Ảnh Internet.
Trong tháng qua, theo những thông tin chính thức thì thành phố này sắp có một con đường sách nằm trên đường Nguyễn Văn Bình nơi quận 1, một con đường nhỏ, ngắn bên hông Bưu điện Sài Gòn và nhà thờ Đức Bà. Đối với tôi, một người đã gắn bó với sách lâu nay thì đây là một tin tốt đẹp. Một thành phố rộng lớn như Sài Gòn, với cả gần chục triệu dân, trong đó chắc chắn có rất nhiều người mê đọc sách và mua sách (nều không nói ngoa là nhất nước, thì ít nhất cũng là một trong vài nơi "tiêu thụ" sách nhiều nhất nước), mà cho đến tận bây giờ mới có thể cho "ra lò" một con đường chuyên về sách, là đã quá chậm, quá lâu. Nhưng thôi như ta vẫn hay nói, chậm vẫn còn hơn không.
Thực ra Sài Gòn không hiếm những tiệm sách lớn, những con đường chuyên mua bán sách cũ mới. Các bạn nào mê sách chắc biết rất rõ. Ít lâu nay chôn chân một chỗ, chứ trước đây chẳng mấy ngày tôi không ghé qua những con đường ấy. Ở đó là những tiệm sách tư nhân, những chiếu sách vỉa hè, nhưng tôi có thể tìm được ở đấy những quyển sách mình cần, mà những nhà sách lớn không có, với giá từ rất rẻ đến phải chăng. Có những tiệm sách cũ chỉ chừng mươi lăm mét vuông, người bán chỉ là một người đàn ông, hay phụ nữ đã đứng tuổi, hoặc một cặp vợ chồng như thế, nhưng họ có thâm niên bán sách đã mấy chục năm, có khi cả gần trọn đời người. Ta muốn kiếm một quyẻn sách xuất bản đã lâu, mà đã đi mòn gót nơi những nhà sách lớn, đều chỉ nhận được cái lắc đầu thì hãy đến những nơi này. Họ có thể có đấy, hoặc họ biết rất rõ về quyển sách bạn đang cần, có thể còn kiếm được không, hay đã tuyệt bản...
Đến mua sách, hay chỉ xem, ngắm nghía đỡ buồn, quen biết rồi ta có thể trò chuyện với họ cả tiếng đồng hồ về sách vở mà không thấy chán. Sách gì họ cũng biết, tác giả nào họ cũng rành. Điều này khác hẳn với những tiệm sách lớn, nhiều lần đến đó hỏi thăm về sách, hoặc về một tác giả, một tác phẩm nào đó với những người đứng trông coi ở quày sách (mà đa phần là người trẻ), ít khi nào tôi được giải đáp thích đáng, phần nhiều họ không biết, hình như họ có mặt ở đấy là để "canh sách" hơn là để tư vấn cho khách về sách.
Nghe nói có hai tên gọi của đường sách được đưa ra là "Đường sách Nguyễn Văn Bình", "Đường sách Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh", và tên "Đường sách Nguyễn Văn Bình" đã được chọn. Cái tên gọi đường sách là gì không quan trọng, tôi nghĩ cái quan trọng là đường sách này tổ chức thế nào, để đáp ứng được những nhu cầu của công chúng và giới yêu sách ở Sài Gòn. Một đường sách như thế dĩ nhiên là để giới thiệu và bán sách mới của những nhà xuất bản, Nhưng hy vọng là sẽ có thường xuyên những gian hàng chuyên trưng bày, giới thiệu, mua, bán, trao đổi các loại sách, báo, tạp chí cũ nay khó tìm, hay không còn tìm được trên thị trường sách, Hoặc những phiên chợ mua bán, đấu giá các loại sách báo quí hiếm đã tuyệt bản.
Đường sách cũng là nơi để giới thiệu tác phẩm, hướng dẫn độc giả các giới, các lứa tuổi trong việc chọn, đọc sách, nơi nắm bắt được thị hiếu của công chúng, biết được loại sách nào công chúng cần đọc, để liệu mà in ấn, hay tái bản. Cũng là nơi giao lưu giữa tác giả và người đọc, nơi trao đổi giữa những độc giả về sách... Một điều quan trọng nữa tuy là nơi mua bán, trao đổi về sách, nhưng phải là nơi thể hiện được cái văn hóa đọc, chứ không đơn thuần chỉ là một "chợ sách".
