Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Lại chữ nghĩa.


Ảnh Internet.

Thấy bác Bu giải thích chữ "lục" trong từ "Bị vong lục" bên nhà bác Hồng Ngọc. Ngày trước năm 1975 khi còn ở trong quân đội, ngành tôi phục vụ hay phải tiếp xúc với những văn bản, văn kiện, tài liệu và tôi cũng hay đọc được từ "Bị vong lục" (  ). Thời đó khi các bên đang họp bàn tại thủ đô nước Pháp (Paris) về cuộc chiến Việt Nam, trên báo chí ta cũng hay thấy các bên trao cho nhau những "Bị vong lục".

Nghĩa của từng chữ trong "Bị vong lục": (tôi chỉ lấy nghĩa liên quan đến từ "Bị vong lục").

- Bị (): phòng ngừa.

- Vong (): quên.

- Lục (): văn bản.

"Bị vong lục" còn được gọi là "Giác thư" ( ), với nghĩa: văn kiện nói rõ cho biết (về một vấn đề gì):

- Giác (): nói rõ cho biết.

- Thư (): giấy tờ, văn kiện.

Theo Từ điển từ Hán Việt (Lại Cao Nguyên chủ biên, NXB Khoa Học Xã Hội-2007). "Bị vong lục" (  ) có nghĩa là: Văn bản ngoại giao trình bày có hệ thống về một vấn đề (do chính phủ hoặc bộ ngoại giao công bố).



  

21 nhận xét :

  1. Đa số những từ gốc Hán Việt hơi bị rắc rối. Có nghĩa những gì liên quan đến... Người bạn lớn đều chẳng có lành! hic...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là từ gốc Hán Việt nhiều khi khó hiểu, bởi vậy cho nên có thời điểm trước đây ở miền Bắc người ta bỏ thay bằng từ Việt (như tên lửa thay cho hỏa tiễn, người lái thay cho phi công, phi công Mỹ bị bắt gọi là giặc lái), nhưng không dè có tới khoảng 75% từ tiếng Việt là từ Hán Việt nên thay không xuể, cho nên lại thấy những từ Hán Việt như "mậu dịch quốc doanh", "hộ khẩu", "chứng minh nhân dân", "bổ túc văn hóa", "bình dân học vụ", "khẩu hiệu"...

      Thực ra thì từ Hán Việt ta dùng hằng ngày đã được Việt hóa, nhưng bây giờ thấy trên báo chí dùng lủng củng, chẳng hạn mấy cái tựa bài báo: "Ba nữ nhà văn đa tài của văn đàn Việt Nam" (VnExpress 3-6-2014). Trong câu trên đa số là từ Hán Việt, ta có thể viết cho gọn hơn "Ba nữ văn sĩ đa tài trên văn đàn Việt Nam", hoặc câu: "Nhà dịch giả cần mẫn" (CAND 3-6-2014), câu này cũng toàn từ Hán Việt, chữ "dịch giả" đã có nghĩa là "người dịch".

      Không biết bây giờ bị vụ giàn khoan, có ai đề nghị không xài từ Hán Việt nữa không?

      Xóa




  2. 備 忘 錄 (bị vong lục)

    Chữ lục trong bị vong lục
    (3 trường hợp động từ 2 trường hợp danh từ)
    • (Động) Sao chép. ◎Như: đằng lục 謄錄 sao chép sách vở. ◇Liêu trai chí dị 聊齋志異: Nhất nhật, lục thư vị tuất nghiệp nhi xuất, phản tắc Tiểu Tạ phục án đầu, thao quản đại lục 一日, 錄書未卒業而出, 返則小謝伏案頭,操管代錄(Tiểu Tạ 小謝) Một hôm, sinh chép sách chưa xong, có việc ra đi, lúc trở về thấy Tiểu Tạ cắm cúi trên bàn đang cầm bút chép thay.
    • (Động) Ghi lại. ◇Xuân Thu 春秋: Xuân Thu lục nội nhi lược ngoại 春秋錄內而略外 (Công Dương truyện 公羊傳) Kinh Xuân Thu chép việc trong nước mà ghi sơ lược việc nước ngoài.
    • (Động) Lấy, chọn người, tuyển dụng. ◎Như: lục dụng 錄用 tuyển dụng, phiến trường túc lục 片長足錄 có chút sở trường đủ lấy dùng, lượng tài lục dụng 量才錄用 cân nhắc tài mà chọn dùng.
    • (Danh) Sổ bạ, thư tịch ghi chép sự vật. ◎Như: ngữ lục 語錄 quyển sách chép các lời nói hay, ngôn hành lục 言行錄 quyển sách chép các lời hay nết tốt của người nào, đề danh lục 題名錄 quyển vở đề các tên người.
    • (Danh) Họ Lục.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bác Bu đã post toàn bộ nghĩa của chữ "lục" (錄).

