Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Chữ nghĩa và trách nhiệm.

Bây giờ là thời của Internet, thời của thông tin, tôi nhớ một câu nói đọc được ở đâu đó, đại khái: "Kẻ mạnh là kẻ nắm được nhiều thông tin", sức mạnh "cơ bắp" đã xuống hàng thứ yếu. Chẳng thế mà có nhân vật gì đó (hình như đang "tị nạn chính trị" ở Nga), nắm được nhiều thông tin mật của chính phủ Mỹ tung lên mạng, đã làm cho chính phủ Mỹ khốn đốn.

Mới đây đọc trên mạng chuyện có một đơn vị thực hiện dự án "Danh tướng Việt Nam" (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thực hiện), ra mắt bốn tác phẩm điêu khắc về các danh tướng Việt Nam xưa nay (Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp). Trong phần tóm tắt tiểu sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt dưới tượng trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam, đã ghi chép sai tên, và sai sót về lỗi chính tả viết thường, viết hoa:


Hình ảnh của trang báo mạng Người Đưa Tin (19-2-2014).

Tổng cộng tiểu sử tóm tắt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp có tất cả 16 hàng, thì báo mạng Người Đưa Tin gạch đỏ dưới những chữ sai sót của 11 hàng (11/16). Chỉ cần bỏ ra khoảng một phút (1 phút) đọc là bất kỳ ai cũng có thể nhận ra những sai sót này, cái sai sót lớn nhất ngay dòng chữ đầu tiên là sai tên của Đại tướng, Võ Nguyên thay vì Võ Nguyên Giáp, và những sai sót khác như viết hoa, viết thường tùy tiện. Nhà sử học Dương Trung Quốc nói:

"Tôi đã nghe phản ánh việc này rồi. Tôi cũng có một phần trách nhiệm. Cảm ơn các bạn đã có ý kiến để các bạn trong dự án kịp sửa sai. Tuy nhiên, cũng phải thông cảm, các bạn trong dự án tự bỏ tiền túi ra thực hiện. Chỉ có những sai sót về chính tả. Khi biết được sai, các bạn trong dự án đã nhanh chóng sửa chữa.
Đó là sơ suất thì Ban tổ chức sửa ngay chứ có gì mà phải ầm ĩ. Chỉ là sai sót kỹ thuật! Các bạn cũng đã nhận sai rồi, chẳng lẽ lại kiểm điểm hay kỷ luật họ"           

Đúng thực ra câu chuyện này cũng không lớn và chưa có gì ầm ĩ, vừa qua sách ngoại giao của quốc gia xác nhận chủ quyền mà còn in ấn sai con vua thành cháu vua, thì sai sót này là nhỏ. Tuy nhiên về "chuyện nhỏ" này tôi cũng có chút suy nghĩ, là chuyện làm việc bây giờ. Trong quyển Hồi ký của mình, học giả Nguyễn Hiến Lê có nhắc đến cái thói "vô trách nhiệm" thường thấy trong xã hội ngày nay. Cũng có thể như lời của một người sáng lập viên "Hội quán di sản", đơn vị thực hiện dự án, "Theo anh, do quá trình chuyển lý lịch đại tướng từ dạng văn bản sang đồ họa, ra phim rồi in, phông chữ bị nhảy nên xảy ra sai sót. Thời gian thực hiện trong 3 ngày khá gấp nên khâu kiểm duyệt trước khi ra mắt chưa được cẩn trọng".

Đây chỉ là những lời biện hộ yếu ớt, ngụy biện cho cái "vô trách nhiệm" thường thấy. Thế người thực hiên thao tác không đọc lại những gì mình làm? Rồi khi đem ín ấn không có ai kiểm tra lại xem in cái gì? Trước khi treo thông tin lên trước bàn dân thiên hạ cũng không có một ai ghé mắt xem treo cái gì? Không ai có trách nhiệm kiểm tra lại việc đã làm? Viết ghi thiếu cả tên của một danh tướng hiện đại chưa đến ngày giỗ đầu? Rồi kiểu muốn viết hoa và viết thường tùy hứng trong một văn kiện trưng ra cho mọi người đọc, cứ làm như người viết chưa học hết cấp 2. Sau hết là điều mà bấy lâu những người ngoại quốc, hay người Việt ra nước ngoài lâu năm về nước thường nhận xét, là người Việt thường rất dở trong "phối hợp công việc", "phối hợp nhóm", một nhóm làm một công việc chung thường "mạnh ai nấy làm", điều này sẽ cho hiệu quả không cao, tệ hơn là "người này làm thì người kia phá" (như câu chuyện trên). Trong những môn thể thao cá nhân như bơi lội, điền kinh, cờ vua, cầu lông... giờ đây ta đã dần vươn lên, nhưng những môn tập thể như bóng đá, bóng chuyển, bóng rổ... thường thua người xa, cho dù chúng ta có những cá nhân chơi tốt. Và khi có sai sót thường lấp liếm như lời của một sáng lập viên dự án trên đổ lỗi cho... tại cái máy, và thời gian gấp gáp.

