Ảnh Internet.
Ở nhà tôi chuyện cúng kiến thường rất chu tất, vì khi gia đình bà xã tôi đi định cư ở Mỹ (đã trên 20 năm nay) khi đi đã giao lại cho bà xã tôi tất cả những bàn thờ, từ bàn thờ Tổ tiên đến các Thần, Thánh, Ông Công, Ông Táo, Thổ Công, Thổ Địa, Mẹ Sanh..., đủ hết. Cho nên tất cả những ngày như Sóc, Vọng (mùng một, mười lăm), Thượng nguyên, Hạ nguyên, Thanh minh, Phật đản, mùng năm tháng năm, Rằm tháng bảy, Trung thu, đưa đón Ông Táo, Giỗ chạp... bà xã tôi đều cúng lễ đầy đủ. Kể thì khi cúng kiến đôi khi cũng có hơi mất công vì phải chuẩn bị, nhưng với "tiêu chí" thượng thánh hạ phàm, có nhiều cúng nhiều có ít cúng ít, trước là thần thánh rồi đến phiên mình hưởng, chẳng mất đi đâu mà sợ.
Đặc biệt dịp cuối năm thì khá mệt. Không kể chuyện dọn dẹp nhà cửa cho tươm tất đón năm mới, thì đây là dịp để tạ ơn tất cả đã cho một năm an lành. Từ rằm tháng chạp đã phải tính để đi một vòng mấy ngôi chùa (chùa, và nhà thờ để tro cốt người thân, chùa quen hay đi lễ, đền Đức Thánh Trần, mấy chùa Tàu thờ Bà Thiên Hậu, Quan Công...). Chưa hết, cả tạ ơn Đức Mẹ, hihi, đủ cả... Bắt đầu 23 đưa Ông Công, Ông Táo, cũng là dịp cúng kiến Thổ Địa, Thần Tài... 30 ta đón Ông Táo, Ông Bà về ăn Tết với con cháu... Rồi suốt 3 ngày Tết ngày nào cũng cúng cơm, để đến mùng 3 thì làm mâm cơm đưa tiễn Ông Bà... lại thêm đi lễ chùa, lễ đền, mùng 8 vía trời mùng 10 vía đất... Người ta nói dịp tết viếng được 10 cảnh chùa là phước đức lắm, thế là năm nay bà xã tôi đã đăng ký tour du lịch mùng 6 tết hành hương 10 cảnh chùa ở Tiền Giang...
Cúng kiến là chuyện tâm linh, là niềm tin của mỗi người. Bây giờ nhiều khi người ta làm theo thói quen, thấy người khác làm thì mình cũng làm. Chẳng hạn giờ bên Thiên chúa giáo cũng đã có những gia đình làm 49 ngày mất của người thân, dĩ nhiên là làm mâm cơm ở nhà hoặc "xin lễ" (nhờ Cha đạo làm lễ nơi nhà thờ). Tục này là theo bên Phật giáo, cúng 49 ngày (chung thất) bên Phật giáo là thời gian người mất đã hết thời hạn vương vấn nơi cõi trần, để chịu xét xử và đầu thai trong Lục đạo. Người bên Thiên chúa làm 49 ngày dĩ nhiên không phải với ý nghĩa đó, nhưng cũng tốt, là dịp để người sống tưởng nhớ đến người thân đã khuất.
Trong một lần đi đám giỗ tôi ngồi cạnh 2 bậc trưởng lão (bậc cha chú), 2 cụ cãi nhau về chuyện gia chủ đặt lên bàn thờ mấy bát cơm cúng, một cụ bảo 3 bát mới đúng, cụ kia khẳng định phải 5 bát, nói qua nói lại chẳng cụ nào chịu cụ nào, tôi mới hỏi hai cụ, thế tại sao lại 5 bát cơm hoặc 3 bát cơm thì chẳng có cụ nào nói được, các cụ chỉ nói "tôi thấy người ta làm thế", hoặc "ở nhà tôi quen làm thế". Thì ra chỉ là những thói quen. Tôi cũng thấy có khi người ta cúng 5 bát cơm, hoặc chỉ 3 bát cơm, nhưng cũng chẳng hiểu vì sao lại 3 hay 5. Tôi nói với hai cụ "5 hay 3 bát cơm có lẽ nó cũng có ý nghĩa của nó, nhưng nếu ta không rõ thì 5 cũng được mà 3 cũng đúng, gia đình ta quen đặt lên bàn thờ bao nhiêu thì cứ thế mà làm, cốt ở cái lòng thành chứ nào ở mấy chén cơm", hai cụ mới thôi.
