Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Đưa Ông Táo (truyện Táo quân thời A móc).

Ảnh Internet.

Rằm tháng Chạp đã qua thế là thoắt cái sắp tới hăm ba đưa Ông Táo về chầu Trời. Ông Táo có tích đàng hoàng, hai Ông một Bà (Bà Táo cũng đáo để gớm). Sự tích Táo Ta có khác sự tích Táo Tàu. Chắc các bạn đã biết cái tích hai Ông một Bà Táo Việt, tôi nhắc sơ:

Theo nhà văn Toan Ánh trong Sự tích Táo quân thì Táo quân Việt Nam gồm ba vị họ "Thổ", Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ, may không có... Thổ Tả hay Thổ... Phỉ. Táo quân nghĩa đen là Vua Bếp, đại khái tích chép: Ngày xưa có hai vợ chồng nhà kia, chồng là Trọng Cao, vợ là Thị Nhi (không phải Thị... Phi). Đôi vợ chồng lấy nhau lâu mà không có con nên thường xuyên cãi cọ, một hôm Trọng Cao đi nhậu bị bạn nhậu chê dở, mần ăn không ra gì, xỉn xỉn mất khôn Trọng Cao về uýnh vợ. Khi không bị đánh Thị Nhi giận quá bỏ nhà đi, gặp một chàng trai khác tên Phạm Lang, mặt mũi sáng sủa, ăn nói thanh nhã, cử chỉ ga lăng bèn... kết, theo về ăn ở thành vợ chồng. Bởi thế ở Nam bộ xưa có câu ca dao thế này: "Ra đi gặp vịt cũng lùa/ Gặp duyên cũng kết gặp chùa cũng tu". Tứ hải giai huynh đệ, gì cũng chơi láng.

Tỉnh rượu chờ mãi không thấy vợ về chạy kiếm khắp xóm cũng không thấy. Trọng Cao hối hận bán cả nhà cửa đi tìm, gặp lúc địa ốc đóng băng, nhà cửa xuống giá căn nhà lại hai ba lần "xẹc" nên bán chẳng được bao nhiêu. Lang thang tìm kiếm mấy tháng thì tiền hết phải hành khất lần hồi. Ngày kia Trọng Cao vào nhà kia xin cơm, thấy bà chủ nhà mang cơm ra cho, nhìn ra là Thị Nhi, mừng rỡ. Nghĩa cũ vẫn còn, đôi bên tỏ nỗi niềm hàn huyên hồi lâu. Thị Nhi nghĩ nếu Phạm Lang về bắt gặp cũng phiền nên bày Trọng Cao tạm ẩn trong đống rơm ngoài vườn để tính bề lo liệu. Phạm Lang về nhà sực nhớ hết tro bón ruộng nên lấy lửa châm đốt đống rơm lấy tro khiến Trọng Cao không kịp trở bộ. Khi biết được Trọng Cao đã bị bà hỏa thiêu thế là Thị Nhi nhảy vào đống rơm đang cháy chết theo. Phạm Lang thấy thế cũng nhảy vào chết cháy nốt. Cũng có sách chép đang khi hàn huyên cùng chồng cũ bị Phạm Lang về bắt gặp, bị chồng nghi ngờ càm ràm, Thị Nhi xấu hổ châm lửa đống rơm nhảy vào chết cháy. Trọng Cao thấy thế cũng nhảy vào theo, và cuối cùng đến Phạm Lang. Cả ba cùng bị lửa thiêu chết.

Chuyện này xưa có tờ báo... lá cải cử phóng viên đi điều tra viết phóng sự rất tường tận, lâm ly bi thiết năm bảy số, người ta mua báo đọc ào ào không thua gì chuyện cô Công chúa Ba Xi thất lạc năm nào. Một hôm sau giờ tan chầu, Ngọc Hoàng Thượng đế rảnh rỗi mượn tờ báo của Nam Tào đọc, biết được chuyện, thấy thế động lòng thương, xuống chiếu viết ra nghị định truyền phong cho ba người làm Táo quân coi sóc việc trong nhà, Phạm Lang là Thổ Công trông nom việc bếp núc. Trọng Cao là Thổ Địa trông coi nhà cửa. Thị Nhi là Thổ Kỳ chăm nom việc chợ búa. Truyền thuyết Táo quân là như thế, theo đó thì ba vị này xứng đáng làm Tổ sư của ngành nghề... Ô Sin. Bây giờ nghe nói Ô Sin trong nhà cũng nhân ngày hăm ba tháng chạp, trước khi nghỉ về quê ăn tết, cũng theo gia chủ cúng Ông Táo, bái Sư vinh danh Tổ nghề của mình.

