Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

Loay hoay chữ nghĩa.



Tôi đọc được trên trang mạng VietNamnet một bài viết ngày 15-6-2015 khá lý thú về chuyện dùng từ ngữ có tựa Hiện tượng từ vựng tiếng Việt âm đầu "d - gi", bài viết của tác giả THS. GVC. Đỗ Thành Dương, Trưởng Bộ môn Ngôn ngữ, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang. Tôi copy, trích một đoạn dưới đây:

"Tiếp theo, có trường hợp do không hiểu rõ nghĩa gốc của từ ngữ mà tạo nên hai quan niệm khác nhau, dẫn đến hai cách viết khác nhau, như cuộc tranh luận cho đến nay vẫn chưa ngã ngũ về tên gọi Thánh Dóng hay Thánh Gióng, Hội Dóng hay Hội Gióng.
Nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh, người có nhiều công trình nghiên cứu về Thánh Dóng thì cả quyết tên của cậu bé (là Thánh Gióng sau này) là Dóng, con ông Đùng bà Đà, chứ không phải như mọi người sau này suy diễn là vì cậu bé suốt ngày chỉ nằm trên thúng tre, treo trên cái gióng (cái quang gánh) nên có tên là Gióng. Và hiện nay vẫn cứ tồn tại cả hai cách viết.
chính tả, tiếng Việt, ngôn ngữ

Tra cứu các mục từ “gióng” trong từ điển tiếng Việt , ngoài các nghĩa trên ra, ta thấy thêm các từ “gióng” khác có những nghĩa khác nhau: “gióng” là đoạn giữa hai mắt của một số cây có thân thẳng; đốt, VD Gióng mía, gióng tre. “gióng” có nghĩa là thúc ngựa đi (ít dùng) VD gióng ngựa.
Mấy năm trước, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị và được Chính phủ chuẩn y trình lên UNESCO đưa Lễ hội Thánh Dóng vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Mặc dù vậy, trong Công văn 5299 ban hành ngày 4/8/2009 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, lại dùng chữ Thánh Gióng."
(Hết trích).

Tôi thử tra một số từ điển tiếng Việt xưa nay về vài chữ quen thuộc có âm đầu là "d - gi", chẳng hạn như: bánh dày (bánh giày), ng (gióng), (thánh Dóng hay thánh Gióng):

- Đại Nam Quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của (Saigon 1895-1896) có từ Bánh giầy (có dấu mũ): thứ bánh dẻo làm bằng bột nếp, dùng chày quết nhuyễn đặt vê tròn tròn, ấy là bánh một người con thứ vua Hùng-vương làm mà dâng, cùng được nối ngôi cho vua cha.

- Việt Nam Tự điển, Hội Khai Trí Tiến Đức (Hà Nội - 1931), Dày (bánh), Thứ bánh hình tròn, làm bằng xôi dã.

- Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học (Hà Nội - Đà Nẵng 1997), bánh giầy d. Bánh làm băng xôi giã thật mịn, nặn thành hình tròn, dẹt, có khi có nhân đậu xanh.

- Từ điển chính tả thông dụng, GS Nguyễn Kim Thản, NXB Khoa học Xã hội - 1995, ghi bánh giầy.

- Từ điển chính tả Tiếng Việt, Như Ý, Thanh Kim, Việt Hùng, NXB Giáo Dục - 1995, ghi bánh dày.

- Chính tả tiếng Việt, Hoàng Phê, NXB Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, ghi bánh giầy.

Như vậy ta thấy các quyển từ điển đều dùng chữ giầy, và dày trong bánh giầy (bánh dày).

Còn chữ gióng (thánh Gióng hay thánh Dóng):

- Việt Nam Tự điển, Hội Khai Trí Tiến Đức (Hà Nội - 1931) viết: Gióng. Tên Nôm làng Phù Đổng thuộc tỉnh Bắc Ninh, sinh quán của Phù Đổng Thiên Vương.

- Tự vị Chính tả của Lê Văn Hòe, in tại Hà Nội (trước 1954 nhưng không ghi ngày tháng), ghi nhận không có chữ Dóng.

Tự vị Chính tả của Lê Văn Hòe.

