Ảnh Internet.
Đã một tháng nay, kể từ ngày chẳng may bị một cú ngã "trời giáng", phải vào bệnh viện mổ xẻ, rồi về nhưng không thể "hồi gia" bởi phải leo lên 2 tầng lầu, đành phải tá túc tạm nơi nhà ông cụ thân sinh. Có điều khá buồn là phải tạm ngưng đọc, nhất là tạm ngưng mày mò tra cứu nơi đám sách vở ở nhà. Với một người đã quen đọc (sách hợp với sở thích) bấy lâu nay thì quả là... một cực hình. Từ lâu tôi có cái thói quen đọc và tra cứu trong sách, trên mạng... để tìm ra cho mình một cách hiểu về vấn đề mình quan tâm, thì không có sách vở, quả là một thiếu sót lớn.
Ở nhà ông cụ thân sinh, ngoài báo giấy hằng ngày tôi có thêm được một tờ tạp chí (Kiến Thức ngày nay). Kể ra có cũng đỡ, tạp chí này cung cấp cho ta nhiều bài viết khá hay trong nhiều lãnh vực, cứ lai rai giở lại những tờ năm bảy năm về trước, tôi đọc được nhiều bài cũ khá thú vị... Không đến nỗi như người xưa nói, một ngày không đọc sách soi gương thấy mặt mũi đáng ghét. Cả tháng nay ít đọc sách, không rảo rảo nơi mấy tiệm sách cũ và chiếu sách vỉa hè, cũng thấy thiếu... Tôi nhớ câu nói của nhà văn Himay Zepeda: "Nếu không có những cuốn sách, tôi đã không phải là một con người với tính cách, suy nghĩ giống như ngày hôm nay".
Cà phê cũng là một thói quen của tôi, từ thời còn trẻ, nhất là từ khi đã bước xuống cuộc đời, xa nhà. Thời tôi ở trên Tây nguyên trước năm 1975 trong ba lô của tôi thể nào cũng có vài quyển sách, cộng thêm một bịch cà phê và cái phin để pha, đấy là khi ở đâu đó trong một buôn Thượng giữa rừng, nơi một thị trấn heo hút luôn bị đe dọa bởi chiến tranh, hay một đồn biên giới chui rúc hầm hố... Còn khi về lại thị xã (ngày ấy những phố núi như Pleiku, Kontum, Buôn Mê Thuột... còn nhỏ bé "Đi dăm phút đã về chốn cũ", được gọi là thị xã chứ không phải thành phố như bây giờ), thì ngày ngày cà phê quán xá, cũng là nơi để ngồi đọc sách. Ở trên cao nguyên không khí se lạnh có lẽ thích hợp với cà phê hơn là chốn đồng bằng.
Ở nhà ông cụ thân sinh (đã 90 tuổi), 5 giờ sáng đã thức cùng cụ, cụ đi đặt cái ấm điện đun nước sôi để pha cà phê, mỗi người một cái phin cà phê, hồi trước cụ uống cà phê đen, nay cho thêm một ít sữa đặc có đường, theo cụ tôi cũng uống như thế. Tuy uông cà phê mấy chục năm, ngày nào không có thì cảm thấy thiếu, nhưng mỗi ngày tôi cũng chỉ làm một phin vào buổi sáng, uống hơn cũng không được.
Trước đây cà phê hình như chỉ phổ biến nơi nam giới, nhưng bây giờ phái nữ cũng uống cà phê như ai, không thua gì quý ông. Hồi còn đi làm tôi thấy trong cơ quan có những cô, những chị sáng sớm vào cơ quan đã xách tòn ten theo ly cà phê đá bằng nhựa mềm mua dọc đường, có những người nói chẳng thà không ăn sáng chứ không thể không có cà phê, mà không phải chỉ một ly buổi sáng, trưa ăn cơm cũng phải có một ly, rồi chiều làm việc lại thêm một ly nữa.
Một thói quen phổ biến bây giờ nữa là... rượu bia mà người ta quen gọi là nhậu. Bạn bè, người thân từ nước ngoài về đều có chung một nhận xét là dân Việt Nam nhậu thấy khiếp. Cái gì cũng có thể thành lý do để nhậu, hôm lãnh lương, lãnh thưởng, được lên lương, ngày sinh nhật, lễ lạc, bắt độ bóng đá, có cái xe mới, thậm chí là cái điện thoại mói cũng là lý do để mời nhậu hay... gài độ nhậu. Rồi vui cũng nhậu, mà buồn cũng nhậu, trời nắng cũng nhậu mà trời mưa cũng nhậu. Sếp nhậu theo kiều sếp, nhà hàng đặc sản, rượu Tây năm bảy triệu một chai, tôm hùm một con tính bằng trăm đô. Lính nhậu theo kiểu lính, quán xá bình dân, bia tươi kiểu Đức, bia chai, bia lon, lẩu cá kèo... Dân bợm nghèo hơn, xị rượu thuốc, rượu đế cùng với dĩa mồi cóc ổi hay tô mì gói không nhãn mác, vài ông râu ria tóc tai, ngồi bệt vỉa hè dọc bờ kênh đăm chiêu như những triết nhân thời trung cổ, cũng thành một chiếu nhậu.
