Hì hì! Có vẻ như đây là một câu hỏi ngớ ngẩn, vì "Tôi" là một từ mà tất cả mọi người thường dùng hằng ngày để xưng hô. "Tôi" là "ta", "tao", "tớ", đại từ ngôi thứ nhất mà âm Hán-Việt đọc là "Ngã" (我), hay tiếng Tây gọi là "Moi" chứ còn gì nữa. Đúng là như thế, nhưng đây chỉ là một trong những nghĩa của từ "Tôi" mà ta hay dùng nhất. "Tôi" còn có những ý nghĩa khác. Thử giở quyển Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, bây giờ hay được dùng để tra cứu, thấy có ghi những nghĩa:
Tôi: đại từ: Từ cá nhân dùng để tự xưng với người ngang hàng hoặc khi không cần tỏ thái độ tình cảm gì.
Tôi: đại từ, ít dùng: 1/ Người đi ở hầu hạ cho chủ trong xã hội cũ. 2/ Quan, phục vụ cho vua, trong quan hệ với vua.
Tôi: động từ: 1/ Nung hợp kim đến nhiệt độ nhất định, rồi làm nguội thật nhanh để tăng độ cứng và độ bền. 2/ Đổ nước vào để làm cho tan vôi sống.
Những giải nghĩa như trên của từ điển cho ta biết, chữ "Tôi" thứ nhất là đại từ dùng để tự xưng như ta thường nói hằng ngày: quê tôi, quyển sách của tôi... Chữ "Tôi" thứ nhì cũng là đại từ nhân xưng ít được dùng hơn. Ở nghĩa 1/ Tôi: để chỉ người đi hầu hạ kẻ khác, thường được dùng đi đôi với một từ khác, như: tôi tớ, tôi đòi... Những người ngày trước đi hầu hạ kẻ khác, làm tôi tớ, tôi đòi, dù sao cũng do họ tự nguyện, không bị ép buộc, những từ này ngày nay thấy ít dùng. Ở nghĩa 2/ Tôi: để chỉ Quan, phục vụ cho vua, trong quan hệ với vua như: vua tôi, bề tôi... cũng không còn được dùng, vì chẳng còn vua, quan. Còn chữ "Tôi" thứ ba là động từ, như: tôi thép, tôi vôi, những chữ này ta thấy vẫn còn được dùng thường xuyên.
Cũng nên nói qua về từ "tôi tớ", đây là một từ ghép mà mỗi từ hoàn toàn có thể đứng độc lập và có ý nghĩa như nhau. "Tôi" như từ điển giải thích bên trên, vừa có ý nghĩa chỉ bản thân mình, vừa để chỉ người đi hầu hạ kẻ khác. Còn chữ "tớ" cũng mang hai nghĩa như thế, "tớ" chỉ bản thân (như chữ tôi, tao) chẳng hạn "tớ vừa đi chơi về", còn chữ "tớ" chỉ kẻ đi hầu hạ, chẳng hạn "đầy tớ trong nhà", và khi là từ ghép "tôi tớ" thì mất đi ý nghĩa "tôi, tớ" để chỉ bản thân, chỉ còn chỉ chung kẻ đi hầu hạ người khác.
Cũng nên nói qua về từ "tôi tớ", đây là một từ ghép mà mỗi từ hoàn toàn có thể đứng độc lập và có ý nghĩa như nhau. "Tôi" như từ điển giải thích bên trên, vừa có ý nghĩa chỉ bản thân mình, vừa để chỉ người đi hầu hạ kẻ khác. Còn chữ "tớ" cũng mang hai nghĩa như thế, "tớ" chỉ bản thân (như chữ tôi, tao) chẳng hạn "tớ vừa đi chơi về", còn chữ "tớ" chỉ kẻ đi hầu hạ, chẳng hạn "đầy tớ trong nhà", và khi là từ ghép "tôi tớ" thì mất đi ý nghĩa "tôi, tớ" để chỉ bản thân, chỉ còn chỉ chung kẻ đi hầu hạ người khác.
