Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014
Đọc hồi ký. (1)
Đọc những sách viết dưới dạng hồi ký, hay đọc hồi ký đối với tôi cũng là một thú vị như các loại sách khác. Ngoài một số hồi ký của những tác giả trong và ngoài nước đã được in trong nước, như sách của nhà văn Tô Hoài (ông mới mất, như quyển Chiều chiều, Cát bụi chân ai), của nhạc sĩ Phạm Duy (Nhớ), của học giả Vương Hồng Sển (Sài Gòn năm xưa, Hơn nửa đời hư, Hậu Giang - Ba Thắc, Bên lề sách cũ...). Hồi ký của GS. TS. Trần Văn Khê, hồi ký của học giả Nguyễn Hiến Lê, hồi ký của vị tướng Sài Gòn Đỗ Mậu, hoặc sách viết về hồi ký của các tướng lãnh miền Nam trước năm 1975. Hồi ký của những nhân vật nổi tiếng quốc tế có hồi ký của ông Lý Quang Diệu (Singapore), của bà Bill Clonton (Mỹ)... Tôi cũng có thể tìm đọc hồi ký của nhà sử học Trần Trọng Kim, hay hồi ký của nhạc sĩ Phạm Duy trên mạng.
Đọc quyển Chiều chiều của nhà văn Tô Hoài (NXB Hội Nhà Văn - 1999) cho ta một cái nhìn khái quát về tình hình xã hội, văn nghệ miền Bắc từ 1955 đến 1970. Trong sách ông viết về những chuyện thời cải cách ruộng đất ở một nơi nghèo không có địa chủ, đến phú cũng không có chứ đừng nói địa, nhưng rồi xã ấy được đưa lên trọng điểm, rồi qui theo tỉ lệ phải bổ năm phần trăm địa cho mỗi xã, cho nên "Ai cũng cố tìm ra địa, qui thành địa, không ai nghĩ rằng ở đồng đất này người ta tự tay cày cuốc khai phá nên cái ăn". Nhà văn Tô Hoài cũng kể về chuyện sản xuất thời ấy, có nơi thấy báo đăng tấm ảnh bên Trung Quốc, trẻ con trèo lên chạy chơi trên mặt thóc ruộng lúa cấy dầy đã chín. Bạn trình bày kỹ thuật canh tác mới sang năm bình quân mẫu sẽ trăm tấn. Cũng có kỹ sư nông nghiệp của ta đi tham quan về, làm báo cáo mẫu của bạn cho 6 tấn (đã nâng từ 4 triệu lên 6 triệu, gần gấp 3 hiện tại), trên bảo vừa đi tham quan nơi tiên tiến nhất không thể xoàng thế. Ra hội nghị nống lên nữa thành 7 triệu...
Chưa hết, người ta cũng mượn một miếng ruộng xin mạ về cắm liền tù tì, ngày ngày tát nước, bỏ phân, ủ phân xanh, cả phân tươi. cây lúa chen chân lên cũng xanh mỡ mượt mà, nhưng lúa xít gốc, nóng hầm hập, hút nước tợn, phải lập kế hoạch quạt cho lúa mát, vào làng mượn cái quạt thóc cánh phẳng nặng như cái cùm mà quạt. Báo cũng có nói kinh nghiệm cấy lúa dày phải quạt. Quạt vài hôm, lay thử, thì cả khóm lúa bềnh bồng ngã ngửa, lá vàng ỏng, thối rễ. Ông cũng viết trong sách Một thời hoang dại của con người ta, gân cổ cãi cọ những ngược đời và đam mê...
Nhà văn Tô Hoài cũng có nhắc đến rất nhiều tên tuổi của văn nghệ sỹ miền Bắc thời ấy, Trần Dần, Phùng Quán... những nhà văn, nhà thơ của thời Nhân văn - Giai phẩm, chuyện nhà thơ Phùng Quán khi đi thực tế ở nông thôn, sớm sớm trời còn tối đã quảy gánh đi gắp phân về ủ phân để lấy bón ruộng... Đến nhà triết học Trần Đức Thảo bên Tây về mặc áo đại cán đi guốc mộc, đạp xe đạp giữa phố Hà Nội. Nhà văn Tô Hoài viết tiếp về nhà trí thức, triết gia Trần Đức Thảo, nhưng không ai để ý và thấu nỗi từ cái năm ở nông trường Ba Vì được về, Trần Đức Thảo chỉ tháng ngày quanh quẩn cơm niêu nước lọ một mình lâu dần đến đỗi không muốn quen thêm một người nào nữa, người đã sợ cả người... Trần Đức Thảo ở nhà của sứ quán (Pháp). Các bạn đã mướn một bà người Việt bếp núc giỏi nấu nướng cơm nước cho Thảo. Anh ăn món thịt bò bít tết và satôbriăng với rau sà lách dầu dấm mà anh rất khen. Nhưng thỉnh thoảng lại đòi mì ăn liền và nấu lấy. Khi ăn cầm cả xoong, đỡ một thao tác đổ mì ra bát. Triết lý, triết lý đấy. Ôi Thảo!
