Tờ 2 đô la Mỹ "may mắn". Ảnh Internet.
Đô la là một đơn vị tiền tệ phổ biến bây giờ, với đồng đô la Mỹ tiêu biểu, có ký hiệu là $. Không riêng gì Mỹ mà nhiều nước trên thế giới gọi đồng tiền của mình là đô la, chẳng hạn như Úc (Australia), Tân Tây Lan (New Zealand), Tân Gia Ba (Singapore), Hương Cảng (Hongkong), Đài Loan (Taiwan), hay Gia Nã Đại (Canada)...
Từ "đô la" bây giờ rất quen thuộc với người Việt Nam, có lẽ ngay cả một đứa trẻ học mẫu giáo cũng đã biết đến từ "đô la", cho dù chắc không hiểu là gì (?!), bởi nhiều trẻ con bây giờ ngoài tên thật, thì tên gọi ở nhà đã được cha mẹ đặt cho là "Đô La"... Nếu ngày xưa thời ông bà, cha mẹ ta hay đặt cái tên thân mật gọi trong nhà cho con cái là Tí, Tèo, Cún, Nghé... thì bây giờ thường thấy gọi "Ru By" (Ruby = Hồng Ngọc), "Gôn" (Gold = Vàng), hoặc "Đô La" (Dollar = đồng Đô La). Tết, người ta hay "lì xì" cho nhau tờ 2 đô la Mỹ may mắn.
Tờ 20 đô la Mỹ hiện nay với hình Tổng thống Andrew Jackson. Ảnh Internet.
Tờ đô la Mỹ mặt chính là hình của một vị Tổng thống Mỹ (nước Mỹ cho đến giờ chưa có nữ Tổng thống). Ngày hôm qua, tôi được nghe một tin trên tivi khá thú vị, là sẽ có tiền đô la in hình phụ nữ ở mặt chính, cụ thể là tờ 20 đô la sẽ in hình của một phụ nữ da màu ở mặt chính thay thế cho hình Tổng thống Andrew Jackson (Tổng thống đầu tiên của đảng Dân chủ Hoa Kỳ) sẽ chuyển sang mặt sau. Người được chọn in là bà Harriet Tubman, là một phụ nữ da màu Mỹ gốc Phi đã tranh đấu chống lại tệ nạn nô lệ người Mỹ gốc Phi ở vào cuối thế kỷ XIX, bà cũng đấu tranh cho quyền bầu cử của phụ nữ Mỹ.
Tờ 20 đô la dự định sẽ phát hành vào năm 2020, trong hình là một trong những chân dung của bà Harriet Tubman. Ảnh Internet.
Việc dự định đưa hình ảnh của một phụ nữ (nhất là da màu) lên giấy bạc, là một sự kiện chưa từng có trong vòng 100 năm nay đối với tờ đô la Mỹ. Nhưng một nét độc đáo khác nữa là ý tưởng này của ai? Thì ra không phải là của Tổng thống Hoa Kỳ, của vị lãnh đạo đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ, hay của một nhà chính khách nào... Mà là từ câu hỏi của một bé gái trong một lá thư gởi cho Tổng thống Mỹ Obama, để nói về tại sao không có hình ảnh người phụ nữ trên tờ đô la của Mỹ? Và từ năm ngoái, từ câu hỏi này một chiến dịch trên mạng xã hội đã được vận động để thay thế hình ảnh của Tổng thống Andrew Jackson trên tờ 20 đô la.
Như ta đã thấy, ý kiến của một bé gái đã được cả xã hội Mỹ quan tâm, và cuối cùng là quyết định của Tổng thống Mỹ đương nhiệm dựa trên ý kiến ấy. Thật tuyệt cho một xã hội nhân bản và dân chủ biết lấy Con ngưởi là trọng tâm. Cái thế giới Nhân bản với Con người mà những nhà văn hóa, trí thức hàng đầu Việt Nam dưới đây đã từng nêu trong sách:
"Chiến lược văn hóa, là chiến lược tổng thể về con người. Không thể chỉ đổi mới kinh tế mà xoay chuyển được tình hình Việt Nam hiện tại. Mọi hoạt động của chính quyền và các tổ chức xã hội khác cần nhắm mục tiêu văn hóa vì con người. Nhân tố con người phải là trên hết, trước hết của mọi dạng phát triển. Đó là lẽ vì sao thế giới nhân bản ngày nay nêu mục tiêu phát triển trên nền tảng văn hóa...".