Một trong những cách ăn nhậu bây giờ tôi hay thấy nơi những xóm lao động là loại nhậu tự phát nơi vỉa hè trước nhà mình. Chiều chiều một cái bàn con được kê ra, thêm ít cái ghế nhựa thấp. Chiến hữu đâu đó tụ về, thường là dân trong xóm, chạy xe ôm, sửa xe vỉa hè, dân lao động làm đủ thứ nghề... Bếp lửa được nhóm lên đặt cái nồi lẩu, rồi chiến hữu mang thêm ít món nữa cùng với thùng bia, xị rượu. Thế là vui vẻ tới tối khuya. Những buổi nhậu này thường có văn nghệ tự biên tự diễn với cây đàn ghi ta thùng cũ, và... lè nhè những bản nhạc bolero vang bóng một thời...
Tôi có cái dở là không uống được dù là hết một lon bia, cho nên xưa nay không dám tham gia vào những độ nhậu. Nhưng có một hình ảnh đã trở thành quen thuộc khá thú vị mà tôi thấy, là nơi những bàn nhậu, từ sang trọng tới bình dân, bây giờ không thiếu những bóng hồng... Nhiều nơi chị em cũng "1, 2, 3 dzô dzô chăm phần chăm" tới bến như ai. Đáng nể.
Hồi truóc kinh tế khó khăn bạn bè gặp nhau thì vào uống vài ly cafe , năm thì mười hoạ mới nhậu . Còn bây giờ gặp nhau là nhậu , đó cũng hình thành nên văn hoá nhậu , tầng lớp nào thì có cách nhậu của tầng lớp đó miễn là phê lòi ra là được . Hồi trước ít thấy con gái nhậu nhưng bây giờ đầy ra , cũng đúng thôi tiệc tùng nhiều hay đi gặp đối tác không uống không được lâu dần thành quen . Mấy đứa con gái Salam thi thoảng cũng tổ chức nấu nướng rồi mời bạn bè đến nhậu thấy cũng vui mà ( Doạ cho Huy Trường sợ .. he he ) . Thử hỏi trong một lớp học có mấy chục học sinh thì có từng ấy sinh nhật , từng ấy cuộc nhậu mà phụ huynh cũng chẳng ai phản đối trái lại còn ủng hộ nhiệt tình .. Thế mới hay . Nói ngắn gọn Cafe và nhậu là một phần của cuộc sống " Rượu hiền tri kỷ thiên bôi tửu " ... he he
Trả lờiXóa"Còn bây giờ gặp nhau là nhậu , đó cũng hình thành nên văn hoá nhậu". Hì hì, sách thì ta có thể nói là "văn hóa", trong chuyện thưởng thức cà phê, ta có thể nói là "có nét văn hóa", còn nhậu thì khó có thể trở thành "nên văn hoá nhậu" được bác Salam. May ra ta có thể nói "Ứng xử văn hóa trong ăn nhậu" thôi. Ngày xưa các cụ nhà ta uống rượu (thực ra là "thưởng thức rượu" (xin bỏ qua chuyện uống rượu kiểu Chí Phèo), họ uống một cách thanh tao, mượn đôi chén rượu để đàm đạo, để lấy cảm hứng thi tứ, chứ không "ngưu ẩm" dzô dzô không say không về như bây giờ.
XóaBác Salam nói "trong một lớp học có mấy chục học sinh thì có từng ấy sinh nhật , từng ấy cuộc nhậu mà phụ huynh cũng chẳng ai phản đối trái lại còn ủng hộ nhiệt tình". Tôi không biết sao chứ, ở vào tuổi học sinh, ngay cả sinh viên, tôi thấy hiếm có bậc cha mẹ nào ủng hộ con em mình ăn nhậu, dù là sinh nhật, hay ngày lễ, còn ngồi cà phê (hoặc giới trẻ hay vào quán kem, sinh tố) thì khác.