Ngoài ra nhiều quyển từ điển tiếng Việt khác không thấy ghi nhận thánh Gióng hay thánh Dóng.

Như vậy, nếu căn cứ trên những quyển từ điển tiếng Việt xưa nay, một số chữ giữa "d" "gi" như đã nói bên trên cũng khó biết được viết thế nào cho chính xác.


Tham khảo: 

- Những sách đã dẫn.







10 nhận xét :

  1. hix, tiếng Việt ơi tiếng Việt àh.
    Làm luận văn tiến sĩ môn tiếng Việt chắc cũng nổ cả não, bác Hiệp nhỉ :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một luận văn hoàn chỉnh như thế, chắc chắn phải là bác học :-)

      Xóa
  2. Quan niệm của giáo sư Trần Quốc Vượng
    GS Trần Quốc Vượng sinh năm 1934, ông đã để lại cả một kho tư liệu lớn, quý giá cho thế hệ sau với chừng 30 đầu sách từ những giáo trình Sử học, Khảo cổ học,… đến những công trình nghiên cứu khác nhau.
    Với suy luận và nghiên cứu của mình về truyện Thánh Gióng, ông cho rằng dùng “Thánh Gióng” mới đúng. Bởi trong văn hóa Việt Nam từ thời xưa, mỗi một con người đều gắn liền với làng, gắn liền với bụi tre. Vì vậy mà họ đã nghĩ ra cái tên Thánh Gióng. Gióng ở đây là “gióng tre” để thể hiện tình thần gắn kết, khăng khít của dân tộc như bụi tre. Lũy tre bảo vệ lấy làng, bảo vệ lấy mỗi ngườ con trong làng.
    Gióng tre tạo nên cây tre, còn cây tre thì giúp đỡ con người bằng cách đan rổ, làm nhà,… và sau này Thánh Gióng lại dùng chính bụi tre để đánh đuổi giặc ngoại xâm. Vì vậy mà ở đây GS Trần Quốc Vượng cho rằng nên dùng “Thánh Gióng” thì mới đúng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cách lý giải của GS Trần Quốc Vượng cũng có lý.
      Nhưng nhìn chung về từ "dóng" hay "gióng", hoặc những từ khác nữa, nếu không có một lý giải "chắc cú" (và cũng chờ một quyển "đại từ điển tiếng Việt được toàn dân công nhận), có lẽ bây giờ nên dùng cả 2 từ, ngay cả trong trường học, không nên trong nhà trường dạy học sinh một chữ, mà ngoài đời dùng nhiều chữ.

      Xóa
  3. Salam có ông bạn người Đức đang mở công ty ở Sài Gòn . Mỗi lần giải thích tiêng việt cho Ổng thiệt là vừa mỏi mồm vừa mỏi cả hai tay
    Hai phụ âm ( gi ) và ( d ) hồi trước ở miền Bắc phát âm ( z ) còn miền Nam phát âm ( j ) nhưng qua thời gian giao thoa với nhau , nhất là làn sóng người Bắc dịch chuyển vào Nam , thì giờ đây hình như đều gọi chung là ( Z )
    Khi những từ ngữ có hai phụ âm đầu ( Gi ) và ( D ) có thể tạo thành những cặp chữ đồng âm , nhưng khác luôn cả chính tả và cả nghĩa nữa ví dụ : Dây thừng / Giây phút , Dày dặn / Giày dép , Da dẻ / Gia đình vvv ,
    Còn khi thêm những thanh âm thì cũng có sự khác nhau trong cách đọc và cả nghĩa ví dụ : Giày , Giáy , Giảy , Giãy , Giạy và Dày , Dáy , Dảy , Dãy , Dạy .
    Có câu nói vui : Con Mẽ không phải con Mẻ , cũng không bị Mé , chẳng phải con Mè , mà là con Mẹ
    Học sinh hai miền phát âm khác nhau . Con Salam sinh ở trong Nam nên học rất dễ , nhưng mấy đúa cháu học dở ngoài Bắc chuyển vào thì là một chuyện khác , nghe cô giáo đọc bằng tiếng Nam nên chính tả rất hay bị sai . Cũng nhiều lúc phải hỏi L cao hay N thấp và Y dài hay I ngắn
    Có câu chuyện vui cho các Bác