Còn một từ ghép nữa là từ "tôi mọi", gồm hai chữ "tôi" và "mọi" ghép lại, cũng được dùng để chỉ người đi hầu hạ kẻ khác, Từ "tôi" như ta đã hiểu trong "tôi tớ", nhưng từ "mọi", một từ mà thời trước để chỉ những tộc người sinh sống trên vùng rừng núi cao nguyên Trung phần, vùng này còn có tên gọi khác là Tây nguyên, hoặc vùng rừng núi bán cao nguyên phía Nam. Trong dân gian, từ "mọi" được dùng với ý nghĩa xấu, chẳng hạn như khi nói "đồ mọi rợ", để chỉ người kém văn minh, hoặc "đồ tôi mọi", để chỉ người đi phục dịch kẻ khác.
Nhưng thật ra nguyên thủy ý nghĩa của từ "mọi" không phải như thế. "Mọi" nguyên là một từ trong ngôn ngữ của người Mường, dùng để chỉ người Mường (nói riêng), hoặc để chỉ người (nói chung). Mõl: 1. người Mường. Nả là Mõl (nó là người Mường). 2. người. Nả chăng phái là mõl nưa (nó chẳng phải là người nữa). (Từ điển Mường-Việt, Nguyễn Văn Khang chủ biên, NXB Văn hóa Dân tộc - Hà nội 2002). Như ta đã biết, người Mường sống phân bố tại phía Bắc từ vùng miền núi Thanh Hóa, tập trung đông nhất ở vùng Hòa Bình.
Từ "mọi" nguyên để chỉ người Mường sống ở phái Bắc, nhưng tại sao lại được dùng để gọi những tộc người sống trên vùng Tây nguyên phía Nam? Và gọi là "mọi" từ thời nào? Khó có một giải thích chính xác. Chỉ biết sách Hoàng Lê Nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái (*) đã chép, khi quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ lấy danh nghĩa "Phù Lê diệt Trịnh", mang quân ra đánh Bắc Hà (khoảng gần cuối thế kỷ thứ 18), thì Dương Trọng Tế, một viên quan phủ Chúa Trịnh đã làm một tờ tâu lên vua Lê, gọi Tây Sơn là "quân mọi". Chi tiết này làm nhớ tới chuyện anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dấy binh khởi nghĩa tại vùng rừng núi An Khê (trên đường từ Bình Định đi lên vùng cao nguyên Trung phần, tên Tây Sơn bắt nguồn từ đây). Sử quan nhà Nguyễn đã gọi Tây Sơn là ngụy Tây, Tây tặc (**)
Trong sách Xứ Đàng Trong Lịch sử Kinh tế - Xã hội Việt Nam Thế kỷ 17 - 18, một luận văn tiến sĩ của LI TANA(***) có nói tới câu chuyện kể Nguyễn Nhạc có lấy một bà vợ thứ người Bahnar (một tộc người thiểu số sinh sống ở vùng rừng núi An Khê, Phú Bổn, Pleiku, Kontum). Bà vợ thứ của Nguyễn Nhạc này có tài thuần phục voi, và trong đạo quân của Tây Sơn cũng có nhiều người thuộc dân tộc thiểu số Bahnar vùng Tây nguyên, và cả người Chăm ở Phú Yên. Sách cũng có viết về đạo quân thần tốc của Nguyễn Huệ. Binh lính thời ông cầm quân đánh đâu thắng đó, và một đạo quân gây khiếp sợ cho đối phương là Tượng binh, voi chiến thời đó cũng tựa như chiến xa ngày nay. Vùng Tây nguyên thời đó có rất nhiều voi, có thể bà vợ thứ người Bahnar của Nguyễn Nhạc có tài thuần phục voi, đã là người huấn luyện và cung cấp voi cho đạo quân Tượng binh chăng?