Đường sách cũng là nơi để giới thiệu tác phẩm, hướng dẫn độc giả các giới, các lứa tuổi trong việc chọn, đọc sách, nơi nắm bắt được thị hiếu của công chúng, biết được loại sách nào công chúng cần đọc, để liệu mà in ấn, hay tái bản. Cũng là nơi giao lưu giữa tác giả và người đọc, nơi trao đổi giữa những độc giả về sách... Một điều quan trọng nữa tuy là nơi mua bán, trao đổi về sách, nhưng phải là nơi thể hiện được cái văn hóa đọc, chứ không đơn thuần chỉ là một "chợ sách".
Người ta hay nói bây giờ ít còn người ham đọc sách, nhất là giới trẻ. Nhưng theo tôi không hẳn như thế, nhiều lần lân la nơi những tiệm sách cũ, tôi hay bắt gặp những người còn rất trẻ, đang là sinh viên hoặc mới học xong đại học, cũng say mê tìm kiếm những quyển sách mà khi nói ra tôi không ngờ là họ lại tìm đọc những loại sách đó. Có lần tôi gặp một bạn trẻ vào một tiệm sách cũ tìm quyển từ điển Hán-Việt của Trần Văn Chánh do NXB Trẻ in đã khá lâu (bạn trẻ này tìm quyển của NXB Trẻ chứ không tìm cũng từ điển này mà của NXB khác), và một quyển sách nữa về ngôn ngữ, cả hai quyển đều không còn bán nơi nhà sách nữa. Tiệm sách cũ cũng không có. Ở những Hội chợ về sách thỉnh thoảng được mở, đến đó tôi thấy đa phần là giới trẻ đến xem và mua sách rất nhiều, hơn hẳn các giới khác. Ăn thua là sách vở của chúng ta viết chất lượng ra sao? Cách đưa sách đến bạn đọc như thế nào?
Ở một vị trí "đẹp" như trên, tôi nghĩ đường sách Nguyễn Văn Bình không chỉ thu hút giới mê sách ở Sài Gòn, mà còn ở cả nước, và lượng khách du lịch quốc tế luôn đông đảo tại khu trung tâm thành phố. Hy vọng con đường sách sắp mở sẽ đáp ứng được những nhu cầu của công chúng, và giới mê sách, ít nhất về mặt tổ chức cũng được như những điều tôi nêu bên trên, chứ đường sách mà chỉ là "cánh tay nối dài" của những tiệm sách lớn, hay của nhà xuất bản thì chán lắm.
Tem mở hàng nha bác Hiệp!
Trả lờiXóaNghe giới thiệu đường sách NT đã thấy khoái rồi bác ơi! Đúng là thế hệ trẻ ít đọc hơn, vì họ có quá nhiều kênh khác để giải trí. Riêng mạng xã hội cũng ngốn quá nhiều thời gian của mọi người bác nhỉ?
Ở huyện miền núi như Quỳ Hợp lại còn tệ hại hơn khi đang xây dựng huyện điểm mà chủ tịch huyện đem bán luôn mảnh đất trung tâm cho tư nhân xây khách sạn, nơi đó có cái nhà sách duy nhất của huyện! Sau một thời gian ồn ào bào chí, rồi rải truyền đơn, chr tịch và bí thư về hưu non. Và giờ thì trung tâm phát hành sách duy nhất của huyện biến mất! Hét cãi vã, hết xâu xé! Buồn thế đó bác.
Lâu lâu mới thấy sang mở hàng, mà hồi này bên nhà thấy im ắng.
XóaMạng xã hội cũng là một trong những nguyên nhân khiến sách báo giấy ế ẩm, nhưng đó cũng không phải là chính, cái chính là tự thân sách báo giấy không còn đáp ứng dược theo đà phát triển của xã hội.
Ở một thị trấn xa mà không có nổi một nhà sách thì đúng là đáng buồn thất NT.
Có lẽ em cũng sẽ là một trong những người ủng hộ trước tiên và tìm đến con đường này ngay . Em còn nhớ lúc còn là sv , em hay tìm đến đường Ký Con để mua sách học tiếng Anh cũ rích , nhưng lại rất có ích cho tụi em vào thời đó để tham khảo cho việc học tập của mình . Nếu như tp mình thực hiện được việc này thì quả là một tin rất tốt đó cơ . Ông xã em cũng đang muốn tìm mua những quyển sách tiếng Pháp xưa ơi là xưa ....những quyển sách mà thời Pháp thuộc đã có vì đam mê đồ cổ hay sách cổ là một trong những đam mê của anh ấy đó anh Hiệp ạ .