(Giáo sư Trần Quốc Vượng trong bài viết "xây dựng một nền Văn hóa Việt Nam Nhân bản - Dân tộc - Dân chủ - Khoa học". Sách "Trong cõi", NXB Hội Nhà Văn - Nhã Nam - 2014).
Ở một góc độ khác, trong công việc giảng dạy về âm nhạc dân tộc giáo sư Trần Văn Khê cũng có những ý kiến tương tự:
"Về phần tôi không chỉ thuần túy trao cho các em kiến thức hay phương pháp nghiên cứu trong lãnh vực âm nhạc mà còn chú trọng gieo trong lòng các em tình thương yêu nhân loại, hướng dẫn các em tự rèn luyện để có những đức tánh cần thiết trong cuộc sống như sự khiêm tốn, tính bền chí, lòng quyết tâm, nhằm giúp các em không chỉ học hỏi suông mà còn tìm được một lối sống cho mình".
(Trích Hồi ký Trần Văn Khê (tập 5), NXB Trẻ - 2002).
Như ta đã thấy, ý kiến của một bé gái đã được cả xã hội Mỹ quan tâm, và cuối cùng là quyết định của Tổng thống Mỹ đương nhiệm dựa trên ý kiến ấy. Thật tuyệt cho một xã hội nhân bản và dân chủ biết lấy Con ngưởi là trọng tâm. Cái thế giới Nhân bản với Con người mà những nhà văn hóa, trí thức hàng đầu Việt Nam dưới đây đã từng nêu trong sách:
"Chiến lược văn hóa, là chiến lược tổng thể về con người. Không thể chỉ đổi mới kinh tế mà xoay chuyển được tình hình Việt Nam hiện tại. Mọi hoạt động của chính quyền và các tổ chức xã hội khác cần nhắm mục tiêu văn hóa vì con người. Nhân tố con người phải là trên hết, trước hết của mọi dạng phát triển. Đó là lẽ vì sao thế giới nhân bản ngày nay nêu mục tiêu phát triển trên nền tảng văn hóa...".
(Giáo sư Trần Quốc Vượng trong bài viết "xây dựng một nền Văn hóa Việt Nam Nhân bản - Dân tộc - Dân chủ - Khoa học". Sách "Trong cõi", NXB Hội Nhà Văn - Nhã Nam - 2014).
Ở một góc độ khác, trong công việc giảng dạy về âm nhạc dân tộc giáo sư Trần Văn Khê cũng có những ý kiến tương tự:
"Về phần tôi không chỉ thuần túy trao cho các em kiến thức hay phương pháp nghiên cứu trong lãnh vực âm nhạc mà còn chú trọng gieo trong lòng các em tình thương yêu nhân loại, hướng dẫn các em tự rèn luyện để có những đức tánh cần thiết trong cuộc sống như sự khiêm tốn, tính bền chí, lòng quyết tâm, nhằm giúp các em không chỉ học hỏi suông mà còn tìm được một lối sống cho mình".
(Trích Hồi ký Trần Văn Khê (tập 5), NXB Trẻ - 2002).
Đô la thì nói Dollar .
Trả lờiXóaNhân tình thế thái lái qua chuyện đời.
Bác Hiệp quả thật buồn cười
Lẫn lộn xứ khác với người Việt nam.
Kaka
Hí hí, thì ra người xứ khác không giống người Việt mình thật há Lão Tân.
XóaHồi này lo mần ăn đâu đâu mà thấy vắng bóng?
Hihi ...em đọc rồi ...nhưng hỏng có ý kiến gì hết ...Em chỉ thắc mắc một điều là không hiểu tại sao họ lại cho là tờ 2 dola thì có giá trị đem lại sự may mắn anh Hiệp nhỉ ?
Trả lờiXóaAaa, tờ 2 đô la may mắn có nhiều lý giải, chẳng hạn trong một tai nạn máy bay hồi năm nảo năm nào, có 1 ông kia duy nhất còn sống, trong túi ông ấy có duy nhất 1 tờ 2 đô la... đại loại thế, hoặc người Việt mình thấy mặt sau tờ này có hình đến 42 vị TT Hợp Chủng quốc, quá xá chức quyền nên... mê tít... Hì hì!
Xóa