    Một snh viên nam đi phỏng vấn việc làm
    Cô văn thư là một cô gái trẻ đẹp hỏi
    - Họ tên anh là gì ?
    - Tôi tên Nghyễn văn Duy
    -- Của anh dài hay ngắn ?
    -- Ơ cô này ! Dài hay ngắn thì liên quan gì đến đây
    - Tôi không có thì giờ , dài hay ngắn thì nói nhanh lên ?
    - Tôi đi xin việc làm , sao cô lại hỏi tôi chuyện khó nói như thế , thạt là khiếm nhã
    - À ! Tôi hiểu rồi , À quên , ở đây tôi muốn hỏi tên anh là Y dài hay I ngắn ..

    Trả lờiXóa
  4. Bác Hiệp chưa cần trả lời comemnt trên của Salam . Ở đây còn một câu hỏi nữa nhf cho Bác
    Bác có nhớ lần trước Salam có hỏi Bác về một bài viết . Bác trả lời vấn đề này dài lắm , phải mays cuốn sách dài mới giải quyết được . Nay nhắc lại câu hỏi của Salam hồi xưa
    Có một nhà nghiên cứu viết rằng ;
    ( Chúng ta đều biết ở vùng Đông Á , chỉ có hai dân tộc đã tạo ra được hệ thống chữ viết là người Hán của Trung quốc " Chữ Hán " và người Hàn Quốc - Triều Tiên " Chữ Hàn - Triều Tiên " . Nhật Bản thì kém hơn Triều Tiên một chút , nhưng vẫn bắt chước " Hay nhận được sự hướng dẫn nào đó của người Triều Tiên " mà tạo ra được bộ chữ của riêng mình để phiên âm
    Việt Nam thì kém hơn cả , chỉ làm ra đượcheej thống chữ Nôm , tức chỉ thông minh ngang với người Choang ở Trung Quốc . Nhưng nhìn kỹ hơn , sẽ thấy người kinh còn kém hơn người Choang , vì chữ Nôm ra đời rất muộn so với chữ Thổ của người Choang , lủng củng và lung tung , thì hai loại chữ này " Nôm Việt và Nôm Choang " là như nhau
    Salam đọc xong điên tiết lên (. Hôm xưa đã hỏi bác Hiệp rồi , nhưng Bác chưa trả lời ) đã đi hỏi rất nhiều người , đã có câu trả lời của một người đáng kính
    - Hà đồ xuất hiện trước năm 2353 TCN , năm mà cổ Sủ Tàu ghi lại chữ " KHOA ĐẨU " của dân tộc Việt Nam lần đầu tiên . Chính Khổng An Quốc cháu đời thứ 12 của Khổng Tử đã ghimlaij trongtrong bài tụa cuốn Thượng Thư ( kinh Thư ) như sau
    - Thời Lỗ Công Vương , thích sửa sang cung thất . Vương cho phá nhà cũ của Khổng tử để mở rộng thêm . Trong tường nhà tìm thấy Thư , Phần Ngu , Hạ , Thương , Chucungf Tả truyện , Luận Ngữ , Hiéu Kinh đều viết bằng chữ " KHOA ĐẨU CỔ VĂN " do cha ông ngừoi Việt cất dấu . Vương lại lên nhà thờ đức Khổng Tử nghe được tiếng Vàng , Đá , Tơ , Trúc bèn không cho phá bỏ nhà nữa , đem toàn bộ sách trả chonhoj Khổngb. Lối chữ Khoa đẩu bỏ từ đã láu , người đương thời không ai đọc nữa , phải lấy sách nghe được ở " Phucj Sinh Khảo Luận văn nghĩa " định những chỗ đọc được , dùng lối chữ Lệ Cổ viết sang thẻ tre , nhiều hơn sách của Phục Thên 25 thiên )
    KT . Kinh Thư - bản dịch của Trần lê Sáng và Phạm kỳ Nam trang 218--229
    Hỏi bác Hiệp nghĩ sao về hai nhận định trên ???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin được trả lời nhanh về comment này của bác Salam trước:

      Thời điểm 2353 TrCN (nói chung là hơn hai ngàn năm trăm năm trước CN) bác Salam trích bên trên Trong tường nhà tìm thấy Thư , Phần Ngu , Hạ , Thương , Chucungf Tả truyện , Luận Ngữ , Hiéu Kinh đều viết bằng chữ " KHOA ĐẨU CỔ VĂN " do cha ông ngừoi Việt cất dấu". Ở đây tôi muốn bác Salam xác định chữ "do cha ông người Việt cất dấu", thì "người Việt" cách nay trên hai ngàn năm trăm năm là "người Việt" nào? Dĩ nhiên đó không thể là "người Việt" hiện nay.