Trả lờiXóaNếu mở một đường sách cho ngon lành, biết nắm được những thị hiếu của người đọc trong và ngoài nước để chuẩn bị cho những hoạt động đáp ứng được nhu cầu, thì đường sách sẽ là nơi thu hút tri thức, trí thức, nơi cung cấp kiến thức cho người đọc.
XóaChỉ sợ lại giao cho những người lơ mơ về sách rồi chả ra sao, chứ ngày xưa những nơi như vỉa hè Lê Lợi-Pasteur, khu Ký Con... là địa chỉ mà giới yêu sách thường xuyên ghé đến.
Hy vọng mai mốt gặp NangTuyet và ông xã ở đường sách Sài Gòn, hì hì!
Bác NT nói tới khu ký Con ở trêb có phải nó chính là đường Cá Hấp xưa không vậy bác Hiệp?
XóaĐúng rồi, cụ VHS có nhắc đến trong Saigon năm xưa, thực ra hồi xưa nó là con hẻm người ta gọi lè hẻm Cá Hấp, bây giờ là đường Đặng Thị Nhu.
XóaDạ , hy vọng chuyến về VN lần sau tụi em cũng sẽ được gặp anh ở đường sách Sài Gòn nữa cơ ..hihi ..
XóaGiờ con mới nhớ ra. Đó là Lê Quang Chiêu chính xác hơn bác à.
Xóa@ NangTuyet, hy vọng một ngày không xa sẽ được gặp vợ chồng NangTuyet noi Đường sách Saigon :-)))
Xóa@ Huy Trường, ờ đường đó trước năm 75 là đường Bùi Quang Chiêu, bây giờ mới là Đặng Thị Nhu,
XóaDạ , nhất định là chuyến về lần sau tụi em sẽ sắp xếp thời gian , nhất là sẽ báo trước để anh , chị không bị động . Có như vậy anh , chị em mình mới có thể được gặp nhau đó cơ . Nhất định phải mời sư phụ đi nhâm nhi café mới được hihi ..
XóaHy vọng lần tới NagTuyet về sẽ có thời giờ nhâm nhi cà phê :-)
XóaĐọc từ trưa nay rồi nhưng bận quá nay mưa to rảnh rỗi mới comemnt được , ủa chỗ Bác có mưa không dzậy ?
Trả lờiXóaHồi mới vào lập nghiệp ở Sài Gòn , thấy mọi cái đều lạ lẫm nhưng có điều này đọng lại trong lòng Salam là người dân nơi đây rất thích đọc sách báo , cứ sáng sáng muốn gì thì gì từ ông đạp xích lô đến bà bán rau ai ai cũng có một tờ báo trên tay , tuỳ theo nhu cầu mà chọn tờ báo phù hợp cho mình ... Từ ngạc nhiên nhưng sau khi lân la tìm hiểu thì biết họ trong chế độ cũ cũng là những người có học , vì thời cuộc mà phải mưu sinh như vậy .... thật là ngưỡng mộ quá đê ( 1992 )
Bản thân Salam cũng rất hay thích đọc , hồi ấy chưa có Internet như bi giờ chỉ có thú vui là sáng sớm cầm tờ báo mới ra lò đọc ngấu nghiến , có thời gian thì vào thư viện mượn sách về đọc
Sài Gòn có một điều thú vị như vầy , cứ sáng sớm trên những con đường có nhiều người qua lại , dài dài hai bên đường là những người bán báo đứng chờ , khách đi xe máy dừng lại mua vội một tờ báo rồi vội vã đi ngay , gọi là bán báo đứng rất đúng giá, Salam hồi trước đi làm cũng hay ghé mua như vậy
Quay lại chủ đề chính của bài viết của Bác , dù muộn nhưng cũng là tín hiệu mừng đó Bác , không những một đường sách thay vì chỉ ở Quận nhất nếu thành công nên mở rộng ra thêm nhiều Quận nữa . Nhu cầu đọc của người dân Sài thành là có thực , không nói ra nhưng ta vẫn biết nó như một mạch ngầm vẫn âm thầm chảy
Hai nhỏ gái đầu của Salam chúng ít đọc sách , nhưng nhỏ thứ ba thì rất đam mê , lúc nào cũng sưu tầm những tác phẩm kinh điển thời xưa để đọc , hai Bố Con ít có thời gian đàm đạo với nhau , nhưng thấy nhỏ như vậy cũng rất mừng đó Bác .... chắc là hợp với Huy Trường ... he he he
Bố cứ "giới thiệu" suông. Con không đọc sách kinh điển bố à. Con có cái gu giống Bác Hiệp. Sách biên khảo khô khan mới là gu của con. Đọc tiểu thuyết giờ con đọc khôg nổi. Mất thời gian lắm. "Đọc" từ điển vui hơn. :)))
XóaThói quen đọc báo sáng (ngày xưa gọi tờ bào là "nhựt trình") ở Saigon đã có từ bao nhiêu đời nay, từ bác xích lô đạp cho tới anh công chức, nhiều người có cái thú buổi sáng trước khi làm việc ra quán cóc đầu ngõ ngồi lai rai ly "đen nhỏ" với tờ báo trên tay, gặp người hợp gu thì bàn luận thời sự.
