Sách của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Tôi lục lại chồng sách cũ mua đã lâu, tình cờ thấy hai quyển sách của nhà thơ Trần Đăng Khoa, không nhớ hai quyển sách này tôi đã mua ở tiệm sách cũ hay chiếu sách lạc xoong vỉa hè, nhưng trông còn khá mới. Một quyển có tựa là Chân dung và đối thoại, ghi ở bìa sách là bình luận văn chương, xuất bản từ năm 1999, quyển này sau khi mua tôi đã đọc. Quyển kia có tựa là Những người thường gặp, xuất bản năm 2001, ghi ở đầu sách là ghi chép, bây giờ nó tựa như những bài viết ngắn về những gì xảy ra trong cuộc sống mà ta hay gặp trên blog vậy, quyển này thì mua rồi tôi quên khuấy đi mất, coi như sách mới. Cả hai quyển sách đều được in bởi nhà xuất bản Thanh Niên.
Thế là tôi tẩn mẩn ngồi đọc thử quyển Những người thường gặp. Sách xuất bản từ năm 2001, nghĩa là đã ngót mười lăm năm nay, có thể còn viết trước thời gian đó, thế mà đọc mấy bài đầu cứ như là nhà thơ Trần Đăng Khoa mới viết đâu tuần trước, nghĩa là còn nguyên tính thời cuộc và thời sự. Chẳng hạn như ghi chép có tựa đề Chuyện phiếm bên bàn trà tôi trích dưới đây:
- Này tôi hỏi thật nhé, công việc bề bộn thế, chú còn thời gian đọc sách báo không?
- Cụ hỏi vậy có nghĩa là thế nào?
- Chả là gần đây, tôi thấy báo chí, truyền hình người ta hay bàn đến việc "nâng cao dân trí". Nhưng vấn đề quan trọng, tôi nghĩ chính là chuyện "quan trí", chứ không phải "dân trí" đâu, chú ạ.
- Cụ nói thế nghĩa là...
- Là cán bộ có vấn đề chứ sao. Tôi thấy trình độ dân trí của ta bây giờ rất khá. Họ không ấu trĩ, u mê như cán bộ ta lầm tưởng đâu. Bây giờ, chỉ ngồi nhà, kéo cái cần ăng - ten lên là họ đã nắm được toàn thế giới. Trong khi đó nhiều cán bộ của ta lại ấu trĩ, non kém, không đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của dân. Mà cán bộ mới là quan trọng. Vì họ mới thực sự ở vị thế tác động tới đời sống xã hội. Một người dân dốt nát, có quyết định sai lầm thì một mình anh ta, hay cùng lắm là vợ con anh ta phải gánh chịu hậu quả. Nhưng một cán bộ mà có những quyết sách sai lầm thì nguy lắm. Cán bộ càng cao thì tầm ảnh hưởng càng lớn. Có khi một làng, một xã, một huyện, một tỉnh, hoặc thậm chí là cả một dân tộc phải trả giá cho sự sai lầm của một người, hoặc một nhóm người. Tôi nói vậy sao chú lại cười? Có lẽ chú nghĩ tôi là "gái góa lo việc triều đình" ư?
- Ô, không, không... Con đang nghe mà. Nghe chuyện cụ vui lắm...
- Thế mà chú còn vui được à? Cái chú này lạ thật. Chính chú mới là cái thằng vô trách nhiệm nhất. May mà chú không làm to. Tôi nói, chú bỏ ngoài tai, đừng trách ông lão nhà quê lẩn thẩn nhé. Tôi thấy cán bộ các chú bây giờ nhiều anh buồn cười lắm. Có anh nói rất hùng hồn mà người nghe vẫn chẳng hiểu anh ta nói gì cả. Bởi tư duy người nói đâu có được mạch lạc. Có anh lên truyền hình vẫn còn nói ngọng, cứ lẫn lộn giữa n với l. Nghe mà nản quá chú ạ. Hôm vừa rồi, tôi dự buổi mít-tinh truy điệu đồng bào bị thiệt hại trong mấy trận lũ lụt. Có ông đọc điếu văn xong lại vỗ tay hoan hô. Ông ta vỗ trước, rồi mọi người ngơ ngác vỗ theo...