Có một câu hỏi nữa là tại sao từ "Mọi" lại được ghép với từ "tôi" để trở thành một từ mang ý nghĩa như "tôi tớ"? Hoặc nặng hơn nữa, là được hiểu như kẻ nô lệ? Như ta thấy nếu ai đó bị nói là đồ tôi mọi, ta có thể hiểu là còn nặng nề hơn bị mắng là đồ tôi tớ, tôi tớ có thể hiểu là người đi hầu hạ kẻ khác (tự nguyện), nhưng tôi mọi lại được hiểu như kẻ nô lệ (bị bắt buộc).
Trong sách Xứ Đàng Trong Lịch sử Kinh tế - Xã hội Việt Nam Thế kỷ 17 - 18, có nói tới việc buôn bán nô lệ ở Đàng Trong ở vào thế kỷ thứ 18. Thư của một người Châu Âu đến buôn bán ở Đàng Trong, đã gởi cho chúa Nguyễn với yêu cầu vua cung cấp cho ông ta một số người Mọi nô lệ để phục vụ hay làm thợ thủ công. Nhà vua trả lời điều đó không khó, nhưng phải chờ đến năm sau và nhà vua hứa sẽ cung cấp cho người Châu Âu đủ số nô lệ mà ông ta muốn có. Nhưng nhà vua cũng cảnh báo cho biết những người Mọi nô lệ này hay bỏ trốn vì "chúng nóng lòng trở về với vợ con".
Sách Xứ Đàng Trong Lịch sử Kinh tế - Xã hội Việt Nam Thế kỷ 17 - 18 cũng chép, việc dùng người Thượng hay người Mọi, cũng còn để lại dấu vết trong ngôn ngữ ở Đàng Trong. Sách viết: "Từ tôi trong ngôn ngữ Việt Nam có nghĩa là người phục vụ, như tôi con, tôi đòi, tôi tớ, nhưng chỉ có tôi mọi là có nghĩa nô lệ".
Đại Nam Quấc Âm Tự Vị xuất bản vào năm 1895-1896 tại Saigon của Huình Tịnh Paulus Của giải nghĩa từ Mọi như sau: Mọi: Cả thảy, hết thảy; người rừng không biết lễ phép; kẻ lảm tôi tớ không còn làm chủ mình nữa. Cũng Đại Nam Quấc Âm Tự Vị giải nghĩa từ Tôi mọi: Kẻ bán mình cho chủ mà làm đầy tớ. Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức xuất bản năm 1931 tại Hà Nội giải nghĩa rõ hơn về chữ Mọi. Mọi: dân rợ ở phía rừng Trung Kỳ, Nam Kỳ, giáp Lào. Nghĩa rộng: Chỉ những người dã man, thường bị người ta bắt bán làm nô lệ.
Việc buôn bán nô lệ này chủ yếu là để dùng trong nông nghiệp, giải quyết tình trạng thiếu nhân lực tại Đàng Trong bấy giờ, và việc buôn bán nô lệ không chỉ xảy ra đối với người Thượng, mà người Việt cũng bị người Thượng bắt để bán làm nô lệ, sách Xứ Đàng Trong Lịch sử Kinh tế - Xã hội Việt Nam Thế kỷ 17 - 18 viết: "Theo ghi nhận của Hickey: Đôi khi nô lệ người Việt bị các tên cướp người Sedang bán thẳng cho người Haland và người Jorai".