Hằng năm cứ vào ngày 23 tháng Chạp thì người ta lại làm lễ cúng tiễn Táo quân về trời, Táo quân sẽ báo cáo Thượng Đế những việc xảy ra trong năm ở căn nhà Táo quân đã coi sóc. Cúng Táo quân xưa kia đơn giản thường chỉ cúng chay hoa quả, trầu cau, ít kẹo bánh (thể nào cũng phải có món thèo lèo cứt chuột (chắc có ý nhắc nhở Táo quân này, đừng có mà... thèo lèo), ít giấy tiền vàng bạc, để Táo quân mang theo đi đường... bánh kẹo xơi đỡ buồn miệng, và có chút bạc dằn túi  cà phê cà pháo lai rai dọc đường. Nhưng không thể thiếu là một con cá chép, là vật mà Táo quân xưa quen cỡi về chầu trời, để Táo đỡ phải vất vả chạy kiếm cái vé của ông Việt Nam e lai, hay cái vé tàu hỏa có giường nằm, hoặc xe khách chất lượng cao (tết mà kiếm được cái vé về Thiên đình đâu phải dễ). Nhà nào trong năm mà vợ chồng hay gấu ó nhau thì tìm cách bịt miệng Táo quân, cúng cho Táo quân lọ kẹo mạch nha mang theo, xơi phải thứ kẹo này thì khi lên tới Thiên đình Táo quân chỉ có nước ngắc ngứ, không sao mở miệng được.

Tích xưa là như thế, xem ra cũng hay lắm. Thời buổi nay tân kỳ trong nhà đã có sẵn anh tẹc nét Táo quân có thể vô quai phai, 3 gờmeo cho Thượng Đế theo địa chỉ www: thiendinh@gmail.com, đỡ phải vất vả ngược xuôi Thiên đình Hạ giới. Hoặc thay vì cuộn theo cái sớ Táo quân dài ngoằng thậm thượt như xưa, thì bây giờ chép vô cái đĩa xi đi hay đi vi đi, có thể thêm cả hình ảnh hay vi đê ô cờ líp minh họa, lên tới Thiên đình chỉ có việc đưa cho Văn phòng tiếp nhận công văn, cho vào đầu máy mở cho Ngọc Hoàng Thượng đế xem. 

Nhưng tôi thấy nhiều người vẫn muốn giữ tích xưa, như bà xã tôi chẳng hạn, thế nào cũng phải sắm sửa đủ lễ vật cho Ông Táo về chầu trời, không thiếu thứ gì, kể cả cá chép, thêm bài văn khấn Nôm*. Mọi năm cái vụ cá chép này hơi khổ, vì cúng xong phải kiếm chỗ thả cá, có khi cá chưa kịp đưa Táo quân đi thì đã... tự về chầu trời. Chùa ở thành phố hiếm có nơi nào có hồ nước cho bá tánh thả. Năm nay chắc đỡ cái khoản này, vì nhà tôi gần kênh Nhiêu Lộc, sau khi dòng kênh được cải tạo nước đã bớt ô nhiễm, cá đã sống được. Cúng xong chỉ việc bỏ cá vô bịch ny lông mang ra bờ kênh thả. Ít ra cũng có dịp được hoan hô nhà nước.


* Bài văn khấn Táo quân ngắn gọn:

Duy Đại Việt (tên nước), Quý Tỵ niên (23 tháng Chạp năm nay vẫn còn năm con Rắn chưa sang năm con Ngựa)

Con lạy chín phương Trời mười phương Phật. Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ chúng con là: (tên)                       Ngụ tại: (số nhà, phường, xã, quận...)
Hôm nay ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mão, kính dâng Tôn thần. Thắp nén tâm hương thành tâm kính bái. Chúng con kính dâng ngài hiển linh trước án thụ hưởng lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ơn xá tội, xin Tôn thần ban phước lộc phù hộ cho toàn gia chúng con trẻ già trai gái nhớn bé, sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành, tấn tài tấn lộc.