      Theo sách sử (Đại Việt Sử ký toàn thư), thì thời Văn Lang có trước CN 2879 năm với 18 đời vua Hùng, tồn tại đến vua Hùng thứ 18 là năm 258 TrCN, mỗi một đời vua Hùng trung bình hơn một trăm năm là vô lý. Mà nếu chấp nhận con số năm này, thì trong sách sử không hề nói đến thời vua Hùng người Việt có chữ viết. Cho đến tận ngày nay chưa một ai chứng minh được người Việt ta xưa ngoài chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ ta chưa hề dùng một thứ văn tự chính thống nào khác.

      Thời hơn hai ngàn năm trăm năm trước thì phía Bắc (thuộc Trung Hoa bây giờ), nếu nói đến "Việt" thì có đến "Bách Việt", và sách sử chép những nhóm "Việt" quan trọng nhất có Đông Việt, Nam Việt, Mân Việt, Tây Âu và Lạc Việt (dân ta thuộc Lạc Việt)...

      Cho nên nói cha ông người Việt mình hiện nay đã có chữ viết từ hơn hai ngàn năm trăm năm trước là không có cơ sở xác đáng.

      Xóa
  5. Ui da ! Ui da ! Cười chết mất thôi !
    Bác Hiệp dính bẫy của Salam rồi ! Cười chết thôi ! Chắc hai ngày nay lục tìm sách để tìm câu trả lời cho Salam . Trả lời trớt quớt luôn và ngay . Sau đây là cảm nhận của Salam về hai nhận định trên , rất đơn giản :
    1- Nhận định đầu là một ông Sùng Trung , vì thế ôngnđưa ra những nhận xét bất lợi cho người Việt
    2- Nhận xét thứ hai là một người còn nặng lòng với nước Việt . Cả hai người theo Salam đều là những người đáng kính ( Cũng như Salam kính trọng bác Hiệp và bác Bu dzậy )!. Salam rất lựu đạn , bác Hiệp nhớ tránh nghen, không thì bị văng miểng đó
    Còn câu nói của bác Hiệp :
    ( Mỗi đời vua Hùng trung bình hơn 100 năm là vô lý )
    Trong cuộc.sống mọi chuyện đều có thể xảy ra ( Lựu đạn nè bác Hiệp , nhớ tránh xa nghen )

    1- Tùng duệ Vương ( Huý Huệ Lang , làm vua 100 năm , sống 221 tuổi )
    2- Hùng nghi Vương ( Huý Bảo quang Lang , làm vua 160 năm , sống 217 tuổi )
    3- Hùng tạo Vương. ( Huý Đức quân Lang , làm vua 92 năm , sống 278 tuổi
    4-- Hùng triệu Vương. ( Huý Cảnh chiêu Lang , làm vua 94 năm , sống 286 tuổi
    5-- Hùng anh Vương. ( Huý Chiêu nhân Lang , làm vua 99 năm , sống 386 tuổi
    6- Hùng việt Vương. ( Huý Tuấn Lang , làm vua 105 năm , sống 502 tuổi
    7- Hùng vũ Vương ( Huý Đức hiền Lang , làm vua 96 năm , sống 456 tuổi
    8- Hùng chinh Vương. ( Huý Đức Lang , làm vua 107 năm , sống 514 tuổi
    9- Hùng uy Vương ( Huý Hùng hải Lăng , làm vua 90 năm , sống 512 tuổi
    10- Hùng định Vương. ( Huý Quốc Lang , làn vua 80 năm , sống 602 tuổi
    11- Hùng vi Vương ( Huý Thừa vân Lang , làm vua 100 năm , sống 642 tuổi
    12- Hùng chiêu Vương (. Huý Long liên Lang , làm vua 200 năm , sống 692 tuổi
    13- Hùngvhuy Vương ( huý Pháp hải Lang , làm vua 87 năm , sống 500 tuổi
    14- Hùng hy Vương. ( huý Viên Lang , làm vua 200 năm , sống 599 tuổi
    15- Hùng diệp Vương ( huý Bảo Lang , làm vua 300 năm , sống 646 tuổi
    16- Hùng quốc Vương ( huý Lân Lang , làm vua 221 năm , sống 260 tuổi
    17- Lạc long Quân. ( huý Hùng hiền Vương , làm vua 400 năm , sống 506 tuổi
    18- Kinh dương Vương ( huý Lộc Tục , làm vua 215 năm , sống 260 tuổi
    ( Công viên văn hoá " Đồng Xanh " TP playku tỉnh Gia Lai , do tác giả Vũ kim Liên biên soạn . Do sở thông tin văn hoá Phú Thọ xuât bản năm 2008 )