Sách cũng viết tình hình mua bán người Mọi làm nô lệ này còn tiếp tục cho đến thế kỷ 19, theo như báo cáo của một người Tây phương tên Silvestre về chế độ nô lệ ở phía bắc và đông bắc Saigon. Trương Vĩnh Ký cũng nhận ra được một chợ buôn bán nô lệ gọi là "Cây da thằng Mọi", gần phố Thuận Kiều, đông bắc Saigon.(****)
Nhưng thật ra nguyên thủy ý nghĩa của từ "mọi" không phải như thế. "Mọi" nguyên là một từ trong ngôn ngữ của người Mường, dùng để chỉ người Mường (nói riêng), hoặc để chỉ người (nói chung). Mõl: 1. người Mường. Nả là Mõl (nó là người Mường). 2. người. Nả chăng phái là mõl nưa (nó chẳng phải là người nữa). (Từ điển Mường-Việt, Nguyễn Văn Khang chủ biên, NXB Văn hóa Dân tộc - Hà nội 2002). Như ta đã biết, người Mường sống phân bố tại phía Bắc từ vùng miền núi Thanh Hóa, tập trung đông nhất ở vùng Hòa Bình.
Từ "mọi" nguyên để chỉ người Mường sống ở phái Bắc, nhưng tại sao lại được dùng để gọi những tộc người sống trên vùng Tây nguyên phía Nam? Và gọi là "mọi" từ thời nào? Khó có một giải thích chính xác. Chỉ biết sách Hoàng Lê Nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái (*) đã chép, khi quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ lấy danh nghĩa "Phù Lê diệt Trịnh", mang quân ra đánh Bắc Hà (khoảng gần cuối thế kỷ thứ 18), thì Dương Trọng Tế, một viên quan phủ Chúa Trịnh đã làm một tờ tâu lên vua Lê, gọi Tây Sơn là "quân mọi". Chi tiết này làm nhớ tới chuyện anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dấy binh khởi nghĩa tại vùng rừng núi An Khê (trên đường từ Bình Định đi lên vùng cao nguyên Trung phần, tên Tây Sơn bắt nguồn từ đây). Sử quan nhà Nguyễn đã gọi Tây Sơn là ngụy Tây, Tây tặc (**)
Trong sách Xứ Đàng Trong Lịch sử Kinh tế - Xã hội Việt Nam Thế kỷ 17 - 18, một luận văn tiến sĩ của LI TANA(***) có nói tới câu chuyện kể Nguyễn Nhạc có lấy một bà vợ thứ người Bahnar (một tộc người thiểu số sinh sống ở vùng rừng núi An Khê, Phú Bổn, Pleiku, Kontum). Bà vợ thứ của Nguyễn Nhạc này có tài thuần phục voi, và trong đạo quân của Tây Sơn cũng có nhiều người thuộc dân tộc thiểu số Bahnar vùng Tây nguyên, và cả người Chăm ở Phú Yên. Sách cũng có viết về đạo quân thần tốc của Nguyễn Huệ. Binh lính thời ông cầm quân đánh đâu thắng đó, và một đạo quân gây khiếp sợ cho đối phương là Tượng binh, voi chiến thời đó cũng tựa như chiến xa ngày nay. Vùng Tây nguyên thời đó có rất nhiều voi, có thể bà vợ thứ người Bahnar của Nguyễn Nhạc có tài thuần phục voi, đã là người huấn luyện và cung cấp voi cho đạo quân Tượng binh chăng?
Có một câu hỏi nữa là tại sao từ "Mọi" lại được ghép với từ "tôi" để trở thành một từ mang ý nghĩa như "tôi tớ"? Hoặc nặng hơn nữa, là được hiểu như kẻ nô lệ? Như ta thấy nếu ai đó bị nói là đồ tôi mọi, ta có thể hiểu là còn nặng nề hơn bị mắng là đồ tôi tớ, tôi tớ có thể hiểu là người đi hầu hạ kẻ khác (tự nguyện), nhưng tôi mọi lại được hiểu như kẻ nô lệ (bị bắt buộc).