      Xóa
  3. hihihi, cháu bị hoa cả mắt lên rồi :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, hồi này ta cũng hay nghe hoặc đọc được chữ "Công hàm" (公函), như Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm văn Đồng. Công hàm có nghĩa là "Văn kiện chính thức trao đổi giữa 2 quốc gia (về một vấn đề gì)", hoặc "Công văn ngoại giao của nước này gởi cho nước khác".

      Xóa
  4. Ôi chời ơi ...em thành thật đưa hai tay ...và nếu được em sẽ đưa cả hai chân lên mà ...bái phục anh Hiệp và anh Bu đó nhen ...tiếc rằng cái đầu của em nó quay mòng mòng rùi ..chữ Hán sao mà khó quá đi thôi ..dốt như em ...em chạy cả làng luôn ...huhu ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đưa hai tay thì được còn đưa cả hai chân là té bò càng đó NangTuyet, hihi!
      Thực ra chữ Hán khó khi nó "đi" luôn cả cụm từ và dùng theo cấu trúc câu của Tàu, một khi đã được Việt hóa như câu "Ba nữ văn sĩ đa tài trên văn đàn Việt Nam", chỉ còn chữ "Ba" và "trên" là từ Việt, còn lại toàn từ Hán Việt (2/11) ma ta đâu có thấy rối?
      Nhưng nhiều khi tôi cũng chạy luôn đó. Hù hù!

      Xóa
  5. - bị (僃) : là từ biểu thị chủ thể chịu sự tác động của việc không hay (như văn bản bị lãng quên). Đúng như bác Hiệp nói: “Bị vong lục” là cụm từ thường dùng trong ngoại giao: - Văn bản ngoại giao do Chính phủ hay Bộ Ngoại giao công bố, trình bày lại một cách có hệ thống lịch sử của một vấn đề (có thể bị lãng quên) để tranh thủ dư luận…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy thì đáng lẽ trong giai đoạn này Chính phủ hay Bộ Ngoại giao Việt Nam cần phải có những Bị vong lục, về vấn đề Biển đông (Hoàng Sa, Trường Sa) bác BoBi nhi?

      Xóa
    2. Chắc cũng muốn thế ,nhưng bị Công hàm 58 của ông Phạm Văn đồng làm việt vị mất rồi. Gỡ được vụ này đành phải công nhận chính thể Việt Nam Cộng hòa trước đây thôi, vì đó là sự thật lích sử không thể phủ định.

      Xóa
    3. Việt Nam Cộng Hòa cũng như Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, hoặc hơn thế nữa là Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam là một thực tế mà, cùng trong một thực tế gọi là Việt Nam (bây giờ là CHXHCN Việt Nam). Lịch sử đã ghi chép rõ như thế, và đó là vấn để của Việt Nam. Cái quan trọng là ta chứng minh được Hoàng Sa, Trường Sa không phải là của TQ, và gã xấu tính đã dùng vũ lực chiếm từ những thực tế lịch sử của quốc gia Việt Nam.

      Điều quan trọng nữa là ta có chịu gởi Bị vong lục, Công hàm, hay khởi kiện gã này ra trước quốc tế hay không?

