Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2015

Đêm Trừ tịch.


Đi lễ chùa đêm Trừ tịch. Ảnh Internet.

Người ta hay gọi thời khắc lúc nửa đêm giữa năm cũ bước sang năm mới là Giao thừa (  ) Giao () là qua lại, thừa () là nối tiếp, hay cũng còn gọi là Trừ tịch ( ) nghĩa là đêm cuối năm. Trừ () là cuối năm, hết năm, tịch () là buổi tối, chiều tối, ban đêm, ta quen gọi là Đêm Trừ tịch, thực ra gọi như thế là thừa mất chữ Đêm, nhưng đó là do thói quen, như khi ta gọi là Cây đại thụ vậy, thừa mất chữ Cây (thụ  có nghĩa là cây). Ta cũng quen gọi ngày 30 Tết cuối năm là hôm Trừ tịch, gọi như thế cũng không chính xác. Trong từ Hán-Việt phân biệt giữa ngày và đêm cuối năm, Đêm cuối năm gọi là Trừ tịch ( ), còn ban ngày cuối năm gọi là Trừ nhật ( ).

Trừ tịch ( ) là một đêm đặc biệt trong năm, đánh dấu thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Trong thời khắc này mọi người đều thức để chờ đón cái giây phút thiêng liêng ấy. Xưa, vào đêm Trừ tịch người ta thường làm một mâm cúng ngoài trời, kính cáo lên trời đất để đánh dấu cái thời khắc thiêng liêng này, bây giờ nhiều gia đình vẫn còn giữ tục lệ này. Khi làm lễ cúng xong người ta thường hay xuất hành vào đêm Trừ tịch, thường là đến đền, đình, chùa... để lễ tạ thần thánh một năm đã qua, và cầu xin một năm mới tốt đẹp. Khi đi lễ như thế gặp người quen người ta chúc nhau những điều tốt đẹp, và có tục hái lộc, bẻ một cành cây tươi ở sân đền, chùa, coi như xin lộc về nhà.

Pháo hoa đêm Trừ tịch. Ảnh Internet.

Bây giờ người ta vẫn còn giữ tục lệ đến đền, đình, chùa, và nhà thờ đêm Trừ tịch, đồng thời ở những thành phố lớn còn tổ chức bắn pháo hoa cho người dân đi chơi thưởng lãm....







10 nhận xét :

  1. Năm ngoái em cũng đón giao thừa ở nhà . Năm nay em đi chùa Lễ Phật và đón giao thừa ở đó luôn , vậy chứ lòng cũng cảm thấy rất ấm áp với không khí trang nghiêm của thời khắc quan trọng đó ....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở những nơi như bên NangTuyet thì đón giao thừa nơi chùa cùng cộng đồng rất có ý nghĩa :-)

      Xóa
    2. Dạ , đúng thế anh Hiệp ơi vì như vậy mọi người có thể được gặp nhau trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp với niềm hy vọng sẽ có được một năm mới đầy may mắn nơi đất khách quê người ...

      Xóa
    3. Khi tha hương người ta rất cần một cộng đồng biết tổ chức những nơi để gặp gỡ như thế, trước hết là còn có nơi nương tựa về tinh thần (tín ngưỡng), sau là gặp gỡ đồng hương, chào hỏi và chúc nhau cùng một ngôn ngữ, đỡ lắm đó :-)))

      Xóa
  2. Bác Hiệp nói đúng! Người Việt mình có thói quen ngôn ngữ riêng. Có một vài nhà ngôn ngữ học cứng nhắc cho đó là "thừa" yếu tố. Nhưng chúng ta là người Việt, chứ có phải là người Hán đâu. Cho nên các yếu tố Hán Việt này cứ "thừa" bất chấp một vài vị "thông thái". Ngày sinh nhật, cây đại thụ, người công nhân, đêm trừ tịch...Tôi cho rằng đây cũng là bằng chứng ý thức dân tộc của người Việt trong ngôn ngữ vậy!
    Ngày đầu năm ghé trangcuar bác, bàn góp mấy lời. Chúc Chủ trang và bạn đọc KHỎE và VUI!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng đó bác Vũ Nho, người Việt mình dùng chữ Hán cả ngàn năm, vậy mà vẫn không bị đồng hóa về cả :"ngữ" và "ngôn", vẫn giữ được bản sắc riêng trong ngôn ngữ.
      Thỉnh thoảng được các bác ghé thăm góp ý đôi lời là VUI rồi, còn như tuổi anh em mình thì chỉ mong KHỎE.

      Xóa
  3. Theo phong tuc tap quan của người Việt Nam tư cổ xưa, tại thời điểm giao thừa nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà. Trước giờ Tý phải làm lễ tiễn quan đương niên cũ sau đó đón quan đương niên mới. Đến đầu giờ Tý mọi chuyện phải xong để chuẩn bị đón giao thừa. Mỗi năm có một vị quan đương niên nên việc làm sớ tấu cũng như lễ vật cần phải cẩn thận chú ý.
    Vì có 12 Vị Hành Khiển và 12 Phán Quan (Phán quan là vị thần giúp việc cho các vị Hành Khiển). Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại.
    - Năm Mùi: Tổng Vương hành khiển, Ngũ đạo hành binh chi thần, Lâm tào phán quan.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bác Bu đã giải thích rõ thêm về phong tục tập quán của người mình.

      Xóa
  4. Ngày xưa ở quê, em thấy các cụ nói, khi nào ngoài đình có trống tế "tống cựu nghinh tân" thì các gia đình, nhà thờ họ mới cúng giao thừa, để thể hiện sự tôn kính đức Thành hoàng. Bây giờ, dân chủ rồi, chắc họ quên hết nếp xưa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có thể ngày xưa không có đồng hồ, cho nên người dân chờ nghe tiếng trống, tiếng chuông của đình chùa đánh đúng giao thừa mới cúng cho chính xác chăng?
      Bây giờ bà xã tôi cúng trước giao thừa khoảng 5 phút, qua thời khắc giao thừa mươi phút thì xong, rồi xuất hành đến ngôi chùa gần nhà, xong về "xông đất" cho nhà mình...

      Xóa

:) :( :)) :(( =))