Trong sách Xứ Đàng Trong Lịch sử Kinh tế - Xã hội Việt Nam Thế kỷ 17 - 18, có nói tới việc buôn bán nô lệ ở Đàng Trong ở vào thế kỷ thứ 18. Thư của một người Châu Âu đến buôn bán ở Đàng Trong, đã gởi cho chúa Nguyễn với yêu cầu vua cung cấp cho ông ta một số người Mọi nô lệ để phục vụ hay làm thợ thủ công. Nhà vua trả lời điều đó không khó, nhưng phải chờ đến năm sau và nhà vua hứa sẽ cung cấp cho người Châu Âu đủ số nô lệ mà ông ta muốn có. Nhưng nhà vua cũng cảnh báo cho biết những người Mọi nô lệ này hay bỏ trốn vì "chúng nóng lòng trở về với vợ con".
Sách Xứ Đàng Trong Lịch sử Kinh tế - Xã hội Việt Nam Thế kỷ 17 - 18 cũng chép, việc dùng người Thượng hay người Mọi, cũng còn để lại dấu vết trong ngôn ngữ ở Đàng Trong. Sách viết: "Từ tôi trong ngôn ngữ Việt Nam có nghĩa là người phục vụ, như tôi con, tôi đòi, tôi tớ, nhưng chỉ có tôi mọi là có nghĩa nô lệ".
Đại Nam Quấc Âm Tự Vị xuất bản vào năm 1895-1896 tại Saigon của Huình Tịnh Paulus Của giải nghĩa từ Mọi như sau: Mọi: Cả thảy, hết thảy; người rừng không biết lễ phép; kẻ lảm tôi tớ không còn làm chủ mình nữa. Cũng Đại Nam Quấc Âm Tự Vị giải nghĩa từ Tôi mọi: Kẻ bán mình cho chủ mà làm đầy tớ. Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức xuất bản năm 1931 tại Hà Nội giải nghĩa rõ hơn về chữ Mọi. Mọi: dân rợ ở phía rừng Trung Kỳ, Nam Kỳ, giáp Lào. Nghĩa rộng: Chỉ những người dã man, thường bị người ta bắt bán làm nô lệ.
Việc buôn bán nô lệ này chủ yếu là để dùng trong nông nghiệp, giải quyết tình trạng thiếu nhân lực tại Đàng Trong bấy giờ, và việc buôn bán nô lệ không chỉ xảy ra đối với người Thượng, mà người Việt cũng bị người Thượng bắt để bán làm nô lệ, sách Xứ Đàng Trong Lịch sử Kinh tế - Xã hội Việt Nam Thế kỷ 17 - 18 viết: "Theo ghi nhận của Hickey: Đôi khi nô lệ người Việt bị các tên cướp người Sedang bán thẳng cho người Haland và người Jorai".
Sách cũng viết tình hình mua bán người Mọi làm nô lệ này còn tiếp tục cho đến thế kỷ 19, theo như báo cáo của một người Tây phương tên Silvestre về chế độ nô lệ ở phía bắc và đông bắc Saigon. Trương Vĩnh Ký cũng nhận ra được một chợ buôn bán nô lệ gọi là "Cây da thằng Mọi", gần phố Thuận Kiều, đông bắc Saigon.(****)
Sách vở luôn cho ta biết nhiều điều thú vị.
Ghi chú:
(*) Hoàng Lê Nhất thống chí, Ngô Gia Văn Phái, NXB Văn Học - 1998.
(**) Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802, Tạ Chí Đại Trường, NXB Trẻ & Nhã Nam - 2014.
(***) Xứ Đàng Trong Lịch sử Kinh tế - Xã hội Việt Nam Thế kỷ 17 - 18, LI TANA, NXB Trẻ - 2014.