Cẩn cáo.

Đại khái là như thế.

Những ngày giáp tết cuối năm Quý Tỵ, ngày Đông chí, Tiết Tiểu hàn.
 Gia chủ kính cáo.





24 nhận xét :

  1. Hihi ..Đang trong khí thế tưng bừng đón Tết , hôm nay qua thăm anh Hiệp đọc bài nói về sự tích của öng , bà Táo quân thật là hay . Xem ra hỏng cần mua truyện về xem , qua nhà anh Hiệp là có một góc thư viện thật là thú vị vô cùng bởi lẽ em sẽ được học hỏi nhiều điều hay và bổ ích ...Tết đến rồi chắc anh chị rất bận , anh Hiệp hén ? Nhưng dù có bận như thế nào đi chăng nữa , anh nhớ đừng quên có những bài viết và phóng sự thật hay để bà kon được đọc thư giãn trong những ngày nghỉ Tết anh Hiệp nhé . Tuần mới thật vui nhé anh Hiệp ơi ....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Haha, người Việt mình xưa nay thế, tết nhất nhà cửa phải tươm tất, bận rộn dọn dẹp, bây giờ ít ai có bộ lư đồng, chứ tết mà mang bộ lư ra đánh bóng là oải luôn, rồi làm bánh mứt, gói bánh chưng, bánh tét, làm củ kiệu, dưa món... quá xá thứ.
      23 bắt đầu có chợ hoa tết lại xách máy hình đi chụp, rồi chùa chiền khói nhang nghi ngút, hihi!

      Xóa
    2. Vậy thì anh nhớ chụp hình nhiều nhiều cho em út xem ké với anh Hiệp nhé ....em chờ xem đó nha ...hihi ..

      Xóa
    3. Không hiểu sao hồi này tôi ít cầm tới máy hình, nhưng tết hay rảo rảo mấy chợ hoa, chùa chiền, để chụp đưa lên sau. Tết ở VN phố xá vui vẻ, nhộn nhịp.

      Xóa
    4. Nang Tuyet nói đúng đấy anh Hiệp, nhớ chịu kho chụp nhiều......................nhiều.........rồi post lên để mấy người tụi tui nhìn đỡ nhớ....Hic....Hic.

      Xóa
  2. Huhu.......Lại chậm chân nữa rồi......Hic.....Hic

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi ...tết nhứt đến nơi rùi ...sao bạn của mình lại khóc thế nhỉ ?

      Xóa
    2. Chưa tới mùng Một vẫn con hóc được Nang Tuyêt ơi... đúng hông Bác Hiệp......Hic......Hic.

      Xóa
    3. Mất cái tem quàng biểu ngừ ta hỏng hoc sao được, hic hic...

      Xóa
    4. Cuối năm cứ việc hóc thả giàn, mùng một... nàm ơn đừng hóc, hihi!
      Cô nàng này là vua sưu tầm tem quàng đó Giáo, :-)))

      Xóa
    5. Giáo Làng ui ...cái gì chứ chọc cho ai hoc ..là NT này khoái lắm đó ...nhứt là mùng Một Tết ...chỉ sợ síu quẩy anh Hiệp thui ..hihi ..

      Xóa
    6. Dzị thì Giáo bày nè, Tuyết cứ chờ mùng Một tới nhà của MTB rùi hoc hức hức lên cho thảm thiết là nàng í... phái liền hà! keke...

      Xóa
  3. Bạn MTB này "mê" tem quàng lắm đó NangTuyet, cho nên chậm chưn là hichic :-)))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ah ...thì woa là zậy !!! Thế thì em sẽ canh me đến ngày mùng Một Tết chạy qua nhà anh để chiếm ngôi Tem Quàng ...lúc đó cho bạn MTB hóc chơi ...khakha ...