      Xóa
  6. Nếu không gửi "Bị vong lục" thì nước ta "Bị thành tỉnh của nó". Hihi. Cám ơn bác NHP đã giải thích vụ này. Chuyện bác nói ngày xưa nhà nước đổi phi cơ trực thăng thành máy bay lên thẳng nhưng HN thắc mắc, phi công -> giặc lái thì phi công Nga Tàu gọi là gì? Độc chiêu nhất là Xưởng đẻ Từ Dũ và (xin lỗi), nhà đái nam, nhà ỉa nữ! Dân chúng la quá mới chuyển thành nhà vệ sinh mà vệ sinh thì cũng không thể nào "trong sáng Việt ngữ" được. Haha.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghe ":người nhà mình" hăm he kiện cáo mà tới giờ này vẫn im re, toàn nói miệng, đến cái công văn, công viếc cũng chẳng thấy có nói chi đến "Bị vong lục", không khéo "Bị vong bản" rồi, hichic!

      Thực ra giới phi công có thời được gọi là "người lái", còn phi công Mỹ mới gọi là "giặc lái". Nhưng như thế tài xế lái xe gọi là gì? Tài xế không phải là "người lái" sao? Chịu!

      Xưởng đẻ thì chữ "xưởng" cũng vẫn là từ Hán Việt, nghe như là nơi sản xuất... người máy, hì hì! Không hiểu cái thời đó người ta nghĩ sao, khi tên nước vẫn là một lô từ Hán Việt?

      Chắc có lẽ bác HN cũng đọc được một số bài trên mạng về mấy quyển từ điển của ngài Nguyễn Lân. Ông này hay thật, khi đương thời người ta ca tụng ông ấy là người giữ "sự trong sáng của tiếng Việt". Nhân mấy chuyện chữ nghĩa tôi thử giở quyển từ điển tiếng Việt của ông ấy, chữ "Khu trục" ông ấy giải thích như thế này. Khu trục (động từ), (còn "khu trục cơ" là danh từ) là đánh đuổi, nghĩa thì đúng rồi, nhưng thêm câu ví dụ (thuyết minh): Máy bay của ta "khu trục" máy bay địch. Ha ha, lần đầu tiên trong đời tôi nghe được một câu tiếng Việt "trong sáng" đến như thế.

      Vậy mà không hiểu tại sao cho đến giờ vẫn còn những người ca sách của cụ này lên tận mây xanh?

      Xóa
    2. Không phải là "nhà đái nam" hay "nhà ỉa nữ" mà là "nhà đái trai" và "nhà ỉa gái" mới đúng là giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (!?), hihi

      Xóa
  7. Trời ạ! chữ "備 忘 錄" "Bị vong lục" đơn thuần là một bản Memo note, hay thường dùng
    - trong Ngoại giao là Memorandum = Bị vong lục (giác thư)
    - trong văn bản pháp lý, trong kinh doanh: Memorandum = Bị vong lục (bản ghi điều khoản của giao kèo)
    - Trong thương nghiệp, kinh doanh: Memorandum = Bị vong lục (có nghĩa là bản sao, thư báo) mà thôi.

    Hôm trước trên TV, chương trình đấu trường 100, một thạc sĩ, chuẩn bị tiến sĩ môn địa, khi được hỏi "Tân Gia Ba là tên Hán Việt của nước nào" thì không trả lời được.
    Hôm vừa rồi, trên chương trình lụm tiền rơi cũng hỏi: Hoa Thịnh Đốn là tên Hán Việt của Luxembourg, Washington, ... (một thủ đô nữa mà M quên rồi), thì các bạn cũng chỉ đoán mò chứ không thể quyết đoán mà trả lời ngay được.