(****) Trong bài Gia Định phú (vô danh) có câu "Chợ Cây Da Thằng Mọi, coi bán đủ thuốc Xiêm, cau mứt". Sách Sài Gòn năm xưa, học giả Vương Hồng Sển cũng có nhắc đến "Chợ Cây Da Thằng Mọi" ở gần chợ Điều Khiển (Chợ Điều Khiển ở nơi trại "Ô Ma" đường Võ Tánh, nay là đường Nguyễn Trãi, quận 1), nhưng giải thích khác. Học giả Vương Hồng Sển viết: "Khỏi chợ Điều Khiển là đến chợ Cây Da Thằng Mọi. Gọi làm vậy nhưng khoan vội tưởng rằng đây là một nhà chợ do một người Mọi nào đó đứng ra xây cất. Sự thật là tại chợ nầy thường thấy bày một món hàng không đâu có bán: ấy là một thứ đèn thắp dầu phộng hay dầu dừa làm bằng đất nung, nắn hình một người Chàm (ông Phỗng), hai chân quỳ lạy, hai tay chấp lại, trên đầu đội thếp dầu".
Động đến ngôn ngữ là khó rồi, có nhiều điều Viện Ngôn ngữ đang bó tay.
Trả lờiXóaBùi Giáng có câu thơ lạ
Anh là anh mọi
Em là mọi em
chữ mọi câu một là mọi rợ
Chữ mọi câu hai là tất cả
Đúng là động đến ngôn ngữ là khó, như lạc vào khu rừng rậm không tím thấy lối ra. Viện Ngôn ngữ mà bó tay thì mình bó cả... toàn thân luôn bác Bu :-)))
XóaBùi Giáng là chúa thích "nhảy múa" với chữ nghĩa, tên Bùi Giáng được ông "biến hóa" thành Bàng Giúi, Búi Giàng, Báng Giùi... Ông cũng hay viết về Cô em mọi nhỏ "Cô em mọi nhỏ tự tiền kiếp qua. Mời em xơi một chén trà. Tòng lai giai mính giang hà giai nhân".
Về chữ tôi là ta là tớ, Phật giáo cho rằng KHÔNG.
Trả lờiXóaKhông này không phải không có mà vẫn có nhưng không tồn tại tự tính, tức không thật. Bu tui đang gõ mấy dòng này là một thứ bu quy ước mà thôi.
Cách nay 10 năm bu tui còm vào trang PNH, nay cũng bu đó còm vào trang PNH nhưng hai bu đã khác nhau lắm rồi. Kể câu chuyện : Một dạo bu rủ hai ông bạn làm văn chương lên Thái Nguyên chơi. Ba chàng kéo nhau vào một quán bia. Cô bé tiếp thị xinh quá, ba chàng đi không đứt đành ngồi hoài. Bia vào thơ ra, cô bé cũng đọc thơ, chỉ hai câu thôi mà bây giờ nhắc đến bu còn cảm phục, còn sợ.
Thở ra chẳng hẹn thở vào
Thở ra ta khác thở vào khác ta
Một tích tắc thôi ta đã khác ta rồi huống là 10 năm. Nhà Phật tính ra rằng trong thời gian một ngày …thân ta đổi thay, thay đổi, nghĩa là chết đi sống lại ... tới 6.400.099.980 lần. Bu tính ra trong một giây ta thay đổi 740.752 lần. Ai đó gọi bu, bu nghe được và trả lời cho người đó, tổng cộng hết hai giây, tức là người hỏi và người trả lời đã thay đổi gần 1.5 triệu lần rồi. Vậy làm gì có một ông bu tồn tại như một cái tôi thực sự.
Hì hì, chữ "tôi" có mấy nghĩa của đời thường đã làm ta muốn vỡ đầu rồi, còn chữ "tôi" là KHÔNG của Phật giáo như bác Bu dẫn ra trong một khoảng 2 giây có đến một triệu rưỡi thay đổi, thì... thày chạy.
XóaNhân chuyện trong 2 giây cái tôi đã có 1,5 triệu lần thay đổi, bác Bu nói "Vậy làm gì có một ông bu tồn tại như một cái tôi thực sự", vậy thì cũng sẽ chẳng có một ông Hiệp, hoặc bất cứ một ông, một bà nào khác tồn tại như một cái tôi thực sự. Hihi, làm tôi nhớ đến một câu chuyện Thiền Phật giáo. Một người đến gặp Sư nói: xin chỉ cho "bổn lai diện mục" (tạm hiểu là "mặt mũi xưa nay" của một người). Sư hỏi lại: ai đang ngồi trước mặt ta đây?