Đoạn văn trên có nói "Bây giờ, chỉ ngồi nhà, kéo cái cần ăng - ten lên là họ đã nắm được toàn thế giới". Đấy là thời cách nay mười mấy hai mươi năm Internet chưa phổ biến, chỉ có truyền hình, chứ bây giờ mạng toàn cầu đã len lỏi vào tới tận cùng ngõ ngách, muốn biết gì chỉ cần một cú nhấp chuột, thì có lẽ người dân, nói theo như ngôn ngữ của các bà già trầu trong xóm lao động ngày trước, là "họ khôn tổ mẹ". Chuyện trên trời dưới biển, chuyện nước trong, nước ngoài, cái gì họ cũng rành. Chỉ có những "công bộc của dân" là ấm ớ, như nhà thơ Trần Đăng Khoa viết trong bài "Có anh nói rất hùng hồn mà người nghe vẫn chẳng hiểu anh ta nói gì cả. Bởi tư duy người nói đâu có được mạch lạc".
Đọc đoạn văn trên tôi nhớ ngay đến câu chuyện mới mấy ngày trước đây, một ông nghị (đại biểu quốc hội) đã bị nhiều nơi "ném đá" vì phát biểu đại khái "dân trí thấp" để không nên dự thảo luật "Trưng cầu ý dân". Không những thế, trước đó cũng có những vị đại biểu phát biểu như thế. Tôi trích copy lại một đoạn trên Thanh Niên Online ngày 6 tháng 6 năm 2015 dưới đây, bài viết có tựa đề "Đừng viện cớ dân trí thấp":
Bẵng đi ít lâu, tác giả gặp lại cô gái ấy, trông khác hẳn tuy cô ta vẫn làm nghề thu mua giấy vụn như cũ, cô ấy nói không đến thu gom giấy vụn ở nhà của tác giả nữa vì nhà cao quá mãi tầng năm leo mỏi chân. Quan trọng là cô ấy đã mua được một căn hộ, dẫn tác giả ghé thăm nhà. Tiền cô ấy mua được là nhờ một hôm đi mua giấy, có bà cụ ở căn biệt thự to gọi vào cho một ít quyển lịch chưa mở. Cô ấy về mở ra thấy toàn đô la Mỹ ttrong ấy. Chưa bao giờ được thấy tận mắt mới đầu cô ấy tưởng tiền... âm phủ, nhưng nghĩ chẳng ai đi cất hay dấu tiền âm phủ như vậy. Đánh bạo lấy một tờ đi hỏi thì đổi được một triệu mấy tiền Việt. Cô ấy kể ban đầu suy nghĩ ghê lắm, định mang trả lại bà cụ, nhưng trời xui đất khiến sao đi tìm mấy ngày không nhớ ra nhà, rồi định trình báo công an, nhưng rồi lại sợ người ta nghi ngờ...
Câu chuyện này làm tôi nhớ ngay đến chuyện chị nhặt ve chai và năm triệu đồng yên Nhật ở TP. HCM mới đây, cuối cùng rồi trời cũng đãi ngộ kẻ thật thà, số tiền này chị cũng được sở hữu...
Nếu nhà thơ Trần Đăng Khoa không hư cấu, đúng là ghi chép lại sự việc như nơi hai bài viết trên, thì cuộc sống, hình như là một sự lập lại...
Thế là tôi tẩn mẩn ngồi đọc thử quyển Những người thường gặp. Sách xuất bản từ năm 2001, nghĩa là đã ngót mười lăm năm nay, có thể còn viết trước thời gian đó, thế mà đọc mấy bài đầu cứ như là nhà thơ Trần Đăng Khoa mới viết đâu tuần trước, nghĩa là còn nguyên tính thời cuộc và thời sự. Chẳng hạn như ghi chép có tựa đề Chuyện phiếm bên bàn trà tôi trích dưới đây:
- Này tôi hỏi thật nhé, công việc bề bộn thế, chú còn thời gian đọc sách báo không?
- Cụ hỏi vậy có nghĩa là thế nào?
- Chả là gần đây, tôi thấy báo chí, truyền hình người ta hay bàn đến việc "nâng cao dân trí". Nhưng vấn đề quan trọng, tôi nghĩ chính là chuyện "quan trí", chứ không phải "dân trí" đâu, chú ạ.
- Cụ nói thế nghĩa là...
- Là cán bộ có vấn đề chứ sao. Tôi thấy trình độ dân trí của ta bây giờ rất khá. Họ không ấu trĩ, u mê như cán bộ ta lầm tưởng đâu. Bây giờ, chỉ ngồi nhà, kéo cái cần ăng - ten lên là họ đã nắm được toàn thế giới. Trong khi đó nhiều cán bộ của ta lại ấu trĩ, non kém, không đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của dân. Mà cán bộ mới là quan trọng. Vì họ mới thực sự ở vị thế tác động tới đời sống xã hội. Một người dân dốt nát, có quyết định sai lầm thì một mình anh ta, hay cùng lắm là vợ con anh ta phải gánh chịu hậu quả. Nhưng một cán bộ mà có những quyết sách sai lầm thì nguy lắm. Cán bộ càng cao thì tầm ảnh hưởng càng lớn. Có khi một làng, một xã, một huyện, một tỉnh, hoặc thậm chí là cả một dân tộc phải trả giá cho sự sai lầm của một người, hoặc một nhóm người. Tôi nói vậy sao chú lại cười? Có lẽ chú nghĩ tôi là "gái góa lo việc triều đình" ư?