Ông cũng có nhắc đến cả những văn nghệ sỹ đã ở miền Nam, như nhà thơ Vũ Hoàng Chương, nhà văn Doãn Quốc Sỹ, hay đã ra nước ngoài như tiến sỹ sử học Thu Trang (Công Thị Nghĩa - Pháp).
Quyển Nhớ của nhạc sĩ Phạm Duy (NXB Trẻ - 2005) ông cũng viết về thời còn trẻ ở miền Bắc vào cuối thập niên 30, thập niên 40... của thế kỷ trước, cho đến khi ông vào miền Nam trong những thập niên 50, 60, 70... và cả những ngày tháng ông di cư sang Mỹ sau 1975. Trong sách nhạc sĩ Phạm Duy có nhắc đến vào những năm 1935, 1936 ông học ở trường Thăng Long (Hà Nội), thày dạy của ông là Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Tuyên, Phan Anh, Khuất Duy Tiến... Ông cũng nhắc đến Nhạc sĩ Văn Cao với Suối mơ, Thiên thai, Trương Chi... Đặng Thế Phong với Con thuyền không bến, Giọt mưa thu... Nhà thơ Hoàng Cầm với bài thơ Tình Cầm ông đã phổ nhạc, Quang Dũng với Tây tiến, Lưu Trọng Lư với Tiếng thu, Vần thơ sầu rụng, Thú đau thương... La Hối với Xuân và tuổi trẻ, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý với Dư âm, Lê Thương với Trường ca Hòn Vọng phu..., và nhiều văn nghệ sĩ khác cùng thời như kịch sĩ Vũ Đức Duy, nhà thơ Vũ Hoàng Chương. Những ngày tháng ông ở chiến khu Việt Bắc, chuyến du hành trong gánh hát xuyên Việt Đức Huy - Charlot Miều, những bài hát của ông sáng tác, từ Bà mẹ Gio Linh viết ở chiến khu Quảng Trị, cho đến Tình ca, Trường ca Con đường cái quan, Tâm ca, Tục ca, Đạo ca...
Với học giả Vương Hồng Sển thì sách của ông viết về Nam bộ, từ Sài Gòn cho đến quê nhà Sốc Trăng của những năm xa xưa, về người Thổ (Miên), người Việt, người Hoa, về thời ông đi dạy ở đại học Huế, cũng là dịp để ông tìm mua đồ cổ thỏa cái thú chơi đồ cổ của ông. Trong Bên lề sách cũ ông giải thích về nhiều địa danh vùng đồng bằng sông Cửu Long, chẳng hạn tên địa danh Vĩnh Long là từ Hán Việt, nhưng theo ông lại có nguồn gốc từ tiếng Thổ (Miên, Khmer), người Thổ xưa gọi là Kompong Luong, sách vở dịch là Tầm Phong Long, nhưng dân gian ở Hậu Giang gọi là Vũng Luong, Vũng Long rồi thành Vĩnh Long. Một địa danh khác là Bến Tre, nghe rất Việt Nam, cũng được ghi theo âm Hán Việt là Trúc Giang, nhưng cụ Vương lại quả quyết cũng do tiếng Thổ, người Thổ gọi là Sroc treây (Sroc có nghĩa là xứ), và cụ Vương nói phải gọi là Sốc Cá (Xứ Cá - Kompon treây hay Sroc treây) bởi Bến Tre còn nhiều địa danh nhắc đến cá, như cầu cá lóc, cầu cá trê... Là một người làm việc lâu năm ở Viện Bảo tàng Sài Gòn, say mê sưu tầm cổ vật, sách cũ... cho nên trong những trang sách của ông cũng viết rất nhiều về những đề tài này...
Đọc những quyển sách viết dưới dạng hồi ký như thế này, đã cho tôi một cái nhìn khái quát về một thời đã qua của đất nước, với những cảm xúc buồn vui lẫn lộn...
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Đọc bài viết của anh xong làm em chạnh nhớ đến thời thơ ấu của em sống bên cạnh ông bà ngoại của em ở vùng quê ! Cứ đến mùa gặt hái , ôi chao ở nhà ông bà ngoại có nhiều vựa thóc cao ngất luôn ....có khi đụng đến trần nhà đó cơ ...nhìn mê lắm ...thỉnh thoảng tụi em cũng bò lên rồi tuột xuống ...giống như chơi cầu tuột vậy đó ...đã lắm ...để rồi đến tối ...hết ngủ luôn và khóc nhè .....vì ngứa ngáy ..hihi ...
Trả lờiXóaThuở nhỏ ở quê nhà thật thích, NangTuyet cũng quậy như ai vậy.
XóaCỡ như bên ông bà ngoại của NangTuyet mà ở ngoài Bắc thời sau năm 1954 chắc thành... địa chủ rồi, hì hì! Nghĩ thấy kinh thật.