    Một nền giáo dục của một đất nước là có kế thừa, có đổi mới trên cái cũ, người ta nói Ôn Cố Duy Tân mà.. Nền giáo dục chữ nghĩa.. của Hàn, của Nhật, người ta cũng thừa hưởng nền văn hóa của Trung Hoa, người ta không xóa bỏ, không phủ nhận mà người ta kế thừa dùng chữ người để làm phong phú chữ của ta, còn ở ta thì cực đoan, đã GHÉT thì xóa thì đập đổ hết.. cả những cái lâu đài đẹp như mơ ở Tam Đảo sau khi chiến thắng Điện Biên.. sao không thu giữ gìn nó làm tài sản của mình.. .. thế là nghèo lại hoàn nghèo... huhu

    Trả lờiXóa
  8. Riêng để rõ thêm nghĩa của chữ Bị vong lục này, M vào trang bách khoa của TQ, được giải nghĩa như sau:

    "備忘錄" 意指任何一種能夠幫助記憶,簡單說明主題與相關事件的圖片、文字或語音資料。
    它源自於拉丁語:memorandum est,由動詞 memoro (原義是“提及、回憶、相關的”),所形成的動名詞,意為:“這是應該被記住的”

    Hán Việt:

    "Bị vong lục " ý chỉ nhâm hà nhất chủng năng cú bang trợ kí ức ,giản đan thuyết minh chủ đề dữ tương quan sự kiện đích đồ phiến 、văn tự hoặc ngữ âm tư liêu 。
    Tha nguyên tự vu lạp đinh ngữ :memorandum est,do động từ memoro (nguyên nghĩa thị “đề cập 、hồi ức 、tương quan đích ”),sở hình thành đích động danh từ ,ý vi :“giá thị ứng cai bị kí trụ đích ”

    Nghĩa thuần Việt:

    "Bản ghi nhớ" có nghĩa là một loại ghi chép giúp cho lý ức, đơn giản thuyết minh những chủ đề hình ảnh và các sự kiện liên quan, dữ liêu văn bản hoặc bằng giọng nói.
    Nó có nguồn gốc từ tiếng Latinh: Memorandum est (biên bản ghi nhớ), động từ là memoro (ý nghĩa ban đầu là "những đề cập , hồi ức liên quan đến"), tất cả hình thành nên động danh từ , có nghĩa là: "Những cái này đáng lẽ nên ghi nhớ nhé."


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn chị M. đã cung cấp những thông tin giải nghĩa rất rõ từ "Bị vong lục".

      Thạc sĩ, chuẩn bị tiến sĩ môn địa, dự thi Đấu trường 100 mà không trả lời được Tân Gia Ba là nước nào thì nguy thật. Đây chỉ là kiến thức địa lý phổ thông thôi. Cho nên việc giáo dục xứ mình bị chê trách là phải.

      Tôi cũng hay xem chưng trình này, tôi không nhớ rõ từ cụ thể, nhưng cũng hay nhận thấy những người dự thi có người rất giỏi, nhưng cũng có nhiều người kiến thức cơ bản không vững. Hôm nọ đọc trên báo thấy nói trong một chương trình gì đấy có nhiều sinh viên, học sinh, rất ít người trả lời được tên nước Việt Nam có từ năm nào?

      Xóa
    2. Ý chị M., tên Hoa Thịnh Đốn chỉ là phiên âm Hán Việt của thủ đô Washington (Hoa Kỳ), còn Luxembourg phiên âm là Lục Xâm Bảo, một nước nhỏ ở Âu Châu.

      Xóa
  9. Quá trình Việt hóa các từ ngữ sao cho dễ hiểu là rất cần thiết, không hiểu sao từ Bị vong lục rất cổ lỗ này không được thay thế bằng một thuật ngữ khác cho dễ nghe hơn. Có lẽ như chị TTM bàn, thay bằng bản ghi nhớ hoặc dùng lại từ giác thư cũng ngắn gọn hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bây giờ hình như cũng ít khi thấy dùng từ "Bị vong lục", theo tôi từ này được dùng chuyên trong ngoại giao, đối ngoại, như tôi đã viết bên trên người ta cũng dùng từ "Giác thư" song song. Như từ "Lạm phát" là từ chuyên dùng trong ngành ngân hàng, phát hành tiền tệ.

      Xóa

:) :( :)) :(( =))