- Ô, không, không... Con đang nghe mà. Nghe chuyện cụ vui lắm...
- Thế mà chú còn vui được à? Cái chú này lạ thật. Chính chú mới là cái thằng vô trách nhiệm nhất. May mà chú không làm to. Tôi nói, chú bỏ ngoài tai, đừng trách ông lão nhà quê lẩn thẩn nhé. Tôi thấy cán bộ các chú bây giờ nhiều anh buồn cười lắm. Có anh nói rất hùng hồn mà người nghe vẫn chẳng hiểu anh ta nói gì cả. Bởi tư duy người nói đâu có được mạch lạc. Có anh lên truyền hình vẫn còn nói ngọng, cứ lẫn lộn giữa n với l. Nghe mà nản quá chú ạ. Hôm vừa rồi, tôi dự buổi mít-tinh truy điệu đồng bào bị thiệt hại trong mấy trận lũ lụt. Có ông đọc điếu văn xong lại vỗ tay hoan hô. Ông ta vỗ trước, rồi mọi người ngơ ngác vỗ theo...
Đoạn văn trên có nói "Bây giờ, chỉ ngồi nhà, kéo cái cần ăng - ten lên là họ đã nắm được toàn thế giới". Đấy là thời cách nay mười mấy hai mươi năm Internet chưa phổ biến, chỉ có truyền hình, chứ bây giờ mạng toàn cầu đã len lỏi vào tới tận cùng ngõ ngách, muốn biết gì chỉ cần một cú nhấp chuột, thì có lẽ người dân, nói theo như ngôn ngữ của các bà già trầu trong xóm lao động ngày trước, là "họ khôn tổ mẹ". Chuyện trên trời dưới biển, chuyện nước trong, nước ngoài, cái gì họ cũng rành. Chỉ có những "công bộc của dân" là ấm ớ, như nhà thơ Trần Đăng Khoa viết trong bài "Có anh nói rất hùng hồn mà người nghe vẫn chẳng hiểu anh ta nói gì cả. Bởi tư duy người nói đâu có được mạch lạc".
Đọc đoạn văn trên tôi nhớ ngay đến câu chuyện mới mấy ngày trước đây, một ông nghị (đại biểu quốc hội) đã bị nhiều nơi "ném đá" vì phát biểu đại khái "dân trí thấp" để không nên dự thảo luật "Trưng cầu ý dân". Không những thế, trước đó cũng có những vị đại biểu phát biểu như thế. Tôi trích copy lại một đoạn trên Thanh Niên Online ngày 6 tháng 6 năm 2015 dưới đây, bài viết có tựa đề "Đừng viện cớ dân trí thấp":
Tại cuộc họp đang diễn ra, một đại biểu Quốc hội bảo rằng: dự thảo luật Trưng cầu ý dân quy định chung chung có thể khiến "những người to mồm thành thiểu số", và "Dân chủ của ta có hạn, dân trí còn rất thấp, số người dân trí cao là thiểu số, trưng cầu có khi gây hại, không thể tùy tiện". Trước đó, trong phiên thảo luận về quyền im lặng trong Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi, nhiều đại biểu cũng viện dẫn dân trí thấp để không đồng tình với việc đưa quyền này vào dự thảo, dù đây là một quy định tiến bộ, được nhiều nước phát triển áp dụng từ lâu.
Còn nhớ những năm trước, khi đề cập đến Luật Biểu tình, một vài đại biểu Quốc hội cũng nói “dân trí thấp” nên cần cẩn trọng khi xây dựng luật này, trong khi các bản Hiến pháp của Việt Nam từ năm 1946 đến nay đều ghi nhận biểu tình như một quyền hợp hiến của người dân.