    Bác Hiệp bảo (! Một đời vua Hùng trung bình hơn 100 năm là vô lý ? . Thế Salam hỏi Bác ? Thế những tư liệu Salam đưa ra như trên có đúng không ? Có những gì vô lý ở trỏng ? . Thế những nhà nghiên cứu sai à , hay là họ không có tư duy như Bác ?
    P/ s : Sao không thấy Nguyễn huy Trường đâu vậy cà ! Trường ơi ! Cưới vợ thì cho Salam một thiệp mời nghen .. Thân !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin có những nhận xét riêng của tôi về những vấn đề bác Salam đã bàn:

      1. và 2. Những nhận định lịch sử về vấn đề gì trong sách vở của một ai đó, dù là người nước ngoài hay nước trong, phải được căn cứ trên những tài liệu xác đáng được nhiều giới nghiên cứu chính thống công nhận.

      Còn những chuyện như năm trị vì cùng tuổi thọ của các vua Hùng bên trên, hoặc đại khái như ngày, tháng, năm sinh của Bà Trưng, hoặc như bài thơ thần Lý Thường Kiệt gì đó bên nhà bác Bu nêu.. có phải là một sự thật lịch sử được công nhận hay không? hay chỉ là truyền thuyết, thần tích... được ghi trong sách sử, hay thần phả của một ngôi đình làng thờ các vị đó... Kiều ghi hẳn hòi trên bia đá như những đời vua Hùng vừa kể, mà không nêu rõ chỉ là thần tích, là một việc làm không nghiêm túc.

      Tôi chỉ là một người đọc đời sau, có chút suy nghĩ, cái gì tin được thì tin, cái gì thấy còn nghi ngờ, hoặc vô lý thì để đó hoặc không tin, không có ý dám nói ai sai đâu bác Salam.

      Xóa
    2. Tôi bổ sung thêm chút nhận xét:

      ... Và khi tôi đã nhận thấy những điều đó vô lý, không có căn cứ sử liệu xác đáng, chẳng hạn như chuyện bài thơ thần thời Lý Thường Kiệt phá Tống bên bác Bu đã bàn, một khi cái gốc của vấn đề tôi thấy vô lý, thì sẽ không bỏ thời giờ ra bàn về cái ngọn, như bài thơ được làm từ thời vua nào? Của ai... Hoặc như bản "lý lịch trích ngang" của các đời vua Hùng nêu trên, thấy vô lý thì chẳng bàn sâu thêm làm gì.

      Còn chuyện người Việt mình có thứ chữ riêng cổ nào không? Cũng có vài nhà nghiên cứu nghi rằng có, nhưng những căn cứ của họ không đủ để giới nghiên cứu, sử học nghiêm túc công nhận. Tóm lại, cho đến bây giờ ngoài ba thứ chữ Hán, Nôm, Quốc ngữ, thì giới nghiên cứu vẫn không dám nói là có một thứ văn tự cổ của người Việt. Cho nên chỉ một vài dòng mà bác Salam đã nêu bên trên thật không đủ để nói lên điều gì về vấn đề này.

      Xóa

:) :( :)) :(( =))