Bây giờ người ta hay nói tới "Tâm linh". Tín ngưỡng là vấn đề của tâm linh, điều này thì quá đúng. Tín ngưỡng là niềm tin, và cái hiểu biết, tức là cái tri thức, trí thức của con người thì lại rất khác với niềm tin. Niềm tin là tuyệt đối, không "đặt lại vấn đề". Học giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần viết trong quyển Thuật tư tưởng "một đức tín mà quan sát thí nghiệm thấy đúng với sự thật, thì không còn gọi là tín ngưỡng nữa, mà phải gọi là trí thức, nghĩa là hiểu biết". Người ta viết ra Kinh thánh cách nay cũng cả ngàn năm. Thuở học Trung học đệ nhất cấp nơi một trường đạo ở Saigon (Cấp 2 - Trung học cơ sở bây giờ), giờ học giáo lý tôi nghe Cha giảng về sự Đồng trinh của Đức Mẹ, đại khái ví như "ánh sáng chiếu rọi qua tấm kính". Thời ấy còn nhỏ nghe có lý, đến khi lớn hơn biết "lý sự", thì thấy cách ví von ấy hoàn toàn không chính xác, cũng chỉ là một sự "đánh tráo khái niệm". Ánh sáng xuyên qua tấm kính là hiện tượng quang học, vật lý, là tri thức, trí thức, lý giải được, còn sự Đồng trinh của Đức Mẹ thuộc về đức tin. Tin hay không tin, thế thôi, không nên và cũng không thể lý giải. Cũng như chẳng thể cố công lý giải chuyện Thánh Gióng mới 3 tuổi vươn vai cỡi ngựa sắt dẹp giặc, hay chuyện Đức Phật đản sinh ở bên hông là hợp lý hay không hợp lý.
Tôi cũng đọc kinh sách Phật giáo, Đức Phật bỏ cả cung điện, ngai vàng, châu báu, cha mẹ, vợ đẹp con khôn..., để đi tìm sự giải thoát tâm linh. Khi đắc đạo tư tưởng của Ngài gói gọn trong triết lý Tứ diệu đế hay còn gọi là Tứ thánh đế:
1/- Khổ đế (Dukha): chân lý chỉ ra bản chất của cái khổ trong cõi đời. Cái khổ ấy phát sinh từ sinh, lão, bệnh, tử. Bốn nẻo khổ hằng hữu không sao tránh khỏi của kiếp người, nó luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác không ngưng nghỉ, và cái khổ của kiếp này là cái nghiệp báo (Karma) từ kiếp trước.
2/- Tập đế hay Nhân đế (Samudaya): chân lý chỉ ra nguyên nhân của cái khổ. Nguyên nhân ấy là vô minh (avidya) tức là mê muội. Mê muội là do dục vọng mà ra. Dục vọng lại do lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể, ý niệm) và lục trần (sắc, thanh, mùi, vị, xúc, ý tưởng) sinh ra. Đó là những nguyên nhân gây ra cái khổ của chúng sinh từ kiếp này sang kiếp khác.
3/- Diệt đế (Nirodha): tận diệt khổ đau, tận diệt nghiệp báo để thoát khỏi luân hồi. Khổ đau là do vô minh, là mê muội. Diệt được vô minh, mê muội là hết khổ đau, là đã ở trong Niết bàn (Nirvana). Niết bàn là tâm trạng giải thoát, chính là chốn Cực lạc.
4/- Đạo đế (Marga): chân lý chỉ ra con đường (đạo) giải thoát khỏi khổ đau. Con đường ấy là Bát chánh đạo: 1- Chính kiến: nhận biết đúng đắn. 2- Chính tư duy: suy nghĩ thành thực. 3- Chính ngữ: lời nói trung thực. 4- Chính nghiệp: thực hành trung thực. 5- Chính mệnh: mưu sinh lương thiện. 6- Chính tinh tiến: thành thực mà tiến tới. 7- Chính niệm: tâm niệm, tưởng nhớ thành thực. 8- Chính định: trung thực ổn định tư tưởng. Đây cũng là con đường hoàn thiện Giới (đạo đức), Định (tư tưởng), Tuệ (năng lực trí tuệ). Thực hiện được Bát chánh đạo là con người đã đạt được Niết bàn.