Một câu chuyện khác trong sách lại mang tính thời sự xã hội, mang tựa Chuyện của người thu mua giấy vụn. Nội dung câu chuyện viết về một cô gái ở quê ra Hà Nội làm nghề thu mua giấy vụn, mà trong miền Nam gọi là mua ve chai đồng nát. Tác giả ở tuốt trên tầng năm chung cư, có quen biết cô gái vì gọi cô vào nhà dọn dẹp báo chí, giấy vụn, người muốn dọn dẹp không cần tiền có nhã ý tặng đám giấy cho cô gái, nhưng cô ta nhất quyết không lấy không, cuối cùng thì hễ hôm nào cô ve chai đến thu gom giấy thì lại dọn dẹp nhà cửa cho người cho. Được ít lâu thì không thấy cô gái đến gom giấy nữa.Bẵng đi ít lâu, tác giả gặp lại cô gái ấy, trông khác hẳn tuy cô ta vẫn làm nghề thu mua giấy vụn như cũ, cô ấy nói không đến thu gom giấy vụn ở nhà của tác giả nữa vì nhà cao quá mãi tầng năm leo mỏi chân. Quan trọng là cô ấy đã mua được một căn hộ, dẫn tác giả ghé thăm nhà. Tiền cô ấy mua được là nhờ một hôm đi mua giấy, có bà cụ ở căn biệt thự to gọi vào cho một ít quyển lịch chưa mở. Cô ấy về mở ra thấy toàn đô la Mỹ ttrong ấy. Chưa bao giờ được thấy tận mắt mới đầu cô ấy tưởng tiền... âm phủ, nhưng nghĩ chẳng ai đi cất hay dấu tiền âm phủ như vậy. Đánh bạo lấy một tờ đi hỏi thì đổi được một triệu mấy tiền Việt. Cô ấy kể ban đầu suy nghĩ ghê lắm, định mang trả lại bà cụ, nhưng trời xui đất khiến sao đi tìm mấy ngày không nhớ ra nhà, rồi định trình báo công an, nhưng rồi lại sợ người ta nghi ngờ...
Câu chuyện này làm tôi nhớ ngay đến chuyện chị nhặt ve chai và năm triệu đồng yên Nhật ở TP. HCM mới đây, cuối cùng rồi trời cũng đãi ngộ kẻ thật thà, số tiền này chị cũng được sở hữu...
Nếu nhà thơ Trần Đăng Khoa không hư cấu, đúng là ghi chép lại sự việc như nơi hai bài viết trên, thì cuộc sống, hình như là một sự lập lại...
Có nghĩa là hơn mười năm nay, (hoặc lâu hơn nữa), xã hội ta vẫn cứ ấm ớ hội tề như rứa, bác Phạm à!
Trả lờiXóaVân Tiên cõng mẹ chạy ra, đụng phải cột nhà cõng mẹ chạy vô/ Vân Tiên cõng mẹ chạy vô, đụng phải cái bồ cõng mẹ chạy ra... Cứ thế mà cõng... chạy ra, chạy vô miết, suốt đời...
XóaHuhu!
1- Trần Đăng Khoa mới ra sách Hầu chuyện Thượng đế. (tháng 5.2015, 435 trang)
Trả lờiXóa2- Hồi sách Chân dung và đối thoại của Khoa mới ra, bu tui và một ông bạn ở báo Văn Nghệ háo hức đọc và khen hết lời. Khoái nhất là đoạn cậu ta điểm huyệt Tố Hữu và Nguyễn Tuân. Ông bạn bu hung hồn “ phải kiến nghị Hội nhà văn tặng thưởng thằng này mới được”. Cậu con trai anh bạn nói nhỏ đủ bu nghe “Bác Toàn, bác làm đường thì tối thiểu bác phải có cái xà beng và cái cúp, ông Khoa làm lý luận phê bình thì ông ta có công cụ gì”. Cậu bé này hơn Tuấn của bu hai tuổi, là Tiến sĩ đã từng tu nghiệp ở Pháp về, chơi thân với Cao Hành Kiện Nobel văn chương
3- Hội Văn học Nghệ Tuật Q B giao bu nhiệm vụ mời nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên vào Đồng Hới nói chuyện. Mọi người tán dương Chân dung và đối thoại, sau đó ít lâu Nguyên viết lên báo “Những ai ngợi ca Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa là kẻ vô học”
4- Nói thể để biết rằng trước một sự việc không ai nhìn nhận giống ai. Mình đành tin vào chính mình còn lại chỉ để tham khảo
Tôi mua mấy quyển sách này của Trần Đăng Khoa ở tiệm sách cũ, hay chiếu sách vỉa hè thật ra là vì giá rẻ, nếu vào nhà sách đúng giá thì tôi sẽ chọn những quyển khác hợp với sở thích hơn.
XóaMột quyển sách loại "phê bình văn học" có thể người này đọc thấy hay, người khác chê dở tôi nghĩ cũng là bình thường. Có điều bản thân ta có đọc, cũng ráng tự tìm xem với mình sách hay, hay dở, chứ cũng không nên chỉ nghe hay hùa theo người khác mà khen chê, như bác Bu viết trong mục số 4.