Nói chơi vậy thôi, nếu ngôn ngữ (từ ngữ) trong đời thường biến hóa một, thì ngôn ngữ trong tôn giáo biến hóa mười, một trăm, và... vô tận, huhu!
Hihi ...lại xin có được một vé để được ngồi nghe hai tiền bối bàn luận về chữ " TÔI " mà em đây " dốt " như tờ ...huhu ...chỉ biết hình như trong văn viết nếu như dùng chữ " TÔI " để hành văn thì hình như đó là nguồn cảm hứng thật sự để có thể nói về bản thân mình một cách dễ dàng và mang tính thân thiện hơn ...còn về cách xưng hô trong giao tiếp ngoài đời thì ...theo em hơi khó dùng nhất là với những người mà mình đã quen biết , có lẽ như thế là " thiếu lịch sự " chăng ? Còn với những người chưa từng quen , chưa từng tiếp xúc ...có khi dùng cũng phải chú ý về tuổi tác của người đó .....vì không khéo thì lại bị cho là " Xấc xược " ...thế nên nói tóm lại với em chắc em sẽ dùng chữ " TÔI " với người lạ tùy theo tính cách của người đối diện và tùy theo tuổi tác của họ nữa cơ ...
Trả lờiXóaVậy là NangTuyet rành về chữ TÔI quá chừng rồi, hì hì! Cứ như ông Tây bà Đầm "moi", "toi", hay ông Tàu "ngộ", "nị" là khỏe, chữ (tiếng) Việt rắc rối bỏ xừ.
XóaNgày xưa tôi có ông bác, đến nhà chơi mình chào bác, ông ấy nói: "không dám, chào anh", nghe hết cả hồn. Nhưng mà người miền Bắc ngày xưa thế (một số người giữ tục xưa), đến con cái trong nhà khi đã lớn họ cũng gọi bằng anh chị, :-)))
Đúng rồi anh Hiệp ạ ! Em nhớ lúc còn trẻ , em cũng có quen với một anh chàng người Bắc ! Lần đầu tiên khi đến nhà anh ấy chơi , em cất tiếng chào bố của anh ấy ....và quả thật em hết hồn khi nghe bố của anh ấy chào lại : " Chào chị , chị ngồi chơi ! " ...ôi trời ....vừa nghe xong , em thấy nó làm sao ấy ...nghe có vẻ xa lạ và khách sáo quá !!! Thế là em bắt đầu ...rút lui ....không nói lời từ biệt ...hihi ..
XóaVậy là ông bố Bắc kỳ cổ xưa này... hại con trai rồi, nếu nghe NangTuyet chào ông ấy nói lại chào cháu,rồi mời ngồi chơi, hỏi dăm ba câu chuyện học hành, hay việc làm, thì có khi giờ này NangTuyet đang ở Việt Nam ấy chứ, hì hì! Nói vậy thôi chứ cái số NangTuyet được đi du lịch trời Tây :-)))
XóaThiệt tình thì chỉ vào đọc rồi đọc thêm các bác bình qua tán lại cũng vừa vui vừa bổ ích, tiếc là thiếu...bổ thận! Hihi.
Trả lờiXóaCó bác HN vào đọc là vui rồi, tuổi như anh em mình mà... bổ thận rồi... xung lên là mệt lắm đó, hì hì!
XóaNhà tay bạn em lại có thói quen, bố mẹ gọi con thay cháu, khi bố mẹ đã có cháu nội. Bộ mẹ gọi con là cô A, chú B cả. Và ông bố anh đó gọi ông nội là cụ xưng con. Hii...
Trả lờiXóaNgười miền Bắc tùy nơi mà gọi, hì hì, ngoại quốc họ nghe được chắc điên đầu luôn :-)
Xóa