Bát chánh đạo của Đạo Phật rất gần với Ngũ thường của Đạo Nho (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín). Ở Bát chánh đạo chẳng hề thấy một cõi Tịnh độ cách muôn ức dặm đường, cũng chẳng có quỉ thần muôn biến vạn hóa, và Niết bàn là ngay ở cuộc sống này, trong kiếp này chứ chẳng hề ở một kiếp khác nếu ta hiểu được Tứ diệu đế và thực hành được Bát chánh đạo. Nhưng nói như thế tôi cũng không có ý phủ nhận cõi Tịnh độ, hay các vị Thần thánh Phật giáo. Những điều ấy làm nên Tôn giáo Phật giáo và trên trái đất này có hàng tỉ người đã theo và tin. Và như đã nói, niềm tin thì không thể lý giải.
Bởi vậy chúng ta mới thấy những nhà bác học lừng danh như Einstein, Pasteur, Darwin... lại là những người mộ đạo, Darwin, người viết nên Thuyết tiến hóa đã tốt nghiệp cử nhân thần học để trở thành một mục sư Anh giáo, nhưng các ngài hiểu rất rõ và không hề nhầm lẫn giữa khoa học (tri thức, trí thức) và niềm tin (tín ngưỡng). Chắc chắn Darwin viết Thuyết tiến hóa chẳng phải là để bác bỏ chuyện Thượng đế tạo nên trái đất và muôn loài trong vòng 7 ngày của Kinh thánh (cho dù những người vinh danh Kinh thánh luôn bác bỏ ông). Ông chỉ cố gắng tìm ra sự thật của khoa học, cho dù sự thật trong cuộc sống không bao giờ thỏa mãn được mong muốn của con người. Người ta không vừa lòng với hiện tại, nên luôn mong mỏi điều tốt đẹp hơn ở tương lai. Người duy tâm mong mỏi một thế giới rộn ràng hương thơm và nhã nhạc, nơi chẳng phải lao tâm khổ tứ vì cái ăn cái mặc, nơi không có khổ đau, nơi hiện diện một Niết bàn, hay một Thiên đàng đã mất... Nhà duy vật thì mong một Thế giới đại đồng, nơi không có áp bức, bất công, nơi mọi người đều bình đẳng... Nhà khoa học thì cố gắng tìm đến cái tận cùng, cái hoàn thiện của sự vật... để thỏa mãn cái trí thức, và mưu cầu hạnh phúc cho con người...
Như vậy niềm tin (tín ngưỡng) sẽ không bao giờ mất đi nơi con người, bởi nó cũng là một nhu cầu như ăn, như ngủ. Người ta cần phải có một niềm tin để sống, để noi theo. Niềm tin nói chung (nơi một tôn giáo, một học thuyết, một chủ thuyết..., nhưng cũng đừng tin theo một cách mù quáng, dễ trở thành cực đoan). Niềm tin có thể là động cơ để chiếc xe lăn bánh, nhưng cũng có thể là cái thắng để dừng chiếc xe khi lỡ lăn đến bên bờ vực thẳm. Ăn thua chúng ta có đủ sáng suốt và bình tâm để sống chung với nó.
Một ngày cuối năm Quý Tỵ.
Một ngày cuối năm Quý Tỵ.
Lần này lụm tem lấy hên Tết nha Bác Hiệp ui......Haha
Trả lờiXóaHehe, tem quàng cuối năm -)))
XóaVậy là hên òi Bác Hiệp ha, giờ chỉ còn canh con tem ngày mùng Một để khỏi rơi vào tay của Giáo với Nang Tuyet là hên cả năm oi. Bác Hiệp ha....Haha
XóaHaha, còn con tem quàng ngày mùng một nữa. Mà bên Mỹ MTB lo tết chưa dzị?
XóaCũng khg có sắm sửa gì như ở VN mình đâu anh Hiệp à, mỗi năm Chị Gái vẫn làm cây mai giả cho mấy Anh, Chị, Em mỗi người 1 cây cho giống khg khí Tết như hồi ở VN, và ở nhà cũng phải nấu cơm canh cúng trong 3 ngày Tết đó anh Hiệp, chỉ có vậy thôi, vì ở chỗ Mùa Thu Buồn ít người Việt lắm nên tự mình có Tết thôi, vậy cũng ấm rồi anh Hiệp ha...Hihi
XóaBên Mỹ mà có cây mai giả, lại thêm cơm canh cúng 3 ngày tết là hay lắm đó MTB. Tết ta bên Mỹ thì không sao bằng ở VN, trừ người Việt ở Cali khu Bonsa Litle Sè Gòong. Năm nay tết Saigon xem ra cũng buồn rồi, kinh tế xuống dốc, dân tình eo hẹp... Hìhì!