Sao nha Bác Hiệp em vào dễ quá, còn nhà bên em vô hoài khg có được...huhu
Trả lờiXóaThế thì vào cái nhà mình làm gì, dọn quách sang đây mà ờ, haha!
Xóahaha...........sợ " quậy " sập nhà anh hiệp..........haha
XóaKhông sao MTB, vừa qua rút kinh nghiệm cơn dông thế kỷ ờ Hà Nội,tôi đã lo chằng chống nhà mình rồi, hí hí!
XóaNhững năm giặc bắn phá
Trả lờiXóaBa đình có sao đâu
Trăng vàng chùa một cột
Phủ Tây hồ hoa bay
Lời cảm nhận của chú bé Khoa 11 tuổi khi lên Hà Nội
Mấy năm giặc bắn phá
Ba đình vẫn xanh cây
Trăng vàng chùa một cột
Phủ Tây Hồ hoa bay
Là lời của ông già 57 tuổi khi vụ chặt cây lùm xùm ở Hà Nội
". Chân dung và đối thoại " Salam đọc vào năm 2000 , hồi đó đọc thấy hay , nhưng bây giờ lại thấy dở . Bạn văn với nhau mà moi những tính xấu của nhau mà bôi bác , đó là điều không nên
Trở lại vấn đề mà mấy ông Nghị hay nói là ( Dân trí Viêt Nam còn thấp )
Điều tra dân số năm 2009
1- Gần 90% là dân Việt biết đọc biết viết
2- Khoảng 1/4 dân Việt học xong trung học hoặc cao hơn
3- Ở người trên 15 tuổi , 4,2% có bằng cử nhân , và 0,2% có bằng sau đại học . Việt Nam có hơn 100 ngàn Thạc sĩ , 24 ngàn Tiến sĩ , 10 ngàn Giáo sư và phó Giáo sư . Còn nhiều tướng lĩnh có bằng Tiến sĩ và học hàm Giáo sư
4- Niên học 2011 -- 2012 Việt Nam có 215 trường Cao đẳng , 204 trường Đại học với 756 ngàn học sinh học Cao đẳng , 1,4 triệu sinh viên học Đại học
Bây giờ năm 2015 thì còn nhiều hơn nữa
Hỏi các Bác trong nhà này
1- Với số lượng người học như thế thì dân trí Việt có cao hay không ?
2- Dân Mỹ ngày lập quốc thập kỷ 1770 có cao hơn dân Việt bây giờ hay không ?
Trước hết xem từ điển giải thích chữ "dân trí" ra sao. Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên viết, Dân trí lá trình độ hiểu biết của nhân dân. Với định nghĩa này ta có thể nói dân trí của dân ta bây giờ không phải là thấp.
XóaThời gian mười lăm, hai mươi năm đủ để đưa một nước Nhật tan nát vì bại trận vươn lên hàng đầu châu Á, hay một thuộc địa nghèo nàn, lạc hậu Singapore có tiếng ở Đông Nam Á. Vậy mà mười lăm năm ta vẫn cứ luẩn quẩn với mấy từ dân trí, hù hù!
''Có anh nói rất hùng hồn mà người nghe vẫn chẳng hiểu anh ta nói gì cả'' . Có khi anh ta còn chả hiểu anh ta nói gì nữa thì làm sao người nghe hiểu được , hihi
Trả lờiXóaQuan chức nói không ai hiểu, hay chính bản thân cũng không hiểu giờ khá phổ biến, hí hí!
XóaHÌnh như trong cuốn đó Trần Đăng KHoa có nói: Dân VN rất tình nghĩa, cải cách ruộng đất được chia có cối đá thủng mà họ trả ơn bằng mấy mạng người ( đi bộ đội)...
Trả lờiXóaĐúng rồi Toro, người dân quê VN (miền Bắc) thời đó như vậy (cũng tựa như thời bao cấp sau năm 1975 ở miền Nam, cái cối đá thủng được phân phối... trong miền Nam thì người làm việc nhà nước mấy tháng có khi 2 người được tuýp kem đánh răng, hay cái vỏ ruột xe đạp là "sướng rên", có khi được miếng thịt, miếng mỡ thì ngày hôm ấy cả nhà... lên tiên. Nghĩ lại thấy buồn cười.
XóaTrần Đăng Khoa viết câu đó thì không sao, người khác có khi toi bác ạ.
XóaVậy ông TĐK này cũng "có ký lô" quá chớ?
Xóa