Không phải tôi không uống được rượu mà chê nhậu, nhưng thực sự trong họ hàng nhà tôi đã có đến mấy người trẻ bị những tai nạn thương tâm, hoặc mất mạng khi say xỉn.
Thống kê sơ bộ mỗi năm người Việt tiêu thụ gần 4 tỷ lít bia , gần 5 triệu con chó . Vừa rồi tỉnh Hà Tĩnh còn gửi công văn về các huyện xã khuyến khích uống bia Sài Gòn , loa đài quảng cáo suốt ngày , thậm chí còn mở cuộc thi sáng tác về uống bia . Có mấy ông ở sở giáo dục đi nhậu không uống bia Sài Gòn còn bị bắt viết bản kiểm điểm ... thế thì không nâng Nhậu lên văn hoá được hay sao ? Người Nhật có Trà Đạo thì người Việt cũng phải có Nhậu Đạo mới xứng tầm ... he he
Trả lờiXóaKhông phải phụ huynh khuyến khích con ăn nhậu nhưng ngày vui của chúng thì uống một chút cũng chả sao , không phải thường xuyên là được . Mà cũng chẳng cấm được vì chúng toàn tổ chức ở nhà hàng với bạn bè có cho Cha Mẹ dự đâu mà biết . Salam có lần chở ông Cún Con đi ăn sinh nhật ở nhà hàng , đến nơi toàn bộ phụ huynh không được vào , nhìn vô thấy mấy cô cậu đang zô zô .. ai cũng cười . Sống ở trong này nhìn nhiều kiểu ăn nhậu thấy rất bình thường mà
Có một đất nước nào sữa và thuốc chữa bệnh đắt ngất ngưởng, còn bia rượu và thuốc lá thì rẻ và ai cũng mua được, uống ở đâu cũng được như ở VN không? Như bác Salam viết, thì xã hội đã hình thành một thói quen ăn nhậu nguy hại, rồi ta sẽ thấy tác hai, hậu quả nhỡn tiền.
XóaMới đây tôi đã đọc được một bài viết sâu sắc của nhà nghiên cứu, phê bình Vương Trí Nhàn trên Văn Việt, Cuối bài ông đã viết:
"Chỉ có những kẻ mất hết niềm tin và trách nhiệm trước tương lai của chính mình mới hành động như chúng ta đang hành động".
Cái nguy hiểm là những điều bất thường như thế, như bác Salam nói đã trở thành "rất bình thường". Đáng buồn thay!
Trong cuộc sống nếu như không có được một thói quen riêng cho mình thì cũng buồn và nhàm chán anh Hiệp nhỉ ? Thế nhưng nếu đó là một thói quen tốt thì nên duy trì chứ là thói quen để tập cho người mình hư đi thì không thể nào chấp nhận được như những trường hợp anh đă nêu ở trên . Tụ họp để nhậu nhẹt , rồi rượu vào thì lời ra ...hậu quả cuối cùng là ấu đả với nhau , có khi xảy ra chuyện đáng tiếc nữa ! Thật là chán vô cùng anh ạ . Dân Tây bên đây khác với mình ở chỗ là họ không uống bia để chúc mừng nhau hoặc ăn mừng về một vấn đề nào đó mà họ uống rượu champagne nên cũng nhẹ nhàng và lịch sự . Bởi vậy khi vào nhà hàng bên VN mình , mỗi khi họ nghe ' Vô ! " với tiếng la hét hoặc cười nói ầm ĩ là họ ngạc nhiên ghê lắm ...thật buồn nhưng biết làm sao hơn !!!!
Trả lờiXóaCô em út sống bên Úc của tôi cũng nói thế. Ở nước ngoài đi đến đâu mà thấy ồn ào, và... xả rác thì đúng là người VN hoặc người Tàu. Cái phổ biến bây giờ trong xã hội VN là rượu bia. Nếu như ông bạn Salam nói bên trên thì cả đến học sinh phổ thông cũng đã nhiễm cái thói này (với sự đồng tình của cha mẹ) thì... hết thuốc chữa rồi. Thảo nào mà hồi tôi còn đi làm giới trẻ mới ra trường đã nhậu quá xá, và hậu quả trước mắt là tới kỳ khám sức khỏe những cậu còn rất trẻ đã mỡ máu, huyết áp cao... và nhiều tay... bợm gần đến tuổi hưu, hay về hưu là... đứt bóng. Hichic!
XóaMừng cho PNH còn ông bố 90 tuổi pha cà phê cho uống, thế là phúc đức lắm..
Trả lờiXóaMỗi dân tộc có một số phận
Gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận, không có cách nào khác
Sáng sáng ông cụ vẫn pha cà phê cho 2 cha con, vẫn đọc sách báo, đi lại tốt, cũng mừng bác Bu.
