Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2015

Ý nghĩa của từ Tết Nguyên đán.

Ngày Tết Nguyên đán. Ảnh Internet.

Theo phong tục tập quán, người ta quen gọi những ngày lễ truyền thống trong năm là Tết, như Tết Nguyên đán, Tết Hàn thực, Tết Đoan ngọ, Tết Thanh minh, Tết Trung thu..., và một trong những cái Tết quan trọng đầu tiên của năm âm lịch là Tết Nguyên đán. Nguyên đán  , là chữ Hángồm hai chữ Nguyên  , và đán  , ghép lại. Nguyên  có nghĩa là đầu, bắt đầu, đán  có nghĩa là sớm, buổi sáng. Nghĩa gốc của Nguyên đán  bắt đầu buổi sáng của một năm, tức là ngày đầu năm

Còn Tết là từ tiếng Việt chứ không phải là chữ Hán. Trong chữ Hán không có từ Tết. Người ta nói chữ Tết là do chữ Tiết  mà ra.  Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của chép: Tết: lễ năm mới, tiết đầu năm. Cũng như đòn bánh tét ở miền Nam mà người dân hay gói  và cúng ông bà vào dịp Tết, chữ tét cũng là nói trại từ chữ Tết.

Chữ Tiết  trong tiếng Hán-Việt có nhiều nghĩa, chẳng hạn như có nghĩa là đốt tre, mẩu, đoạn, điểm chuyển tiếp giữa hai chu kỳ nhỏ của khí hậu trong năm...  Ở đây xin nói đến nghĩa đang nói tới, là điểm chuyển tiếp giữa hai chu kỳ nhỏ của khí hậu trong năm. Một năm có 24 Tiết  , trung bình mỗi tháng có 2 Tiết , kể lần lượt như sau: Tiểu hàn, Đại hàn, Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí.

Ngày xưa và trong cả ngày nay, Tết Nguyên đán là dịp để mọi người nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm vất vả làm lụng, lo toan. Trong gia đình nhà nhà ít nhiều cũng sửa soạn nhà cửa để đón Tết, đón một Năm mới theo truyền thống cha ông để lại. Người ta mua sắm, dọn dẹp, sửa sang nhà cửa, bày biện lại bàn thờ gia tiên cho tươm tất, những người đi làm ăn xa thường trở về nhà trong dịp Tết, thăm viếng anh em, bà con, bạn bè. Bây giờ xã hội có hơi khác, đôi khi dịp Tết Nguyên đán được nghỉ dài ngày, nhiều người lại tổ chức đi chơi xa cùng gia đình, bạn bè, hoặc có khi vác ba lô đi du lịch một mình, đây cũng là một nét mới trong cuộc sống.

Ngoài xã hội Tết cũng là dịp mọi người vui chơi, những lễ hội thường được tổ chức vào dịp Tết. Mọi người thường hay đến những đình, đền, chùa chiền... vào dịp đầu năm để đi lễ, tạ ơn một năm yên lành đã qua, và cầu xin thánh thần cho một năm mới hanh thông, tốt đẹp...



6 nhận xét :

  1. 1- Chữ nguyên vốn là nhìn nghiêng một người đàn ông ở trần giơ tay ra đằng trước, nghĩa gốc là đầu
    Mạnh tử có câu "Dũng sỹ bất vong táng kì nguyên" - Dũng sỹ không quên chết cho người nguyên (chủ) của mình. Nay dùng với nghĩa đầu, bắt đầu
    2- Chữ đán vốn là hình ảnh mặt trời vừa nhú lên chưa khỏi mặt đất, về sau người ta thay mặt đất bằng một vạch ngang là đường chân trời
    (Tìm về cội nguồn chữ Hán của Lý Lạc Nghị và Jim Waters)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bác Bu đã giải thích cặn kẽ từ nguyên của chữ Nguyên và chữ đán.

      Xóa
  2. Thật thú vị khi chúng ta thấy bằng chứng của việc người Việt nhiều thế kỉ dùng chữ Hán, nhưng vẫn bảo tồn nét riêng của mình. Ở đây TẾT là một ví dụ. Trong khi người Trung Hoa chỉ có từ TIẾT. Nhiều làng, vùng của Việt Nam, có tên chữ Hán, nhưng vẫn bảo tồn những tên Nôm như MẸT, CHŨ, GÔI, ĐUỔM, NHỔN...
    Cám ơn bác Hiệp, bác Bu về chữ NGUYÊN và chữ ĐÁN!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái hay của người Việt là ở chỗ này bác Vũ Nho, như người ta vẫn thường nói "hòa đồng chứ không hòa tan", giữ được bản sắc mới mong giữ được tự chủ.

      Xóa
  3. Nhân tiện bác Phạm mần bài về "Đêm trừ tịch" cho đủ bộ Tết luôn nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì hì, ý kiến của cụ Nô hay à, sẽ viết tiếp "Đêm trừ tịch" cho đủ bộ :-)

      Xóa

:) :( :)) :(( =))