quỳ, hai tay chắp lại, trên đầu đội thếp dầu. Cây Da Còm ở vùng này nay còn dấu tích là cây da nằm trong công viên trước Tòa án TP. Ngày xưa toàn bộ khu vực này gọi là xóm Vườn Mít, vì có trồng nhiều mít.
Năm 1953 sau khi xây xong khám Chí Hòa thì Khám Lớn bị phá bỏ, chính quyền thời đó xây trường Đại học Văn Khoa. Sau năm 1954 thời đệ nhất Công hòa của TT Ngô Đình Diệm Thư viện Quốc Gia đã được xây dựng thay cho Đại học Văn Khoa, bởi đồ án của các kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện (lớp Kiến trúc trường Mỹ Thuật Đông Dương), và hai kiến trúc sư Bùi Quang Hanh, Lê Văn Lắm (từ Pháp về). Tháng 9-1975 Thư viện Quốc Gia được đổi tên thành Thư viện Khoa Học Tổng Hợp Tp. HCM đến nay.
Như ta đã thấy, khu đất xưa từ một cái chợ được thực dân Pháp xây thành nhà tù, từ nhà tù được Chính phủ Miền Nam biến thành trường đại học, rồi từ trường đại học thành thư viện đã hơn nửa thế kỷ. Tôi nhớ nhạc sỹ Trịnh Công Sơn trong một bài hát phản chiến của ông thời trước năm 1975 ở Sài Gòn có câu: "Đường đi đến những nơi lao tù, ngày mai sẽ xây trường hay họp chợ...". Các chính phủ đáng chán ngán một thời đã làm được điều đó...
Nay lại có tin đồn đất nơi đây bị xà xẻo để xây cao ốc kinh doanh. Chuyện xà xẻo đất công không phải bây giờ mới xảy ra. Điển hình là phi trường Tân Sơn Nhất, cho tới năm 1975 thì đất vành đai chung quanh phi trường còn mênh mông, rồi sau biến cố tháng 4-1975 những đất này dần dần dần biến thành nhà ở (được cấp như một chiến lợi phẩm), và hậu quả là bây giờ không còn đất để mở rộng phi trường, phải tính làm một sân bay khác ở xa thành phố.
Ông bà ta hay nói: "Không có lửa sao có khói", nhưng trong vụ đất vàng này dư luận đã lên tiếng phản đối (như mới đây nhiều người đã phản đối việc dự định chặt mấy trăm cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng).
Hy vọng việc xây cao ốc kinh doanh trong khuôn viên thư viện KHTH chỉ là "tin đồn, tin vịt", như một tờ báo chính thống đã nói ở trên.
Tham khảo:
- Sài Gòn năm xưa, Vương Hồng Sển, NXB Tp. HCM - 1997.
- Từ điển Thành phố Sài Gòn - Hồ Chí Minh, NXB Trẻ - 2001.
Ở ta, mọi thứ đều có thể xảy ra! Có thời Hà Nội cũng đã rộ tin xây khách sạn kinh doanh gì đó trong khuôn viên công viên Thống Nhất. Sau dư luận phản đối dữ quá, thế là "họ" rút lui. Biết đâu việc xây cao ốc 20 tầng này, người ta cứ đưa tin để thử phản ứng. Phản ứng dữ thì coi đó là "tin vịt". Phản ứng yếu ớt thì..cứ xây! Câu chuyện doanh nghiệp có sổ đỏ ở đó...vẫn còn nguyên tính thời sự! Trong khi giải phóng các hộ dân khác để có mặt bằng xây dựng thư viện thiếu nhi thành phố, thư viên chẳng thấy đâu, lại thấy ông doanh nghiệp!
Trả lờiXóaNhững vụ như thế này có lẽ bác Vũ Nho có nhiều kinh nghiệm, cũng như chuyện làm thủy điện ở vùng lõi của rừng nguyên sinh Cát Tiên, họ cứ làm, cứ có dự án, đến khi dư luận, những nhà khoa học, trí thức... lên tiếng phản đối dữ quá mới ngưng, hoặc tạm thời ngưng.
XóaCác hộ dân ở trong khuôn viên Thư viện thì bị di dời, nhưng "ông" doanh nghiệp thì được cấp sổ đỏ, nhiều khi buồn cho đất nước thật đó bác Vũ Nho.
Em qua thăm anh , đọc được bài viết rất hay mà có lẽ em chưa bao giờ biết được những kiến thức này . Riêng về sự thay đổi của đất nước để có thể theo kịp các nước bạn tân tiến là một điều đáng mừng anh Hiệp nhỉ ? Thế nên em cũng hy vọng đây không phải là tin vịt để người dân nhờ . Còn riêng với người Việt sống ở nước ngoài thì lại được hãnh diện về sự tiến bộ và văn minh của nước nhà .....
Trả lờiXóaCũng rất mong nước mình sẽ văn minh tiên tiến bằng người đó NangTuyet.
XóaThư viện quốc gia có kiến trúc đẹp , hài hòa giữa phần nhà chính thấp tầng với khối nhà vuông cao tầng đùng để lưu trữ sách . Vụ xà xẻo đất xây cao ốc 20 tầng làm doanh nghiệp không chỉ phá vỡ quy hoạch mà còn phá vỡ cảnh quan kiến trúc của thư viện , một công trình văn hóa lớn của Sài Gòn
Trả lờiXóaCông trình Thư viện rất đẹp, hài hòa trong một không gian bây giờ không dễ gì có giữa trung tân TP, không khéo họ "nhét" vài ba tòa cao ốc vây chung quanh trong khuôn viên thì khổ. Như trường NTMK (Gia Long cũ), giải tỏa được các hộ dân, nhưng lại xây chen muốn "ngộp".
XóaNơi đây khi còn là Khám Lớn thời Tây đã giam giữ nhiều nhà Cách mạng VN như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Nguyễn văn Cừ, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Phạm văn Đồng.... Tại sao nơi đây không có một bia nhỏ kỷ niệm ghi những điều này nhỉ?