XóaChà coi bộ con gái út Salam cũng ham đọc sách nhưng lại không cùng gu với cu cậu HT, nhưng không sao miễn ham sách là được.
Sài Gòn đúng là thành phố năng động nhất nước, trong mọi lĩnh vực họ luôn đi đầu.
Trả lờiXóaCác thành phố xứ mình đường nhậu, đường đèn mờ có nhiều , còn Đường Sách lần đầu nghe nói ở Sài Gòn. Mong Vũng Tàu có môt con đường như vậy. Mong lăm, mong lắm.
Bác Bu thấy không? Đường (phố) nhậu, tệ hơn nữa là phố đèn mờ ở Saigon có nhiều, từ hồi nảo hồi nao, vậy mà cho đến tận ngày hôm nay mới hình thành được con đường sách, phải nói là quá đỗi chậm, nhung rất nhiều nơi khác còn không có được cái nhà sách đàng hoàng, hỏi vậy sao đạo đúc không tuột dốc?
XóaTôi cũng mong mở VT bác Bu cũng có một con đường sách ngon lành (giới mê sách như bác ở đâu chẳng có).
Nói thiệt tình ở Sài Gòn dù cho có bị ngập lụt , kẹt xe thì vẫn là nơi đáng sống , bỏi vì nơi đây cái gì cũng có . Nhu cầu giải trí thì đa dạng dành cho đủ thành phần trong xã hội . Về sự tìm hiểu về văn hoá đọc thì cứ tối tối ra các nhà sách thấy ken đặc người
Trả lờiXóaHồi trước hay đi công tác ở các tỉnh , nhiều khi muốn đọc báo thì phải đi rất xa lên thị trấn hoặc thị xã mới có báo mà toàn đến trễ không hà , nhiều khi báo chưa về kịp lại phải mua báo cũ . Nói chung ở vùng sâu vùng xa nhu cầu về văn hoá đọc còn nghèo nàn lắm , kể cả các môn nghệ thuật khác cũng vậy , đó cũng là thiệt thòi cho người dân sống ở đó
Rất đồng ý với bác Salam Saigon là nơi đáng sống, dù sao ở nơi đây các dịch vụ xã hội tương đối hoàn chỉnh, y tế, giáo dục, văn học, giải trí...
XóaTôi còn nhớ sau 1975 ít lâu, có mấy ông chú em ông cụ tôi từ Hà Nội vào, lúc ấy Saigon, và miền Nam đang khó khăn, đang có phong trào vận động người dân đi kinh tế mới. Mấy ông chú nói với ông cụ tôi, bằng mọi cách anh phải ở lại Saigon, đừng đi đâu hết, bởi khi ấy tuy Saigon đã khó khăn nhưng vẫn còn hơn Hà Nội nhiều.
Bây giờ tôi thử so sánh một chuyện nhỏ về y tế, chẳng hạn khi tôi bị ngã ở nhà gần 2 tháng trước, thấy không ổn, chỉ cần một cú điện thoại 15 phút sau đã có xe cứu thương đến chở vào bệnh viện, ngày hôm sau mổ, 5 ngày sau tôi đã có thể về nhà. Vùng xa thì phải đến bệnh viện huyện, rồi tỉnh, rồi lại chuyển lên Saigon hay Hà Nội, thật khổ. Thời gian qua tôi hay phải đến các bệnh viện, thấy ở miền Nam từ Quảng Trị trở vào đến Cà Mau, bệnh nặng đều phải vào Saigon, chỉ tiền đi lại, ăn ở thôi cũng đã mệt, thật khổ.