Sao anh Hiệp nói đúng quá hè ...một cây quậy luôn đó ...đến khi lớn thì ...cũng quậy , nhưng quậy kiểu của người lớn và ...lịch sự hơn ...hihi ...
XóaHihi, tôi có đọc vài quyển sách coi tướng số, cho nên đôi khi nhìn ngoài đời hay nhìn hình tôi cũng đoán được chút đỉnh (già thêm chút nữa làm thày bói được). Khuôn mặt của NangTuyet trong hình khá cá tính, "người nữ" này coi vậy chứ bướng bỉnh chứ không hiền, hì hì. Chừng nào về VN ghé Saigon "thày" coi cho một quẻ, thù lao cà phê thôi :-)))
XóaTôi nhớ hồi còn ở trong lính trước năm 1975, trong một lần về phép Saigon ghé vào tiệm sách Khai Trí trên đường Lê Lợi hỏi cô bán sách mặc áo dài, "Cô có quyển Đàn bà qua tướng pháp của Vũ Tài Lục không?". Cố ấy trả lời bằng giọng Huế "Dạ em chỉ có sách tướng đàn bà Việt Nam thôi không có sách tướng đàn bà Pháp".
Chết cười.
Ah .....sao anh Hiệp coi tướng " qua hình "
Xóađúng quá xá luôn !!! Thiệt đúng là em bướng bỉnh lắm và nhất là ...hihi .....bởi vậy OX em cứ gọi em là " tigre " hoài hè ...để em kể chuyện này cho anh nghe nhé : có một lần em và anh ấy có khẩu chiến với nhau ...nói qua nói lại ..bất ngờ em " quạt " một tiếng ...thế là anh ấy giật mình và rút người lại ...và im re ...heeee...từ đó em có luôn biệt hiệu là " tigre " ...mà hổng chừng như vậy em lại thích ...vì hổng sợ ai ăn hiếp hết ....
Thích thật , nhất định năm sau em về VN , thày phải coi cho em một quẻ thày nhé ..ôi ..một chầu café rẻ quá thầy ui ...sao lại thế cơ ?
Ôi ..buồn cười quá anh Hiệp hén ...cô nàng té ra chả hiểu gì lời anh hỏi hết ...chắc cô ấy nghe không quen giọng miền Nam của mình anh hén ? Em nghĩ bây chừ anh Hiệp có cả khối sách xem tướng số nhỉ ? Mà anh Hiệp có biết xem tử vi hông ta ?
Hihi, hồi mấy năm trước tôi còn đi làm, có cô ở cơ quan lấy chồng, trước khi đám cưới 2 vợ chồng đến Studio chụp hình mang album vào cơ quan cho xem. Tôi xem hình rồi nói tính tình anh chồng ra sao, đến nỗi cô ấy nói nghe tôi nói tưởng tôi ở trong nhà của ông chồng cô ấy, đúng đến chi tiết luôn.
Xóa"Tigre", tiếng Việt mình thì gọi là "Sư tử Hà Đông", hì hì! Đáng sợ thật :-))) Nhưng mà ngộ há, "Tigre" vậy mà lại rất dễ "S'attendrir" (mủi lòng), có phải vậy không?
Hìhì, vậy là tương lai có độ cà phê rồi. Ấy, từ 2 tuổi tôi đã ở miền Nam nhưng lại vẫn còn nói giọng "Bắc kỳ dón" chứ không nói được tiếng Nam, cũng là một cái ngộ khác.
Tôi không biết xem tử vi. Hồi xưa thì coi mấy sách chỉ tay, tướng số nên biết chút chút thôi :-)))
Hihi ...anh Hiệp ơi : " Hiền dữ đâu phải là tính sẵn , phần nhiều do " hoàn cảnh " mà nên " ...đùa với anh thôi ! Chứ hiền hay dữ cũng tùy vào hoàn cảnh sống và đối tượng tiếp xúc của mình mà thôi ...em nghĩ là như vậy đó . Hơn nữa , sống đơn thân ở xứ người , từ một người thụ động , ít nói ..riết rồi cũng phải trở nên linh hoạt và có bản lĩnh để chống chọi với cuộc sống hoàn toàn khác biệt với đất nước của mình ...
XóaPhạm Duy còn có 4 tập hồi kí.
Trả lờiXóa1- Thời thơ ấu vào đời
2- Thời Cách mạng, kháng chiến.
3- Thời di cư vào nam
4- Thời di cư qua Mỹ
Bu định dựa vào hôì kí của ông để viết bài "TẠI SAO PHẠM DUY BỎ KHÁNG CHIẾN DINH TÊ VỀ HÀ NỘI"
Cứ định thế mà mấy năm rồi vẫn chưa làm được.
Nói gì thì nói, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, là 2 hiện tượng âm nhạc của miền Nam và của VN, tên tuổi của 2 ông đã vượt ra thế giới.
XóaBác Bu mà viết về vấn đề này là hay lắm đấy.