Chuyện này làm tôi nhớ đến một chuyện tôi đọc cũng mới đây trên mạng, một tác giả có sách in có dịp họp báo than thở về quyển sách của mình do một nhà xuất bản có tiếng in (NXB Văn Học), tất cả những chữ "vô" trong sách bị sửa thành chữ "vào". Thôi thì chữ "vô" nếu dùng có nghĩa là "vào" (ra, vào) sửa cũng đành, còn ở đây có những chữ "vô" trong "hư vô", "vô nghĩa", "vô chừng"..., cũng đều bị sửa thành... vào hết, thế là hỏng cả một quyển sách... Đọc nghe rất khôi hài. Vài hôm sau thấy có thông tin của NXB sẽ cho thâu hồi sách và in lại, dĩ nhiên là cũng bởi lỗi của... computer, tại cái máy hết!

Bao giờ thì người mình mới có thói quen "có trách nhiệm" trong công việc?

20 nhận xét :

  1. Thật đáng buồn với cách làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm như thế ? Việc in ấn mà lại có sự sai sót như thế thật không thể nào chấp nhận được vì đôi khi nó sẽ làm lệch đi ý nghĩa của câu nói hoặc lời văn ...đáng buồn thật anh Hiệp nhỉ ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi không thể tưởng tượng được chỉ trong mười mấy hàng ngắn ngủi viết về một người lừng danh, do Hội Khoa học Lịch sử và Bảo tàng Lịch sử VN thực hiện treo lên trước công chúng lại sai sót ấu trĩ và quá đáng như thế. Điều nhỏ thế mà làm không ra gì thì người xem sẽ đặt câu hỏi các vị này làm chuyện lớn hơn sẽ ra sao? Chán thật.

      Xóa
  2. vẫn là lỗi của anh chàng đánh máy. Dạo này nghề đánh máy thiệt là khổ cực trăm bề :(

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một nghề rất nguy hiểm trong thời buổi này :-((

      Xóa
  3. Dạo này hông có giờ đi lụm tem òi Bác hiệp ui...Hihi. Chắc mọi người đều nhà yên ngủ ngon ha........Hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mần răng mà bận bịu quá vậy MTB? Tôi vẫn còn thức đây :-)))

      Xóa
    2. Cũng có chút chuyện anh Hiệp à, nhưng vẫn ghé thăm các Anh, Chị và các Bạn ở Blog, có điều khg kịp giờ để hốt tem.....Hihi

      Xóa
    3. Nếu không hốt tem quàng được khi vào ráng để lại vài chữ đi MTB :-)))

      Xóa
  4. Aaa, những người làm cái tiểu sử đó đang ra sức phát huy văn hóa ... trên bàn nhậu đó . Trong lúc nhậu nhẹt, họ thường cao hứng kể chuyện , đọc thơ . Để nhớ xem :
    " Hoan hô đồng chí Võ Nguyên
    Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về ... "
    Hehe , văn hóa bàn nhậu mà bác H đòi phải "có trách nhiệm" thì làm thế nào đây (((-:

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hehe, vậy là các đồng chí đang phát huy văn hóa... nhậu, thảo nào vừa rồi thấy có ông kinh doanh bia bọt người Nhật rất phấn khởi về cái khả năng nhậu của dân ta, ông ấy bảo thị trường đầy tiềm năng, một năm tăng trưởng 35% nhậu... Khiếp thật.
      Văn hóa nhậu muôn năm :-)))

      Xóa
  5. VN có một cái đặc biệt, hay đổ thừa! Toàn là tại với bị. Hỏng có ông bà nào chịu vỗ ngực tui đã sai giùm đâu anh ui! Tỉ như khi Giáo buồn quá thì là tại... anh Phạm! hehe...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Haha........Giáo nói đúng đó, tui cũng " buồn " vì dạo này tui hem có lụm tem được tại Bác Phạm khg chạy qua thông báo............Haha

      Xóa
    2. Ối, ối, nếu Giáo nhà ta buồn quá mà tại tui thì hân hạnh quá chớ. Đúng VN ta là "cây đổ thừa", hoặc ọi khác đi là "đổ thừa một cây" :-(((

      Xóa
    3. Bạn MTB à, nếu nói theo tinh thần Thiên chúa giáo thì "lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng", hichic!