XóaAh ...Hai ngày nay NT bận đi chợ Tết nên không có thời gian vào thăm anh Hiệp ...thế nên MTB đạt tem quàng rùi hén ...hết hoc chưa nè bạn của mình ui ...
XóaNói về tâm linh thì có rất nhiều điều phải nói đến ...em nhớ có một lần , ba chồng của em và ông xã đã theo em đi Chùa nhân ngày Lễ Vu Lan . Sau khi nghe Thầy thuyết pháp " Sau khi chết sẽ đi về đâu ? " . Theo thuyết nhà Phật , thì luôn có kiếp luân hồi và khi ta chết đi có thể tái sanh trở lại . Có khi ta phải sẽ quay trở lại thành kiếp người và sẽ đầu thai trở lại vào trong gia đình của mình nếu như thần thức khi chết vẫn còn luyến ái , và như vậy tùy theo nghiệp mà mình đã tạo khí còn sống , có khi phải trở thành kiếp súc sinh để được gần gũi với gia đình ...thế là anh Hiệp biết không ? Bố chồng em phản đối ngay ( ông theo đạo Công Giáo ) , ông cho rằng " Chết là hết ! " và tức nhiên chỉ có hai con đường là lên Thiên Đàng và xuống Địa Ngục , chứ không có vấn đề Tái Sanh ? Em không có ý kiến gi vấn đề này với bố chồng em và ngay cả đến ông xã của em nữa '( anh ấy cũng không tin .) , nhưng với em thì em biết điều đó là rất đúng và rất thực tế !!! Bởi lẻ điều đó đã có thực tế trong gia đình bên chồng của em ? Và có thể điều đó đôi khi đã làm cho ông xã em nữa tin , nữa còn nghi ngờ đó cơ !!! Nhưng thôi , nói gì thì nói , em luôn có niềm tin về tâm linh lắm ...và nếu có nhu thế , mình mới có thể nhận biết được là phải sống như thế nào ...
XóaMTB cười thì tới phiên tui hoc! huhu... mất tem quàng rùi. tem bạc thì dzìa tay Tuyết. Anh Phạm phải sáng chế vài con tem quàng tui mới chịu... hết hoc!
XóaNhà ai cũng cúng, nhà tui thì... má cúng tuốt trong Sè goong, Tết ở đây tui cũng... cô đơn như nên Mỹ dzị, hỏng hoc sao được! hic...
Bên Tây chắc có không khí tết Việt hơn bên Mỹ nên NangTuyet mới đi sắm tết những 2 ngày :-)))
XóaNiềm tin Tôn giáo là một cái gì đó không thể tranh luận được NangTuyet, bằng này tuổi rồi tôi nhận thấy thế. Tôi thì thấy thế này, ai theo tôn giáo gì cứ tin nơi triết lý của tôn giáo đó, biết thế nào là đúng thế nào là sai? Bản thân tôi nói tin thì không phải, mà nói không tin cũng... không đúng nốt, bởi cái chưa xảy tới làm sao mình dám nói? Tôi có bà chị họ trụ trì một ngôi chùa lớn ở Vũnng Tàu, chị nói với tôi "em ơi, không có gì hơn đạo làm người". Cứ ráng sao làm người tử tế là tốt rồi phải không NangTuyet? :-)))
Hih, sao khồng về Sè Goòng nhõng nhẽo tết với má Giaolang?
XóaBác Hiệp sướng thế, có bác gái chu đáo trong mọi việc cúng lễ rồi yên tâm là chân linh các cụ bao giờ cũng được lo chu đáo nhưng lo được như thế cũng mệt lắm đấy.
Trả lờiXóaTết mà có thời gian thong dong tận hưởng tiết Xuân, nghỉ ngơi sau một năm vất vả làm việc thì mới thực là trọn vẹn Tết. Tết năm nay em đặt tiêu chí tự gỡ dần những gánh nặng do mình tự tạo ra, không vội vàng, tất bật lo Tết nữa làm chi... không biết có thực hiện được không :D
Cũng đỡ vậy đó TT, các cụ cũng được lo chu tất, người mình luôn suy nghĩ trần sao thì âm vậy. Đấy cũng là cái đạo làm người.
XóaVậy thì cứ theo suy nghĩ của mình mà làm, sau một năm làm việc cũng nên thưởng cho mình những ngày xuân thư thả chứ :-)))