      Xóa
    2. Nang tuyet oi! Mùng Một phải cười thật tươi để nhận lì xì nhiều nhiều đó Nang à, cho dù có mất bao nhiêu trm quàng cũng hem được hic..hic...., qua Tết mần tiếp tục......Haha

      Xóa
    3. haha, người này còn khoái lì xì hơn tem quàng nữa :-)))

      Xóa
  4. Còn tui thì tem gì cũng cười hehe... hết bác Phạm ui! Mùng một mà Giáo xông nhà là... trẻ bị gõ đầu cả năm luôn, hic hic...
    Còn chiện ông bà... Táo Tàu thì sao bác Phạm? Nghe tên nhớ món... chè táo tàu quá!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Để tôi chép từ Wikipédia Táo Tàu về cho Giáo xem, Táo Tàu chỉ có một ông hay một bà thôi, không tình cảm hai ông một bà như Táo Ta:

      Trung Hoa có những truyền thuyết về Táo Quân như sau:

      Theo Lã Thị Xuân Thu: Chúc Dung là thần quản lý lửa do Viêm Đế mang tới, khi chết người dân thờ làm thần lửa
      Theo Ngũ Kinh Di Nghĩa: Táo Quân tên Tô Cát Lợi, vợ là Vương Thị
      Theo Dũ Dương Tạp Trở: thần lửa trông như một cô gái đẹp, tên là Ổi hay Trương Đan, tên chữ là Tử Quách, những ngày không trăng thường lên trời tâu về việc người nào có lỗi...
      Theo Hoài Nam Tử: Viêm Đế (tức Thần Nông) mang lửa đến cho dân nên khi chết được thờ làm thần bếp

      Về giới tính, người dân Phúc Kiến, Giang Tây cho rằng Táo là nữ thần, gọi là "Táo Quân Lão mẫu" hoặc "Táo Quân Thái thái". Theo Thái Bình Ngũ Lãm trích từ Ngũ Kinh dĩ nghĩa, Trịnh Huyền cho Táo Thần là “lão phụ” tức một người đàn bà. Hứa Thận, nhà ngôn ngữ đời Đông Hán, thì cho rằng: "Táo Thần họ Tô tên Cát Lợi, phu nhân của Táo Thần họ Vương tên Bác Giáp" và hình tượng Táo Thần là người đàn ông. Nhưng người vùng Ninh Hóa và một số vùng khác thì vẫn tôn thờ nữ thần, có thể do họ chịu ảnh hưởng của Trịnh Huyền hoặc cho Táo Thần chuyên lo việc bếp núc, điều tra tội nhỏ, là việc của nữ giới".

      Xóa
    2. Cảm ơn anh Phạm! Nhưng Giáo vẫn thích Táo ta hơn, vừa đậm chất tình cảm vừa có tính hài hước, y như tính chất của người Việt mình.

      Xóa
    3. Hihi, tôi khoái cái chất hài của Táo ta nhứt, một ông hai bà, mà ông thì lại thiếu mất cái... quởn, hehe!

      Xóa
    4. hehe... một bà hai ông anh Phạm ui! Cái anh này phái... một ông hai bà nên viết lộn! hehe...

      Xóa
    5. Haha, cũng có phái cáu dzụ này thiệt :-)))

      Xóa
  5. Lâu rồi mới được đọc một bài viết của bác NHP không thoát ly tích xưa mà còn đậm đặc tính humour nữa! Bác có để ý rằng giờ Cụ Táo đi về Trời, trời thường mưa lất phất? Nghe kể rằng sở dĩ như vậy vì khi đi, cụ ấy sexy 50% phía dưới. Hihi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hồi này bác HN mắc lo đi chụp hình mấy người đẹp biểu tình bên Bangkok hay sao mà thấy vắng bóng? tết bác HN có về quê ăn tết không?

      Hihi, hai cụ Táo cũng khổ lắm bác ạ, chả là khi cúng ít ai nghĩ ra cúng cho 2 cụ 2 bộ quần áo, mà thường chỉ có một bộ, cho nên cũng như cha con nhà gì đó khi xưa, cụ này có áo thì cụ kia thiếu... quởn, cớ sự nó ra thế :-)))

      Xóa

:) :( :)) :(( =))