      Xóa
  6. 1. Cách nói của ông Dương Trung Quốc cũng là nói lấy được, vì ông Quốc đã tham gia ngay từ đầu về bốn bức tượng này mà để sai lời thuyết minh là rất đáng trách. Đây phải là lỗi cảu nền Giáo dục Việt Nam: Học hết cấp 1 mà vần không đọc thông viết thạo nên các biên tập viên các báo biên tập có sai về chính tả cũng như sai về nội dung là chuyện thường tình. Vừa qua ông DTQuốc mang tiếng là người nghiên cứu lịch sử mà viết một bài ngắn về Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà còn sai đến bốn lỗi về nội dung rất ngớ ngẩn...
    1. Viết rằng Đại tướng Võ Nguyên, chắc là người đánh bị hội chứng thơ Bút Tre: "Hoan hô Đại tướng Võ Nguyên / Giáp ta đánh trận ĐIện Biên anh hùng" hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cách nói của một người như ông DTQ như trong câu trên tôi cũng thấy không thể chấp nhận được, chẳng thà ông ấy nói, đấy là một sai sót, lớn nữa, và ông ấy có trách nhiệm trong đấy, còn dễ nghe hơn là nói lấy được như thế.
      Ai cũng có thể có những sai lầm, nhưng những sai lầm kiểu làm tắc trách thì không được. Lúc còn đi làm tôi đã thấy, có nhiều bạn trẻ đã tốt nghiệp đại học mà viết một câu không ra hồn, lạ thất, ở trường mười mấy năm dạy và học những gì? Vừa rồi có chuyện thày trò xông vào nhau đấm đá ở Bình Định, thật là đáng chán cho nền giáo dục.

      Xóa
  7. Thưa bác, em muốn hỏi bác một số chuyện về chính trị. Vì hiện tại em vừa bức xúc vừa hoang mang. Nhưng việc chính trị không thể nào nói ra ở nơi public như thế này. Không biết bác có email hay facebook hay những địa chỉ nào riêng tư 1 chút để em xin được phép nhờ bác giải đáp thắc mắc hộ em ko? Vì em nghĩ bác là người có kiến thức, tuổi đời chắc ko nhỏ để biết về lịch sử những năm 75 đầy biến động này. Thành thật cám ơn bác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi không có facebook và cũng không quen dùng email (lâu không vào bị treo hoài mở không được). Những biến động xã hội (trong đó có những biến động về chính trị) vào thời 1975 có lẽ đã được ghi chép trong sách vở và đưa lên mạng rất nhiều. Có điều hơi khó cho nhiều bạn trẻ muốn tìm hiểu, là phải có được những kiến thức, hiểu biết cơ bản để thẩm định lại giá trị của tư liệu. Muốn tìm hiểu bạn hãy vào những trang mạng có uy tín.

      Tôi không muốn đi sâu vào lãnh vực này. Chúc bạn thành công.

      Xóa
  8. Cám ơn bác. Vì có một số người đã lớn tuổi thường hay nói rằng những thế hệ trẻ đang bị "nhồi sọ" ngay từ ghế nhà trường. Em ko hiểu lắm ý của họ. Và những Đảng gì đó nói lên những sự thật xuyên tạc lịch sử làm méo mó và biến dạng những hình ảnh của những anh hùng dân tộc 1 thời. Lập luận của họ ko có căn cứ nhưng đa số mọi ngươi đều ủng hộ. Em ko hiểu lắm và cũng gây hoang mang cho những người trẻ như em. Nhưng khi em dùng những biện luận của mình nhưng vẫn ko đủ để thuyết phục họ. Em cứ thắc mắc tại sao họ lại làm những điều như vậy? Thôi thì chuyện quá khứ em cũng ko muốn nhắc đến làm gì. Cám ơn bác với những bài viết rất sâu sắc về Gs Trần Văn Khê và Ns Phạm Duy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn là một người trẻ tuổi và quan tâm đến những điều trên là điều bây giờ tôi ít thấy (tuổi trẻ bây giờ thường quan đến những cái khác hơn). Thật sự lịch sử khó mà nói cho chính xác, bởi ở mỗi xã hội, mỗi người sẽ nhìn theo quan điểm của mình. Từ góc độc này (nhân dân chẳng hạn) thì đó là công, nhưng góc độ khác (vua chúa, người cầm quyển) lại là tội. Và những xã hội không có bản lĩnh, thường hay muốn hướng lịch sử đến cái họ muốn nói, hơn là sự thật.

      Nếu bạn thật sự quan tâm đến những vấn đề này (khá gai góc), chẳng còn gì khác hơn là phải đọc thật nhiều sách vở, về nhiều mặt chứ không riêng gì về lịch sử. Không phải một sớm một chiều bạn sẽ nhìn thấy điều bạn muốn tìm, nhưng qua thời gian tìm hiểu, nghiền ngẫm, so sánh, bạn sẽ rút ra được một cái nhìn, một kết luận nào đấy, cho riêng bạn.

      Chúc bạn những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

      Xóa

:) :( :)) :(( =))