XóaRất chính xác đó bác Bu. Bốn tỉ lít bia một năm là bao nhiêu tiền bác Bu? Trung bình 1 lon bia là 10.000 đồng, 1 lít x 3 lon = 30.000 đồng x 4 tỉ = ??? Con số hẳn là rất lớn. Có một nước nào còn nghèo và khó khăn trong nhiều lãnh vực mà uống bằng đó tiền không? Cả một xã hội tuột dốc không phanh!
Cháu cũng uống bia nhưng dần dần đang cố gắng bớt, ngày trước thì rủ nhau ra quán còn bgio thì rủ về nhà nhau cho ngon bổ rẻ và an toàn. Mấy quán sang sang bgio chỉ ghé đến khi có tiệc tùng của ai đó còn không thì về nhà hoặc ra quán bình dân lai rai cho tiết kiệm.
Trả lờiXóaCòn cháu, chẳng biết đến khi nào mới dứt đc bia nhưng cafe thì ngày nào cũng phải có mới chịu :)
Uống bia cũng có năm bảy đường, thỉnh thoảng bạn bè gặp nhau "uông văn nghệ" cho vui, hay vài ngày làm một hai ve, có thể ở quán, hay ở nhà ai đó. Nhưng uống kiểu bây giờ hay tháy là "không say không về", "ép bất khả từ", hoặc như mấy ông bợm bình dân trong xóm, chiều nào cũng "gầy độ", vài ba ông là hết một thùng. Chạy xe ôm mà cứ thế chẳng còn đồng nào để nuôi vợ con, về nhà đánh vợ chửi con, thật thảm.
XóaCòn cà phê có ngày 2, 3 ly cũng được. Hôm nào đi lại ngon lành cà phê dzợt nha Bố susu.
Cháu đang định mang cafe qua nhà ông để cafe cùng với bác luôn đó chứ :)
XóaLâu lâu nhậu thôi chứ ngày nào cũng nhậu chắc chớt quá bác,
Xóacháu cũng sợ chiêu "chai ai người đó ôm" lắm, uống ko nổi là kiếm đường chuồn hoặc ngồi lì ko uống luôn thế là thoát :)
Haha, vậy cuối tuần nghỉ lúc nào rảnh ghé cà phê dzợt làm một ly cối đến tôi uống lai rai chơi Bố susu.
XóaCòn chuyện nhậu "ép bất khả từ", rồi bắt bẻ có khi thành chuyện thì ngán lắm.
Nhiều khi chị em quãng 40 uống cà phê vì cần đẩy máu lên não đấy bác ạ, nếu không là mệt mỏi, thiếu tỉnh táo.
Trả lờiXóaVậy hả Toro, thào nào thấy chị em cỡ tuổi ấy bây giờ hay uống cà phê, có nhiều người "ghiền" cà phê luôn ấy.
XóaCó một điều khá bất công: đàn ông nhiễm nhiều thói quen xấu người đời cho là bình thường, đàn bà nhiễm vài thói quen trong số đó là bị lên án một cách kịch liệt!
Trả lờiXóaĐấy là cái ngày xưa "trai năm thê bảy thiếp...", chứ bây giờ khá bình đẳng rồi NT, anh 50 thì chị cũng 50 không hề kém cạnh. Ở thành phố như Saigon nơi những quán nhậu tầm tầm, chiều tan sở nhiều khi thấy chị em vào lai rai khá đông.
XóaThấy ngộ khi đi viếng đám tang ở mấy nơi như Củ Chi , Long An , ở mấy bàn tiếp khách trên mâm trà đều có một chai rượu trắng . Gia chủ có khi là các quan chức cấp huyện , rót rượu mời nói '' Ở đây , đến chia buồn là phải uống cùng gia đình một chung rượu , chưa uống là chưa chia buồn '' . Nói thế thì còn cách nào để từ chối , nhiều khi là món rượu chuối hột gì đó , vị ghê lắm ...
Trả lờiXóaNói thiệt với bác là rượu mạnh uống thơm và ngon lắm , hihi
"Chưa say chưa về", rồi "chưa uống chưa chia buồn", nghe sao thấy oải quá. Đám tang bây giờ lại là dịp để nhậu, nhất là vào ban đêm hình như đã thành thói quen của quý ông, lấy lý do canh quan tài. Nếu kẻ quá cố cũng "đồng hội đồng thuyền" khi sống, có khi còn được dành cho một ly nữa :-(((
XóaRượu Tây mạnh mắc tiền uống chút chút ngon thiệt đó chớ, hì hì!